Tình huống trong hợp đồng điều chỉnh giá

Xe Dap Oi

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
22/8/08
Bài viết
679
Điểm tích cực
270
Điểm thành tích
63
Cả nhà cho tôi hỏi xem có ai gặp trường hợp này chưa, một công trình xây lắp mà hợp đồng là hợp đồng điều chỉnh giá, trong quá trình thi công thì phát sinh khối lượng không có trong hồ sơ mời thầu và dự thầu, khối lượng phát sinh thì tất nhiên chủ đầu tư phải duyệt để làm rồi nhưng mà đơn giá chủ đầu tư muốn thấp chứ không muốn cao nhất là tại thời điểm thi công. Theo cả nhà thì trường hợp này thì như thế nào nhỉ ?
 
Cả nhà cho tôi hỏi xem có ai gặp trường hợp này chưa, một công trình xây lắp mà hợp đồng là hợp đồng điều chỉnh giá, trong quá trình thi công thì phát sinh khối lượng không có trong hồ sơ mời thầu và dự thầu, khối lượng phát sinh thì tất nhiên chủ đầu tư phải duyệt để làm rồi nhưng mà đơn giá chủ đầu tư muốn thấp chứ không muốn cao nhất là tại thời điểm thi công. Theo cả nhà thì trường hợp này thì như thế nào nhỉ ?
Đối với khối lượng phát sinh thì khi nào sử dụng đơn giá trong HĐ, khi nào phải XD đơn giá mới để ký phụ lục HĐ thì trong NĐ 48 và TT08 của Bộ XD nói rất rõ. Trong trường hợp 2 bên không thể thỏa thuận được đơn giá cho khối lượng phát sinh thì sẽ coi như là hình thành 1 gói thầu mới và tiến hành đấu (chỉ) thấu như bình thường thôi.
 
Ý tôi cũng muốn hỏi trường hợp 2 bên không thể thỏa thuận được đơn giá cho khối lượng phát sinh mới thì hình thành gói thầu mới, nhưng gói thầu mới này không có trong kế hoạch đấu thầu thì để điều kiện làm gói thầu mới căn cứ vào đâu.
 
Ý tôi cũng muốn hỏi trường hợp 2 bên không thể thỏa thuận được đơn giá cho khối lượng phát sinh mới thì hình thành gói thầu mới, nhưng gói thầu mới này không có trong kế hoạch đấu thầu thì để điều kiện làm gói thầu mới căn cứ vào đâu.
Họp, bàn, trình phê duyệt bổ sung kế hoạch vậy.
Nhưng chắc có bác bị mắng là chắc?:)
 
Họp, bàn, trình phê duyệt bổ sung kế hoạch vậy.
Nhưng chắc có bác bị mắng là chắc?:)
Thì tất nhiên là một công trình lớn không tránh khỏi phát sinh về khối lượng nhưng vấn đề CĐT vẫn muốn nhà thầu làm với khối lượng phát sinh nhưng theo đơn giá cũ .
 
Thì tất nhiên là một công trình lớn không tránh khỏi phát sinh về khối lượng nhưng vấn đề CĐT vẫn muốn nhà thầu làm với khối lượng phát sinh nhưng theo đơn giá cũ .
Thế mới gọi làm đàm phán hợp đồng, nhà thầu không muốn thì báo là em không làm đâu. Thuận mua vừa bán mà bác
 
Thì tất nhiên là một công trình lớn không tránh khỏi phát sinh về khối lượng nhưng vấn đề CĐT vẫn muốn nhà thầu làm với khối lượng phát sinh nhưng theo đơn giá cũ .

Giai đoạn khó khăn này mong có việc mà làm, miễn sao tính toán kỹ lương có ít lãi là làm thôi. Anh không làm kiểu gì cũng có thằng khác nhảy vào liền ấy mà. Giờ có nhiều nhà thầu phá giá để có việc lắm :D
 
Giai đoạn khó khăn này mong có việc mà làm, miễn sao tính toán kỹ lương có ít lãi là làm thôi. Anh không làm kiểu gì cũng có thằng khác nhảy vào liền ấy mà. Giờ có nhiều nhà thầu phá giá để có việc lắm :D
Đúng rồi, với lại cũng phải nhân nhượng xíu để giữ mối quan hệ chứ. Nhưng nếu là DA nhà nước thì phải căn cứ theo nội dung HĐ mà làm, HĐ thỏa thuận là phải XD đơn giá tại thời điểm hiện tại (mới) thì chủ đầu tư bắt buộc phải làm theo.
 
