Vấn đề này không dễ lắm. Theo tôi hiểu thì việc chi tiền gồm có 2 phần : (1) nguồn tiền và (2) khoản phải trả tiền.
(1) Về nguồn tiền từ dự án thì CĐT-BQLDA có : chi phí quản lý dự án và một số chi phí tư vấn mà CĐT-BQLDA tự thực hiện. Cái này có thể rất lớn nếu là dự án lớn.
(2) Về khoản phải trả tiền thì CĐT-BQLDA có : tiền lương, phụ cấp lương, trích nộp BHXH-BHYT-KPCĐ, thưởng-phúc lợi tập thể cá nhân tham gia QLDA, phí dịch vụ, vật tư, VPP, liên lạc, hội nghị, tập huấn, công tác phí, v.v…
Cho nên để sử dụng nguồn tiền (ví dụ cụ thể là chi phí lập hồ sơ thầu chẳng hạn, có thể suy rộng ra cho những món khác) thì tôi thấy :
1.[FONT="] [/FONT]Nguồn tiền thì có : chính là định mức chi phí cho việc lập hồ sơ thầu.
Nhưng khoản phải trả thì : nếu chi trực tiếp (chi đúng mục đích là lập hồ sơ thầu) thì chỉ có thể chi cho Đơn vị tư vấn nào đó (không phải CĐT-BQLDA); còn muốn chi cho CĐT-BQLDA thì phải chi gián tiếp thông qua các khoản phải trả nêu ở (2), trong đó có tiền lương, phụ cấp, công tác phí, thưởng, mua vật tư VPP, ….
2.[FONT="] [/FONT]Để CĐT-BQLDA có thể thụ hưởng (gần với trực tiếp) : chứng minh ngày công hàng ngày đã dùng để làm những việc khác, để làm việc này (lập hồ sơ thầu) thì phải làm ngoài giờ, chấm công thêm hoặc công khoán kèm công tác phí, …. Hàm ý là công việc hiện có (không kể việc lập hồ sơ thầu) đã tương ứng với số nhân lực CĐT-BQLDA theo chế độ ngày công bình thường, làm thêm việc gì khác thì phải bỏ thêm công ra (bổ sung thêm người hoặc tăng ca)!
3.[FONT="] [/FONT]Nếu không hưởng trực tiếp thì sẽ hưởng gián tiếp : Hưởng gián tiếp thì thường theo định kỳ (quý, năm, hoặc khi kết thúc dự án). Sẽ tính toán nguồn tiền theo như mục (1) và tính các khoản đã chi tiêu nằm trong mục (2) (những chi tiêu thưc tế). Từ đó cho thấy chi tiêu thực tế ít hơn nguồn tiền cho phép, nghĩa là đã có tiết kiệm, đề xuất xét thưởng theo tỉ lệ nào đó!