Tính chi phí lập báo cáo KTKT

pnthach75

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
27/2/09
Bài viết
10
Điểm tích cực
0
Điểm thành tích
1
Nơi ở
Gia lai
Xin anh chị nào biết giúp đơ với!
- Theo văn bản 1751/BXD-VP : Bảng số 03 Định mức chi phí lập báo cáo kinh tế kỹ thuật có tổng mức <= 7tỷ.
- Theo Nghị định 12/2009/NĐ-CP : báo cáo KTKT các công trình có tổng mức <15 tỷ.
Vây công trình lập báo cáo KTKT có tổng mức : 7tỷ <TMĐT<15 tỷ. Tính chi phí lập BCKTKT như thế nào?
Xin chân thành cảm ơn!
 
Theo tôi, hiện nay BXD chưa ban hành định mức chi phí tư vấn mới, bạn có thể ngoại suy
 
Rất tiếc bạn lại không thể ngoại suy được. Nhà nước luôn yêu cầu giá trị nhỏ nhất tiết kiệm mà. Đơn vị mình là 1 đơn vị tư vấn. Từ ngày nghị định 12/2009/NĐ-Cp được áp dụng đến giờ vẫn phải chấp nhận lấy hệ số tra được từ giá trị xây lắp 7 tỷ để nhân. Mà như thế lãi đấy chứ.
 
Theo mình hiện nay chưa có văn bản nào thay thế VB 1751/BXD-VP. Thì ta cứ lấy theo VB 1751/BXD-VP thôi. Cũng được mà. Mình đã duyệt mấy BCKTKT rồi.
Nếu chi phi (XD+TB) trước thuế =7 tỷ. thì TMĐT cũng 9-10 tỷ rồi.
 
Last edited by a moderator:
Chi phí lập BCKTKT???

Mình thì lại ở vai trò kiểm toán gặp vấn đề thế này:
1. Tình huống:
- Báo cáo KTKT đã được phê duyệt rồi, có TMĐT là 5 tỷ, chi phí xây lắp khoảng 4 tỷ (sau thuế) tính ra chi phí lập BCKTKT khoảng 90 triệu;
- Trong quá trình thi công có sự thay đổi thiết kế dẫn đến việc lập dự toán cho công tác này. Chi phí phát sinh xây lắp khoảng 300 triệu và cũng đã được duyệt.
- Công trình lại được áp dụng TT 05/2009/TT-BXD điều chỉnh dự toán cho các công tác thi công từ 1/1/2009. Lại làm dự toán điều chỉnh cho các công việc này. Chi phí xây lắp phát sinh khoảng 128 triệu và đã được duyệt rồi.
- Cuối cùng chủ đầu tư làm cái quyết định đ/c cơ cấu tổng mức đầu tư với giá trị xây lắp là 4tỷ + 300 triệu + 128 triệu = 4,428 triệu. TMĐT thì vẫn là 5 tỷ.
2. Vấn đề:
- Chi phí lập BCKTKT nội suy theo giá trị nào 4tỷ/1.1 hay 4,428tỷ/1.1 của chi phí xây lắp vì các công việc lập dự toán đều do nhà thầu TV lập BCKTKT thực hiện.
3. Hướng giải quyết (dự kiến):
- Theo CV 1751 thì chi phí lập BCKTKT tính theo giá trị dự toán xây lắp + thiết bị trước thuế trong dự toán của BCKTKT được duyệt, mình sẽ hiểu theo hướng là 4tỷ/1.1 để nội suy ra định mức tư vấn lập BCKTKT. Trước cũng có bạn tư vấn cho mình là các dự toán phát sinh kia vẫn thuộc trách nhiệm của tư vấn do đó không được tính phí cho việc này :D (tư vấn đau vỡ mồm) mà đối chiếu trong HĐKT thì chẳng có điều khoản nào ghi như vậy.
- Rà soát hệ thống văn bản pháp quy nhà nước thì trong định mức chi phí lập BCKTKT thì có dòng " tỷ trọng chi phí để thực hiện phần thuyết minh và tk bvtc trong chi phí lập BCKTKT do các bên thương lượng" he he.

Anh em cho ý kiến giúp mình với nhé để vừa đúng pháp luật vừa không làm thiệt hại cho các bên liên quan.
Cám ơn rất nhiều.
 
