Tính CP dự phòng theo TT04/2010: Có chuẩn không?

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm tích cực
325
Điểm thành tích
83
Theo tôi, về thông tư 04/2010 cũng còn một vấn đề nữa cần thảo luận, đó là: CPDP cho khối lượng công việc phát sinh trong TMĐT được quy định tính 10% ... nhưng lại quy định " Riêng đối với trường hợp chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật thì hệ số dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh Kps = 5%." trong khi NĐ 112/2009 quy định:" Đối với công trình chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật thì tổng mức đầu tư đồng thời là dự toán công trình. Trường hợp này, dự toán công trình bao gồm cả chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng tái định cư (nếu có)." Mặt khác, Luật XÂY DỰNG giải thích " Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình là dự án đầu tư xây dựng công trình rút gọn trong đó chỉ đặt ra các yêu cầu cơ bản theo quy định.". Vấn đề đặt ra là TMĐT của dự án tính CPDP 10% còn TMĐT của Báo cáo KTKT (cũng có thể xem là dự án) thì CPDP tính là 5% liệu có chuẩn không? vì so với các công trình thuộc dự án có nhiều công trình thì CPDP tính 5% là phù hợp (do trong đó không có chi phí đền bù GPMB) nhưng dự toán của công trình lập báo cáo KTKT lại có cả chi phí đền bù GPMB mà cũng tính CPDP 5%!
 
Last edited by a moderator:
Theo suy luận của cá nhân!

Chào anh,
Theo suy luận của cá nhân e thì do đa số các dự án lập BCKTKT đều là các dự án nhỏ (< 15 tỷ), lại được thiết kế chi tiết, thời gian thi công tương đối ngắn nên khả năng phát sinh khối lượng và mức độ trượt giá là không cao. Do đó chi phí dự phòng thấp hơn các dự án phải lập BC nghiên cứu khả thi chăng!? Đây là suy luận của cá nhân e, nếu có gì sai xin mọi người chỉ dẫn thêm!:D
 
Em cũng có một số ý kiến về chi phí dự phòng như sau:

- Đối với dự án, thường thì phần lớn chúng ta tính theo suất đầu tư tại thời điểm lập, thẩm định, phê duyệt. Như thế đến bước thiết kế bản vẽ thi công - dự toán lại tính toán chi tiết. Từ đó việc tăng, giảm so với thiết kế cơ sở là chuyện bình thường. Vì thế nên chi phí dự phòng mới được quy định là 10%.
- Riêng đối với các công trình chỉ lập BC KT-KT (1 bước), tổng mức đầu tư (dự toán) được tính trực tiếp từ thiết kế bản vẽ thi công, vì thế xác xuất chính xác cũng cao hơn. Mặt khác theo như bác kcstung đã đề cập. Các công trình này có TMĐT dưới 15 tỷ đồng, công trình nào thi công (đúng tiến độ đề ra) thì tối đa cũng khoảng 2 năm. Vì thế trong TT chỉ quy định là 5% chăng?

Mong mọi người có ý kiến thảo luận tiếp!
 
.... vì so với các công trình thuộc dự án có nhiều công trình thì CPDP tính 5% là phù hợp (do trong đó không có chi phí đền bù GPMB) nhưng dự toán của công trình lập báo cáo KTKT lại có cả chi phí đền bù GPMB mà cũng tính CPDP 5%![/FONT]
Tóm lại các Chi phí kiểu như đền bù ... có được tính trong % dự phòng không nhỉ ?
 
Theo tôi về chi phí dự phòng tại thông tư 04/2010 là hoàn toàn phù hợp, vì ở đây có xem xét về quy mô, thời gian. Đối với việc lập dự án đầu tư phải lập từ 2 đến 3 giai đoạn (TKCS - TKKTTC - TKBVTC), nhiều công đoạn trình lập, trình phê duyệt, giai đoạn TKCS chỉ tính toán ở mức khái toán chưa xác định cụ thể. Còn việc lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật chỉ tập trung ở một bước, quy mô nhỏ nên khả năng sai lệch là tương đối thấp nên có thể đưa ra CP dự phòng thấp hơn đối với việc lập dự án đầu tư.
 
Tóm lại các Chi phí kiểu như đền bù ... có được tính trong % dự phòng không nhỉ ?
Chi phí bồi thường GPMB phải tính dự phòng chứ, theo NĐ69 có thể tách công tác BTGPMB thành tiểu dự án riêng.
 
chi phí dự phòng do trượt giá

Chi phí bồi thường GPMB phải tính dự phòng chứ, theo NĐ69 có thể tách công tác BTGPMB thành tiểu dự án riêng.
Mình có 1 thắc mắc mong mọi người giúp đỡ:
- Mức dự báo biến động của các yếu tố chi phí, giá cả trong khu vực và quốc tế xác định như thế nào ạ?
Cảm ơn mọi người.
 
Theo tôi, về thông tư 04/2010 cũng còn một vấn đề nữa cần thảo luận, đó là: CPDP cho khối lượng công việc phát sinh trong TMĐT được quy định tính 10% ... nhưng lại quy định " Riêng đối với trường hợp chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật thì hệ số dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh Kps = 5%." trong khi NĐ 112/2009 quy định:" Đối với công trình chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật thì tổng mức đầu tư đồng thời là dự toán công trình. Trường hợp này, dự toán công trình bao gồm cả chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng tái định cư (nếu có)." Mặt khác, Luật XÂY DỰNG giải thích " Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình là dự án đầu tư xây dựng công trình rút gọn trong đó chỉ đặt ra các yêu cầu cơ bản theo quy định.". Vấn đề đặt ra là TMĐT của dự án tính CPDP 10% còn TMĐT của Báo cáo KTKT (cũng có thể xem là dự án) thì CPDP tính là 5% liệu có chuẩn không? vì so với các công trình thuộc dự án có nhiều công trình thì CPDP tính 5% là phù hợp (do trong đó không có chi phí đền bù GPMB) nhưng dự toán của công trình lập báo cáo KTKT lại có cả chi phí đền bù GPMB mà cũng tính CPDP 5%!

Theo tôi đối với các công trình chỉ lập BCKT-KT là công trình đơn giản rùi có TMĐT nhỏ (Tất nhiên theo quy định của NĐ12) do đó thời gian để thực hoàn thành công trình cũng rất nhanh khả năng biến động về giá..., về khối lượng phát sinh tăng giảm tương đối nhỏ do đó nhưng người nghiên cứu đưa ra TT04 cũng đưa ra một con số chung chung là như thế. Các bạn muốn tính toán cụ thể thì có thể đưa ra phưong pháp để lập chi phí dự phòng cũng không có vấn đề gì cơ mà.Người ta có bắt ép mình phải dùng là 5% đâu. Hướng dẫn áp dụng chứ không bắt buộc, kể cả không cần chi phí dự phòng.:-w
 
Back
Top