Thi công trần thạch cao nổi- Phần 1

  • Khởi xướng Khởi xướng 00thachcao00
  • Ngày gửi Ngày gửi
0

00thachcao00

Guest
Kỹ thuật thi công trần thạch cao nổi- Phần 1

Thông thường, trong nhà hoặc văn phòng, mặt trần thường ít được chú ý đến so với các hạng mục và trang bị khác khi trang trí nội thất,mặc dù cùng với sàn nhà, trần nhà là phần chiếm nhiều diện tích nhất. Tuy nhiên, khi thiết kế thi công trần với nhiều cấp, cao độ, vật liệu, màu sắc, độ dốc, tạo góc.. sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cảm giác về không gian và cảm nhận về thẩm mĩ.

Khi nói đến trần ta không chỉ nói về việc trang trí mà còn về khía cạnh che phủ. Trần giả sẽ che phủ hoàn toàn các hệ thống trên trần bao gồm hệ dầm, ống kỹ thuật, cáp điện, bông cách âm …. Trần nổi đặc biệt nổi bật về khía cạnh này vì nó cho phép ta có không gian để sửa chữa các hệ thống nằm trên trần chỉ bằng cách đơn giản tháo các tấm trần xuống tại vị trí cần phải sửa chữa.

Ở các thời kỳ trước trần nổi được thực hiện với các thanh gỗ và tấm trần được làm từ vữa và hồ; tấm trần bằng kim loại cũng thường được sử dụng vì tính vững bền theo thời gian và trọng lượng nhẹ hơn nhiều so với tấm bằng vữa. Trong những thập niên gần đây, tấm trần thạch cao thay thế cho tấm tấm trần bằng vữa hồ cũng như vách thạch cao thay thế cho tường xây bằng gạch và vữa. Thực ra tấm thạch cao cũng chỉ tương tự như vữa được làm thành tấm nhưng đã trở thành một vật liệu phổ biến trong xây dựng.

Sau đây chúng ta sẽ bàn về cách thức thi công trần thạch cao nổi :

Trước hết chúng ta có một sổ lưu ý về an toàn lao động

  • Sử dụng các dụng cụ thích hợp cho công việc thi công
  • Nên đeo khẩu trang khi cắt hoặc mài tấm thạch cao.
  • Đeo kính bảo hộ lao động khi sử dụng búa đóng đinh hoặc máy khoan ở trên cao.
  • Lưu ý sử dụng dao cắt tấm thạch cao thật bén vì dao cùn rất dễ gây thương tích khi cắt tấm.
  • Lưu ý không nên mua các tấm thạch cao được sản xuất bằng công nghệ lạc hậu có chứa các hóa chất gây hại cho sức khỏe.
  • Khi sử dụng thang khi thi công trên cao lưu ý không bước quá 2 bậc cuối cùng của thang. Khi dự thang vào tường, lưu ý khoảng cách an toàn từ chân thang đến tường là 1/4 chiều cao của thang. Không sử dụng thang nhôm khi thi công gần khu vực có điện.
  • Nên sử dụng giàn dáo có bánh xe sẽ thuận tiện trong công tác thi công.
 
Last edited by a moderator:
Thi công trần thạch cao nổi- Phần 2

Thời gian.
Thi công 1m2 trần thạch cao mất khoảng 1h công. Tùy theo mặt bằng trần có thể nhanh hơn. Nên thi công theo cặp 2 người.​
Dụng cụ.
  • Thước kéo
  • Dao rọc giấy
  • Đinh thép
  • Thước ke góc
  • Cưa tay
  • Thang
  • Khẩu trang
  • Búng mực
  • Khoan bê tông
  • Khoan tay bắt vít
  • Thước level
  • Dây chỉ
  • Búa đóng đinh
  • Kéo cắt sắt, cắt ty
  • Vật tư
  • V góc
  • Thanh xương chính
  • Thanh xương phụ
  • Ty thép
  • Bướm thép
  • Tấm trần
Các lỗi thường gặp:
  • Không hoạch định mặt bằng tấm trước khi thi công
  • Không gian tối thiểu giưa trần và các hệ thống khác tại vị trí gắn đèn máng là 15cm
  • Cân level trần trước khi thi công tránh trường hợp đo theo sàn bị dốc.
  • Không tính toán mặt bằng thanh trần nên tấm trần bị cắt nhỏ hơn 1/2 tấm ở vị trí biên.
  • Không cân chỉnh thanh trần trước khi thả tấm-> mặt trần không phẳng.
  • Không hoàn thiện công tác kéo dây- đi ống điện trước khi thi công trần
  • Không kiểm tra thấm dột trước khi thả tấm trần.
 
