Thiết kế kỹ thuật và thiết kế BVTC

C

chuotdong

Guest
2. Việc thực hiện thiết kế bản vẽ thi công do nhà thầu thi công trúng thầu thực hiện, nếu nhà thầu thi công không có đủ năng lực tự thực hiện việc thiết kế bản vẽ thi công này thì thuê thầu phụ có đủ năng lực để thiết kế bản vẽ thi công. (chú ý, thầu phụ này có thể là nhà thầu đã trực tiếp thiết kế kỹ thuật cho gói thầu)
Cái này ở Điều luật nào bạn nhỉ ? Bạn xem giúp mình được không
 

hongngan99

Thành viên sắp lên hạng rất quan trọng
Tham gia
9/1/08
Bài viết
453
Điểm thành tích
28
Cho mình hỏi thêm là phát sinh khối lượng trong HSMT (trường hợp thêm hạng mục ... như bạn nói) thì Chủ đầu tư phải điều chỉnh kế hoạch thầu, vậy cơ sở điều chỉnh là gì: Biên bản xác nhận khối lượng phát sinh, Phụ lục hợp đồng .... ? vì đây là phát sinh cả một hạng mục do Chủ đầu tư chứ không phải do Nhà thầu.
Nếu mà phát sinh cả một hạng mục thì phải điều chỉnh cả dự án đầu tư chứ không chỉ kế hoạch đấu thầu đâu. Mà phải điều chỉnh dự án đầu tư trước khi thực hiện các bước tiếp theo.
 

Taybac

Thành viên mới
Tham gia
21/12/07
Bài viết
4
Điểm thành tích
1
Tuổi
48
Vậy là trường hợp của mình là đúng rồi , CĐT phê duyệt TKKT+Dự toán gói thầu , xong tổ chức đấu thầu , trong hợp đồng ghi rõ :"Xây lắp vào TKBVTC " và nhà thầu có trách nhiệm lập TKBVTC , nếu ko đủ năng lực thì đi thuê và trình CĐT phê duyệt TKBVTC trước khi tiến hành thi công .
Cảm ơn tất cả các bạn đã tham gia
 

ldt2007

Thành viên năng động
Tham gia
12/8/08
Bài viết
62
Điểm thành tích
16
Website
myTKN.blogspot.com
1. Luật đấu thầu quy định về yêu cầu kỹ thuật của Hồ sơ mời thầu như sau:

2. Lập hồ sơ mời thầu
Hồ sơ mời thầu được lập theo mẫu do Chính phủ quy định và bao gồm các nội dung sau đây:
a) Yêu cầu về mặt kỹ thuật:
Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, bao gồm các yêu cầu về kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn đối với chuyên gia (điều khoản tham chiếu);
Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, bao gồm yêu cầu về phạm vi cung cấp, số lượng, chất lượng hàng hoá được xác định thông qua đặc tính, thông số kỹ thuật, tiêu chuẩn công nghệ, tiêu chuẩn sản xuất, thời gian bảo hành, yêu cầu về môi trường và các yêu cầu cần thiết khác;
Đối với gói thầu xây lắp, bao gồm yêu cầu theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật kèm theo bảng tiên lượng, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu cần thiết khác;

Vì vậy, đối với đấu thầu xây lắp, qua bước thiết kế kỹ thuật đã đủ cơ sở để tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu thi công.

2. Việc thực hiện thiết kế bản vẽ thi công do nhà thầu thi công trúng thầu thực hiện, nếu nhà thầu thi công không có đủ năng lực tự thực hiện việc thiết kế bản vẽ thi công này thì thuê thầu phụ có đủ năng lực để thiết kế bản vẽ thi công. (chú ý, thầu phụ này có thể là nhà thầu đã trực tiếp thiết kế kỹ thuật cho gói thầu)

2. Trong quá trình thiết kế bản vẽ thi công nếu có phát sinh khối lượng thì:
- Nếu khối lượng phát sinh này không có trong HSMT (ví dụ phát sinh hạng mục mới) thì nhà thầu phải báo cáo Chủ đầu tư xử lý phát sinh, khối lượng phát sinh được duyệt là căn cứ để điều chỉnh giá trị trúng thầu của nhà thầu, trường hợp khối lượng phát sinh làm thay đổi dự án hoặc vượt tổng mức đầu tư đã duyệt thì trước khi duyệt dự toán phát sinh phải xin cấp có thẩm quyền cho phép điều chỉnh tổng mức đầu tư trước, rồi sau đó chỉnh dự toán.

