Tính dự phòng trong TT05

  • Khởi xướng Khởi xướng Doimoi
  • Ngày gửi Ngày gửi
D

Doimoi

Guest
Bác nào đã nghiên cứu cách tính Chỉ số giá xây dựng nhiều nhiều rồi, cho Em hỏi chút về cái công thức tính dự phòng của dự án dựa vào chỉ số giá XD

Ixdbq: Chỉ số giá XD bình quân: được hiểu là chỉ số giá XD trung bình ko ít hơn 3 năm gần nhất nhân với số năm thực hiện dự án có đúng ko? và nó có đơn vị là gì? Ví dụ năm lập dự án là 2007 có I=189% và trung bình trong 5 năm qua Itb=163%, thời gian thực hiện dự án 5năm thì tính ntn?

Có bác nào biết, mong chỉ dùm em với !
 
Chào các bác, mình là thành viên mới của "Trang Vàng" này. Cho mình hỏi chút xíu, các bác nếu biết xin giúp đỡ nhé: Trong cách tính dự phòng chi của TT05, chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá có một ký hiệu là Lvay. Xin cho hỏi là gì và có quy định ở đâu? Trân trọng cám ơn
 
@anhnhan96
Lvay là Lãi vay, E đoán chắc bác chưa học kinh tế quá! Vì bất cứ ai học kinh tế đều biết ngay là không tính lãi vay trong khi tính trượt giá.
 
sáng nay em cũng đau đầu về cái chỉ số giá để tính chi phí dự phòng đấy. Các đại ca chỉ giùm em là xác định nó như thế nào với. Nếu có ví dụ cụ thể thì càng tốt. Lại còn việc sau khi tính được chỉ số giá này thì xử lý tiếp theo như thế nào ạ?
 
@ Bác Thế Anh:
Bác đã nghiên cứu cách tính Chỉ số giá xây dựng nhiều nhiều rồi, cho Em hỏi chút về cái công thức tính dự phòng của dự án dựa vào chỉ số giá XD

Ixdbq: Chỉ số giá XD bình quân: được hiểu là chỉ số giá XD trung bình ko ít hơn 3 năm gần nhất nhân với số năm thực hiện dự án có đúng ko? và nó có đơn vị là gì? Ví dụ năm lập dự án là 2007 có I=189% và trung bình trong 5 năm qua Itb=163%, thời gian thực hiện dự án 5năm thì tính ntn?

ngừoi ta quy định không ít hơn 3 năm là được rồi, tính đựoc Itb của 5 năm thi cung ok thoi cu áp dụng đúng theo công thức , tôi vẫn tính bình thường mà
 
@Thanhcienco5

Cái câu hỏi của E thắc mắc là nó liên quan đến thời gian thực hiện dự án ntn?.
 
Theo mình phải quy về năm 2007
Tức là: Ixdbq = 163/189 = 86,2%

Tuy nhiên, nếu đơn giá lập dự toán là đơn giá năm 2006, thì theo mình nên quy về năm 2006.
Ví dụ: Ixdbq quy về năm 2006 = 163/176 = 92,6%

Cái này hoàn toàn là cá nhân mình suy luận, chứ không dựa vào văn bản nào (có thể sai). Nếu được áp dụng như suy luận của mình thì quá ổn, đỡ phải bù chênh lệch từng quý từng quý mệt cả người.

Ngoài ra, theo mình không nên lấy 5 năm mà nên lấy 3 năm
Vì thông thường, giá xây dựng đa phần tăng, ít khi giảm
Nên càng lấy về sau chỉ số càng cao, dự toán càng cao

Thực ra, mình thấy công thức của BXD hơi rối rắm:
GDP2 = (V’ - Lvay) x (IXDbq +/-delta Ixd ) (1.7)
Sao không lấy luôn chỉ số năm lập dự toán = 100%, +/- thêm dự báo tương lai (delta)
Số liệu quá khứ chỉ mang tính chất định hướng để xác định delta mà thôi. Chứ sao lại dùng nó để xác định chỉ số gốc? (Thực tế trong dự báo chỉ số giá, số liệu quá khứ chỉ là một yếu tố để phân tích hồi quy, ngoài ra còn vô vàn yếu tố khác, như tình hình kinh tế nói chung, cung cầu thị trường xây dựng .....).
Không biết BXD hướng dẫn xác định delta như thế nào?
 
