Thiết kế kỹ thuật và thiết kế BVTC

  • Khởi xướng Khởi xướng Taybac
  • Ngày gửi Ngày gửi

Taybac

Thành viên mới
Tham gia
21/12/07
Bài viết
4
Điểm tích cực
0
Điểm thành tích
1
Tuổi
49
Xin hỏi các Bác :
Trường hợp dự án gồm TKKT và TKBVTC , Khi phê duyệt TKKT và dự toán xong , Chủ đầu tư tổ chức đấu thầu và hợp đồng .
Nhưng Khi thanh toán căn cứ vào Khối lượng thi công thực tế , CĐT lập và phê duyệt TK BVTC và lấy đó làm căn cứ thanh toán .
Như vậy phần khối lượng trúng thầu trong TKKT sẽ không sử dụng đến mà căn cứ bây giờ là khối lượng trong BVTC , như vậy có hợp lệ không ?
Nếu khối lượng thay đổi (tăng , giảm ) so với khối lượng TKKT thì sử lý thế nào ? Có cần hợp đồng bổ sung không ??

Rất mong các Bác cùng trao đổi . THANKS !!
 
Công trình gồm có 2 bước thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công. Vậy mà thiết kế kỹ thuật xong đã tổ chức đấu thầu??? Mới xong bước dự án và tổng mức đầu tư, chưa có bản vẽ thi công vậy đấu thầu trên làm gì? Theo tôi căn cứ vào Quyết định phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công rồi mới tổ chức đấu thầu, còn thanh toán dựa theo hợp đồng xây lắp trọn gói hay theo đơn giá.
 
Thiết kế kỹ thuật chỉ thể hiện kết cấu chính không thể hiện chi tiết như TKBVTC vậy thì làm sao đủ cơ sở để tiến hành đấu thầu.
 
Tôi đồng ý với anh ldt2007. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật chỉ là hồ sơ ban đầu. Còn khi nào có hồ sơ thiết kế thi công thì mới lấy khối lượng trong đó để đấu thầu.

Quy trình như sau:
- Khi có dự án thì chủ đầu tư thuê thiết kế. Bộ đầu tiên phải là bộ thiết kế kỹ thuật. Sau đó khi có sự phê duyệt thì sẽ lập 1 bộ hồ sơ thiết kế thi công ( Có thể thay đổi so với thiết kế kỹ thuật)
- Sau đó chủ đầu tư sẽ giao cho 1 bên nữa lập dự toán chi phí công trình sơ bộ. Thường công trình lớn thì phải mời hai công ty để đối chiếu kết quả.
-Sau đó tùy vào chủ đầu tư sẽ mở đấu thầu công khai hay chỉ định nhà thầu. Trong đấu thầu công khai thì nhà thầu có thể bổ sung những khối lượng còn thiếu so với bảng tiên lượng trong dư toán. Sau đó nếu nhà thầu trúng thầu thì chủ đầu tư đồng ý ký quyết định phê duyệt thi công.
 
Tôi đồng ý với anh ldt2007. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật chỉ là hồ sơ ban đầu. Còn khi nào có hồ sơ thiết kế thi công thì mới lấy khối lượng trong đó để đấu thầu.

Quy trình như sau:
- Khi có dự án thì chủ đầu tư thuê thiết kế. Bộ đầu tiên phải là bộ thiết kế kỹ thuật. Sau đó khi có sự phê duyệt thì sẽ lập 1 bộ hồ sơ thiết kế thi công ( Có thể thay đổi so với thiết kế kỹ thuật)
- Sau đó chủ đầu tư sẽ giao cho 1 bên nữa lập dự toán chi phí công trình sơ bộ. Thường công trình lớn thì phải mời hai công ty để đối chiếu kết quả.
-Sau đó tùy vào chủ đầu tư sẽ mở đấu thầu công khai hay chỉ định nhà thầu. Trong đấu thầu công khai thì nhà thầu có thể bổ sung những khối lượng còn thiếu so với bảng tiên lượng trong dư toán. Sau đó nếu nhà thầu trúng thầu thì chủ đầu tư đồng ý ký quyết định phê duyệt thi công.

