Thay đổi vật liệu khi quyết toán?

Ha Thanh 279

Thành viên có triển vọng
Tham gia
27/6/11
Bài viết
6
Điểm tích cực
1
Điểm thành tích
3
Mình là nhà thầu thi công. Các bạn cho mình hỏi tình huống sau:
1/ Đơn giá trúng thầu là nhà thầu mua cống công nghệ va rung ly tâm. Nhưng khi thi công nhà thầu tổ chức tự đúc cống theo thiết kế.
Xin hỏi khi quyết toán trong trường hợp này tính toán theo phương án nào???
 
Quyết toán theo thực tế sản xuất. Nhưng cần có văn bản đồng ý của Chủ đầu tư cho phép sử dụng cống tự sản xuất theo thiết kế và đạt yêu cầu kỹ thuật/
 
Chào bạn!! Mình làm mảng quyết toán của nhà thầu.
Trong trường hợp này, bạn phải có biên bản xử lý công việc tại hiện trường v/v thay đổi chủng loại vật liệu, có ký đóng dấu của các bên nhé!!!
Sau đó làm căn cứ lập dự toán bổ sung cho vật liệu thay đổi ( xây dựng đơn giá mới ), trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Ký phụ lục hợp đồng và quyết toán A-B như bình thường.
Trường hợp giá trị dự toán bổ sung làm vượt tổng mức đầu tư thì nên đưa thêm phần giá trị tính theo vật tư cũ. Rồi giá trị dự toán bổ sung = chênh lệch giữa 2 đơn giá cũ và mới!!!
Mình thường vẫn hay làm như vậy. Mong là giúp ích đc chút gì đó cho bạn!!!
Thân!!!
 
Theo tôi các bạn làm như vậy là chưa chuẩn với một số lý do sau:

1. Việc sản xuất cống (mua cống đúc sẵn bằng va rung ly tâm hay Nhà thầu tự đúc) được coi là biện pháp thi công (biện pháp sản xuất) ra đốt cống đó. Việc Nhà thầu dự thầu bằng việc mua cống đúc sẵn (giá tương ứng) nhưng quá trình thực hiện Hợp đồng, Nhà thầu thay đổi sang tự đúc. Việc này thay đổi này bắt buộc phải được Bên giao thầu chấp nhận vì việc thay đổi này ảnh hưởng đến chất lượng cũng như tiến độ.

2. Theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 27 Nghị định số 48, Nhà thầu thi công có quyền: "Được thay đổi các biện pháp thi công sau khi được bên giao thầu chấp thuận nhằm đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm chất lượng, an toàn, hiệu quả công trình trên cơ sở giá hợp đồng đã ký kết".

Theo quy định này thì Nhà thầu có quyền được thay đổi biện pháp thi công (tất nhiên phải được Bên giao thầu chấp nhận) và giá thanh toán giữ nguyên theo giá Hợp đồng đã ký (kể cả thấp hơn hay cao hơn). Như vậy không phải ký lại phụ lục Hợp đồng cũng như không phải lập định mức, đơn giá...

Như vậy việc thay đổi này trước tiên phải đảm bảo chất lượng, tiến độ và được Bên giao thầu chấp nhận. Nếu giá thực tế do thay đổi cao hơn giá trúng thầu thì Nhà thầu phải chịu; ngược lại thì Chủ đầu tư phải chịu vì đã chấp nhận cho Nhà thầu thay đổi và đã đẩy nhanh được tiến độ thi công.

3. Nếu Nhà thầu thay đổi và đã thực hiện trên thực tế nhưng việc thay đổi này chưa được Bên giao thầu chấp nhận thì cần làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan, trong đó có cả Bên giao thầu vì Nhà thầu đã không thực hiện theo đúng Hồ sơ dự thầu (có thể làm giảm chất lượng, chậm tiến độ...). Trường hợp này, Bên giao thầu nên kiểm tra lại đinh mức, đơn giá cho việc sản xuất cống do Nhà thầu tự đúc, nếu đơn giá này thấp hơn đơn giá trúng thầu (đơn giá Hợp đồng) thì phải thanh toán theo đơn giá thấp hơn đó; nếu đơn giá này cao hơn thì chỉ được thanh toán bằng đơn giá trúng thầu vì Nhà thầu tự ý thay đổi.

Trân trọng.
 
Theo mình Bạn 2_trieu giải thích như thế là hợp lý rồi. Vì chủ yếu phụ thuộc vào quyết định của CĐT, họ đồng ý thế nào thì mình làm thế ấy.
 
Back
Top