Last edited by a moderator:
@PVN
Đúng ra E cũng hiểu như Bác thế nhưng nhân một lúc nó ra kinh khủng quá, trình lên Sếp ký gửi đi thì bị bảo là Ô bị lẩm cẩm (thế mới đau chứ), làm gì có 5 năm Ô tính trượt giá như vậy để đem trình ng ta mắng tôi ah! Đúng là tính theo dự phòng của TT 05 nếu thời gian kéo dài một chút nó trượt giá kinh khủng và ng quyết định đầu tư khó mà chấp nhận.
Khoai quá Bác TA ơi bớt chút thời gian hỏi giúp E với, E đã hỏi BXD nhưng chưa thấy hồi âm (2 tuần rồi chứ chả ít gì) hix..hix sang tuần là phải trình rồi, còn phải sửa lại cả dự án chứ!!!
 
@PVN
Đúng ra E cũng hiểu như Bác thế nhưng nhân một lúc nó ra kinh khủng quá, trình lên Sếp ký gửi đi thì bị bảo là Ô bị lẩm cẩm (thế mới đau chứ), làm gì có 5 năm Ô tính trượt giá như vậy để đem trình ng ta mắng tôi ah! Đúng là tính theo dự phòng của TT 05 nếu thời gian kéo dài một chút nó trượt giá kinh khủng và ng quyết định đầu tư khó mà chấp nhận.
Khoai quá Bác TA ơi bớt chút thời gian hỏi giúp E với, E đã hỏi BXD nhưng chưa thấy hồi âm (2 tuần rồi chứ chả ít gì) hix..hix sang tuần là phải trình rồi, còn phải sửa lại cả dự án chứ!!!

Trượt kinh khủng thì mình cho là OK, đó là tư tưởng mới mà (tính đúng, tính đủ), đó là thực tế.
Ví dụ, trong 5 năm qua, công trình đường dây điển hình trượt như sau:

2001 2002 2003 2004 2005 2006
106 110 133 151 164 176
(Tức là sau 5năm, đã tăng đến 164/106 = 54,7%
Bình quân mỗi năm tăng: 10,8%


Để đơn giản, theo mình nên tính DELTA như sau:

Căn cứ số liệu lịch sử, dự báo mỗi năm tăng 10,8%.

Thời gian thi công = 5 năm (đúng ra phải tính đến cả khoảng thời gian từ khi lập dự toán đến khi bắt đầu thi công nữa, ví dụ năm 2007 lập Dự toán, dự kiến năm 2009 bắt đầu thi công, thi công 5 năm đến 2014 hoàn thành, thì phải trượt 7 năm mới chính xác. BXD ghi là "trong thời gian thi công" theo mình là chưa chính xác).

Để tính chính xác, còn phải phân bổ dòng tiền mỗi năm bao nhiêu (ví dụ 2009: 10%; 2010: 25% ...). Nhưng để đơn giản có thể lấy thời điểm giữa: 5năm/2 = 2,5năm

Như vậy, hệ số trượt giá so với thời điểm lập dự toán là: (100%+10,8%)^2,5 - 1 = 29,2%.
Vẫn thấp hơn tỷ lệ trượt trong 5 năm trước (54,7%) cơ mà!

Nếu muốn chiết giảm thì nên giảm bằng cách lấy = 86,2% + 29,2% = 115,4%
(86,2% như mình phân tích trong post trước) ===> trượt 15,4%
 
Last edited by a moderator:
Các bác giải đáp giùm em thắc mắc này với:
Tính trượt giá như cách của PVN đưa ra (tức là lấy chỉ số giá năm 2004/chỉ số giá năm 2001 = 164/176 rồi lấy trung bình của giá trị này) hay là lấy trung bình của chỉ số giá liên hoàn từ năm 2001 đến năm 2006 (tức là lấy trung bình của chỉ số giá năm 2004/2003, 2003/2002, 2002/2001)?
 
Các bác giải đáp giùm em thắc mắc này với:
Tính trượt giá như cách của PVN đưa ra (tức là lấy chỉ số giá năm 2004/chỉ số giá năm 2001 = 164/176 rồi lấy trung bình của giá trị này) hay là lấy trung bình của chỉ số giá liên hoàn từ năm 2001 đến năm 2006 (tức là lấy trung bình của chỉ số giá năm 2004/2003, 2003/2002, 2002/2001)?

theo mình tính bình quân trượt giá không phải chia trung bình như vậy. lấy căn bậc 3 (cs2006/cs2005) roi tru di 1. trường hợp tính trượt giá đến 2006 như PVN thì trung bình chỉ là khoảng 9,1% thôi. nhưng con số này cũng đã là cao rồi. [(căn bậc 5 của(1+0.547))-1]
 
