tình huống trong đấu thầu

manh_c16

Thành viên mới
Tham gia
23/6/09
Bài viết
4
Điểm thành tích
1
Có người bạn tham gia tư vấn đấu thầu một dự án, trong hồ sơ dự thầu của các nhà thầu có hai nhà thầu có hồ sơ dự thầu về cơ bản là giống nhau, vậy trong tình huống này có được xem là thông thầu hay không? nếu xem là thông thầu thì giải quyết vấn đề hai nhà thầu này như thế nào?
 

uct_phamdat

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
28/12/08
Bài viết
33
Điểm thành tích
8
Website
www.
Nói mồm là một chuyện, hồ sơ giống nhau thì sao? căn cứ nào chứng minh là thông thầu.
hãy cẩn thận. án tại hồ sơ. giải quyết về vấn đề chấm điểm cứ theo thang điểm mà chấm. còn pháp luật thì........ phải tìm bằng chứng và căn cứ
 

manh_c16

Thành viên mới
Tham gia
23/6/09
Bài viết
4
Điểm thành tích
1
uhm! cảm ơn bạn, Nghĩa là dẫu có hồ sơ giống hoàn toàn nhau thì vẫn tiến hành chấm theo thang điểm, tại mình nghe một anh nói rằng nếu 2 bộ hồ sơ có thuyết minh biện pháp giống nhau thì bị loại hồ sơ của cả 2 nhà thầu, mình thấy điều này không đúng lắm vì như bạn nói là không đủ bằng chứng, còn biện pháp thi công thì do nhà thầu lập ra trên cơ sở năng lực và kinh nghiệm của mỗi nhà thầu có liên quan gì tới nhau đâu?
 

mhientb

Thành viên năng động
Tham gia
24/1/08
Bài viết
68
Điểm thành tích
6
Có người bạn tham gia tư vấn đấu thầu một dự án, trong hồ sơ dự thầu của các nhà thầu có hai nhà thầu có hồ sơ dự thầu về cơ bản là giống nhau, vậy trong tình huống này có được xem là thông thầu hay không? nếu xem là thông thầu thì giải quyết vấn đề hai nhà thầu này như thế nào?

Chúng tôi đã gặp tình huống tương tự đối với 1 gói thầu xây dựng nhà công vụ. Đến thời điểm nhận hồ sơ thầu, có 4 công ty mang theo hồ sơ dự thầu và thuê cùng 1 xe hơi đến nộp. Chúng tôi vẫn tiếp tục làm theo quy trình đấu thầu cho đến khi đánh giá hồ sơ thì phát hiện ra rằng cả 4 bộ hồ sơ trên giống nhau. Tất nhiên là không thể giống nhau 100% mà có một số dấu hiệu như sai chính tả như nhau. Câu cú diễn đạt, điểm đặt dấu chấm, phảy, xuống dòng v.v... về một số nội dung giống nhau. Tậm chí còn phát hiện có chỗ giống nhau cả lỗi của máy photocopy. Trường hợp này, chúng tôi xem xét rất kỹ, cứ y như mình là cán bộ điều tra vậy. Cuối cùng, chúng tôi mời cả 4 công ty lên và tổ chức cuộc họp 4 mặt, một lời gọi là để làm rõ. Tất cả 4 đại diện dự thầu không chính thức công nhận là hồ sơ giống nhau, nhưng cũng không thể biện luận là khác nhau và lại càng không thể giải thích được tại sao giống nhau. Cuối cùng là gợi mở cho họ là chủ đầu tư sẽ đấu thầu lại. Tại biên bản của cuộc họp làm rõ này, các nhà thầu tự nguyện xin rút, không tiếp tục tahm dự thầu để bảo toàn danh dự các bên. Chúng tôi lập biên bản và báo cáo xin hủy thầu, đấu thầu lại.
Đây là kinh nghiệm thực tế, không biết có giúp ích gì cho bạn không. Chỉ xin lưu ý bạn rằng làm thế nào để họ tự nguyện xin rút mới là điều quan trọng.
 
H

hocvattu

Guest
Xử lý tình huống Giá chào thầu vượt giá gói thầu được duyệt

- Bên mời thầu (BMT) tổ chức đấu thầu rộng rãi Gói thầu 1 (GT 1) mua sắm hàng hóa quy mô nhỏ được có giá gói thầu được duyệt: 700 trđg. Giá đánh giá thấp nhất Nhà thầu A là 900 trđg và Nhà thầu B là 1.000 trđg và trong trường hợp này thì BMT, Chủ đầu tư, Người quyết định đầu tư là Giám đốc Công ty.
- Tổ Chuyên gia đấu thầu và Tổ Thẩm định đấu thầu GT 1 (Tổ CGĐT; Tổ TĐĐT) thống nhất đề nghị BMT: Đề nghị mời Nhà thầu A có giá đánh giá thấp nhất (900 trđg) vào đàm phán về giá chào thầu GT 1 nhưng phải bảo đảm giá sau đàm phán không được vượt giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch thấp nhất. Và BMT điều chỉnh giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu đã duyệt là 900 trđg (do giá gói thầu thấp, không phù hợp với giá thi trường và khi kết quả đàm phán giá chào thầu GT 1 với Nhà thầu A là 900 trđg. Trường hợp BMT đàm phán với Nhà thầu A không thành công thì mời Nhà thầu có giá đánh giá thấp tiếp theo vào đàm phán (thực hiện theo Điểm c, Khoản 6, Điều 70: Xử lý tình huống trong đấu thầu - NĐ 85/2009/NĐ/CP ngày 15/10/2009).
- Xin hỏi và nhờ ACE tư vấn gúip:
1. BMT (Giám đốc giao cho Phòng Vật tư) lập công văn mời Nhà thầu A và đàm phán về giá chào thầu GT 1 với Nhà thầu A; trường hợp kết quả đàm phán (Biên bản đàm phán) với Nhà thầu A là 900 trđg thì Phòng Vật tư lập, trình duyệt Giám đốc thủ tục tiếp theo là: Quyết định phê duyệt lại giá GT 1 là 900 trđg; Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu GT 1 là 900 trđg và Thông báo trúng thầu là 900 trđg và như vậy có đúng quy định hiện hành không ?
Hay Tổ CGĐT GT 1 phải mời, đàm phán về giá chào thầu GT 1 với Nhà thầu A; lập Biên bản đàm phán với Nhà thầu A; trình Biên bản đàm phán này cho Tổ TĐĐT GT 1 và Tổ TĐĐT GT 1 lập Báo cáo thẩm định về thẩm định kết quả đàm phán với Nhà thầu A sau đó Giám đốc phê duyệt kết quả đấu thầu GT 1 và Thông báo kết quả đấu thầu GT 1 cho Nhà thầu A ?
2. Trường hợp BMT đàm phán với Nhà thầu A không thành (vì lý do nào đó) thì BMT mời Nhà thầu có giá đánh giá thấp tiếp theo (Nhà thầu B) vào đàm phán và trong trường hợp này thì giá đàm phán tối đa với Nhà thầu B là 1.000 trđg hay là 900 trđg ?
 

Top