- Nếu khối lượng phát sinh có trong HSMT (ví dụ tăng khối 1 hạng mục nào đó trong HSMT) thì chỉ cần phê duyệt dự toán bổ sung làm căn cứ bổ sung giá trúng thầu và hợp đồng cho nhà thầu. Nếu khối lượng phát sinh làm vượt tổng mức đầu tư thì xử lý như trên.

Trên đây là ý kiến của mình, các bạn thảo luận tiếp nhé!


Theo tôi vấn đề trở nên phức tạp. Trước dây cũng đã có ý kiến là nhà thầu tư vấn đã làm ở bước một thì được làm bước 2 luôn là hợp lý.

Theo tôi có sự nhần lẫn:
Đối với gói thầu xây lắp, bao gồm yêu cầu theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật kèm theo bảng tiên lượng, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu cần thiết khác;

Thiết kế kỹ thuật ở đây phải là thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế kỹ thuật (công trình thiết kế 3 bước) sẽ không có đủ tiên lượng. Xét về chi phí thiết kế coong trình dân dụng <= 7 tỷ: bước 1 (cơ sở) chỉ được 0,682%, trong đó thiết kế BVTC 2,9%. Như vậy bảng tiên lượng chỉ đầy đủ khi thiết kế BVTC.
Ngay trong bước 1 (cơ sở) việc xác định tổng mức đầu tư có thể căn cứ vào diện tích xây dựng mà không căn cứ vào tiên lượng.
Nếu sau bước 1 mà tổ chức đấu thầu e rằng tiên lượng còn phải bổ sung nhiều.
Một chi tiết lưu ý nữa hiện tại nhiều đơn vị tư vấn sau khi có quyết định đầu tư mới tổ chức khoan khảo sát, thiết kế móng tại bước 1 nhiều khi là giả định.
 
L

lestrong

Guest
Cho mình hỏi thêm là phát sinh khối lượng trong HSMT (trường hợp thêm hạng mục ... như bạn nói) thì Chủ đầu tư phải điều chỉnh kế hoạch thầu, vậy cơ sở điều chỉnh là gì: Biên bản xác nhận khối lượng phát sinh, Phụ lục hợp đồng .... ? vì đây là phát sinh cả một hạng mục do Chủ đầu tư chứ không phải do Nhà thầu.

Cái này lại thêm 2 mục nhỏ nữa:
- Về phát sinh có làm thay đổi dự án ---> phải làm thủ tục điều chỉnh dự án. Chủ đầu tư trước khi phê duyệt dự toán phải xin chủ trương Cấp có thẩm quyền cho phép điều chỉnh dự án.
- Về phát sinh không làm thay đổi dự án ----> không cần phải điều chỉnh dự án, Chủ đầu tư căn cứ biên bản xử lý kỷ thuật tiến hành phê duyệt thiết kế, dự toán làm căn cứ bổ sung giá trị trúng thầu. (Chú ý: Phát sinh tăng vượt tổng mức đầu tư).