Last edited by a moderator:
em thì tính thế này:
Tính Chỉ số giá xây dựng bình quân để tính DP phí trong TMĐT cho công trình A lập DA năm 2007 tại Thái Bình, công trình đường sắt như sau :

Theo CV1601 thì chỉ số giá xây dựng vùng Hà Nội là

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

I 104 108 117 121 127 140 155

Tính theo mức tối thiểu (CSGXD bình quân của ít nhất 3 năm gần nhất), lấy năm 2004 làm năm gốc, ta có:

I XDbq = (I_2005 + I_2006 + I_2007)/3


I XDbq = (127/121 + 140/121 + 155/121)*100/3

= 116.25
=> Dự phòng cho trượt giá là: (116.25-100)%+...)*V....
 
Trong thông tư 05 có nêu:
2.6. Chi phí dự phòng
Chi phí dự phòng là khoản chi phí để dự trù cho khối lượng công việc phát sinh và các yếu tố trượt giá trong thời gian xây dựng công trình.
Đối với các công trình có thời gian thực hiện đến 2 năm: chi phí dự phòng được tính bằng 10% trên tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác.
Đối với các công trình có thời gian thực hiện trên 2 năm, chi phí dự phòng được xác định bằng 2 yếu tố:
- Dự phòng chi phí cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được tính bằng 5% tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác.
- Dự phòng chi phí cho yếu tố trượt giá được tính theo chỉ số giá xây dựng của từng loại công trình xây dựng theo khu vực và thời gian xây dựng.
Thời gian để tính trượt giá là thời gian xây dựng công trình theo tiến độ xây dựng công trình được phê duyệt.
Đối với dự án có nhiều công trình, chủ đầu tư có thể xác định tổng dự toán của dự án để phục vụ cho việc quản lý chi phí dự án. Tổng dự toán của dự án được xác định bằng cách cộng dự toán của các công trình thuộc dự án và một số khoản mục chi phí thuộc chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác chưa tính trong dự toán công trình của dự án.
Vậy đối với những công trình nhỏ chỉ thực hiện trong vòng vài tháng hoặc 1 năm thì mình sẽ tính chi phí dự phòng như thế nào.
Xin ý kiến thảo luận của các bạn nhé!
 
Trong thông tư 05 có nêu:

Vậy đối với những công trình nhỏ chỉ thực hiện trong vòng vài tháng hoặc 1 năm thì mình sẽ tính chi phí dự phòng như thế nào.
Xin ý kiến thảo luận của các bạn nhé!

Theo thông tư 05 quy định về chi phí dự phòng
Đối với công trình có thời gian thực hiện đến 2 năm : chi phí dự phòng được tính bằng 10% trên tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác.
Ở đây quy định công trình đến 2 năm tức là tối đa là 2 năm , vài tháng hay 1 năm thì nó nằm trong khoảng năm nên cũng tính như trên ( 10% )
Như vậy là quá rõ ràng và rất đơn giản , bạn xem lại TT05 để rõ hơn nhé
 
Mình cảm thấy cách tính chỉ số giá xdbq của bạn Chipphiphm 82 có gì chưa ổn. Theo mình đưa ra hai cách tính ( các bạn góp ý thêm nha)
- Một là: tính chỉ số giá liên hoàn của 3 năm 2007-2006; 2006-2005;2005-2004 sau đó tính bình quân
- Hoặc: nếu lấy năm 2004 làm kỳ gốc thì tính chỉ số giá năm 2007 so với năm 2004 sau đó chia cho 3
* Còn về cách tính detta : nếu bạn nào đã tính xin cho mình tham khảo với nhé
 
E có vấn đề này mong các anh chị tham gia giải quyết giúp E với.
Trong việc tính trượt giá cho tổng mức đầu tư dự án cần phải biết được kế hoạch phân bổ vốn, nhưng kế hoạch phân bổ vốn này là dựa trên tổng mức đầu tư hay chỉ là chi phí XD+TB+CP khác+QLDA vì đến đây nó lại xãy ra 2 trường hợp.
1/ Nếu tính trên tổng mức đầu tư thì không tính được vì chưa có chi phí dự phòng + trượt giá
2/ Nếu chỉ tính trên chi phí XD+TB... thì lại chưa biết được tổng mức đầu tư là bao nhiêu mà có kế hoạch phân bổ vốn.

