Tình huống quyết toán

  • Khởi xướng Khởi xướng napro
  • Ngày gửi Ngày gửi
Việc như anh thangcola113 nêu ra với HĐ trọn gói như thế thì rõ ràng theo quy định về thẩm tra, quyết toán, là Kiểm toán độc lập không thể giảm trừ chỗ sai này được. Thế nhưng, trong báo cáo kiểm toán phải nêu ra được chỗ sai, giá trị chưa phù hợp là bao nhiêu.
Còn cách tiếp cận vấn đề của Kiểm toán Nhà nước khác với cách tiếp cận của Kiểm toán độc lập. Do không hiểu rõ quy trình cũng như cách xử lý của KTNN nên em xin không đề cập đến vấn đề này.
Thực tế kinh nghiệm còn ít nên e cũng chưa rõ lắm về đoạn bôi đỏ.
E không hiểu "kiểm toán độc lập không thể giảm trừ chỗ sai này" và "việc nêu ra trong báo cáo kiểm toán chỗ sai", 2 cái này hình như mẫu thuẫn.
Về hình thức của báo cáo kiểm toán, các bác có thể tham khảo thêm chuẩn mực số 700- báo cáo kiểm toán.
Phần xử lý thu hồi sau khi có báo cáo kiểm toán e cũng chưa rõ, mong các bác trao đổi thêm.
Việc nhà thầu quyết toán đúng và đủ theo hợp đồng trọn gói với CĐT(100m) trong khi có thể làm ít hơn so với hợp đồng (50m), cái này e vẫn thắc mắc? Nếu nhà thầu không phải hoàn trả chênh lệch thì chênh lệch này CĐT và các đơn vị liên quan phải bỏ tiền tùi ra trả? Hình như thực tế xử lý hoàn toàn khác xa so với lý thuyết này, e thấy chênh lệch toàn thu hồi của nhà thầu.
 
Theo tôi, thất thoát này chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm trước pháp luật (NĐ 85 cũng đã quy định rồi). Thất thoát này nhà thầu không phải chịu trách nhiệm, nghĩa là thanh tra kiểm toán không thể kiến nghị thu hồi của nhà thầu 1 nửa tiền do thực tế nghiệm thu được chỉ là 50m (vì hợp đồng được ký kết theo hình thức trọn gói).
Trước hết, cho phép em được cảm ơn thầy về những bài viết cực hay trên diễn đàn, điều mà chúng em luôn cho là những tài liệu, chứng cứ quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thực tiễn.

Tuy nhiên, thưa thầy, với Kiểm toán Nhà nước là bắt buộc thu hồi giá trị sai lệch này nếu bị phát hiện, với bất kỳ hình thức hợp đồng nào. Kiểm toán Nhà nước khi làm việc thường cũng sẽ đi hiện trường để kiểm tra thực tế, do đó nếu hồ sơ thiết kế với khối lượng là A, thẩm tra, phê duyệt thiết kế, mời thầu, ký kết hợp đồng, nghiệm thu, thanh quyết toán là A, nhưng khi đi thực tế đã chứng minh khối lượng chỉ là B (ở đây giả định B<A về mặt số học) thì Kiểm toán buộc phải thu hồi phần khối lượng C=A-B. Đương nhiên là sẽ kèm theo là đánh giá kết luận sự không trung thực, quản lý yếu kém hoặc đánh giá có biểu hiện tiêu cực trong công tác quản lý dự án đầu tư của các bên có liên quan.

Đó là nguyên tắc làm việc của Kiểm toán Nhà nước. Bởi họ có quyền làm điều đó, được trực tiếp Quốc hội giao nhiệm vụ (trước kia là Chính phủ nhưng giờ... quyền còn to hơn)

Tất nhiên, chúng ta bàn ở đây dưới nhiều góc độ khác nhau. Ví dụ ở một góc độ khác: Kiểm toán độc lập tiến hành kiểm toán để thẩm tra, phê duyệt quyết toán đối với dự án có hình thức hợp đồng trọn gói sử dụng vốn nhà nước thì về nguyên tắc sẽ chỉ đối chiếu các yêu cầu, nội dung công việc, khối lượng công việc hoàn thành, đơn giá trong bản tính giá trị đề nghị quyết toán A-B với các yêu cầu, nội dung công việc, khối lượng, đơn giá ghi trong hợp đồng, bản tính giá hợp đồng và các tài liệu kèm theo hợp đồng. Khi nhà thầu thực hiện đầy đủ các yêu cầu, nội dung công việc, đúng khối lượng công việc hoàn thành và đơn giá ghi trong hợp đồng, bản tính giá hợp đồng; thì giá trị quyết toán đúng bằng giá trọn gói của hợp đồng đã ký. Không chiết tính lại khối lượng cũng như đơn giá chi tiết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quyết định trúng thầu.

