thực trạng của ngành xây dựng Việt Nam

  • Khởi xướng Khởi xướng newmember
  • Ngày gửi Ngày gửi
N

newmember

Guest
Xin lỗi các bác, em không phải là dân trong ngành, có thể nói là ngoại đạo luôn. Hiện nay em đang phải làm một tiếu luận về ngành xây dựng Việt Nam nên có một số thắc mắc nhờ mọi người chỉ giúp:
1. Xây dựng dân dụng và xây dựng công nghiệp khác nhau ở chỗ nào?
2. Thực trạng của ngành xây dựng Việt Nam hiện nay
3. Những thách thức và khó khăn của ngành trong giai đoạn tới.
4. Một số nhận định về ngành xây dưng: về vốn, công nghệ, khoa học kỹ thuật của ngành, vị thế ngành,...
5. Chúc mọi thành viên một ngày làm việc vui vẻ, hiệu quả và may mắn
Cám ơn sự quan tâm và đóng góp ý kiến của mọi người
 
nếu bác nào có thể trao đổi những vấn đề trên qua nick thì xin vui lòng add nick của em để có thể chỉ bảo nhiều hơn: vietcuongpro1000
Cám ơn mọi người đã quan tâm và giúp đỡ
 
Xây dựng

Xin lỗi các bác, em không phải là dân trong ngành, có thể nói là ngoại đạo luôn. Hiện nay em đang phải làm một tiếu luận về ngành xây dựng Việt Nam nên có một số thắc mắc nhờ mọi người chỉ giúp:
1. Thực trạng của ngành xây dựng Việt Nam hiện nay
2. Năng lực, cơ sở hạ tầng công nghệ trong các doanh nghiệp xây dựng
 
Xin lỗi các bác, em không phải là dân trong ngành, có thể nói là ngoại đạo luôn. Hiện nay em đang phải làm một tiếu luận về ngành xây dựng Việt Nam nên có một số thắc mắc nhờ mọi người chỉ giúp:
1. Xây dựng dân dụng và xây dựng công nghiệp khác nhau ở chỗ nào?
2. Thực trạng của ngành xây dựng Việt Nam hiện nay
3. Những thách thức và khó khăn của ngành trong giai đoạn tới.
4. Một số nhận định về ngành xây dưng: về vốn, công nghệ, khoa học kỹ thuật của ngành, vị thế ngành,...
5. Chúc mọi thành viên một ngày làm việc vui vẻ, hiệu quả và may mắn
Cám ơn sự quan tâm và đóng góp ý kiến của mọi người

