lieu_xieu
Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
- Tham gia
- 15/6/08
- Bài viết
- 91
- Điểm tích cực
- 13
- Điểm thành tích
- 18
Giật tít vậy cho nó máu chứ thực ra cũng không có gì phải cãi nhau ở đây cả <
Tôi thấy cho đến giờ vẫn có rất, rất nhiều người hỏi về các hệ số phụ cấp lương (h1n và h2n). Cũng đã có nhiều reply giải đáp tản mát ở nhiều topic, nhưng tựu trung vẫn chưa có ai trực tiếp trả lời cụ thể về bản chất cũng như cách tính của các hệ số đó.
Bản thân tôi hiện cũng đang rất băn khoăn về tính chính xác cũng như tính nhất quán của chúng trong các thông tư đã ban hành.
Chính vì vậy xin phép các đại cao thủ diễn đàn giaxaydung, mở topic này để cùng nhau thảo luận và trao đổi.
----
I. THẢO LUẬN VỀ CÁC HỆ SỐ BIỂU THỊ QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRONG ĐƠN GIÁ SO VỚI TIỀN LƯƠNG TỐI THIỂU VÀ LƯƠNG CƠ BẢN CỦA CÁC NHÓM LƯƠNG
Chúng ta đã biết, khi tính bổ sung các khoản lương phụ, phụ cấp lương và các khoản chế độ chính sách khác chưa tính trong đơn giá hoặc được hưởng phụ cấp lưu động lớn hơn 20% thì được tính bổ sung các khoản phụ cấp này theo công thức:
Trong đó: NC là chi phí nhân công; Dnc là chi phí nhân công chưa bao gồm các khoản phụ cấp tính thêm; F1, F2 là các khoản phụ cấp tính thêm trên lương tối thiểu và lương cơ bản; h1n, h2n là hệ số biểu thị quan hệ giữa chi phí nhân công trong đơn giá so với tiền lương tối thiểu và lương cơ bản của các nhóm lương thứ n.(Thông tư 07/2003/TT-BXD)
Để tính lương tháng cho thợ bậc 3 nhóm 1, ta thường áp dụng thẳng công thức:
NC = Dnc * (1 + F1/h1n + F2/h2n) = 649.948 * (1 + 0,2/2,342 + 0,3/1,378) = 846.986 đ ---> Lương ngày = NC/26 = 32.576 đ/ngày (a)
Trong đó Dnc tra ở bảng lương A6, cũng như h1n, h2n đều tra trong TT07.
Chúng ta vẫn thường áp dụng máy móc như thế, và không hiểu các số 649.948; 2,342 hay 1,378 lấy ở đâu ra, vì sao mà có? Làm sao để tính toán ra số đó? ... Chính vì vậy mà dẫn đến tình trạng khi chuyển sang tính lương theo A1.8, nhiều người đã không biết phải tính thêm phần phụ cấp này như thế nào.
Bây giờ tôi sẽ giải thích chi tiết công thức (*) ở trên.
1. Chi tiết cách tính lương:
- Gọi Ki.n là hệ số bậc lương ứng với bậc n nhóm i. Hệ số này đã được tính toán trong bảng lương A6 và là hệ số gốc để tính toán các mức lương. Chỉ cần có hệ số này và biết mức lương tối thiểu LTT là có thể tính toán ra lương của mọi bậc thợ, nhóm lương cần tính.
- Gọi LCBi.n là lương cơ bản ứng với bậc n nhóm i
Ta có: LCBi.n = LTT * Ki.n
Khi đó:Dnc.i.n = LTT * 0,2 + LCBi.n * (1 + 0,26) (1)
NCi.n = LTT * (0,2+F1) + LCBi.n * (1+0,26+F2) (2)
Áp dụng cho n = 3, i = 1, tra bảng A6 ta có K1.3 = 1,62, vậy:
Dnc.1.3 = 290.000*0,2 + 290.000*1,62*(1+0,26) = 649.948 đ
NC1.3 = 290.000*(0,2+0,2) + 290.000*1,62*(1+0,26+0,3) = 848.888 đ ----> Lương ngày = 848.888/26 = 32.650 đ (b)

Tôi thấy cho đến giờ vẫn có rất, rất nhiều người hỏi về các hệ số phụ cấp lương (h1n và h2n). Cũng đã có nhiều reply giải đáp tản mát ở nhiều topic, nhưng tựu trung vẫn chưa có ai trực tiếp trả lời cụ thể về bản chất cũng như cách tính của các hệ số đó.