Nhưng với Kiểm toán Nhà nước khi tiến hành Kiểm toán dự án đầu tư xây dựng công trình thì... không làm thế. Họ sẽ "lột" toàn bộ tất cả các vấn đề có liên quan - nhằm mục đích duy nhất là bảo đảm hợp lý - tiết kiệm.

Anh em nào quan tâm, xin dành 10 phút để đọc tài liệu đính kèm sau sẽ thấy toàn cảnh các công việc của Kiểm toán Nhà nước (lưu ý tập trung nhất ở các phụ lục đi kèm).
 

File đính kèm

Mà hình như đang lan man bàn sang vấn đề khác mất rồi. Các bài viết thảo luận gần đây chẳng có liên quan gì đến các nội dung mà anh gì đó ở Trang 1 xin ý kiến trao đổi cả.
 
Thực tế kinh nghiệm còn ít nên e cũng chưa rõ lắm về đoạn bôi đỏ.
E không hiểu "kiểm toán độc lập không thể giảm trừ chỗ sai này" và "việc nêu ra trong báo cáo kiểm toán chỗ sai", 2 cái này hình như mẫu thuẫn.
Về hình thức của báo cáo kiểm toán, các bác có thể tham khảo thêm chuẩn mực số 700- báo cáo kiểm toán.
Phần xử lý thu hồi sau khi có báo cáo kiểm toán e cũng chưa rõ, mong các bác trao đổi thêm.
Việc nhà thầu quyết toán đúng và đủ theo hợp đồng trọn gói với CĐT(100m) trong khi có thể làm ít hơn so với hợp đồng (50m), cái này e vẫn thắc mắc? Nếu nhà thầu không phải hoàn trả chênh lệch thì chênh lệch này CĐT và các đơn vị liên quan phải bỏ tiền tùi ra trả? Hình như thực tế xử lý hoàn toàn khác xa so với lý thuyết này, e thấy chênh lệch toàn thu hồi của nhà thầu.

Theo mình thì chỗ này sẽ xử lý như này nhé:
- Giá trị quyết toán giữa nguyên, không có chênh lệch về giá trị, công nợ và tài sản không chênh lệch bởi vì bạn biết rồi đấy, quy trình thẩm tra 56/2008/TT-BTC và theo 19/2011/TT-BTC đối với HĐ trọn gói thì bạn chỉ được đối chiếu giữa BVHC và BVTK. Nếu 2 cái đó không khác gì nhau thì nhà thầu được thanh toán 100% giá trị hợp đồng. Việc bóc thừa hay thiếu thì nhà thầu "lời ăn, lỗ chịu".
- Trong phần nhận xét của báo cáo kiểm toán bạn sẽ ghi ngoại trừ là dự toán chỗ đấy lập khối lượng là 100m chưa phù hợp (mình hay dùng từ này để mọi thứ nó nhẹ nhàng hơn) với bản vẽ thiết kế và thực tế thi công có khối lượng là 50m. Chênh lệch theo đơn giá hợp đồng ở phần này là xyz đồng. Và đến cuối báo cáo kiểm toán bao giờ cũng có câu là "Trên cơ sở tài liệu được cung cấp, ngoại trừ ảnh hưởng của các vấn đề đã nêu ở mục k theo ý kiến chúng tôi, xét trên khía cạnh trọng yếu, Báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình ABC ), đã phản ánh trung thực và hợp lý tình hình quyết toán vốn đầu tư ...."
Thực tế thì hầu hết các chủ đầu tư thấy vậy đều kí phụ lục hợp đồng để an toàn cho mình hoặc cùng nhà thầu kí biên bản để giảm trừ phần khối lượng này.
 
Last edited by a moderator:
Trước hết, cho phép em được cảm ơn thầy về những bài viết cực hay trên diễn đàn, điều mà chúng em luôn cho là những tài liệu, chứng cứ quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thực tiễn.

Tuy nhiên, thưa thầy, với Kiểm toán Nhà nướcbắt buộc thu hồi giá trị sai lệch này nếu bị phát hiện, với bất kỳ hình thức hợp đồng nào. Kiểm toán Nhà nước khi làm việc thường cũng sẽ đi hiện trường để kiểm tra thực tế, do đó nếu hồ sơ thiết kế với khối lượng là A, thẩm tra, phê duyệt thiết kế, mời thầu, ký kết hợp đồng, nghiệm thu, thanh quyết toán là A, nhưng khi đi thực tế đã chứng minh khối lượng chỉ là B (ở đây giả định B<A về mặt số học) thì Kiểm toán buộc phải thu hồi phần khối lượng C=A-B. Đương nhiên là sẽ kèm theo là đánh giá kết luận sự không trung thực, quản lý yếu kém hoặc đánh giá có biểu hiện tiêu cực trong công tác quản lý dự án đầu tư của các bên có liên quan.

Đó là nguyên tắc làm việc của Kiểm toán Nhà nước. Bởi họ có quyền làm điều đó, được trực tiếp Quốc hội giao nhiệm vụ (trước kia là Chính phủ nhưng giờ... quyền còn to hơn)

Tất nhiên, chúng ta bàn ở đây dưới nhiều góc độ khác nhau. Ví dụ ở một góc độ khác: Kiểm toán độc lập tiến hành kiểm toán để thẩm tra, phê duyệt quyết toán đối với dự án có hình thức hợp đồng trọn gói sử dụng vốn nhà nước thì về nguyên tắc sẽ chỉ đối chiếu các yêu cầu, nội dung công việc, khối lượng công việc hoàn thành, đơn giá trong bản tính giá trị đề nghị quyết toán A-B với các yêu cầu, nội dung công việc, khối lượng, đơn giá ghi trong hợp đồng, bản tính giá hợp đồng và các tài liệu kèm theo hợp đồng. Khi nhà thầu thực hiện đầy đủ các yêu cầu, nội dung công việc, đúng khối lượng công việc hoàn thành và đơn giá ghi trong hợp đồng, bản tính giá hợp đồng; thì giá trị quyết toán đúng bằng giá trọn gói của hợp đồng đã ký. Không chiết tính lại khối lượng cũng như đơn giá chi tiết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quyết định trúng thầu.

Nhưng với Kiểm toán Nhà nước khi tiến hành Kiểm toán dự án đầu tư xây dựng công trình thì... không làm thế. Họ sẽ "lột" toàn bộ tất cả các vấn đề có liên quan - nhằm mục đích duy nhất là bảo đảm hợp lý - tiết kiệm.

Anh em nào quan tâm, xin dành 10 phút để đọc tài liệu đính kèm sau sẽ thấy toàn cảnh các công việc của Kiểm toán Nhà nước (lưu ý tập trung nhất ở các phụ lục đi kèm).
Cám ơn em về bài viết, qua đó tôi đã hiểu thêm chút nữa về "Kiểm toán nhà nước" và "Kiểm toán độc lập". Tôi ủng hộ cách làm của cả KTNN (những đoạn bôi đỏ) và KTĐL (đoạn bôi xanh) vì đó là chức năng và nhiệm vụ của kiểm toán nói chung. Tuy nhiên tôi mong muốn ở kiểm toán cái lớn hơn sự phát hiện chênh lệch C=A-B>0, đó là việc đề xuất đúng (theo các quy định pháp luật) tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm "bồi thường" chênh lệch đó cho nhà nước (tức là cho dân) một cách "tâm phục, khẩu phục". Trên thực tế tôi được biết không ít trường hợp do không cập nhật kịp thời các quy định pháp luật hoặc không tìm hiểu tường tận chúng kiểm toán đã đưa ra các đề xuất chung chung, thiếu căn cứ pháp lý cụ thể và do đó thiếu sức thuyết phục.
 
Back
Top