Last edited by a moderator:
Thi công trần thạch cao nổi- Phần 3

Hoạch định cẩn thận lúc nào cũng là cần thiết đối với bất cứ công việc nào trước khi tiến hành, các công tác thi công cũng không là ngoại lệ. Nếu bỏ qua hoặc đánh giá thấp bước này chúng ta sẽ phải trả giá không chỉ một lần khi tiến hành công việc. Hoạch định tốt, các công việc sẽ trở nên dễ dàng khi tiến hành. Sau đây là một số lưu ý quan trọng khi tiến hành tính toán.
Những tấm trần ở đường viền
  • Đó là những tấm trần nằm dọc sát tường. Hiếm khi nào mặt bằng trần được chia chẵn tấm 600*1200, vì vậy các tấm trần sẽ phải cắt đi để vừa vặn. Để đạt được hiệu quả tốt khi hoàn thiện, chúng ta cần các tấm trần ở dọc tường phải lớn hơn 1/2 chiều rộng tấm. Vì vậy phải phân chia các thanh chính và thanh phụ sao cho đạt được mục đích này.
  • Trước hết xác định chiều của dầm nhà để xác định hướng lắp đặt xương chính ( vuông góc với dầm trần nhà). Xác định sơ bộ trên bản vẽ mặt bằng trần chiều thả xương chính và xương phụ, sau đó tính toán khoảng cách và kích cỡ của tấm trần biên.
  • Xác định kích thước của tấm trần biên sao cho lớn hơn hoặc bằng 1/2 chiều rộng tấm. Chia chiều dài/ chiều rộng phòng cho 1200 ( hoặc 600), nếu phần dư nhỏ hơn 600 ( Hoặc 300) thì chúng ta cộng thêm 1200 ( hoặc 600) để lùi 1 tấm về đầu còn lại.
  • Sau khi tính toán được kích thước tấm trần biên chúng ta có thể vẽ trên bản vẽ mặt bằng trần vị trí của xương chính( cách nhau 1200). Sau đó là các xương phụ, nếu sử dụng tấm 600*600 sẽ thêm một thanh xương phụ. ( Xem hình).
  • Nếu có cột giữa phòng chúng ta phải tính toán sao cho xương chính không đâm thẳng vào cột, nếu gặp trường hợp này phải điều chỉnh, có thể phải chịu tấm trần biên có kích thước không được như ý định ban đầu.
  • Vị trí đèn thả âm trần. Vị trí đèn âm trần không bị ảnh hưởng bởi cách thức thả xương nhưng chúng ta phải lưu ý mark lên bản vẽ vị trí của chúng để đi dây cáp điện cho đúng. Tương tự cho vị trí các họng gió của hệ thống điều hòa, máy lạnh âm trần. Các công tác liên quan phải được tiến hành hoàn tất trước khi thi công trần ( trừ trường hợp cân chỉnh mặt máy lạnh âm trần).
Tính toán vật tư.
  • Xương chính: thanh dài 3600, mỗi đầu có tai để nối đến thanh chính khác.
  • Xương phụ ( xương T): dài 1200 hoặc 600,có tai nối vào xương chính( xương phụ) ở đầu.
  • Ty treo cách khoảng 1200
  • Bướm
  • Móc treo ty gắn trần
  • Tắc kê nở
  • Tấm trần
 
Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Chỉ huy trưởng công trường
Kích để xem giới thiệu phần mềm thanh quyết toán
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD
Giới thiệu phần mềm Dự toán GXD dùng là thích, kích là sướng

Các bài viết mới

Back
Top