Về Kế hoạch đấu thầu, nếu dự toán bổ sung vượt giá gói thầu trong KHĐT đã duyệt mà không làm vượt tổng mức đầu tư thì dự toán phê duyệt là cơ sở thay thế giá gói thầu trong KHĐT đã duyệt. Bạn tham khảo điều 70 Nghị định 58Cp nhé:
Điều 70. Xử lý tình huống trong đấu thầu
Xử lý tình huống trong đấu thầu quy định tại Điều 70 của Luật Đấu thầu được thực hiện như sau:
2. Trường hợp dự toán của gói thầu được duyệt thấp hơn hoặc cao hơn giá gói thầu đã duyệt thì dự toán sẽ thay thế giá gói thầu để làm cơ sở xem xét kết quả lựa chọn nhà thầu mà không phải làm thủ tục điều chỉnh giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu đã duyệt; trong trường hợp dự toán của các gói thầu do chủ đầu tư phê duyệt cao hơn giá gói thầu đã được người có thẩm quyền phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu thì chủ đầu tư phải bảo đảm tổng giá trị cao hơn đó nằm trong tổng mức đầu tư của dự án được duyệt, trường hợp vượt tổng mức đầu tư phải thực hiện điều chỉnh tổng mức đầu tư theo quy định của pháp luật.
 
Last edited by a moderator:
L

lestrong

Guest
Cái này ở Điều luật nào bạn nhỉ ? Bạn xem giúp mình được không

Bạn có thể tham khảo câu trả lời sau của Bộ Xây dựng:

Qua hòm thư điện tử của Trung tâm Tin học, Vụ Quản lý Hoạt động Xây dựng đã nhận được câu hỏi của công dân Lê Văn Quang, địa chỉ Email (levanquang1976@yahoo.com) hỏi: “Đơn vị tư vấn lập thiết kế kỹ thuật có được phép tham gia làm thầu phụ để lập thiết kế bản vẽ thi công không? Sau khi tham gia đấu thầu Đơn vị trúng thầu có được phép thuê Đơn vị lập thiết kế kỹ thuật trước đây để lập Thiết kế thi công không?”. Sau khi nghiên cứu, Vụ Quản lý Hoạt động Xây dựng có ý kiến như sau:

Luật Xây dựng và các Nghị định hướng dẫn thực hiện không quy định tư vấn lập thiết kế kỹ thuật không được lập thiết kế bản vẽ thi công. Vì vậy đối với công trình thiết kế 3 bước, tư vấn lập thiết kế kỹ thuật được phép tham gia thầu phụ để lập thiết kế bản vẽ thi công và đơn vị trúng thầu được phép thuê tư vấn lập thiết kế kỹ thuật trước đây để lập thiết kế bản vẽ thi công.

Vụ Quản lý Hoạt động Xây dựng

Tuy rằng qua câu trả lời trên không nói rõ rằng đơn vị trúng thầu thi công phải lập thiết kế bản vẽ thi công nhưng cũng toát lên việc họ được làm.
Văn bản luật thì mình không rõ, nhưng thực tế cơ quan mình có một số dự án thiết kế 3 bước đề thực hiện như vậy.
 
L

lestrong

Guest
Theo tôi vấn đề trở nên phức tạp. Trước dây cũng đã có ý kiến là nhà thầu tư vấn đã làm ở bước một thì được làm bước 2 luôn là hợp lý.

Theo tôi có sự nhần lẫn:
Đối với gói thầu xây lắp, bao gồm yêu cầu theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật kèm theo bảng tiên lượng, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu cần thiết khác;

Thiết kế kỹ thuật ở đây phải là thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế kỹ thuật (công trình thiết kế 3 bước) sẽ không có đủ tiên lượng. Xét về chi phí thiết kế coong trình dân dụng <= 7 tỷ: bước 1 (cơ sở) chỉ được 0,682%, trong đó thiết kế BVTC 2,9%. Như vậy bảng tiên lượng chỉ đầy đủ khi thiết kế BVTC.
Ngay trong bước 1 (cơ sở) việc xác định tổng mức đầu tư có thể căn cứ vào diện tích xây dựng mà không căn cứ vào tiên lượng.
Nếu sau bước 1 mà tổ chức đấu thầu e rằng tiên lượng còn phải bổ sung nhiều.
Một chi tiết lưu ý nữa hiện tại nhiều đơn vị tư vấn sau khi có quyết định đầu tư mới tổ chức khoan khảo sát, thiết kế móng tại bước 1 nhiều khi là giả định.

