Tỉnh Điện Biên áp dụng mức lương tối thiểu 1.050.000đ thay cho 1.650.000đ năm 2013 ?

  • Khởi xướng Khởi xướng hiepcdb
  • Ngày gửi Ngày gửi

hiepcdb

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
26/2/09
Bài viết
14
Điểm tích cực
13
Điểm thành tích
3
Tuổi
38
Ngày 19/3/2012 Sở xây dựng tỉnh Điện Biên ban hành hướng dẫn số 146/HD-SXD Quy định áp dụng mức lương tối thiểu vùng trên địa bàn tỉnh Điện Biên (đối với công trình sử dụng 30% vốn nhà nước) là 1.050.000đ đối với tất cả các công trình chưa phê duyệt, phê duyệt rồi nhưng chưa thực hiện. (tôi có gửi kèm theo VB của Sở XD ĐB).LInk vb:
http://www.mediafire.com/view/?bdk803v6s7p1kl9
(Trong khi đó, CHÍNH PHỦ đã ban hành NGHỊ ĐỊNH Số: 103/2012/NĐ-CP Quy định mức lương tối thiểu vùng là 1.650.000đ. áp dụng từ 01/01/2013).
Vậy xin diễn đàn cho biết Sở Xây dựng ban hành văn bản như thế có trái với quy định của Chính Phủ không? có hiệu lực áp dụng không? các Doanh nghiệp ở Điện Biên áp dụng mức lương tối thiểu nào thì đúng?
Nếu văn bản của Sở XD sai thì đính chính thế nào?.
xin cảm ơn sự tham gia gop ý của mọi người.
 
Có lẽ mấy anh lãnh đạo Điện Biên biết chắc chắn Bộ Xây dựng sẽ ra văn bản nhận lỗi hướng dẫn sai tại Thông tư 04/2010 nên cầm đèn chạy trước xe 3 gác. Cái văn bản trên nêu rõ: "tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu chung 1.050.000 đồng..." kiểu nửa vời nên chắc chắn không vi phạm quy định. Chỉ có điều, một số dự án có quy định hạn mức tổng mức đầu tư (như chương trình MTQG giảm nghèo, WB v.v...), nếu cứ căn cứ vào đó mà làm liều, sau này giả sử điều chỉnh lại cách tính như hiện tại thì tỉnh Điện Biên lấy tiền đâu ra mà đền các nhà thầu?

Sở XD Điện Biên tôi nghe nói năm 2012 cũng ra sai hướng dẫn một lần (mà hình như cũng trực tiếp anh giám đốc Sở này ký văn bản hướng dẫn sai đó), nên tôi cũng không chắc là lần này lại sai tiếp không nữa?

Nói tóm lại là tôi không hiểu vì sao ở địa phương đó lại ra cái văn bản kỳ quặc như trên khi chưa có ý kiến của Bộ Xây dựng đối với văn bản 499/LĐTBXD. Lãnh đạo và nhân dân tỉnh này đôi khi họ cũng hay làm khác người lắm.
 
bài viết của bác Quiet Quasimodo rất sâu sắc, chính vì sợ " làm liều " nên tôi cũng rất băn khoăn vì đang làm dự án có hạn mức đầu tư, không biết nên xử lý theo hướng nào đây?
 
Theo tôi chính vì chưa có ý của Bộ xây dựng nên SXD người ta mới ra văn bản đó chứ, nếu không thì các đơn vị liên quan biết dựa vào đâu mà thực hiện, đó là phương án an toàn thôi.(Quy định rõ ràng, thống nhất chưa có)
 
Đấy là hướng dẫn áp dụng mức lương tối thiểu chung mà, mức tối thiểu chung là 1.050.000 là đúng rùi sao các bác vẫn bàn cãi thế nhỉ. Các bác đọc Nghị định số 31/2012/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định mức lương tối thiểu chung, còn mức lương tối thiểu vùng thì cứ theo nghị định 103- Lúc tính dự toán thì hệ số sẽ là 1650/1050( Nghị định này có hiệu lực từ 1/6/2012 đáng lẽ hướng dẫn khoảng tháng 7, hoặc 8 ra thì hợp lý hơn)
 
