Tính dự phòng theo TT04/2010

  • Khởi xướng Khởi xướng ldn0509
  • Ngày gửi Ngày gửi

ldn0509

Thành viên có triển vọng
Tham gia
11/5/08
Bài viết
5
Điểm tích cực
0
Điểm thành tích
1
Trong thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010, tại phụ lục số 1, mục số 1.5 (Xác định chi phí dự phòng), cái phần "Mức dự báo biến động của các yếu tố chi phí, giá cả trong khu vực và quốc tế so với mức độ trượt giá bình quân năm đã tính". Hik, em không được hiểu rõ lắm và đang tranh luận với một số đồng nghiệp nhưng chưa ngã ngũ. Mong bác nào nắm rõ thì chỉ giáo giúp bọn em. Xin cảm ơn các bác trước.
 
Trong thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010, tại phụ lục số 1, mục số 1.5 (Xác định chi phí dự phòng), cái phần "Mức dự báo biến động của các yếu tố chi phí, giá cả trong khu vực và quốc tế so với mức độ trượt giá bình quân năm đã tính". Hik, em không được hiểu rõ lắm và đang tranh luận với một số đồng nghiệp nhưng chưa ngã ngũ. Mong bác nào nắm rõ thì chỉ giáo giúp bọn em. Xin cảm ơn các bác trước.
Bạn ơi, thế tính chi phí Ixdctbq thế nào hả bạn? Bạn biết chỉ mình giùm vơi. MÌnh đang muốn tính dự phòng ma không biết làm thế nào cả, đọc mấy phương pháp tính trên mạng thấy khó hiểu quá....
 
Bạn tham khảo thêm

Bạn ơi, thế tính chi phí Ixdctbq thế nào hả bạn? Bạn biết chỉ mình giùm vơi. MÌnh đang muốn tính dự phòng ma không biết làm thế nào cả, đọc mấy phương pháp tính trên mạng thấy khó hiểu quá....
Vấn đề này hôm qua tôi đã viết một bài "Kiến nghị về cách tính Ixdctbq trong công thức 1.6 ..." trên diễn đàn.
Tôi copy một đoạn về đây để bản tham khảo nhé:
"Vấn đề tính Ixdctbq trong công thức 1.6 PL TT04/2010 tôi có ý kiến như sau:
+ Giải thích của TT04 về Ixdctbq cũng đúng nhưng khi vận dụng phải khéo mới tính chính xác được.
+ Cụ thể như sau (theo tôi):
- "Chỉ số giá" thực chất là "chỉ số phát triển" bao gồm chỉ số giá định gốc và chỉ số giá gốc liên hoàn (chỉ số giá liên hoàn).
- "Mức tăng bình quân" (của một đại lượng ngẫu nhiên) được xác định bằng hiệu số của "chỉ số phát triển bình quân" trừ (-) 1. Trong đó "chỉ số phát triển bình quân" được tính bằng bình quân nhân các chỉ số gốc liên hoàn.
- "Mức độ trượt giá bình quân" cần hiểu là mức tăng (giảm) giá bình quân ("Mức tăng bình quân" của giá) chứ không được hiểu là "chỉ số giá bình quân", nghĩa là không được hiểu Ixdbq là bình quân các chỉ số giá của 3 năm gần nhất.
- Vấn đề đang gây khó khăn cho người sử dụng công thức là TT04 không hướng dẫn cụ thể cách tính "Mức độ trượt giá bình quân" (Ixdbq) như thế nào. Người thì cho là bình quân cộng đơn giản 3 chỉ số giá của 3 năm gần nhất, người thì cho là phải tính bình quân nhân của 3 "chỉ số giá liên hoàn" của 3 năm gần nhất, người thì chẳng hiểu tính thế nào, ...
---> Theo tôi, để tính đúng Ixdbq trong công thức 1.6 của TT04 có thể thực hiện như sau:
(1) Chọn 3 năm gần nhất với thời điểm tính toán (không kể các năm có biến động giá bất thường).
(2) Tính chỉ số giá liên hoàn của 3 năm đã lựa chọn bằng cách chia chỉ số giá xây dựng của năm sau cho chỉ số giá xây dựng của năm trước.
(3) Tính trung bình nhân của các chỉ số giá liên hoàn vừa xác định ở bước 2 bằng cách lấy căn bậc 3 của tích các chỉ số giá liên hoàn.
(4) Tính "Mức trượt giá bình quân" = Trung bình nhân của các chỉ số giá liên hoàn (xác định ở bước 3) trừ (-) 1.

Một ý kiến nữa của tôi là: Để tránh sự nhầm lẫn hiện nay trên thực tế áp dụng công thức 1.6 thì nên chăng:
- Không ký hiệu "Mức độ trượt giá xây dựng bình quân" là Ixdctbq mà nên ký hiệu bằng một ký tự khác.
- Nên có hướng dẫn cụ thể cách tính (chẳng hạn như cách tính nêu trên - nếu đúng).
- Tốt nhất là nên có một số VD cụ thể."
 
