Xin chào cả nhà Giaxaydung. Tôi có tình huống xảy ra thế này mong cả nhà trao đổi và giúp tôi:
- TCT chúng tôi có đầu tư một dự án lớn về nhà ở cao tầng, trong quá trình lập dự án và phê duyệt kế hoạch đấu thầu có hạng mục khung nhôm kính; Trong kế hoạch đấu thầu là tự thực hiện, đơn vị mà cấp thẩm quyền phê duyệt đồng ý cho tự thực hiện thi công khung nhôm kính chỉ là đơn vị cổ phần trong đó TCT chỉ nắm giữ 40% cổ phần, nên không đủ điều kiện theo luật đấu thầu là phải 51% trở lên, bây giờ tôi muốn hỏi các bác tư vấn trong tình huống này như thế nào?
Cá nhân tôi thì chỉ nghĩ còn mỗi cách thay đổi lại kế hoạch đấu thầu vì phương án cho một đơn vị xây lắp trong Tổng đứng ra thì đơn vị làm nhôm kính ( cổ phần ) kia cũng chỉ làm thầu phụ tối đa 30% theo giá trị hợp đồng thôi.
Xin trân trọng cảm ơn cả nhà !
Vâng theo em thì như thế này ạ. Trường hợp này theo em được hiểu là TCT Anh Xe Dap Oi là chủ đầu tư phê duyệt dự án và kế hoạch đấu thầu. Đã phê duyệt kế hoạch đấu thầu gói thầu xây lắp khung nhôm kính là tự thực hiện, nhưng đơn vị cổ phần mà TCT anh ấy có 40% cổ phiếu,
Có 2 trường hợp như sau :
-TH1: nếu Công ty CP đó có 3 cổ đông sáng lập, thì số cổ phiểu đó lại là con số lớn nhất trong các bên cổ đông và ban hội đồng quản trị lắm quyền nếu thuộc Bên TCT (là chủ doanh nghiệp hay người đại diện hợp pháp của DN) anh thì không cần thay đổi kế hoạch đấu thầu. Có thể tổ chức tự thực hiện bình thường.
- TH2: Nếu TCT anh vẫn >50% vốn nhà nước (TCT nhà nước) hoặc
Nếu công ty CP mà bên anh có 40% CP mà chỉ có 2 cổ đông sáng lập ( tức cổ đông còn lại kia chiếm 60% lượng CPhiếu) hay Bên cổ đông kia lắm quyền điều hành ( là chủ doanh nghiệp hay người đại diện hợp pháp của DN) . thì nếu muốn cty CP khung nhôm kính tham gia gói thầu thì buộc phải thay đổi hình thức lựa chọn nhà thầu.
Điều kiện Tự thực hiện đc quy định tại điều 44. nghị định 85 như sau:
Điều 44. Tự thực hiện
Việc áp dụng hình thức tự thực hiện phải được phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu trên cơ sở tuân thủ quy định tại Điều 23 của Luật Đấu thầu và điểm a khoản 1 của các Điều 41, Điều 50, Điều 57, Điều 75, Điều 89 và điểm b khoản 2 Điều 45 của Luật Xây dựng và theo quy định cụ thể như sau:
1. Chủ đầu tư phải bảo đảm có đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện toàn bộ công việc thuộc gói thầu và phải bảo đảm việc tự thực hiện của chủ đầu tư mang lại hiệu quả cao hơn so với việc lựa chọn nhà thầu khác để thực hiện gói thầu cũng như phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động và ngành nghề kinh doanh (theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập) phù hợp với yêu cầu của gói thầu;
b) Đủ nhân lực chủ chốt, cán bộ, công nhân kỹ thuật sử dụng cho gói thầu thuộc chủ đầu tư (trừ lao động phổ thông); đủ máy móc, thiết bị dùng để thi công gói thầu và phải thuộc sở hữu của chủ đầu tư hoặc chủ đầu tư phải chứng minh được khả năng huy động được máy móc, thiết bị dùng cho gói thầu đáp ứng yêu cầu về tiến độ thực hiện gói thầu.
2. Chủ đầu tư lựa chọn theo quy định của Luật Đấu thầu một nhà thầu tư vấn giám sát độc lập với chủ đầu tư về tổ chức và tài chính theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau:
a) Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định các nội dung công việc phải được giám sát khi thực hiện, chủ đầu tư phải lựa chọn tư vấn giám sát theo quy định; trong trường hợp không có tư vấn giám sát độc lập quan tâm hoặc không lựa chọn được tư vấn giám sát độc lập do gói thầu được thực hiện tại các vùng sâu, vùng xa theo quy định của pháp luật hiện hành liên quan, gói thầu có giá trị nhỏ dưới 1 tỷ đồng thì chủ đầu tư phải thực hiện giám sát cộng đồng theo quy định của pháp luật về giám sát đầu tư của cộng đồng;
b) Trường hợp áp dụng hình thức tự thực hiện đối với các gói thầu cải tạo, sửa chữa lớn các thiết bị, dây chuyền sản xuất không bắt buộc phải thuê tư vấn giám sát.
Chủ đầu tư phải cung cấp các hồ sơ cần thiết để nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Nhà thầu tư vấn giám sát có nhiệm vụ sau đây:
a) Giám sát việc thực hiện gói thầu của chủ đầu tư theo đúng phương án, giải pháp thực hiện mà chủ đầu tư đã đưa ra;
b) Kiểm tra các loại hàng hóa, vật tư, thiết bị dùng cho gói thầu;
c) Nghiệm thu khối lượng công việc do chủ đầu tư thực hiện làm cơ sở cho việc thanh toán.
4. Trong quá trình thực hiện, nếu chủ đầu tư bị phát hiện chuyển nhượng khối lượng công việc với tổng số tiền cao hơn 10% giá trị tự thực hiện thì chủ đầu tư bị đánh giá là không đủ năng lực tự thực hiện gói thầu và vi phạm khoản 14 Điều 12 của Luật Đấu thầu.