bác thanhtuan1410 đọc kỹ lại HD của Sở XD Điện Biên, có nói là: "áp dụng mức lương tối thiểu chung 1.050.000đ để tí nh chi phí nhân công trong xây dựng trên địa bàn tỉnh" , nghĩa là khi tính dự toán thì không được tính chi phí tiền lương 1.650.000đ, bất hợp lý là ở chỗ đó. Nghị định số 31/2012/NĐ-CP của Chính phủ Quy định mức lương tối thiểu chung 1.050.000đ rồi thì Sở XD hướng dẫn lại làm gì. Vấn đề ở đây là làm sao để làm cho rõ cái bất cập của hướng dẫn của Sở khác với quy định của NGHỊ ĐỊNH Số: 103/2012/NĐ-CP, chứ tính 1.050.000 thì vô lý quá.
 
xin hỏi tư vấn của các bạn khi lập dự toán nên lấy mức lương 1650 hay 1050?
 
xin hỏi tư vấn của các bạn khi lập dự toán nên lấy mức lương 1650 hay 1050?
Theo quy định ở thời điểm hiện tại, ở tỉnh Điện Biên, bạn lấy mức lương 1.050.000.
 
Theo quy định ở thời điểm hiện tại, ở tỉnh Điện Biên, bạn lấy mức lương 1.050.000.

Không đúng, áp dụng Nghị định 103/2012/NĐ-CP mới đúng. Và nếu đúng nhất là "Luật vua thua lệ làng"
 
Không đúng, áp dụng Nghị định 103/2012/NĐ-CP mới đúng. Và nếu đúng nhất là "Luật vua thua lệ làng"
Anh này chẳng hiểu gì nhưng vào phán như đúng rồi. Anh có hiểu Nghị định 103/2012/NĐ-CP nói về cái gì không?
Trích Điều 4 - Nghị định 103/2012/NĐ-CP nói:
1. Mức lương tối thiểu vùng quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định này là cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận tiền lương bảo đảm:
a) Mức tiền lương tính theo tháng trả cho người lao động chưa qua đào tạo làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ số ngày làm việc tiêu chuẩn trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
b) Mức tiền lương thấp nhất trả cho người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.
Điều đó có nghĩa là cái lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất/tháng/người lao động trong một tháng. Không phải là cơ sở để áp dụng kết hợp với Nghị định 205/2004/NĐ-CP và một số văn bản khác nhằm tính đơn giá nhân công (tức đơn giá đồng/ngày công) trong xác định chi phí xây dựng.

Cái mà tôi muốn nói ở bài viết trên, là tỉnh Điện Biên đang cầm đèn chạy trước ô tô khi chưa có ý kiến của Bộ xây dựng, đơn giản là vậy thôi.
 
trước khi Bộ xây dựng có ý kiến về văn bản số 499/BLĐTBXH-LĐTL ngày 21/2/2013 thì xin có ý kiến như sau:
1. việc áp dụng lương tối thiểu vùng khi tính đơn giá nhân công trong công tác XDCB không phải bây giờ mới thực hiện, cụ thể:
Thông tư 04/2005/TT-BXD:
- Bảng giá nhân công xây dựng được tính toán theo mức lương tối thiểu, cấp bậc công nhân xây dựng, các loại phụ cấp tính trên tiền lương tối thiểu và tiền lương cấp bậc tại địa phương, các khoản lương phụ và một số chi phí khác có thể khoán trực tiếp cho người lao động.
- Bảng giá ca máy và thiết bị thi công được tính toán theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.
Tuỳ theo điều kiện cụ thể của địa phương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thể quyết định điều chỉnh bổ sung phần chi phí nhân công và chi phí sử dụng máy thi công theo nguyên tắc mức tiền lương tối thiểu điều chỉnh không quá 2 lần mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định để lập và điều chỉnh đơn giá khu vực tỉnh đồng thời gửi kết quả để báo cáo Bộ Xây dựng.
có thể nói đây là thời gian hoàng kim nhất của XDCB, từ công nhân đến kỹ sư XD đều sống tốt bằng lương.
Đến thông tư 05/2007/TT-BXD
- Giá nhân công: được tính đúng, tính đủ tiền lương, các khoản lương phụ và phụ cấp lương (kể cả các khoản hỗ trợ lương) trên cơ sở mức tiền lương tối thiểu được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công bố để đảm bảo tiền lương của người lao động có tính đến mặt bằng giá của thị trường lao động phổ biến của từng khu vực theo từng loại thợ và điều kiện lao động cụ thể của công trình, khả năng nguồn vốn và khả năng chi trả của chủ đầu tư.
Và thông tư 04/2010/TT-BXD chỉ là kế thừa tư tưởng của các văn bản trước đây.
Nếu nói Bộ XD hướng dẫn không đúng, Bộ LĐTBXH cũng đã không làm đúng vai trò, số tiền điều chỉnh tích lũy từ 2005 trở lại đây có lẽ còn lớn hơn nợ xấu ngân hàng.
2. Mặt khác, khi các nghị định về tiền lương tối thiểu vùng ra đời, mục đầu tiên quy định là Bộ LĐTBXH có trách nhiệm hướng dẫn thi hành, tuy nhiên chưa có lần nào Bộ này nói rõ việc áp dụng đối với điều chỉnh đơn giá nhân công trong XDCB là như thế nào
 
Về việc hướng dẫn áp dụng điều chỉnh đơn giá nhân công theo lương tối thiểu vùng:
ngày 10/12/2012, Bộ LĐTBXH có thông tư 29/2012/TT-BLĐTBXH hướng dẫn việc áp dụng tối thiểu vùng, trong đó:
Điều 4. Áp dụng mức lương tối thiểu vùng
1. Mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định là mức lương thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận tiền lương trả cho người lao động, nhưng phải bảo đảm mức lương tính theo tháng trả cho người lao động chưa qua đào tạo làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ số ngày làm việc tiêu chuẩn trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận, không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
3. Mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định dùng làm căn cứ để xác định và điều chỉnh các mức lương của người lao động làm việc trong doanh nghiệp xây dựng và ban hành thang lương, bảng lương theo quy định của pháp luật lao động như sau:
a) Đối với doanh nghiệp đã xây dựng và ban hành thang lương, bảng lương thì căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định để xem xét, điều chỉnh các mức lương trong thang lương, bảng lương nhưng phải bảo đảm các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương theo đúng quy định của pháp luật lao động; xác định, điều chỉnh các mức lương, phụ cấp lương trong hợp đồng lao động và các chế độ khác đối với người lao động cho phù hợp.
b) Đối với doanh nghiệp chưa xây dựng thang lương, bảng lương thì căn cứ mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định để xác định các mức lương khi xây dựng thang lương, bảng lương của doanh nghiệp và phải bảo đảm các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương theo đúng quy định của pháp luật lao động; xác định, điều chỉnh các mức lương, phụ cấp lương trong hợp đồng lao động và các chế độ khác đối với người lao động cho phù hợp.
c) Việc điều chỉnh các mức lương trong thang lương, bảng lương hoặc xác định các mức lương khi xây dựng thang lương, bảng lương, mức lương, phụ cấp lương trong hợp đồng lao động và các chế độ khác đối với người lao động theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều này, do doanh nghiệp, Ban chấp hành công đoàn cơ sở và người lao động thỏa thuận, nhưng phải bảo đảm cân đối hợp lý về tiền lương giữa lao động chưa qua đào tạo với lao động đã qua đào tạo và lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao; giữa lao động mới được tuyển dụng với lao động có thâm niên làm việc tại doanh nghiệp.
Điều này có nghĩa là Bộ LĐTBXH cho phép doanh nghiệp được dùng lương tối thiểu vùng để điều chỉnh mức lương theo các thang bảng lương. Nếu đơn giá XDCB nhà nước không điều chỉnh theo thì lấy nguồn đâu để DN chi trả?
 
tôi hiểu ý của bạn naat là ủng hộ dùng lương mới 1650.000 của CP, có ai cùng quan điểm nữa không ạ?
 
  • Like
Các tương tác: naat
Bộ XD đã có Hướng dẫn mới 551, cho phép áp dụng lương tối thiểu 1400.000 và 1650.000, xem ra Sở XD Điện Biên sắp phải có hướng dẫn lại rồi:
http://www.xaydung.gov.vn/c/document_library/get_file?p_l_id=10499&folderId=29703&name=25404
mọi người cho ý kiến?
Văn bản lần này có tính nước đôi, giao quyền cho các địa phương thực hiện
1. Nếu Giá nhân công của địa phương không tăng so với Nghị định 70/2011/NĐ-CP thì không điều chỉnh
2. Giá nhân công theo Nghị định 70 thấp hơn thực tế thì điều chỉnh, nhưng điều chỉnh không quá mức Nghị định 103/2012/NĐ-CP chứ không phải là áp dụng trực tiếp Nghị định 103/2012
 
Cái văn bản mà anh Sơn ký ghi rõ là căn cứ Khoản 1, Điều 15 Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 (trong văn bản đó viết sai chính tả từ "Khoản" thành "khoản") và vòng vo tam quốc, tôi thấy không thật sự phù hợp. Đơn giản: Bộ Xây dựng phải hướng dẫn thật đầy đủ, chi tiết để các địa phương có cơ sở thực hiện.

Tôi không hiểu mấy cụm từ: nếu áp dụng Nghị định số 70/2011/NĐ-CP mà đã phù hợp với mức giá nhân công thực tế trên thị trường tại địa phương đó thì không điều chỉnh, rồi loằng ngoằng nếu không phù hợp (ghi rõ là thấp hơn) thì điều chỉnh. Như vậy, giờ đây, các địa phương sẽ tha hồ tự duyệt ngân sách trung ương. Nếu là lãnh đạo tỉnh, xin hỏi các anh: Các anh sẽ điều chỉnh lên hay xuống? Vào tôi, tôi sẽ điều chỉnh tăng cho các doanh nghiệp trực tiếp tham gia tại địa phương đó hưởng lại. Miếng bánh ngân sách nhà nước không ăn, vứt ôi thì quả là phí.

Nếu Bộ Xây dựng thừa nhận các văn bản hướng dẫn cách tính theo mức lương tối thiểu vùng như trước kia là sai, đương nhiên trách nhiệm của Bộ Xây dựng sẽ rất là lớn. Có lẽ chính vì thế mà các anh ấy phải cân nhắc lắm lắm.

Tôi thì không đồng tình với văn bản 551/BXD-KTXD. Bởi các anh ấy chưa cụ thể ý kiến mong giải trình theo văn bản số 499/LĐTBXD.

Cái cần quan tâm nữa, là cái mấy Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng ra đời từ rất lâu, ghi cụ thể rất rõ, sao không ai phát hiện ra sơ suất này nhỉ?
 
Tôi có một số ý kiến thế này:
- Văn bản 551 hướng dẫn điều chỉnh chi phí nhân công, không phải hướng dẫn lập đơn giá nhân công trong XDCB.
- Tính đơn giá nhân công áp dụng theo Thông tư 04/2010/TT-BXD (áp dụng mức lương tối thiểu vùng).
- Tinh thàn 551 cũng phù hợp với Nghị định 112 và thông lệ quốc tế (ngành xây dựng cũng hoạt động theo cơ chế thị trường. Ở nước ngoài có các công ty tư vấn chuyên nghiệp cung cấp các số liệu về định mức, đơn giá,... trong xây dựng, người sử dụng phải mua các số liệu này và số liệu này là hợp pháp).
- Mọi người xem thêm các văn bản 160/BXD-KTXD ngày 21 tháng 8 năm 2012; 1461/BXD-KTXD ngày 30 tháng 8 năm 2012; 2024/BXD-KTXD ngày 29 tháng 11 năm 2011.
- Văn bản 146 của Sở Xây dựng Điện Biên mới là văn bản cần xem lại.
- Các quy định của Pháp luật thực chất là cũng khá đầy đủ nếu ta không làm rối nó lên, cá nhân, tổ chức có thắc mắc thì nên thắc mắc với người có thẩm quyền cho rõ ràng, không nên ban hành văn bản kiểu như 146 của Sở Xây dựng Điện Biên. Văn bản 551 có phải tự nhiên mà có đâu, do các cơ quan, tổ chức đưa ra những nội dung, những văn bản kiểu 499 của Bộ LĐTBXH, hay các tỉnh thành cứ hỏi về áp dụng lương 1050.
- Chúng ta nên suy nghĩ cơ chế thị trường hoá trong xây dựng (theo đúng tinh thần Nghị định 12, 112) có thể sẽ thấy dễ dàng và hiểu ý tứ của Bộ Xây dựng (tuy nhiên hiện nay người quyết định đầu tư, CĐT, thanh tra, kiểm toán hầu như chưa suy nghĩ theo hướng này).
Đôi điều chia sẻ mong mọi người đóng góp!
 
Last edited by a moderator:
Chiều nay có trao đổi với một lãnh đạo Sở Xây dựng Điện Biên. Được biết, Sở Xây dựng Điện Biên sẽ ra hướng dẫn lại, điều chỉnh lương nhân công theo mức lương tối thiểu 1.400.000 VNĐ. Văn bản dự kiến được phát hành vào tuần tới.
 
Anh này chẳng hiểu gì nhưng vào phán như đúng rồi. Anh có hiểu Nghị định 103/2012/NĐ-CP nói về cái gì không? Điều đó có nghĩa là cái lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất/tháng/người lao động trong một tháng. Không phải là cơ sở để áp dụng kết hợp với Nghị định 205/2004/NĐ-CP và một số văn bản khác nhằm tính đơn giá nhân công (tức đơn giá đồng/ngày công) trong xác định chi phí xây dựng.

Mình đọc cũng chat hiểu ý của bạn là gì. Cái nghị định 103/2012/ND-CP và cái nghị định 205/2004 không phải là cơ sở để tính đơn giá nhân công trong chi phí xây dựng thì bạn lấy cái gì làm cơ sở? Bạn chấm (.) câu thật khó hiểu, đọc mãi chả hiểu đoạn văn này bạn truyền tải cái gì
 
- Xin chào bạn nguyenhuutrinh, tôi hiện cũng làm tại tỉnh Điện Biên, cũng rất quan tâm đến các văn bản HD của SXD, SXD Điện Biên là tỉnh ban hành khá nhiều văn bản hướng dẫn, tôi thấy các văn bản HD trước giờ của SXD khá chi tiết và phù hợp. Nhưng văn bản 146 thì đúng là có phần chưa chặt chẽ va làm khó CĐT cũng như nhà thầu.
- SXD Điện Biên sẽ hướng dẫn lại mức lương tối thiểu áp dụng trong dự toán mà áp dụng mức lương 1.400.000đ/tháng như HD 551 của BXD thì có lẽ không thật sự phù hợp. Theo 551: "Đối với dự toán xây dựng công trình tại các địa phương mà chi phí nhân công được lập trên cở sở mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định số 70/2011/NĐ-CP ngày 22/8/2011 của Chính phủ đã phù hợp với mức giá nhân công thực tế trên thị trường tại địa phương đó thì không điều chỉnh chi phí nhân công trong dự toán xây dựng công trình theo mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định số 103/2012/NĐ-CP". Như vậy nếu áp dụng mức lương 1,4tr thì phải có số liệu khảo sát, điều tra, và kết luận mức giá ngày công XDCB trên thị trường là bao nhiêu, việc điều tra này rất khó có kết quả chính xác.
- Bạn có điều kiện trao đổi với lãnh đạo SXD nên tôi nhờ bạn trao đổi giúp tôi ý kiến như tôi đã nêu trên nhé.
- Theo tôi hiểu thì các HD lập dự toán, lập TMĐT BXD đã hướng dẫn chi tiết, các văn bản hướng dẫn của SXD cần phù hợp với các HD của BXD. VB 551 của BXD không áp dụng cho việc lập dự toán, lập TMĐT nên theo tôi các dự án, công trình chưa phê duyệt thì vẫn phải phê duyệt mức lương tối thiểu 1,65tr/tháng theo quy định.
- Lẽ ra SXD nên điều tra, công bố đơn giá nhân công XDCB trên thị trường là bao nhiêu, đồng thời công bố chỉ số GXD kịp thời để các đơn vị tham khảo áp dụng mới là phù hợp (nhưng ở VN hầu như chưa nơi nào làm được việc này), nếu không công bố được theo giá thị trường thì nên HD sao cho phù hợp với HD của BXD, có thắc mắc gì thì nên hỏi ý kiến BXD trước khi ban hành VB.
- Thank bạn nguyenhuutrinh.
 
Back
Top