Luật xây dựng có nêu: Các bước thiết kế sau phải phù hợp với những bước thiết kế trước đó, vì vậy, xét về tiên lượng cũng có thay đổi nhưng vẫn phải trong khuôn khổ cho phép (yếu tố hiệu quả của dự án). Hơn nữa khi có phát sinh vẫn có các thủ tục để điều chỉnh.

Sở dĩ chi phí thiết kế bản vẽ thi công cao là vì đây là bước "chi tiết hóa" các ý tưởng của các bước thiết kế trước.
 
Last edited by a moderator:
C

chuotdong

Guest
- Về phát sinh không làm thay đổi dự án ----> không cần phải điều chỉnh dự án, Chủ đầu tư căn cứ biên bản xử lý kỷ thuật tiến hành phê duyệt thiết kế, dự toán làm căn cứ bổ sung giá trị trúng thầu. (Chú ý: Phát sinh tăng vượt tổng mức đầu tư).

Về Kế hoạch đấu thầu, nếu dự toán bổ sung vượt giá gói thầu trong KHĐT đã duyệt mà không làm vượt tổng mức đầu tư thì dự toán phê duyệt là cơ sở thay thế giá gói thầu trong KHĐT đã duyệt. Bạn tham khảo điều 70 Nghị định 58Cp nhé:
Trước hết để khỏi đi quá xa vấn đề, chỉ xét những thay đổi mà không phải điều chỉnh Dự án thôi nhé.

Chỗ này bạn làm rõ giúp mình: chỉ căn cứ vào biên bản (có khối lượng) để điều chỉnh giá gói thầu được không - ý mình là không phải yêu cầu Tư vấn lập Dự toán điều chỉnh.

Vấn đề thứ 2 nữa là trong trường hợp kết quả đầu thầu nhà thầu giá thấp nhất cũng vượt giá gói thầu nhưng nếu tính cả giá trị dự phòng gói thầu (ND 58 cho phép giá gói thầu bao gồm dự phòng) thì được sử dụng giá dự phòng này ngay mà không phải chờ phê duyệt lại THiết kế hay Dự án giif nữa
 
Last edited by a moderator:

sea009891

Thành viên mới
Tham gia
16/4/09
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Cần phải làm rõ yêu cầu của các bản vẽ trong TKKT và TKBVTC. Theo thiển ý của tôi các bản vẽ TKKT phải đảm bảo đủ chi tiết để đưa ra đấu thầu và nhà thầu hoàn toàn có thể thi công công trình. Còn TKBVTC thực chất phải nên hiểu là TK biện pháp thi công, là chính xác phần việc của nhà thầu phải làm để có thể thi công các phần việc cần phải có biện pháp thi công để đảm bảo theo đúng yêu cầu thể hiện trên bản vẽ TKKT.
Nếu theo quy định như hiện nay thì các bạn có thể phân biệt cho tôi biết bản vẽ TKKT khác với bản vẽ TKBVTC ntn?
 

malsoni810

<b>A.dmin Thanh tra Diễn đàn</b>
Tham gia
23/7/07
Bài viết
1.511
Điểm thành tích
113
Tuổi
40
Website
www.giaxaydung.vn
Điều 16. Các bước thiết kế xây dựng công trình của nghị định 12/2009/NĐ-CP