E suy nghĩ đến đây thấy nó lòng vòng mong các anh chị giúp E
 
E có vấn đề này mong các anh chị tham gia giải quyết giúp E với.
Trong việc tính trượt giá cho tổng mức đầu tư dự án cần phải biết được kế hoạch phân bổ vốn, nhưng kế hoạch phân bổ vốn này là dựa trên tổng mức đầu tư hay chỉ là chi phí XD+TB+CP khác+QLDA vì đến đây nó lại xãy ra 2 trường hợp.
1/ Nếu tính trên tổng mức đầu tư thì không tính được vì chưa có chi phí dự phòng + trượt giá
2/ Nếu chỉ tính trên chi phí XD+TB... thì lại chưa biết được tổng mức đầu tư là bao nhiêu mà có kế hoạch phân bổ vốn.

E suy nghĩ đến đây thấy nó lòng vòng mong các anh chị giúp E


Mình nghĩ là tính trượt giá cho tổng mức đầu tư dự án không liên quan gì đến kế hoạch phân bổ vốn cả. chắc bạn nhầm thế nào chứ. tính tổng mức đầu tư DA chưa dự phòng phí (DPP) + thời gian dự kiến thực hiện dự án, rồi sau đó sẽ tính được dự phòng phí, => có tổng mức đầu tư (có DPP) kết hợp với tiến độ dự án => xác định được nhu cầu vốn (lên kế hoạch vốn) => dựa vào đó mới có kế hoạch phân bổ vốn chứ. Cho nên không cần băn khoăn 2 trg hợp nêu ra nữa.
 
Last edited by a moderator:
E thấy vấn đề tính dự phòng trượt giá này chưa được rõ lắm. vì E mới tham khảo được một cách tính dự phòng trượt giá của PSG. TS Trần Trịnh Tường nguyên Viện Trưởng viện KT-XD của Bộ xây dựng nhưng cách tính này cũng chỉ để tham khảo vì Nghe thầy nói là đang kiến nghị Bộ XD hướng dẫn cách tính trượt giá này bằng một văn bản chính thức. E gởi kèm lên đây các anh, chị tham khảo để hiểu rõ hơn.
Bạn ngthinhk46: cách tính của Thầy Tường cũng dựa trên kế hoạch phân bổ vốn. nhưng lúc gặp thầy thì E lại quên hỏi vấn đề này:

Đây là cách tính của thầy Tường
Tài liệu tham khảo của PGS.TS Trần Trịnh Tường – Nguyên viện trưởng viện KT-XD Bộ XD​
HƯỚNG DẪN CÁCH TÍNH CHỈ SỐ TRƯỢT GIÁ
(NĐ99/2007 và các văn bản hướng dẫn thực hiện)
VD: Có một dự án XD dân dụng công trình nhà ở khu vực Hà Nội có tổng vốn đầu tư 450tỷ đồng. thời điểm lập dự án: 2007, kế hoạch tiến độ thực hiện dự án là 4 năm, phân bổ như sau:

Bảng 1: Kế hoạch phân bổ vốn theo tiến độ thực hiện:
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu vốn đầu tư
Kế hoạch tiến độ thực hiện (năm)
2008 2009 2010 2011
80 150 160 60​

Bước 1: Dựa trên chỉ số giá XD gốc (năm 2000 là 100) do BXD công bố để xác định chỉ số giá liên hoàn (năm sau so với năm trước) cụ thể:

Bảng 2:
Chỉ tiêu
Chỉ số trượt giá do BXD công bố 2004 2005 2006 2007
139 144 149 165​
Chỉ số trượt giá liên hoàn (năm sau/năm trước) 1,036 1,035 1,107​

Bước 2: Xác định chỉ số trượt giá bình quân hàng năm ít nhất là 3 năm trước thời điểm lập dự án

(1,036 + 1,035 + 1,107) /3 = 1,059​
Bước 3: Xác định chỉ số trượt giá từng năm sau khi triển khai thực hiện dự án:
1/ Chỉ số trượt giá bình quân năm thứ nhất = 1,095
2/ Chỉ số trượt giá bình quân năm thứ hai = 1,121 (1,095 x 1,095)
3/ Chỉ số trượt giá bình quân năm thứ ba = 1,187 (1,121 x 1,095)
4/ Chỉ số trượt giá bình quân năm thứ tư = 1,258 (1,187 x 1,095)

Bước 4: Xác định đầu tư phân bổ hàng năm đã bao gồm trượt giá:
1/ Vốn đầu tư năm thứ nhất: 80tỷ x 1,095 = 84,720 tỷ
2/ Vốn đầu tư năm thứ hai: 150tỷ x 1,121 = 168,150 tỷ
3/ Vốn đầu tư năm thứ ba: 160tỷ x 1,187 = 189,920 tỷ
4/ Vốn đầu tư năm thứ tư: 60tỷ x 1,125 = 75,480 tỷ

Tổng cộng vốn đầu tư của dự án bao gồm yếu tố trượt giá:
84,720 + 168,150 + 189,920 + 75,480 = 518,270 (tỷ)

Trong đó dự phòng do trượt giá sẽ là:
518,720 – 450 = 68,270 (tỷ) (bằng 11,51% so với tổng mức đầu tư chưa có trượt giá)
 
Last edited by a moderator:
E thấy vấn đề tính dự phòng trượt giá này chưa được rõ lắm. vì E mới tham khảo được một cách tính dự phòng trượt giá của PSG. TS Trần Trịnh Tường nguyên Viện Trưởng viện KT-XD của Bộ xây dựng nhưng cách tính này cũng chỉ để tham khảo vì Nghe thầy nói là đang kiến nghị Bộ XD hướng dẫn cách tính trượt giá này bằng một văn bản chính thức. E gởi kèm lên đây các anh, chị tham khảo để hiểu rõ hơn.
Bạn ngthinhk46: cách tính của Thầy Tường cũng dựa trên kế hoạch phân bổ vốn. nhưng lúc gặp thầy thì E lại quên hỏi vấn đề này:

Đây là cách tính của thầy Tường
Tài liệu tham khảo của PGS.TS Trần Trịnh Tường – Nguyên viện trưởng viện KT-XD Bộ XD​
HƯỚNG DẪN CÁCH TÍNH CHỈ SỐ TRƯỢT GIÁ
(NĐ99/2007 và các văn bản hướng dẫn thực hiện)
VD: Có một dự án XD dân dụng công trình nhà ở khu vực Hà Nội có tổng vốn đầu tư 450tỷ đồng. thời điểm lập dự án: 2007, kế hoạch tiến độ thực hiện dự án là 4 năm, phân bổ như sau:

Bảng 1: Kế hoạch phân bổ vốn theo tiến độ thực hiện:
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu vốn đầu tư
Kế hoạch tiến độ thực hiện (năm)
2008 2009 2010 2011
80 150 160 60​

Bước 1: Dựa trên chỉ số giá XD gốc (năm 2000 là 100) do BXD công bố để xác định chỉ số giá liên hoàn (năm sau so với năm trước) cụ thể:

Bảng 2:
Chỉ tiêu
Chỉ số trượt giá do BXD công bố 2004 2005 2006 2007
139 144 149 165​
Chỉ số trượt giá liên hoàn (năm sau/năm trước) 1,036 1,035 1,107​

Bước 2: Xác định chỉ số trượt giá bình quân hàng năm ít nhất là 3 năm trước thời điểm lập dự án

(1,036 + 1,035 + 1,107) /3 = 1,059​
Bước 3: Xác định chỉ số trượt giá từng năm sau khi triển khai thực hiện dự án:
1/ Chỉ số trượt giá bình quân năm thứ nhất = 1,095
2/ Chỉ số trượt giá bình quân năm thứ hai = 1,121 (1,095 x 1,095)
3/ Chỉ số trượt giá bình quân năm thứ ba = 1,187 (1,121 x 1,095)
4/ Chỉ số trượt giá bình quân năm thứ tư = 1,258 (1,187 x 1,095)

Bước 4: Xác định đầu tư phân bổ hàng năm đã bao gồm trượt giá:
1/ Vốn đầu tư năm thứ nhất: 80tỷ x 1,095 = 84,720 tỷ
2/ Vốn đầu tư năm thứ hai: 150tỷ x 1,121 = 168,150 tỷ
3/ Vốn đầu tư năm thứ ba: 160tỷ x 1,187 = 189,920 tỷ
4/ Vốn đầu tư năm thứ tư: 60tỷ x 1,125 = 75,480 tỷ

Tổng cộng vốn đầu tư của dự án bao gồm yếu tố trượt giá:
84,720 + 168,150 + 189,920 + 75,480 = 518,270 (tỷ)

Trong đó dự phòng do trượt giá sẽ là:
518,720 – 450 = 68,270 (tỷ) (bằng 11,51% so với tổng mức đầu tư chưa có trượt giá)

bài ví dụ mà sao kết quả tính chẳng đúng vậy cà (chổ bôi đỏ sai năm thứ 3 và năm thứ 4), tác giả xem lại dùm nhé
 
Back
Top