- Cuối cùng chủ đầu tư làm cái quyết định đ/c cơ cấu tổng mức đầu tư với giá trị xây lắp là 4tỷ + 300 triệu + 128 triệu = 4,428 triệu. TMĐT thì vẫn là 5 tỷ.
2. Vấn đề:
- Chi phí lập BCKTKT nội suy theo giá trị nào 4tỷ/1.1 hay 4,428tỷ/1.1 của chi phí xây lắp vì các công việc lập dự toán đều do nhà thầu TV lập BCKTKT thực hiện.
3. Hướng giải quyết (dự kiến):
- Theo CV 1751 thì chi phí lập BCKTKT tính theo giá trị dự toán xây lắp + thiết bị trước thuế trong dự toán của BCKTKT được duyệt, mình sẽ hiểu theo hướng là 4tỷ/1.1 để nội suy ra định mức tư vấn lập BCKTKT. Trước cũng có bạn tư vấn cho mình là các dự toán phát sinh kia vẫn thuộc trách nhiệm của tư vấn do đó không được tính phí cho việc này :D (tư vấn đau vỡ mồm) mà đối chiếu trong HĐKT thì chẳng có điều khoản nào ghi như vậy.
Anh em cho ý kiến giúp mình với nhé để vừa đúng pháp luật vừa không làm thiệt hại cho các bên liên quan.
Cám ơn rất nhiều.

Bên mình vẫn căn cứ vào giá trị xây lắp cuối cùng của công trình ....4.428 tỷ /1.1 để xác định chi phí lập BCKTKT
như vậy sẽ đúng luật và không bị thiệt thòi cho đơn vị tư vấn, công trình nào mà chẳng có phát sinh....
Có những phát sinh đôi khi không phải lỗi hẳn ở đơn vị tư vấn bạn thấy phải không
 
Last edited by a moderator:
Cám ơn daodinhhung đã góp ý, tuy nhiên nếu tính như bạn thì sẽ nảy sinh ra 2 vấn đề:
1. Nếu phát sinh do thay đổi thiết kế khi tư vấn lập không hợp lý hoặc kể cả do yêu cầu của chủ đầu tư thì giá trị dự toán này cũng không "nằm trong BCKTKT đã được duyệt" - tinh thần công văn 1751???
2. Phát sinh do thay đổi chế độ chính sách lương của nhà nước thì trách nhiệm của tư vấn là cập nhật và hoàn thiện lại dự toán (:confused:) thì chi phí này không được hưởng vì hầu hết dự toán phát sinh do thay đổi lương nhà thầu xây lắp sẽ lập. Nhà thầu xây lắp lập để còn phù hợp với đơn giá dự thầu của họ còn ông tư vấn chỉ có ký và đóng dấu thui.

Các bác thấy thế nào?
 
Cám ơn daodinhhung đã góp ý, tuy nhiên nếu tính như bạn thì sẽ nảy sinh ra 2 vấn đề:
1. Nếu phát sinh do thay đổi thiết kế khi tư vấn lập không hợp lý hoặc kể cả do yêu cầu của chủ đầu tư thì giá trị dự toán này cũng không "nằm trong BCKTKT đã được duyệt" - tinh thần công văn 1751???
2. Phát sinh do thay đổi chế độ chính sách lương của nhà nước thì trách nhiệm của tư vấn là cập nhật và hoàn thiện lại dự toán (:confused:) thì chi phí này không được hưởng vì hầu hết dự toán phát sinh do thay đổi lương nhà thầu xây lắp sẽ lập. Nhà thầu xây lắp lập để còn phù hợp với đơn giá dự thầu của họ còn ông tư vấn chỉ có ký và đóng dấu thui.

Các bác thấy thế nào?