1. Thiết kế xây dựng công trình bao gồm các bước: thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và các bước thiết kế khác theo thông lệ quốc tế do người quyết định đầu tư quyết định khi phê duyệt dự án.
a) Thiết kế cơ sở được quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định này;
b) Thiết kế kỹ thuật là thiết kế được thực hiện trên cơ sở thiết kế cơ sở trong dự án đầu tư xây dựng công trình được phê duyệt, bảo đảm thể hiện được đầy đủ các thông số kỹ thuật và vật liệu sử dụng phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, là căn cứ để triển khai bước thiết kế bản vẽ thi công;
c) Thiết kế bản vẽ thi công là thiết kế bảo đảm thể hiện được đầy đủ các thông số kỹ thuật, vật liệu sử dụng và chi tiết cấu tạo phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, đảm bảo đủ điều kiện để triển khai thi công xây dựng công trình.
2. Dự án đầu tư xây dựng công trình có thể gồm một hoặc nhiều loại công trình với một hoặc nhiều cấp công trình khác nhau. Tùy theo quy mô, tính chất của công trình cụ thể, việc thiết kế xây dựng công trình được thực hiện một bước, hai bước hoặc ba bước như sau:
a) Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình chỉ lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình. Trường hợp này, bước thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công được gộp thành một bước và gọi là thiết kế bản vẽ thi công.
Đối với trường hợp thiết kế một bước, có thể sử dụng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để triển khai thiết kế bản vẽ thi công;
b) Thiết kế hai bước bao gồm bước thiết kế cơ sở và bước thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án trừ các công trình được quy định tại điểm a, điểm c khoản này. Trường hợp này, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công được gộp thành một bước và gọi là bước thiết kế bản vẽ thi công;
c) Thiết kế ba bước bao gồm bước thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án. Tuỳ theo mức độ phức tạp của công trình, việc thực hiện thiết kế ba bước do người quyết định đầu tư quyết định.
Trường hợp thực hiện thiết kế hai bước hoặc ba bước thì thiết kế bước tiếp theo phải phù hợp với thiết kế bước trước đã được phê duyệt.
3. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức lập thiết kế xây dựng công trình, trường hợp chủ đầu tư có đủ năng lực thì được tự thiết kế, trường hợp chủ đầu tư không có đủ năng lực thì thuê tổ chức tư vấn thiết kế. Riêng đối với trường hợp thiết kế ba bước thì nhà thầu thi công có thể được giao lập thiết kế bản vẽ thi công khi có đủ điều kiện năng lực theo quy định.
 

sea009891

Thành viên mới
Tham gia
16/4/09
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Bạn không cần phải copy văn bản nghị định.
Ở đây tôi muốn bàn xem cách thức chia các bước và câu chữ như thế có hợp lý không? Cụ thể là tôi muốn hỏi là các bạn phân biệt bản vẽ TKKT và bản vẽ TKBVTC ntn. Nếu chiếu đúng theo từng câu chữ của NĐ thì các bản vẽ TKKT không cần phải thể hiện các chi tiết cấu tạo vì đó là phần việc của các bản vẽ ở bước TKBVTC. Như vậy có hợp lý không khi tư vấn TKKT (detailed design) không phải làm công việc cực nhọc mất thời gian đó mà nhà thầu thi công phải đảm nhận (mất thêm một thời gian nữa để hoàn tất bản vẽ mới bắt đầu công việc thi công được!). Cho một ví dụ cụ thể trong thiết kế kết cấu thép, chi tiết một liên kết trong kết cấu (số bulon, hoặc kích thước mối hàn, etc.) sẽ do ai vẽ?
 

minhquangtndh

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
26/8/09
Bài viết
12
Điểm thành tích
1
Dau thau tren TKKT

Chào các bạn mình có ý kiến thế này:
Luật đã quy định cho phép đấu thầu khi TKKT được phê duyệt: OK không phải suy nghĩ.
Bước thiết kế sau phải phù hợp với bước thiết kế trước: OK không phải suy nghĩ.
Còn trong quá trình thi công nếu có phát sinh suy ra giải quyết theo tình huống Luật và các ND đã hướng dấn.
Còn việc đấu thầu trên TKKT mà khối lượng thiếu suy ra sai khác với bảng tiên lượng thì nhà thầu lập bảng riêng trình trong HSDT và thương thảo trong quá trình đàm phán trước khi ký kết hợp đồng (trừ trường hợp hợp đồng trọn gói).
 

minhquangtndh

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
26/8/09
Bài viết
12
Điểm thành tích
1
TKKT và TKBVTC

Cũng cần phải lưu ý rằng TKBVTC được triển khai trên cơ sở của TKKT. nên bao giờ khối lượng cũng nhỏ đi (nếu là nhà thầu Tư vấn có kinh nghiệm) và chỉ là triển khai chi tiết ra mà thôi.
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top