Bạn tuannhce3 nên xem lại qui trình này, mình thấy không rõ ràng lắm:
Thứ nhất thiết kế kỹ thuật có thể đấu thầu được đó là trường hợp tổng thầu EPC, thiết kế bản vẽ và thi công luôn.
Thứ hai: Trong dự án đầu tư xây dựng đã có thiết kế rồi đó là thiết kế cơ sở. Nếu công trình có kết cấu phức tạp hoặc ở cấp đặc biệt thì có thêm bước thiết kế kỹ thuật, còn nếu không là thiết kế bản vẽ thi công (nếu công trình đơn giản, qui mô nhỏ thì lập BCKTKT và thiết kế bản vẽ thi công luôn, đây là trường hợp thiết kế một bước). Bước sau phải tuân thủ các bước trước đó, chỉ được phép thay đổi khi không làm thay đổi qui mô, kiến trúc của bước trước đó đã duyệt, nếu thay đổi mà ảnh hưởng thì phải trình duyệt lại thiết kế cơ sở.
Thứ 3: khi đấu thầu thi công thì thiết kế bản vẽ thi công và dự toán phải được duyệt rồi chứ không phải đấu thầu xong mới phê duyệt đâu bạn à.
 
Trường hợp này phê duyệt TKCS ở bước riêng , Công trình Chưa có Tổng Dự toán mà phê duyệt TKKT và Dự toán từng gói thầu , sau đó đấu thầu và hợp đồng từng gói thầu , sau khi hợp đồng lại tiếp tục phê duyệt TKBVTC và khi nghiệm thu căn cứ theo TKBVTC , Nếu khối lượng tăng giảm thì lại ký bổ sung hợp đồng ( Vì hợp đồng ban đầu là hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh )
Như vậy có đúng không ?????
 
Đúng rồi đó bạn. minh cũng đang lam một gói tương tự như thế. Đấu thầu theo khối lượng TKKT rồi nhà thầu lập bản vẽ thi công trình chủ đầu tư phê duyệt. lấy khối lượng theo TKBVTC bạn ạ. chúc ban thành công
 
Thứ 3: khi đấu thầu thi công thì thiết kế bản vẽ thi công và dự toán phải được duyệt rồi chứ không phải đấu thầu xong mới phê duyệt đâu bạn à.
Ý này là bạn không đúng rồi. Thế tôi giả sử bạn chủ đầu tư đưa ra dự toán cho công trình đó nhưng khi bạn làm đấu thầu bạn thấy khối lượng thống kê bị thiếu thì bạn phải làm sao?
Có phải bạn phải lập bảng báo cáo chủ đầu tư? Thế tóm lại là lấy giá trị của bạn chứ chẳng lẽ lấy giá xây dựng của chủ đầu tư à? Như thế thì thiệt cho mình quá. Chủ đầu tư sai mà mình chịu.

Còn các ý trên bạn nói thì nó có nhiều loại. Nói chung thiết kế cơ sở hay thiết kế kỹ thuật nó cũng đều là một loại
Tóm lại khi có thiết kê thi công và dự toán sơ bộ chủ đầu tư đưa ra rồi bạn mới được đấu thầu trong trường hợp đấu thầu rộng rãi.
Còn khi chỉ định thầu thì bạn cũng kiểm tra lại khối lượng thử chủ đầu tư đưa ra có đủ không? con người thì phải có sai sót chứ.
 
Trong trường hợp này phải làm rõ: Thiết kế BVTC ai lập ? Nhà thầu Tư vấn hay Nhà thầu Thi công XD.
 
Trường hợp này phê duyệt TKCS ở bước riêng , Công trình Chưa có Tổng Dự toán mà phê duyệt TKKT và Dự toán từng gói thầu , sau đó đấu thầu và hợp đồng từng gói thầu , sau khi hợp đồng lại tiếp tục phê duyệt TKBVTC và khi nghiệm thu căn cứ theo TKBVTC , Nếu khối lượng tăng giảm thì lại ký bổ sung hợp đồng ( Vì hợp đồng ban đầu là hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh )
Như vậy có đúng không ?????
Theo mình nghỉ khi nào có thiết kế thi công và tổng dự toán sơ bộ do chủ đầu tư đưa ra( tất nhiên ở đây chủ đầu tư cũng thuê 1 bên làm) thì mới cho đấu thầu
Mình cũng đang bốc dự toán một công trình mà khả năng công ty mình sẽ được chỉ định thầu cho công trình đó luôn. Vì vậy chủ đầu tư cũng thuê 1 công tu khác bốc dự toán để đối chiếu 2 bản dự toán. Mình mới đi gặp tụi bên bốc dự toán bên kia để thỏa thuận với nó. Tất nhiên đây là thỏa thuận riêng để có khối lượng ko chênh lệch và lấy giá vật tư thiết bị cho phù hợp.
 
