Tình huống thanh toán với Liên danh

haanh167

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
24/1/08
Bài viết
18
Điểm tích cực
2
Điểm thành tích
8
Tuổi
46
Khi làm thanh toán, tôi gặp 1 số tình huống sau, nhờ các bác tư vấn.
Liên danh của 3 nhà thầu A( 40%)-B( 30%)-C( 30%) ( nhà thầu A là Leader).

1. Trong thóa thuận Liên danh, hợp đồng không có điều khoản ủy quyền cho Leader A đứng ra nghiệm thu thanh toán công việc với chủ đầu tư, do đó, khi làm thanh toán cho Liên danh này, Chủ đầu đầu tư mặc nhiên hiểu rằng việc nghiệm thu thanh toán sẽ là độc lập đối với từng thành viên trong thành viên, như vậy đúng hay sai?
2. Do chưa thống nhất được phân chia khối lượng khi ký hợp đồng giữa các thành viên, cho nên khi ký hợp đồng có ghi là “ khi nghiệm thu thanh toán sẽ sử dụng tài khoản của Ban điều hành do Liên danh sẽ lập ra sau khi ký hợp đồng”. Tuy nhiên Liên danh lại sử dụng con dấu của Ban điều hành trong biên bản đề nghị thanh toán chứ không sử dụng con dấu của Leader, chủ đầu tư không chấp nhận, như vậy đúng hay sai?( chủ đầu tư nói rằng Ban điều hành chỉ là tên gọi chứ không có tư cachs pháp nhân, chỉ có giá trị tại hiện trường chứ ko có giá trị Pháp lý)
3. Nhà thầu C ( 30% trong Liên danh), thực chat chỉ tham gia trong đấu thầu chứ không tham gia xây lắp, và công việc thực tế do nhà thầu B ( tham gia 30% trong Liên danh) làm. Do đó, sau khi ký hợp đồng, nhà thầu C lại có giấy ủy quyền cho nhà thầu B đứng ra nghiệm thu thanh toán với chủ đầu tư, như vậy đúng hay sai? Vì điều này không có trong hợp đồng và thảo thuận liên danh.
4. Nhà thầu B có ý tưởng là đề nghị Chủ đầu tư điều chuyển khối lượng của nhà thầu C sang . Tuy nhiên nếu điều chuyển thì khối lượng thực hiện của nhà thầu B >nhà thầu A, ( Leader), khi đó giải quyết thế nào
 
Khi làm thanh toán, tôi gặp 1 số tình huống sau, nhờ các bác tư vấn.
Liên danh của 3 nhà thầu A( 40%)-B( 30%)-C( 30%) ( nhà thầu A là Leader).

1. Trong thóa thuận Liên danh, hp đng không có điu khon y quyn cho Leader A đng ra nghim thu thanh toán công vic vi ch đu tư, do đó, khi làm thanh toán cho Liên danh này, Chủ đầu đầu tư mặc nhiên hiểu rằng việc nghiệm thu thanh toán sẽ là độc lập đối với từng thành viên trong thành viên, như vậy đúng hay sai?
Theo ý kiến của mình thì như sau:
Theo TT01/2010-BKh
1. Thành viên đứng đầu liên danh
Các bên nhất trí ủy quyền cho ____ [Ghi tên một bên] làm thành viên đứng đầu liên danh, đại diện cho liên danh trong những phần việc sau ([1]):
[- Ký đơn dự thầu;
- Ký các văn bản, tài liệu để giao dịch với bên mời thầu trong quá trình tham dự thầu, kể cả văn bản đề nghị làm rõ HSMT và văn bản giải trình, làm rõ HSDT;
- Tham gia quá trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;
- Ký đơn kiến nghị trong trường hợp nhà thầu có kiến nghị;
- Các công việc khác trừ việc ký kết hợp đồng ____ [Ghi rõ ni dung các công vic khác (nếu có)]. <Không có điu khon y quyn cho Leader A đng ra nghim thu thanh toán công vic vi ch đu tư>


Do vậy, ở đây không có những điều khoản chi tiết về việc thanh toán nên CĐT sẽ thanh toán cho từng nhà thầu ở từng hạng mục thi công riêng của các nhà thầu.