Tư vấn cá nhân

Trong thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010, tại phụ lục số 1, mục số 1.5 (Xác định chi phí dự phòng), cái phần "Mức dự báo biến động của các yếu tố chi phí, giá cả trong khu vực và quốc tế so với mức độ trượt giá bình quân năm đã tính". Hik, em không được hiểu rõ lắm và đang tranh luận với một số đồng nghiệp nhưng chưa ngã ngũ. Mong bác nào nắm rõ thì chỉ giáo giúp bọn em. Xin cảm ơn các bác trước.

Vấn đề bạn hỏi theo tôi cũng không khó hiểu lắm. Chẳng hạn bạn đã tính được "Mức trượt giá bình quân" (ký hiệu trong công thức 1.6 là Ixdctbq) là 5% và nếu bạn có thông tin về "Mức dự báo biến động ...." so với "Mức trượt giá bình quân" đã tính là tăng 1% thì bạn cộng thêm 1%, nếu là giảm 1% thì bạn trừ đi.
Tuy nhiên, theo tôi, bạn khó có thẻ có thông tin dự báo này nên để đơn giản khi tính toán CPDP trượt giá theo công thức 1.6 của PL thông tư 04/2010 bạn có thể cho bằng 0%.
 
Trao đổi về chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá theo Thông tư 04//2010/TT-BXD

Thật sự em đã thử tính theo mấy anh rồi nhưng em lại không hiêu nên lấy Vt:vốn đầu tư dự kiến thực hiện theo năm thứ t như thế nào, có phải nên lấy giống cách tính chi phí kiểm toán và quyết toán không ạ. Và cả chi phí dự báo biến động của các yếu tố chi phí, giá cả trong khu vực so với mức độ trượt giá bình quân năm đã tính, làm sao mà biết được. Mong các đại ca chỉ giáo giúp em với ạ. Em xin cảm ơn ạ.
 
Vấn đề này hôm qua tôi đã viết một bài "Kiến nghị về cách tính Ixdctbq trong công thức 1.6 ..." trên diễn đàn.
Tôi copy một đoạn về đây để bản tham khảo nhé:
"Vấn đề tính Ixdctbq trong công thức 1.6 PL TT04/2010 tôi có ý kiến như sau:
+ Giải thích của TT04 về Ixdctbq cũng đúng nhưng khi vận dụng phải khéo mới tính chính xác được.
+ Cụ thể như sau (theo tôi):
- "Chỉ số giá" thực chất là "chỉ số phát triển" bao gồm chỉ số giá định gốc và chỉ số giá gốc liên hoàn (chỉ số giá liên hoàn).
- "Mức tăng bình quân" (của một đại lượng ngẫu nhiên) được xác định bằng hiệu số của "chỉ số phát triển bình quân" trừ (-) 1. Trong đó "chỉ số phát triển bình quân" được tính bằng bình quân nhân các chỉ số gốc liên hoàn.
- "Mức độ trượt giá bình quân" cần hiểu là mức tăng (giảm) giá bình quân ("Mức tăng bình quân" của giá) chứ không được hiểu là "chỉ số giá bình quân", nghĩa là không được hiểu Ixdbq là bình quân các chỉ số giá của 3 năm gần nhất.
- Vấn đề đang gây khó khăn cho người sử dụng công thức là TT04 không hướng dẫn cụ thể cách tính "Mức độ trượt giá bình quân" (Ixdbq) như thế nào. Người thì cho là bình quân cộng đơn giản 3 chỉ số giá của 3 năm gần nhất, người thì cho là phải tính bình quân nhân của 3 "chỉ số giá liên hoàn" của 3 năm gần nhất, người thì chẳng hiểu tính thế nào, ...
---> Theo tôi, để tính đúng Ixdbq trong công thức 1.6 của TT04 có thể thực hiện như sau:
(1) Chọn 3 năm gần nhất với thời điểm tính toán (không kể các năm có biến động giá bất thường).
(2) Tính chỉ số giá liên hoàn của 3 năm đã lựa chọn bằng cách chia chỉ số giá xây dựng của năm sau cho chỉ số giá xây dựng của năm trước.
(3) Tính trung bình nhân của các chỉ số giá liên hoàn vừa xác định ở bước 2 bằng cách lấy căn bậc 3 của tích các chỉ số giá liên hoàn.
(4) Tính "Mức trượt giá bình quân" = Trung bình nhân của các chỉ số giá liên hoàn (xác định ở bước 3) trừ (-) 1.

Một ý kiến nữa của tôi là: Để tránh sự nhầm lẫn hiện nay trên thực tế áp dụng công thức 1.6 thì nên chăng:
- Không ký hiệu "Mức độ trượt giá xây dựng bình quân" là Ixdctbq mà nên ký hiệu bằng một ký tự khác.
- Nên có hướng dẫn cụ thể cách tính (chẳng hạn như cách tính nêu trên - nếu đúng).
- Tốt nhất là nên có một số VD cụ thể."
Mình xin đưa ra một ví dụ mình làm như sau, dựa trên công bố chỉ số giá xd quý 1 và 2 năm 2010 của bộ xây dựng có hướng dẫn cách tính Ixdctbq theo quý. Dựa vào đó, mình lập ra bảng tính sau. Mọi người cùng tham khảo và cho ý kiến nhé
 

File đính kèm

Back
Top