Trong trường hợp này phải làm rõ: Thiết kế BVTC ai lập ? Nhà thầu Tư vấn hay Nhà thầu Thi công XD.
Theo mình thì phải là thằng nhà thầu tư vấn lập. Còn những trường hợp khác thì mình chưa gặp
 
Theo mình nghỉ khi nào có thiết kế thi công và tổng dự toán sơ bộ do chủ đầu tư đưa ra( tất nhiên ở đây chủ đầu tư cũng thuê 1 bên làm) thì mới cho đấu thầu
Sơ bộ có nghĩa là chưa được duyệt ? , nếu vậy chẳng có nghĩa gì ở đâu cả :-w
 
Theo mình thì phải là thằng nhà thầu tư vấn lập. Còn những trường hợp khác thì mình chưa gặp
Mình gặp trường hợp này rồi, đúng tình huống như bạn gì hỏi, nghĩa là Chủ đầu tư đấu thầu Thi công trên cơ sở TKKT được duyệt, sau đó giao cho Nhà thầu thi công lập TKBVTC luôn. Còn giao như thế nào mình không theo dõi chi tiết được - chỉ biết không phải EPC đâu.

Hình như mình một lần đã trao đổi trên forum rồi: theo Luật VN bây giờ chưa quy định rõ ràng là Nhà thầu thi công XD được lập TK BVTC, nhưng trên thế giới Nhà thầu Tư vấn thường chỉ lập đến TKKT thôi - không phải EPC đâu nhé
 
Last edited by a moderator:
Sơ bộ có nghĩa là chưa được duyệt ? , nếu vậy chẳng có nghĩa gì ở đâu cả :-w
Đúng vậy sơ bộ chẳng có ý nghĩa gì cả? Nhà thầu thi công phải kiểm tra lại khối lượng và đơn giá vật tư.
Mình tham gia cũng được vài công trình đấu thầu rồi. Mình chưa thấy dự toán sơ bộ bên chủ đầu tư mà trùng khớp hoặc nhiều hơn giá trị công trình mà nhà thầu đưa ra cả. Có những lý do sau:
- Là do giá cả đã biến động nhiều vì lúc lập dự toán sơ bộ là ở thời điểm cách đó vài tháng
- Là do bốc thiếu khối lượng của chủ đầu tư. ( Cái này nhà thầu tham gia đấu thầu phải kiểm tra kỹ nếu không sẽ bị thiệt sau này. Tốt nhất là nên bốc lại khối lượng từ đầu, ko nên tin tưởng con số của chủ đầu tư đưa ra.)
 
Mình gặp trường hợp này rồi, đúng tình huống như bạn gì hỏi, nghĩa là Chủ đầu tư đấu thầu Thi công trên cơ sở TKKT được duyệt, sau đó giao cho Nhà thầu thi công lập TKBVTC luôn. Còn giao như thế nào mình không theo dõi chi tiết được - chỉ biết không phải EPC đâu.

Hình như mình một lần đã trao đổi trên forum rồi: theo Luật VN bây giờ chưa quy định rõ ràng là Nhà thầu thi công XD được lập TK BVTC, nhưng trên thế giới Nhà thầu Tư vấn thường chỉ lập đến TKKT thôi - không phải EPC đâu nhé
Mình thì khác bạn ạ. Lúc đầu tiên công ty mình được chỉ định nhận được bản vẻ thiết kế kỹ thuật để bốc dự toán dùm cho họ.
Sau đó 1 tháng cũng chủ đầu tư giao cho công ty mình bốc lại dự toán cho bản vẽ thiết kế thi công ( Tất nhiên là bên mình chỉ kiểm tra lại vì đã bốc rồi; trong bản vẽ thiết kế kỹ thuật và thiết kế thi công đều do 1 công ty làm, nó chỉ thêm bản vẽ chi tiết và mấy bảng thống kế thép, cửa,...)

Mình nghe sếp mình mới nói là khả năng là bên mình sẽ được chỉ định thi công công trình đó luôn, nên phải bốc kỹ lại để trách bất lợi cho mình trong quá trình thi công.
 
Ý này là bạn không đúng rồi. Thế tôi giả sử bạn chủ đầu tư đưa ra dự toán cho công trình đó nhưng khi bạn làm đấu thầu bạn thấy khối lượng thống kê bị thiếu thì bạn phải làm sao?
Có phải bạn phải lập bảng báo cáo chủ đầu tư? Thế tóm lại là lấy giá trị của bạn chứ chẳng lẽ lấy giá xây dựng của chủ đầu tư à? Như thế thì thiệt cho mình quá. Chủ đầu tư sai mà mình chịu.

Còn các ý trên bạn nói thì nó có nhiều loại. Nói chung thiết kế cơ sở hay thiết kế kỹ thuật nó cũng đều là một loại
Tóm lại khi có thiết kê thi công và dự toán sơ bộ chủ đầu tư đưa ra rồi bạn mới được đấu thầu trong trường hợp đấu thầu rộng rãi.
Còn khi chỉ định thầu thì bạn cũng kiểm tra lại khối lượng thử chủ đầu tư đưa ra có đủ không? con người thì phải có sai sót chứ.
Bạn nên xem lại nghị định 58/2008/NĐ-CP của chỉnh phủ, qui định rất ró trước khi đấu thầu hây chỉ định thầu thì dự toán phải được phê duyệt bạn à. Còn việc sai sót, tất nhiên không thể tránh khỏi nhưng làm là phải tuân thủ qui trình, qui định của pháp luật, mình không thể làm sai luật được.
 
Đúng là các pác nên đọc lại luật đấu thầu và NĐ58/08/CP.
Khối lương theo TKBVTC tư vấn lập đê chủ đầu tư tỏ chức đấu thầu là khối lượng tham khảo để lựa chọn nhà thầu thôi, các nhà thầu fải tính lại khối lượng nếu mà có sự chênh lệch thì khi nhà thầu trúng thầu fải kèm theo khối lượng bổ sung để thương thảo kí hợp đồng.
 
1. Luật đấu thầu quy định về yêu cầu kỹ thuật của Hồ sơ mời thầu như sau:
2. Lập hồ sơ mời thầu
Hồ sơ mời thầu được lập theo mẫu do Chính phủ quy định và bao gồm các nội dung sau đây:
a) Yêu cầu về mặt kỹ thuật:
Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, bao gồm các yêu cầu về kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn đối với chuyên gia (điều khoản tham chiếu);
Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, bao gồm yêu cầu về phạm vi cung cấp, số lượng, chất lượng hàng hoá được xác định thông qua đặc tính, thông số kỹ thuật, tiêu chuẩn công nghệ, tiêu chuẩn sản xuất, thời gian bảo hành, yêu cầu về môi trường và các yêu cầu cần thiết khác;
Đối với gói thầu xây lắp, bao gồm yêu cầu theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật kèm theo bảng tiên lượng, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu cần thiết khác;
Vì vậy, đối với đấu thầu xây lắp, qua bước thiết kế kỹ thuật đã đủ cơ sở để tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu thi công.

2. Việc thực hiện thiết kế bản vẽ thi công do nhà thầu thi công trúng thầu thực hiện, nếu nhà thầu thi công không có đủ năng lực tự thực hiện việc thiết kế bản vẽ thi công này thì thuê thầu phụ có đủ năng lực để thiết kế bản vẽ thi công. (chú ý, thầu phụ này có thể là nhà thầu đã trực tiếp thiết kế kỹ thuật cho gói thầu)

2. Trong quá trình thiết kế bản vẽ thi công nếu có phát sinh khối lượng thì:
- Nếu khối lượng phát sinh này không có trong HSMT (ví dụ phát sinh hạng mục mới) thì nhà thầu phải báo cáo Chủ đầu tư xử lý phát sinh, khối lượng phát sinh được duyệt là căn cứ để điều chỉnh giá trị trúng thầu của nhà thầu, trường hợp khối lượng phát sinh làm thay đổi dự án hoặc vượt tổng mức đầu tư đã duyệt thì trước khi duyệt dự toán phát sinh phải xin cấp có thẩm quyền cho phép điều chỉnh tổng mức đầu tư trước, rồi sau đó chỉnh dự toán.

- Nếu khối lượng phát sinh có trong HSMT (ví dụ tăng khối 1 hạng mục nào đó trong HSMT) thì chỉ cần phê duyệt dự toán bổ sung làm căn cứ bổ sung giá trúng thầu và hợp đồng cho nhà thầu. Nếu khối lượng phát sinh làm vượt tổng mức đầu tư thì xử lý như trên.

Trên đây là ý kiến của mình, các bạn thảo luận tiếp nhé!
 
Nói về luật thì em cũng mơ hồ lắm. Còn với kinh nghiệm ít ỏi của mình thì mình chỉ biết tới đó. Có gì các pác chỉ giáo thêm cho em.
 
2. Trong quá trình thiết kế bản vẽ thi công nếu có phát sinh khối lượng thì:
- Nếu khối lượng phát sinh này không có trong HSMT (ví dụ phát sinh hạng mục mới) thì nhà thầu phải báo cáo Chủ đầu tư xử lý phát sinh, khối lượng phát sinh được duyệt là căn cứ để điều chỉnh giá trị trúng thầu của nhà thầu, Trên đây là ý kiến của mình, các bạn thảo luận tiếp nhé!
Cho mình hỏi thêm là phát sinh khối lượng trong HSMT (trường hợp thêm hạng mục ... như bạn nói) thì Chủ đầu tư phải điều chỉnh kế hoạch thầu, vậy cơ sở điều chỉnh là gì: Biên bản xác nhận khối lượng phát sinh, Phụ lục hợp đồng .... ? vì đây là phát sinh cả một hạng mục do Chủ đầu tư chứ không phải do Nhà thầu.
 
Last edited by a moderator:
Back
Top