2. Do chưa thống nhất được phân chia khối lượng khi ký hợp đồng giữa các thành viên, cho nên khi ký hợp đồng có ghi là “ khi nghiệm thu thanh toán sẽ sử dụng tài khoản của Ban điều hành do Liên danh sẽ lập ra sau khi ký hợp đồng”. Tuy nhiên Liên danh li s dng con du ca Ban điu hành trong biên bn đ ngh thanh toán ch không s dng con du ca Leader, chủ đầu tư không chấp nhận, như vậy đúng hay sai?( chủ đầu tư nói rằng Ban điều hành chỉ là tên gọi chứ không có tư cachs pháp nhân, chỉ có giá trị tại hiện trường chứ ko có giá trị Pháp lý)

Con dấu của BĐH là không hợp pháp, nó chỉ sử dụng để điều hành trên công trường thôi. Còn pháp lý chính là con dấu của các nhà thầu liên danh theo Theo Nghị định 85/2009
Điều 18
Tính hợp lệ của thỏa thuận liên danh: trong thỏa thuận liên danh phải phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn, khối lượng công việc phải thực hiện và giá trị tương ứng của từng thành viên trong liên danh, kể cả người đứng đầu liên danh và trách nhiệm của người đứng đầu liên danh, chữ ký của các thành viên, con dấu (nếu có).


3. Nhà thầu C ( 30% trong Liên danh), thực chat chỉ tham gia trong đấu thầu chứ không tham gia xây lắp, và công việc thực tế do nhà thầu B ( tham gia 30% trong Liên danh) làm. Do đó, sau khi ký hợp đồng, nhà thầu C lại có giấy ủy quyền cho nhà thầu B đứng ra nghiệm thu thanh toán với chủ đầu tư, như vậy đúng hay sai? Vì điều này không có trong hợp đồng và thảo thuận liên danh.

Vấn đề này mình chưa chắc chắn, tuy nhiên mình nêu ra 2 Phương án để mọi người thảo luận tiếp:
1. Về mặt lí thuyết (pháp luật không cấm hỗ trợ nhau trong quá trình thực hiện): Nhà thầu B có thể thi công phần khối lượng của nhà thầu C, tuy nhiên nhà thầu C vẫn phải chịu trách nhiệm về mặt pháp lí trong quá trình nghiệm thu, thanh quyết toán với CĐT
2. Nếu xét đến luật đấu thầu: Theo nghị định 85/2009 Cp Nhà thầu C sẽ Vi phạm quy định tại khoản 14 Điều 12 của Luật Đấu thầu, cụ thể như sau:
- Nhà thầu sử dụng tên, chữ ký, con dấu của mình nhằm hợp pháp hóa hồ sơ dự thầu của mình tham gia đấu thầu hình thức nhằm phục vụ cho một nhà thầu khác trúng thầu;
- Nhà thầu cho nhà thầu khác sử dụng tên, chữ ký, con dấu của mình; nhà thầu sử dụng tên, chữ ký, con dấu của nhà thầu khác để tạo thành một liên danh tham gia đấu thầu, sau khi trúng thầu thì không thực hiện theo văn bản thỏa thuận liên danh; trừ trường hợp hợp đồng có quy định khác;
- Nhà thầu chuyển nhượng cho nhà thầu khác trên 10% giá trị phải thực hiện (sau khi trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ) nêu trong hợp đồng đã ký;
- Chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận để nhà thầu chuyển nhượng công việc thuộc trách nhiệm thực hiện của nhà thầu, trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ đã kê khai trong hợp đồng.

4. Nhà thầu B có ý tưởng là đề nghị Chủ đầu tư điều chuyển khối lượng của nhà thầu C sang . Tuy nhiên nếu điều chuyển thì khối lượng thực hiện của nhà thầu B >nhà thầu A, ( Leader), khi đó giải quyết thế nào.
Nếu như 2 PA trên thì:
1. Liên danh là sự hợp tác với nhau trong tổng thể phạm vi công việc của gói thầu. Nhà thầu A đang là người đứng đầu liên danh nên sẽ chịu trách nhiệm thi công những công việc chính và chủ chốt của gói thầu, Vậy khi nhà thầu B đòi chuyển khối lượng của C sang thì cần có sự thỏa thuận với nhau trong liên danh. Miễn sao không vi phạm lợi ích của nhau.
2. Ý tưởng này là không được.