Bản thân tôi hiện cũng đang rất băn khoăn về tính chính xác cũng như tính nhất quán của chúng trong các thông tư đã ban hành.
Chính vì vậy xin phép các đại cao thủ diễn đàn giaxaydung, mở topic này để cùng nhau thảo luận và trao đổi.
----
I. THẢO LUẬN VỀ CÁC HỆ SỐ BIỂU THỊ QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRONG ĐƠN GIÁ SO VỚI TIỀN LƯƠNG TỐI THIỂU VÀ LƯƠNG CƠ BẢN CỦA CÁC NHÓM LƯƠNG
Chúng ta đã biết, khi tính bổ sung các khoản lương phụ, phụ cấp lương và các khoản chế độ chính sách khác chưa tính trong đơn giá hoặc được hưởng phụ cấp lưu động lớn hơn 20% thì được tính bổ sung các khoản phụ cấp này theo công thức:
NC = Dnc * (1 + F1/h1n + F2/h2n) (*)
Trong đó: NC là chi phí nhân công; Dnc là chi phí nhân công chưa bao gồm các khoản phụ cấp tính thêm; F1, F2 là các khoản phụ cấp tính thêm trên lương tối thiểu và lương cơ bản; h1n, h2n là hệ số biểu thị quan hệ giữa chi phí nhân công trong đơn giá so với tiền lương tối thiểu và lương cơ bản của các nhóm lương thứ n.(Thông tư 07/2003/TT-BXD)
Như vậy giả sử có 1 Dự án A ở tỉnh X có các dữ liệu sau:
- Lương tối thiểu LTT = 290.000 đ/tháng
- Phụ cấp F1 = 20% tính thêm trên lương tối thiểu
- Phụ cấp F2 = 30% tính thêm trên lương cơ bản
- Tính lương dựa trên bảng lương A6
Để tính lương tháng cho thợ bậc 3 nhóm 1, ta thường áp dụng thẳng công thức:
NC = Dnc * (1 + F1/h1n + F2/h2n) = 649.948 * (1 + 0,2/2,342 + 0,3/1,378) = 846.986 đ ---> Lương ngày = NC/26 = 32.576 đ/ngày (a)
Trong đó Dnc tra ở bảng lương A6, cũng như h1n, h2n đều tra trong TT07.
Chúng ta vẫn thường áp dụng máy móc như thế, và không hiểu các số 649.948; 2,342 hay 1,378 lấy ở đâu ra, vì sao mà có? Làm sao để tính toán ra số đó? ... Chính vì vậy mà dẫn đến tình trạng khi chuyển sang tính lương theo A1.8, nhiều người đã không biết phải tính thêm phần phụ cấp này như thế nào.
Bây giờ tôi sẽ giải thích chi tiết công thức (*) ở trên.
1. Chi tiết cách tính lương:
- Gọi Ki.n là hệ số bậc lương ứng với bậc n nhóm i. Hệ số này đã được tính toán trong bảng lương A6 và là hệ số gốc để tính toán các mức lương. Chỉ cần có hệ số này và biết mức lương tối thiểu LTT là có thể tính toán ra lương của mọi bậc thợ, nhóm lương cần tính.
- Gọi LCBi.n là lương cơ bản ứng với bậc n nhóm i
Ta có: LCBi.n = LTT * Ki.n
Khi đó:Dnc.i.n = LTT * 0,2 + LCBi.n * (1 + 0,26) (1)
Giải thích:
0,2 là hệ số phụ cấp lưu động (Mọi dự án đều được hưởng mức chung 20% này)
0,26 bao gồm hệ số phụ cấp không ổn định sản xuất (10%); lương phụ (12%); các khoản khoán cho người lao động (4%)
NCi.n = LTT * (0,2+F1) + LCBi.n * (1+0,26+F2) (2)
Áp dụng cho n = 3, i = 1, tra bảng A6 ta có K1.3 = 1,62, vậy:
Dnc.1.3 = 290.000*0,2 + 290.000*1,62*(1+0,26) = 649.948 đ
NC1.3 = 290.000*(0,2+0,2) + 290.000*1,62*(1+0,26+0,3) = 848.888 đ ----> Lương ngày = 848.888/26 = 32.650 đ (b)
So sánh (a) và (b), chúng ta sẽ thấy giữa cách tính chính xác (b) và cách tính gần đúng theo công thức (a) là khớp nhau.
Last edited by a moderator: