Tôi vừa gặp tình huống trong đấu thầu tư vấn khảo sát - thiết kế BVTC như sau:
- Giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu được duyệt là 1,67 tỷ đồng.
- Giá gói thầu được chủ đầu tư phê duyệt lại trước khi đấu thầu là 1,06tỷ đồng.
- HSDT của Nhà thầu có giá thấp nhất là 1,61tỷ, cao nhất là 1,8tỷ.
Như vậy giá dự thầu đều vượt giá gói thầu được duyệt (trong đó có 1 nhà thầu có giá gói thầu thấp hơn giá GT trong KHDT được duyệt - đây cũng là nhầ thầu có số điểm KT cao nhất).
Vậy trường hợp này có phải chào lại giá giống như trong Đấu thầu XL, HH không, trong khi đó điểm kỹ thuật đã được công bố tại buổi mở thầu túi tài chính, hay chỉ thương thảo giá với nhà thầu có số điểm tổng hợp cao nhất.
Mong các bạn đồng nghiệp có kinh nghiệm hãy tham gia chỉ giáo.
Đối với gói thầu TV thì không tiến hành chào lại giá, Bên mời thầu mời nhà thầu xếp hạng thứ nhất đến đàm phán hợp đồng theo Điều 19 NĐ58. Cụ thể như sau:
*
Đàm phán hợp đồng:
Thực hiện theo quy định tại điều 19 của Nghị định 58/2008/NĐ-CP trong phần này bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
1.
Trên cơ sở quyết định của Chủ đầu tư. Bên mời thầu mời nhà thầu xếp thứ nhất đến đàm phán hợp đồng. Đối với gói thầu không yêu cầu KT cao thì nhà thầu xếp hạng thứ nhất là nhà thầu có điểm tổng hợp cao nhất được BMT trình chủ đầu tư phê duyệt xếp thứ nhất. Đối với gói thầu có yêu cầu KT cao thì nhà thầu xếp thứ nhất là nhà thầu đạt số điểm kỹ thuật cao nhất (trong số các nhà thầu đạt yêu cầu về kỹ thuật).
2.
Nội dung thương thảo hợp đồng:
a) Nhiệm vụ và công việc chi tiết của nhà thầu tư vấn, thiết kế cần thực hiện;
b) Chuyển giao công nghệ và đào tạo ( nếu có );
c) Kế hoạch công tác và bố trí nhân sự;
d) Tiến độ;
đ) Giải quyết thay đổi nhân sự ( nếu có );
e) Bố trí điều kiện làm việc;
g) Chi phí dịch vụ tư vấn;
h) Các nội dung khác ( nếu cần thiết ).
Trường hợp đàm phán không thành, bên mời thầu báo cáo Chủ đầu tư để xem xét, quyết định mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo và đàm phán.
3-
Một số nội dung cần thực hiện khi đàm phán nhiệm vụ và phạm vi công việc chi tiết nhà thầu tư vấn cần thực hiện và chi phí tư vấn như sau:
3.1-
Về phạm vi công việc chi tiết và khối lượng cần thực hiện:
a- Bên mời thầu căn cứ quy mô, tính chất và các yêu cầu của dự án, để xem xét các đề xuất của nhà thầu về việc điều chỉnh, bổ sung công việc và khối lượng công tác khảo sát và thiết kế. Trên cơ sở đó đàm phán thống nhất với nhà thầu xác định chính xác về nhiệm vụ, phạm vi công việc và khối lượng công tác khảo sát và thiết kế cần phải thực hiện để đảm bảo chất lượng lập hồ sơ thiết kế và dự toán.
b- Đối với các khối lượng công việc điều chỉnh bổ sung do nhà thầu đề xuất, Bên mời thầu xem xét để chấp thuận và báo cáo để chủ đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt bổ sung vào gói thầu là cơ sở xác định chi phí tư vấn.
Trường hợp chưa đủ điều kiện chấp thuận, trong biên bản đàm phán ghi rõ các khối lượng điều chỉnh, bổ sung do nhà thầu đề xuất để khi thực hiện hợp đồng nếu cần phải thực hiện các khối lượng này thì trình cấp có thẩm quyền cho bổ sung vào hợp đồng theo điều 57 của Luật Đấu thầu.
3.2-
Đàm phán về chi phí dịch vụ tư vấn:
a) Chi phí khảo sát:
- Căn cứ khối lượng khảo sát thiết kế cần thực hiện theo tiên lượng mời thầu;
- Căn cứ đơn giá khảo sát do nhà thầu lập trong hồ sơ đề xuất tài chính;
- Căn cứ định mức, đơn giá và các chế độ chính sách do nhà nước quy định.
Bên mời thầu thương thảo với nhà thầu để xác định chi phí khảo sát phù hợp với khối lượng cần thực hiện và đơn giá hợp lý trong hồ sơ đề xuất về tài chính.
Trường hợp có công tác nhà thầu lập đơn giá khảo sát lớn hơn đơn giá khảo sát do địa phương nơi xây dựng công trình ban hành, chủ đầu tư và nhà thầu phải thương thảo làm rõ và xử lý như sau:
- Đơn giá khảo sát do nhà thầu lập có bất hợp lý về giá thì thương thảo để sử dụng đơn giá của địa phương ban hành để làm cơ sở xác định giá cho công tác khảo sát đó.
- Đơn giá nhà thầu lập là hợp lý và cao hơn là do đơn giá địa phương ban hành chưa phù hợp thực tế ( như chưa đủ các chế độ chính sách về tiền lương, thuế, chi phí máy và vật liệu…) thì sử dụng đơn giá do nhà thầu đề xuất để làm cơ sở xác định chi phí khảo sát.
b) Chi phí thiết kế được xác định qua đàm phán như sau:
- Trường hợp chi phí thiết kế do nhà thầu lập lớn hơn mức chi phí tính theo quy định của Bộ Xây dựng (Quyết định số 1751/2007/BXD-VB ngày 14/8/2007 của Bộ Xây dựng), hai bên tiến hành đàm phán phần chi phí thiết kế đảm bảo không lớn hơn cách tính theo quy định của Bộ Xây dựng.
- Trường hợp chi phí tư vấn do nhà thầu đề xuất thấp hơn cách tính của Bộ Xây dựng thì sử dụng chi phí do nhà thầu đề xuất làm cơ sở để xác định giá trúng thầu.
3.3-
Xác định giá trị để kiến nghị trúng thầu bằng tổng của chí phí khảo sát và chi phí tư vấn thiết kế sau khi đã thương thảo theo các nguyên tắc trên.
Sau khi hoàn thành việc đàm phán hợp đồng, bên mời thầu và chủ đầu tư lập báo cáo và trình đề nghị cấp có thẩm quyền (hoặc cấp được người có thẩm quyền ủy quyền) để xem xét điều chỉnh giá gói thầu (nếu cần) và phê duyệt kết quả đấu thầu.