Mời mọi người thảo luận tiếp.
 
1. Trong thóa thuận Liên danh, hợp đồng không có điều khoản ủy quyền cho Leader A đứng ra nghiệm thu thanh toán công việc với chủ đầu tư, do đó, khi làm thanh toán cho Liên danh này, Chủ đầu đầu tư mặc nhiên hiểu rằng việc nghiệm thu thanh toán sẽ là độc lập đối với từng thành viên trong thành viên, như vậy đúng hay sai?
Nếu nhìn nhận theo góc độ khách quan, thì cách làm của chủ đầu tư (thanh toán độc lập với từng thành viên trong liên danh) là phù hợp và đúng nghĩa. Tuy nhiên, để bảo đảm thuận lợi, đơn giản trong quá trình tổ chức thi công, nghiệm thu, thanh toán, các bên có thể bổ sung điều khoản giao cho thành viên A đứng ra nghiệm thu, thanh toán. Không sao cả.
2. Do chưa thống nhất được phân chia khối lượng khi ký hợp đồng giữa các thành viên, cho nên khi ký hợp đồng có ghi là “ khi nghiệm thu thanh toán sẽ sử dụng tài khoản của Ban điều hành do Liên danh sẽ lập ra sau khi ký hợp đồng”. Tuy nhiên Liên danh lại sử dụng con dấu của Ban điều hành trong biên bản đề nghị thanh toán chứ không sử dụng con dấu của Leader, chủ đầu tư không chấp nhận, như vậy đúng hay sai?( chủ đầu tư nói rằng Ban điều hành chỉ là tên gọi chứ không có tư cách pháp nhân, chỉ có giá trị tại hiện trường chứ ko có giá trị Pháp lý)
Nếu chưa thống nhất được phân chia khối lượng của liên danh thì cơ sở đâu để đánh giá tỷ lệ A-B-C là 40%-30%-30%, cơ sở đâu để đánh giá năng lực của từng thành viên khi tham gia đấu thầu? Đây là một sai phạm lớn trong quá trình đấu thầu mà chủ đầu tư đã mắc phải?
Đồng ý sẽ sử dụng tài khoản của Ban điều hành do Liên danh lập ra trong hợp đồng là không vi phạm luật. Nhưng đề nghị thanh toán thì không thể sử dụng con dấu này được. Chắc chắn đây chỉ là con dấu vuông, chữ nhật hay hình dạng méo mó bất kỳ chứ không thể là dấu tròn. Ban điều hành làm gì có dấu pháp nhân? Dấu này không có giá trị pháp lý, kể cả tại hiện trường bởi ai cũng có thể khắc được. Con dấu trong hồ sơ thanh toán phải là dấu và chữ ký của cả 3 nhà thầu hoặc là 1 nhà đại diện (gọi là đại diện liên danh) được ủy quyền theo quy định. Như vậy, cách làm của Chủ đầu tư là hoàn toàn đúng.
3. Nhà thầu C ( 30% trong Liên danh), thực chat chỉ tham gia trong đấu thầu chứ không tham gia xây lắp, và công việc thực tế do nhà thầu B ( tham gia 30% trong Liên danh) làm. Do đó, sau khi ký hợp đồng, nhà thầu C lại có giấy ủy quyền cho nhà thầu B đứng ra nghiệm thu thanh toán với chủ đầu tư, như vậy đúng hay sai? Vì điều này không có trong hợp đồng và thảo thuận liên danh.
Việc ủy quyền cho nhà thầu B đứng ra nghiệm thu thanh toán khối lượng của nhà thầu C với chủ đầu tư sau khi ký hợp đồng (nếu trong thỏa thuận liên danh không quy định) có thể được chấp nhận nếu được sự đồng ý của chủ đầu tư, lưu ý là đây chỉ là đứng ra nghiệm thu thanh toán nhé. Còn nếu bị phát hiện vi phạm về chuyển nhượng khối lượng thực hiện thì không chỉ C mà cả Chủ đầu tư và TVGS đều vi phạm luật.
4. Nhà thầu B có ý tưởng là đề nghị Chủ đầu tư điều chuyển khối lượng của nhà thầu C sang . Tuy nhiên nếu điều chuyển thì khối lượng thực hiện của nhà thầu B >nhà thầu A, ( Leader), khi đó giải quyết thế nào.
Nếu chủ đầu tư đồng ý thì không sao cả. Đương nhiên là chủ đầu tư phải xét đến năng lực của nhà thầu B này mới được quyền quyết định. Khối lượng thực hiện của nhà thầu B>A không ảnh hưởng gì đến hòa bình thế giới cả.