+BCKTKT đã được duyệt, duyệt bổ sung ...cuối cùng thì vẫn ăn theo giá trị quyết toán khối lượng XDCB hoàn thành, vì đến lúc nhà thầu lập HS quyết toán còn liên quan đến thẩm tra, phê duyệt QT, bên kho bạc họ vẫn căn cứ vào giá trị XDCB cuối cùng để xác định các chi phí.
-Giá trị HĐ tư vấn lúc đầu vẫn chỉ là giá trị tạm tính mà
+Phát sinh do thay đổi chế độ chính sách lương của nhà nước thì trách nhiệm của tư vấn là cập nhật và hoàn thiện lại dự toán
vừa rồi bên mình cũng làm điều chỉnh dự toán (xác định chênh lệch giá trị NC & MTC thay đổi theo TT05/2009) thì chi phí này cũng không có
 
Mình cũng làm trong lĩnh vực kiểm toán XDCB, theo mình thì thế này:
1. Trước hết phải xem xét hợp đồng kinh tế ký giữa Chủ đầu tư đơn vị lập BCKTKT, trong đó có quy định điều khoản điều chỉnh giá trị HĐ trong các trường hợp nào? (thông thường chỉ được điều chỉnh khi có bổ sung khối lượng do thay đổi thiết kế)
2. Trường hợp đơn vị tư vấn thực hiện cả 2 công việc bạn nêu trên (lập dự toán thiết kế bổ sung, lập dự toán bổ sung theo thông tư 05/2009/TT-BXD) Chủ đầu tư sẽ quyết định chi phí bổ sung cho đơn vị tư vấn. Chủ đầu tư có thể vận dụng định mức trong Văn bản 1751 đối với phần bổ sung khối lượng do thay đổi thiết kế, còn đối với việc lập dự toán theo Thông tư 05/2009/TT-BXD, do không có quy định trong 1751 nên phải được lập dự toán riêng (không thể tính theo tỷ lệ%). Các chi phí bổ sung này phải được CĐT phê duyệt dự toán, ký kết hợp đồng kinh tế bổ sung, nghiệm thu, thanh lý HĐ mới đủ điều kiện thanh toán.
Tôi cũng lưu ý với bạn rằng, Văn bản 1751 chỉ là công bố của Bộ Xây dựng nên không bắt buộc áp dụng. Chủ đầu tư được toàn quyền quyết định có hay không việc vận dụng văn bản này.
Chào bạn!
 
Mình cũng làm trong lĩnh vực kiểm toán XDCB, theo mình thì thế này:
1. Trước hết phải xem xét hợp đồng kinh tế ký giữa Chủ đầu tư đơn vị lập BCKTKT, trong đó có quy định điều khoản điều chỉnh giá trị HĐ trong các trường hợp nào? (thông thường chỉ được điều chỉnh khi có bổ sung khối lượng do thay đổi thiết kế)
2. Trường hợp đơn vị tư vấn thực hiện cả 2 công việc bạn nêu trên (lập dự toán thiết kế bổ sung, lập dự toán bổ sung theo thông tư 05/2009/TT-BXD) Chủ đầu tư sẽ quyết định chi phí bổ sung cho đơn vị tư vấn. Chủ đầu tư có thể vận dụng định mức trong Văn bản 1751 đối với phần bổ sung khối lượng do thay đổi thiết kế, còn đối với việc lập dự toán theo Thông tư 05/2009/TT-BXD, do không có quy định trong 1751 nên phải được lập dự toán riêng (không thể tính theo tỷ lệ%). Các chi phí bổ sung này phải được CĐT phê duyệt dự toán, ký kết hợp đồng kinh tế bổ sung, nghiệm thu, thanh lý HĐ mới đủ điều kiện thanh toán.
Tôi cũng lưu ý với bạn rằng, Văn bản 1751 chỉ là công bố của Bộ Xây dựng nên không bắt buộc áp dụng. Chủ đầu tư được toàn quyền quyết định có hay không việc vận dụng văn bản này.
Chào bạn!

Mình quên mất không nói là dự án này có nguồn vốn NSNN. Nói đến nguồn vốn này thì đến 99,99% CĐT sẽ áp dụng theo 1751 đố ông nào áp dụng cái khác!
Vận dụng gì thì cũng phải giải trình được với cơ quan cấp phát vốn đấy mới là cái khó. Thực sự theo mình thì đơn vị tư vấn chắc cũng không muốn phiền toái vụ này đâu vì phí tư vấn chẳng tăng lên mấy dính vào mà ách lại độ 1-2 năm thì cũng chết :D.
Thôi thì cứ tính theo TMĐT đã được duyệt trong BCKTKT là lành nhất vì giá trị quyết toán chi phí tư vấn nếu được chi trả thì <= tổng cộng các dự toán được duyệt phát sinh.
:cool:
 
Back
Top