Là dân trong nghề, Mình có 1 vài ý kiến ngắn gọn thế này:
1. XD DD và XDCN về bản chất là giống nhau. Chỉ có khác là ở đối tượng xây dựng chia ra 2 loại: công trình DD bao gồm nhà cửa... v.v nói chung, còn công trình CN bao gồm các nhà xưởng phục vụ cho việc sản xuất công nghiệp. Công năng của công trình XDDD thì ai cũng biết là phục vụ cho việc ăn ở, sinh hoạt... của người dân, còn công năng của Công trình CN là phụ thuộc vào dây chuyền công nghệ phục vụ SX. Khái niệm này cũng chỉ mang tính tương đối bởi trong 1 dự án CN vẫn có hàng loạt các hạng mục dân dụng, hoặc các công trình dân dụng thỉnh thoảng vẫn sử dụng cho việc sản xuất...
2. Thực trạng ngành XD hiện nay nói chung là 2 chữ: ĐÁNG BUỒN. Có rất nhiều nguyên nhân nhưng đọng lại thì có vài nguyên nhân cơ bản sau:
2.1. Do cơ chế về xây dựng Định mức, đơn giá có rất nhiều công tác định mức không phản ảnh được chi phí thực tế của nhà thầu bỏ ra: chi phí nhân công, chi phí chung, lợi nhuận doanh nghiệp XD thực sự là không thỏa đáng so với mức độ khó khăn, phức tạp và nhiều rủi ro của ngành XD.
2.2 Do đặc thù phức tạp của ngành XD: quản lý hàng trăm đầu mối dẫn đến việc rủi ro cao, phụ thuộc vào thời tiết, việc biến động về giá vật liệu đầu vào, tình trạng nhân công ngày càng khan hiếm hoặc chủ yếu là thợ nông thôn tranh thủ làm ngoài vụ mùa, việc nhận được công trình XD buộc phải "này nọ" với chủ đầu tư, trong quá trình thực hiện phải "phải không" với GSA, TVGS mới mong thuận buồm xuôi gió và nhanh chóng thu hồi vốn đã bỏ ra...
2.3 Một rủi ro đáng bàn đến nữa là: đa số nhà thầu phải tự bỏ vốn ra (vốn tự có hoặc vay ngân hàng) ít nhất khoảng 30% giá trị công trình để hoàn thành, việc đồng vốn bị nợ đọng, chịu lãi vay khi công trình bị chậm tiến độ hoặc chậm thanh quyết toán (tất nhiên 1 phần chậm cũng do nhà thầu), khiến nhà thầu chịu nhiều thiệt thòi. Tình trạng quyết toán công trình kéo dài do thủ tục quản lý XD bắt buộc, việc đi "lấy lại tiền của mình" quả là 1 điều lắm gian truân, bức xúc. Lãi thu nhập quy định 5,5% trong khi bảo hành công trình quy định đến 5%, chưa kể những khoản khác nằm ngoài danh mục được kê khai thì thử hỏi làm xong công trình, DN Xây dựng lấy đâu ra đồng lãi để mà tiếp tục duy trì và tái tạo đầu tư nếu nhà thầu làm đúng làm đủ???
2.4. Ngành XD thời gian trước (những năm đầu 90) phát triển khá tốt và hiệu quả cao bởi thời gian này DN XD ít, các chế tài giám sát về giá, khối lượng, thanh quyết toán từ phía Chủ đầu tư là chưa tốt nên DN XD "dễ" có đất mà kiếm ăn hoặc giàu có. Bây giờ thì điều này gần như không còn nữa, việc lu lấp về đơn giá, khối lượng với chủ đầu tư là điều gần như không thể bởi ngoài GSA, TVGS còn có thanh tra, kiểm toán nhảy vào cuộc. Nếu nhẩm tính 1 bài toán đơn giản thì ngày nay, con số quy định lãi của ngành XD là 5,5% quả là đã quá lỗi thời, rất không phù hợp với xu thế chung với cơ chế giám sát, thanh tra, kiểm toán như hiện nay.
2.5. Sự cạnh tranh khốc liệt của các DN XD là những đòn đánh tự diệt lẫn nhau. Như đã nêu trên việc "nhận" được 1 công trình XD buộc phải thông qua hoặc là quan hệ "lại quả" với CĐT hoặc là đấu thầu sống chết để có việc với mục đích là để duy trì hoạt động doanh nghiệp khiến cho hiệu quả cuối cùng là rất thấp, thậm chí là thua lỗ. Có thể nói 1 điều rằng, các DNXD VN đang thiếu đi 1 hiệp hội chung để có thể tự bảo vệ lẫn nhau, tự định lượng 1 mức giá sàn để có thể thực hiện, tự định lượng 1 mức giá trần phải chi phí "ngoài luồng" và hơn hết là không nên tự "chém giết" nhau để cuối cùng người thua thầu cũng cười nhếch, còn người thắng thầu đa phần đã nhìn thấy kết cục thảm hại ở cuối con đường...

Vì không có thời gian nên chỉ mới nói sơ qua mấy mục đầu, hẹn lúc khác sẽ trình bày nhiều và sâu hơn...
 
Tôi thật sự tâm đắc với bài viết của bạn HUYCHAUNG. Tôi là KSXD làm trong tập đoàn Than - KS nhận thấy ở ngành XD của mình chịu sự thiệt thà (cạnh tranh mạnh, quản lý chặc chẻ của cơ quan quản lý và phải ABC nhiều thứ nữa...) so vớ các ông lớn như Petro, TKV, EVN, PNPT....Thật là một suy nghĩ lớn đấy
 
Back
Top