@all: Tôi đoán nhà thầu C thực chất mạnh nhất. Nhà thầu A tham gia độc lập và nhà thầu B là yếu nhất.

Hoan nghênh và đồng tình với cách giải thích của CE114-04
 
Cám ơn các bác!
Nếu chưa thống nhất được phân chia khối lượng của liên danh thì cơ sở đâu để đánh giá tỷ lệ A-B-C là 40%-30%-30%, cơ sở đâu để đánh giá năng lực của từng thành viên khi tham gia đấu thầu? Đây là một sai phạm lớn trong quá trình đấu thầu mà chủ đầu tư đã mắc phải

EM xin đính chính ý này 1 chút:
Không có khối lượng cụ thể ở đây tức là chưa nêu rõ phân đoạn cụ thể mà các nhà thầu đảm nhận. Vì đây là gói thầu đường theo tuyến, cho nên trong thỏa thuận liên danh chỉ nêu về khối lượng đảm nhận chứ chưa phân định rõ phân đoạn cụ thể.

Về con dấu của Ban điều hành, như bác nguyenhuutrinh đã nói, nhà thầu này vẫn khắc con dấu tròn bác ạ!
 
Cám ơn các bác!
Nếu chưa thống nhất được phân chia khối lượng của liên danh thì cơ sở đâu để đánh giá tỷ lệ A-B-C là 40%-30%-30%, cơ sở đâu để đánh giá năng lực của từng thành viên khi tham gia đấu thầu? Đây là một sai phạm lớn trong quá trình đấu thầu mà chủ đầu tư đã mắc phải

EM xin đính chính ý này 1 chút:
Không có khối lượng cụ thể ở đây tức là chưa nêu rõ phân đoạn cụ thể mà các nhà thầu đảm nhận. Vì đây là gói thầu đường theo tuyến, cho nên trong thỏa thuận liên danh chỉ nêu về khối lượng đảm nhận chứ chưa phân định rõ phân đoạn cụ thể.

Về con dấu của Ban điều hành, như bác nguyenhuutrinh đã nói, nhà thầu này vẫn khắc con dấu tròn bác ạ!

Đây lại là 1 điểm bất hợp lí của liên danh A-B-C này, Luật cũng đã chỉ ra rõ ràng rồi. đó là trong thỏa thuận liên danh phải phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn, khối lượng công việc phải thực hiện và giá trị tương ứng của từng thành viên trong liên danh, kể cả người đứng đầu liên danh và trách nhiệm của người đứng đầu liên danh, chữ ký của các thành viên, con dấu.
1. Thứ nhất: Mình giả sử khi làm hồ sơ dự thầu + dự toán dự thầu, 1 nhà thầu đứng ra làm hết, hay 3 nhà thầu làm chia ra 3 phần sau đó kết hợp lại để hoàn thiện?
- Nếu 1 nhà thầu làm hết, 2 nhà thầu kia sẽ trả toàn bộ chi phí thì quá đơn giản? Tuy nhiên cái mình muốn nói là sự vô trách nhiệm trong quá trình làm hồ sơ. Phó mặc hết cho 1 bên làm là không thể trong thời buổi hiện nay.
- Nếu chia ra 3 phần cho cả 3 bên thì mặc nhiên ngay từ khâu làm hồ sơ 3 nhà thầu đã phân chia ra từng mảng, từng bộ phận công việc cho nhau để thực hiện.
2. Thứ hai: Khi làm hồ sơ xong, chả lẽ các bên không ngồi lại kiểm tra và phân chia chính thức lại khối lượng cho mình, vì lúc này dự toán xong xuôi, tất cả đều làm việc trên số tiền tổng đó.
3. Thứ 3: Trong quá trình làm hồ sơ nghiễm nhiên các bên đã có thể hình dung ra những khó khăn trong quá trình thi công gói thầu đó. Nếu không có sự phân chia thì khả năng sau này rất có thể dẫn đến đấu đá, tị nạnh,gây ảnh hưởng đến tiến độ gói thầu.
4. Thứ 4: Chủ đầu tư, cũng như ban kiểm định hồ sơ thầu và ban chấm thầu trong trường hợp này đã làm không tốt công việc của mình. Nếu như làm công trình vốn ngân sách nhà nước thì mình càng phê phán vì sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân chúng ta.

Thân ái
 
Vấn đề này mình chưa chắc chắn, tuy nhiên mình nêu ra 2 Phương án để mọi người thảo luận tiếp:
1. Về mặt lí thuyết (pháp luật không cấm hỗ trợ nhau trong quá trình thực hiện): Nhà thầu B có thể thi công phần khối lượng của nhà thầu C, tuy nhiên nhà thầu C vẫn phải chịu trách nhiệm về mặt pháp lí trong quá trình nghiệm thu, thanh quyết toán với CĐT
2. Nếu xét đến luật đấu thầu: Theo nghị định 85/2009 Cp Nhà thầu C sẽ Vi phạm quy định tại khoản 14 Điều 12 của Luật Đấu thầu, cụ thể như sau:
- Nhà thầu sử dụng tên, chữ ký, con dấu của mình nhằm hợp pháp hóa hồ sơ dự thầu của mình tham gia đấu thầu hình thức nhằm phục vụ cho một nhà thầu khác trúng thầu;
- Nhà thầu cho nhà thầu khác sử dụng tên, chữ ký, con dấu của mình; nhà thầu sử dụng tên, chữ ký, con dấu của nhà thầu khác để tạo thành một liên danh tham gia đấu thầu, sau khi trúng thầu thì không thực hiện theo văn bản thỏa thuận liên danh; trừ trường hợp hợp đồng có quy định khác;
- Nhà thầu chuyển nhượng cho nhà thầu khác trên 10% giá trị phải thực hiện (sau khi trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ) nêu trong hợp đồng đã ký;
- Chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận để nhà thầu chuyển nhượng công việc thuộc trách nhiệm thực hiện của nhà thầu, trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ đã kê khai trong hợp đồng.


Mời mọi người thảo luận tiếp.

2 ý đầu thì mình thống nhất với giải đáp của bạn. Tuy nhiên ở phần này mình thấy không phải là 2 phương án mà chỉ là cách làm đối phó và thường được các nhà thầu áp dụng trong trường hợp liên danh mà thôi.
Bạn CE114-04 đã nêu ra những điểm xử phạt của nghị định 85/2009/NĐ-CP trong trường hợp nhà thầu chuyển nhượng phần khối lượng công việc mình phải thực hiện cho nhà thầu khác ( 10% là đã bị phạt nặng và liên đới trách nhiệm đến GS, CĐT rồi )

EM xin đính chính ý này 1 chút:
Không có khối lượng cụ thể ở đây tức là chưa nêu rõ phân đoạn cụ thể mà các nhà thầu đảm nhận. Vì đây là gói thầu đường theo tuyến, cho nên trong thỏa thuận liên danh chỉ nêu về khối lượng đảm nhận chứ chưa phân định rõ phân đoạn cụ thể.

Ở công trình thi công theo tuyến như thế này các nhà thầu liên danh phải phân chia ra phần khối lượng và tương ứng với đó là giá trị của mỗi bên sẽ đảm nhận. Mình thấy liên danh này có quá nhiều bất cập và không rõ ràng.
 
Đây lại là 1 điểm bất hợp lí của liên danh A-B-C này, Luật cũng đã chỉ ra rõ ràng rồi. đó là trong thỏa thuận liên danh phải phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn, khối lượng công việc phải thực hiện và giá trị tương ứng của từng thành viên trong liên danh, kể cả người đứng đầu liên danh và trách nhiệm của người đứng đầu liên danh, chữ ký của các thành viên, con dấu.
1. Thứ nhất: Mình giả sử khi làm hồ sơ dự thầu + dự toán dự thầu, 1 nhà thầu đứng ra làm hết, hay 3 nhà thầu làm chia ra 3 phần sau đó kết hợp lại để hoàn thiện?
- Nếu 1 nhà thầu làm hết, 2 nhà thầu kia sẽ trả toàn bộ chi phí thì quá đơn giản? Tuy nhiên cái mình muốn nói là sự vô trách nhiệm trong quá trình làm hồ sơ. Phó mặc hết cho 1 bên làm là không thể trong thời buổi hiện nay.
- Nếu chia ra 3 phần cho cả 3 bên thì mặc nhiên ngay từ khâu làm hồ sơ 3 nhà thầu đã phân chia ra từng mảng, từng bộ phận công việc cho nhau để thực hiện.
2. Thứ hai: Khi làm hồ sơ xong, chả lẽ các bên không ngồi lại kiểm tra và phân chia chính thức lại khối lượng cho mình, vì lúc này dự toán xong xuôi, tất cả đều làm việc trên số tiền tổng đó.
3. Thứ 3: Trong quá trình làm hồ sơ nghiễm nhiên các bên đã có thể hình dung ra những khó khăn trong quá trình thi công gói thầu đó. Nếu không có sự phân chia thì khả năng sau này rất có thể dẫn đến đấu đá, tị nạnh,gây ảnh hưởng đến tiến độ gói thầu.
4. Thứ 4: Chủ đầu tư, cũng như ban kiểm định hồ sơ thầu và ban chấm thầu trong trường hợp này đã làm không tốt công việc của mình. Nếu như làm công trình vốn ngân sách nhà nước thì mình càng phê phán vì sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân chúng ta.

Thân ái

Thực tế thì vấn đề này không quá tiêu cực như vậy, tất nhiên xét trên lý thuyết thì khi làm hồ sơ dự thầu, mọi thứ tất nhiên phải được sự thống nhất giữa các thành viên trong liên danh, nhưng thực tế, về khối lượng thực hiện đối với từng nhà thầu đối với các gói thầu xây lắp đường theo tuyến cũng không phải là lúc nào cũng sẽ phân chia chính xác ngay từ đầu về vị trí đảm nhận trên tuyến. Đã là theo tuyến, ắt sẽ có những vị thuận lợi, những vị trí khó khăn khi thi công; sẽ có những hạng mục khó, hạng mục dễ thực hiện. DO vậy, từ khi thành lập liên danh, các nhà thầu nếu chưa phân định được rõ ai sẽ thực hiện những việc khó khăn ấy cũng là dễ hiểu ( CĐT cũng không thể ép, vì trong luật chỉ ghi là CÓ PHÂN CHIA KHỐI LƯỢNG cho mỗi thành viên, chứ cụ thể đến đâu thì cũng không nói tới). Miễn làm sao tất cả 100% khối lượng đều xuất hiện trong hồ sơ dự thầu. Và việc của CĐT chỉ là trước khi triển khai thi công, biết được nhà thầu nào sẽ đảm nhận vị trí cụ thể nào để quản lý.
 
Về con dấu của Ban điều hành, như bác nguyenhuutrinh đã nói, nhà thầu này vẫn khắc con dấu tròn bác ạ!
Không thể được phép sử dụng dấu tròn. Đây là quy định bắt buộc. Nghị định số 58/2001/NĐ-CP ngày 24/8/2001, Nghị định số 31/2009/NĐ-CP ngày 01/4/2009, Thông tư số 08/2003/TT-BCA ngày 12/5/2003, Thông tư số 21/2012/TT-BCA ngày 13/4/2012 không có quy định cấp mẫu dấu cho "Ban điều hành". Bạn có thể scan con dấu đó đưa lên diễn đàn được không ạ?

Nếu đó là con dấu tròn, thì chắc chắn sẽ bị xử phạt Quy định tại khoản 2, Điều 15 Nghị định 73/2010/NĐ-CP ngày 12-7-2010 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự an toàn xã hội
 
Không thể được phép sử dụng dấu tròn. Đây là quy định bắt buộc. Nghị định số 58/2001/NĐ-CP ngày 24/8/2001, Nghị định số 31/2009/NĐ-CP ngày 01/4/2009, Thông tư số 08/2003/TT-BCA ngày 12/5/2003, Thông tư số 21/2012/TT-BCA ngày 13/4/2012 không có quy định cấp mẫu dấu cho "Ban điều hành". Bạn có thể scan con dấu đó đưa lên diễn đàn được không ạ?

Nếu đó là con dấu tròn, thì chắc chắn sẽ bị xử phạt Quy định tại khoản 2, Điều 15 Nghị định 73/2010/NĐ-CP ngày 12-7-2010 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự an toàn xã hội


Cám ơn bác nguyenhutrinh đã có chỉ dẫn, em đã hiểu vấn đề.
Củ khoai đó như thế này:
( phần em xóa đi là tên các nhà thầu trong LD và tên dự án)
Như vậy có đủ để bị xử phạt không bác? Em cũng ko hiểu tại sao, Leader là 1 tổng công ty tên tuổi trong xây lắp mà lại có thể có những lỗi về sử dụng con dấu thế này. Có lẽ bây giờ người khắc dấu cũng ko biết về quy định nên là cứ đưa tiền là khắc dấu thôi, trừ những dấu có tên Bộ, Ban, Ngành, Chính phủ, Quốc huy thì có lẽ mới ko dám khắc.

 
Đúng là dấu khắc bằng khoai lang - khắc rất tinh vi - khắc xong in ngay. Lần đầu tiên trong đời tôi nhìn thấy con dấu kiểu này. Không hiểu chủ đầu tư tại sao lại cho phép sử dụng củ khoai lang đó. :D

@all: Phòng PC 64 và PC 15 - Công an tỉnh sẽ tranh dành vụ này đấy! Chuẩn bị tiếp đón đi ạ.
 
Đúng là dấu khắc bằng khoai lang - khắc rất tinh vi - khắc xong in ngay. Lần đầu tiên trong đời tôi nhìn thấy con dấu kiểu này. Không hiểu chủ đầu tư tại sao lại cho phép sử dụng củ khoai lang đó. :D

@all: Phòng PC 64 và PC 15 - Công an tỉnh sẽ tranh dành vụ này đấy! Chuẩn bị tiếp đón đi ạ.

Bác Trình không nói em cũng không biết dấu khắc bằng khoai lang đâu :D. Khi nhìn kĩ mới thấy cái nét của nó kì kì
Lại học thêm được 1 kinh nghiệm nữa.

Cảm ơn bác Trình

Thân
 
Bác Trình không nói em cũng không biết dấu khắc bằng khoai lang đâu :D. Khi nhìn kĩ mới thấy cái nét của nó kì kì
Lại học thêm được 1 kinh nghiệm nữa.

Cảm ơn bác Trình

Thân

Khoai lang là ở ý nghĩa thôi ạ.
Chứ nó là dấu cao su liền mực đàng hoàng, có thể do tay người đóng và do giấy không tốt, hút mực nên nó mới thế thôi.
 
Khoai lang là ở ý nghĩa thôi ạ.
Chứ nó là dấu cao su liền mực đàng hoàng, có thể do tay người đóng và do giấy không tốt, hút mực nên nó mới thế thôi.

Mình biết mà, mình lặp lại thôi. Chứ ai mang khoai lang ra mà khắc. Để 1 lát nó teo thì còn gì là dấu với má. Từ trước đến giờ mình cứ nghĩ dùng dấu tròn cũng không ảnh hưởng gì hết. Nhưng bây giờ đã biết cái qui định này.
Đúng là học thêm được vài cái khôn nữa.
 
Tôi cũng đang gặp tình huống là khi dự thầu liên danh thỏa thuận 70-30, nhưng khi trúng thầu thành viên đứng đầu lại muốn phân chia công việc cụ thể nhưng họ làm tới 90 còn bên kia chỉ có 10% thì không biết có phạm luật không, việc thay đổi tỷ lệ và phân công lại công việc sau khi trúng thầu không biết có được phép không, xin mọi người cho ý kiến.
 
Việc phân chia lại tỷ lệ sau đấu thầu sẽ vi phạm vào thỏa thuận liên danh hoặc hợp đồng nguyên tắc. Mọi thay đổi phải được sự đồng ý của chủ đầu tư, thông qua việc đánh giá nhà thầu chính đang đủ năng lực làm 70% công việc có đủ năng lực để làm đến 90% công việc đó k?
 
Back
Top