- Tham gia
- 6/7/07
- Bài viết
- 4.650
- Điểm tích cực
- 6.776
- Điểm thành tích
- 113
Khi còn học ở trường Xây dựng, TA được các thầy truyền đạt về ý nghĩa và mục đích của môn Kỹ thuật thi công như sau:
1. Mục đích
Tìm hiểu về kỹ thuật thi công nhằm giúp cho chúng ta nắm được các vấn đề sau:
- Xây dựng hoặc lắp đặt công trình mới;
- Sửa chữa các công trình hư hỏng;
- Phục hồi lại công trình có giá trị văn hóa, lịch sử hoặc nghệ thuật cần bảo vệ;
- Phá dỡ công trình;
- Di chuyển công trình cần phải di dời nơi khác.
2. Ý nghĩa
Tìm hiểu trình tự, các kỹ thuật thi công sẽ giúp chúng ta nắm được:
- Những hiểu biết cơ bản về kỹ thuật thi công xây dựng công trình có thể giúp lập được các biện pháp kỹ thuật thi công hợp lý cho những công trình thường gặp.
- Nắm được trình tự thi công các công trình xây dựng thường gặp từ lúc khởi công cho đến khi hoàn thiện (bản dự toán được trình bày theo trình tự thi công công trình sẽ dễ theo dõi, đủ đầu việc...).
- Hiểu, phân tích và vận dụng hợp lý các phương án về kỹ thuật thi công công trình.
- Sử dụng và điều phối hợp lý các loại công nhân chuyên nghiệp trong thi công xây lắp để giúp họ phát huy được khả năng làm việc tốt và tránh được những sai lầm đáng tiếc có thể xảy ra.
- Nắm được tính năng và phạm vi sử dụng của một số loại máy xây dựng thường dùng trong công tác thi công xây lắp trên công trường xây dựng thường gặp.
Theo TA hiểu biết về kỹ thuật thi công không chỉ giúp ích cho người cán bộ kỹ thuật ở công trường mà việc tưởng tượng ra các công đoạn thi công công trình còn giúp cho người kỹ sư định giá: định giá tốt hơn, chính xác hơn và chuyên nghiệp hơn. Khi nhìn vào một bản dự toán các đầu công việc được sắp xếp lần lượt theo đúng trình tự thi công bạn sẽ phần nào đánh giá được sự hiểu biết của người đó về kỹ thuật thi công. Ví dụ: Đào đất bằng máy, sửa bằng thủ công, đổ bê tông lót, lắp ván khuôn, đặt cốt thép, đổ bê tông móng... rất rõ ràng, mạch lạch và thuận lợi cho việc kiểm soát rằng đã đủ đầu việc so với bản dự toán mà các công tác bị sắp xếp lộn xộn. Chưa kế đến việc phải phân tách được bản dự toán các đầu công việc khoán cho các tổ đội thi công (công tác ván khuôn, công tác thép, công tác bê tông...).
Nếu bạn là Nhà thầu bạn sẽ thấy rằng lợi nhuận thu được từ biện pháp thi công là rất lớn (nhiều khi là chủ yếu). Việc hiểu biết kỹ thuật thi công giúp bạn tổ chức các biện pháp thi công là cơ sở cho việc lập dự toán kinh phí cho biện pháp thi công.
Kỹ thuật thi công cũng là cơ sở cho việc tổ chức các tổ đội công tác, bố trí dây chuyền máy móc thi công để xác định các định mức trung bình tiên tiến cho công tác cần thi công.
Chúng ta sẽ tìm hiểu từng vấn đề một về kỹ thuật thi công như: công tác đất, công tác thi công cọc khoan nhồi, thi công tường chắn đất, công tác đổ bê tông cột, dầm, sàn, ván khuôn trượt, thi công cầu đúc hẫng, rải bê tông nhựa áp phan...
1. Mục đích
Tìm hiểu về kỹ thuật thi công nhằm giúp cho chúng ta nắm được các vấn đề sau:
- Xây dựng hoặc lắp đặt công trình mới;
- Sửa chữa các công trình hư hỏng;
- Phục hồi lại công trình có giá trị văn hóa, lịch sử hoặc nghệ thuật cần bảo vệ;
- Phá dỡ công trình;
- Di chuyển công trình cần phải di dời nơi khác.
2. Ý nghĩa
Tìm hiểu trình tự, các kỹ thuật thi công sẽ giúp chúng ta nắm được:
- Những hiểu biết cơ bản về kỹ thuật thi công xây dựng công trình có thể giúp lập được các biện pháp kỹ thuật thi công hợp lý cho những công trình thường gặp.
- Nắm được trình tự thi công các công trình xây dựng thường gặp từ lúc khởi công cho đến khi hoàn thiện (bản dự toán được trình bày theo trình tự thi công công trình sẽ dễ theo dõi, đủ đầu việc...).
- Hiểu, phân tích và vận dụng hợp lý các phương án về kỹ thuật thi công công trình.
- Sử dụng và điều phối hợp lý các loại công nhân chuyên nghiệp trong thi công xây lắp để giúp họ phát huy được khả năng làm việc tốt và tránh được những sai lầm đáng tiếc có thể xảy ra.
- Nắm được tính năng và phạm vi sử dụng của một số loại máy xây dựng thường dùng trong công tác thi công xây lắp trên công trường xây dựng thường gặp.
Theo TA hiểu biết về kỹ thuật thi công không chỉ giúp ích cho người cán bộ kỹ thuật ở công trường mà việc tưởng tượng ra các công đoạn thi công công trình còn giúp cho người kỹ sư định giá: định giá tốt hơn, chính xác hơn và chuyên nghiệp hơn. Khi nhìn vào một bản dự toán các đầu công việc được sắp xếp lần lượt theo đúng trình tự thi công bạn sẽ phần nào đánh giá được sự hiểu biết của người đó về kỹ thuật thi công. Ví dụ: Đào đất bằng máy, sửa bằng thủ công, đổ bê tông lót, lắp ván khuôn, đặt cốt thép, đổ bê tông móng... rất rõ ràng, mạch lạch và thuận lợi cho việc kiểm soát rằng đã đủ đầu việc so với bản dự toán mà các công tác bị sắp xếp lộn xộn. Chưa kế đến việc phải phân tách được bản dự toán các đầu công việc khoán cho các tổ đội thi công (công tác ván khuôn, công tác thép, công tác bê tông...).
Nếu bạn là Nhà thầu bạn sẽ thấy rằng lợi nhuận thu được từ biện pháp thi công là rất lớn (nhiều khi là chủ yếu). Việc hiểu biết kỹ thuật thi công giúp bạn tổ chức các biện pháp thi công là cơ sở cho việc lập dự toán kinh phí cho biện pháp thi công.
Kỹ thuật thi công cũng là cơ sở cho việc tổ chức các tổ đội công tác, bố trí dây chuyền máy móc thi công để xác định các định mức trung bình tiên tiến cho công tác cần thi công.
Chúng ta sẽ tìm hiểu từng vấn đề một về kỹ thuật thi công như: công tác đất, công tác thi công cọc khoan nhồi, thi công tường chắn đất, công tác đổ bê tông cột, dầm, sàn, ván khuôn trượt, thi công cầu đúc hẫng, rải bê tông nhựa áp phan...
Last edited by a moderator: