Tính giá trị vật tư và chênh lệch vật tư

  • Khởi xướng Khởi xướng son_en
  • Ngày gửi Ngày gửi
S

son_en

Guest
giá gốc và thông báo giá hay giá thị trường? trong khi tính chênh lệch vật tư
 
Last edited by a moderator:
Cho em hỏi một chút với ạ: Em làm dự toán phần áp giá cho khối lượng sắt thép ở bảng chênh lệch vật liệu VDThép tròn D<=10mm,D<=18mm, D>10mm, D>18mm thì áp giá thông báo thế nào?Giúp em với
 
giá gốc và thông báo giá hay giá thị trường? trong khi tính chênh lệch vật tư

Giá gốc là giá xây dựng nên đơn giá tại thời điểm Xd đơn giá.
Giá thông báo là giá tính chênh lệch tại thời điểm lập dự toán so với giá gốc do các cơ quan có thẩm quyền banh hành (hoặc công bố)
Giá thị trường là giá tính chênh lệch tại thời điểm lập dự toán so với giá gốc do k có trong giá thông báo.
(Các khái niệm này chỉ tồn tại trong cơ chế quản lý chi phí theo định mức ban hành)
 
Cho em hỏi một chút với ạ: Em làm dự toán phần áp giá cho khối lượng sắt thép ở bảng chênh lệch vật liệu VDThép tròn D<=10mm,D<=18mm, D>10mm, D>18mm thì áp giá thông báo thế nào?Giúp em với

Trước hết bạn phải xét xem các loại thép trên được phân tích từ mã công việc nào (theo định mức). Sau đó theo bản chất loại thép sử dụng cho công việc đó để áp giá tính chênh lệch. Thông thường loại thép D>10mm thường áp giá loại từ 10-18mm của loại thép sử dụng tương đương.:rolleyes:
 
Bạn giải thích kỹ hơn một chút cho mình với, ý mình muốn thắc mắc ở đây là phần áp giá thông báo cho loại thép D>10mm và D<=18mm đó, Mình muốn hỏi 2 vấn đề:
1.Có phải 2 loại này có thể lấy 1 giá thông báo không hay nói cách khác nó chính là cách viết 18mm>D>10mm.
2.Trong khoảng D này mình có thể lấy giá của loại sắt có D nào cũng được hay là bắt buộc phải mở bản vẽ ra để tra lại loại sắt thép mình đã sử dụng trong công trình để lấy loại sắt chiếm tỷ lệ cao nhất trong khoảng D đó đang được sử dụng trong công trình.
 
Thông thường giá của hai loại này được tính như nhau vì: D<=18 hoặc D>10 là các loại thép D10, D12, D14, D16, D18 . Trong TBG có một số nơi phân biệt các loại thép tròn trơn D6, D8 thì dùng cho giá thép D<=10, các loại thép gai D10 đến D12 thì dùng cho giá thép của loại D<=18, các loại thép gai D13 đến D40 thì dùng cho giá thép D>18. Mình dùng cách này 3 năm nay rồi không thấy ai có ý kiến gì....
 
giá gốc và thông báo giá hay giá thị trường? trong khi tính chênh lệch vật tư
Ở bảng chêch lệch thường dùng giá thông báo của tại địa phương mà công trình xây dựng. Trường hợp trong thông báo giá không có thì bạn có thể lấy báo giá của các hãng sản xuất.
Nhưng theo quy định mới NĐ/99/2007 của Chính phủ thì bạn không phải lăn tăn vấn đề này nữa vì: Theo quy định mới thì việc lập định mức và đơn giá do Chủ đầu tư làm hay thuê tư vấn lập có trách nhiệm về việc lập của mình trước pháp luật. Nhưng theo mình nghĩ tốt nhất là vẫn áp dụng định mức mới công bố, và đơn giá tại địa phương trừ nhưng công việc nào không sát với thực tế thì bạn có thể thay đổi.
 
Cho em hỏi một chút với ạ: Em làm dự toán phần áp giá cho khối lượng sắt thép ở bảng chênh lệch vật liệu VDThép tròn D<=10mm,D<=18mm, D>10mm, D>18mm thì áp giá thông báo thế nào?Giúp em với
Theo mình nghĩ việc áp giá thép đầu tiên bạn phải quan tâm đó là loại thép gì ví dụ: D<=10 CI, D12-16 CII, D>= 18 CIII ( CI, CII, CIII rất quan trọng), xem công trình yêu cầu thép theo tiêu chuẩn gì ( Ý, Nhật...), công ty thép Việt Ý thường sản xuất theo hai tiêu chuẩn Việt Nam, Nhật ( Hai tiêu chuẩn này cường độ khác nhau).
Chúc bạn thành công!
 
Bạn giải thích kỹ hơn một chút cho mình với, ý mình muốn thắc mắc ở đây là phần áp giá thông báo cho loại thép D>10mm và D<=18mm đó, Mình muốn hỏi 2 vấn đề:

Theo tôi nghĩ trong khi lập trong bảng Dự toán thường thì mình đã phân biệt ra loại thép nào rồi: fi6;8;10... để tổng cộng khối lượng để áp vào cho một mã đơn giá nên trong trường hợp này của bạn tốt nhất bạn hãy tách khối lượng thép trong Bảng chênh lệch vật tư ra từng loại fi6;8;10... sau đó áp thông báo gía thép theo Hồ sơ thiết kế yêu cầu chủng loại thép đó thì sẽ là chính xác nhất!
 
Nếu như bạn nói, thì ở bảng dự toán đã tách từng loại fi 6,8,10...nhưng ta vẫn áp 1 loại mã hiệu là <=10, khi tổng hợp vật tư thì do có cùng mã vật liệu nên phần mềm vẫn hiểu là 1 loại mà cộng hết cả vào làm 1. Nhưng theo mình nghĩ ko cần máy móc làm gì, vì hầu như các loại thép giá gần nhau cho nên ta ko cần tách cụ thể như vậy. Tuỳ vào mức độ yêu cầu chính xác của công việc,nếu trong trường hợp ta phải tổng hợp vật tư để lập kế hoạch cung ứng vật tư thì cần phải tách chi tiết, vậy thì có lẽ ta nên quy định lại một chút về mã vật liệu. VD mà vật liệu chung của <=10 là 123456(xin lỗi mình ko có danh mục vật tư ở đây để tra cứu), thì ta thay đổi 1 chút ở bảng phân tích vật tư fi6 là 123456a, fi 8 là 123456b... Quy định thế nào là tuỳ mình để phần mềm có thể hiểu được là lọc ra cho mình dữ liệu chính xác. Không biết cách làm này có ổn ko, mình thường làm như thế này và thấy cũng rất hữu hiệu.
 
Tra loi ban

Tuy vao yêu cầu mà lấy giá. thương thi lấy giá liên sở. Mà bây giờ giá liên sở ra báo giá rất chậm, mà thi trường giá cả rất biến động. Vì vậy bạn nên lấy giá thi trường để tính tiền chênh lệch giá. Chúc ban thành công
 
Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Chỉ huy trưởng công trường
Kích để xem giới thiệu phần mềm thanh quyết toán
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD
Giới thiệu phần mềm Dự toán GXD dùng là thích, kích là sướng

Các bài viết mới

Back
Top