Last edited by a moderator:
Quan điểm của mình thế này NĐ48 và TT08 là hướng dẫn áp dụng và khuyến khích áp dụng (Với các CT vốn <30% nhà nước). Với trường hợp của bạn trong điều khoản điều chỉnh giá của HĐ có mục nói đến KL công việc phát sinh ngoài hợp đồng không, nếu không thì đương nhiên là bạn có thể từ chối không thực hiện. Còn có thì thương thảo với giá mới là đúng rồi nhưng quan trọng tại thời điểm này vốn nhà thầu chắc cũng đọng rồi từ chối thực hiện cũng rất khó mà muốn được giá cao cũng khó vậy. Tốt nhất là hạch toán thấy ok lãi ít làm để thuận tiện cho việc quan hệ hài hòa và công việc tiến triển. Hihi
 
Dạ, cháu không hiểu nguồn vốn của dự án là nguồn vốn nào. Nhưng nếu là vốn nhà nước, tại sao chủ đầu tư lại muốn "chèn ép" nhà thầu ký kết với đơn giá thấp ạ? Trong khi các quy định về xác định đơn giá đối với khối lượng phát sinh đã rất cụ thể.
 
Vấn đề này lúc ký kết hợp đồng phải có điều khoản này và lưu ý chứ. Nếu trong HĐ mà không có điều khoản này thì nhà thầu và chủ đầu tư phải thỏa thuận, trường hợp bạn nêu CĐT đề nghị nhà thầu làm theo đơn giá cũ thì sao mà chấp nhận được.
 
Dạ, cháu không hiểu nguồn vốn của dự án là nguồn vốn nào. Nhưng nếu là vốn nhà nước, tại sao chủ đầu tư lại muốn "chèn ép" nhà thầu ký kết với đơn giá thấp ạ? Trong khi các quy định về xác định đơn giá đối với khối lượng phát sinh đã rất cụ thể.
Cũng có đôi khi chẳng phải chèn ép đâu, đơn giản là tôi còn ngần này tiền thôi, anh muốn thanh toán nhanh thì ký đơn giá cũ, còn nếu anh muốn thêm tí thì chờ sang năm tôi xin được ngân sách bổ sung thì thanh toán cho anh nốt.
 
nếu theo dõi thông tin tình hình nợ công của VN thì tôi thấy các bạn đặt nặng tính ăn thua quá. Chỉ riêng các địa phương, số nợ công đã khoảng 91.000 tỷ đồng. Các nhà thầu có thể lựa chọn chiến đấu tăng thêm 1 chút đơn giá và đợi khi nào CĐT có tiền thì trả, hoặc là với đơn giá cũ nhưng yêu cầu thanh toán nhanh. Cần cân nhắc cái được mất cho mỗi phương án, nghĩ đến chiến lược dài hơi hơn ăn thua nhất thời
 
Rõ ràng là anh Chủ đầu tư này rất khó hiểu trong việc ép nhà thầu phải ký kết khối lượng phát sinh với đơn giá thấp hơn giá hợp đồng. Việc phát sinh khối lượng thì hầu như công trình nào cũng có. Tuy nhiên phải xem kỹ lại điều khoản của hợp đồng ký kết giữa 2 bên về đơn giá thanh toán với những phần khối lượng phát sinh là như thế nào. Tư vấn giám sát phải xác nhận lại khối lượng cụ thể rồi còn phải đem thẩm tra lại nữa. Thường thì nếu khối lượng phát sinh mà có đơn giá trong hợp đồng thì sẽ lấy theo đơn giá trong hợp đồng mà áp vào; Nếu phần khối lượng phát sinh mà không có đơn giá trong hợp đồng thì phải nhân thêm với hệ số k giảm giá = giá trúng thầu/giá trị gói thầu được duyệt cho phù hợp./.
Hoàn toàn đồng ý với ý kiến của chú quản trị Ks.thanhtan. Tuy nhiên phải nói rõ ở đây cũng có phần lỗi của nhà thầu thi công trong quá trình thương thảo hợp đồng, trong điều khoản với phần khối lượng phát sinh mà không có đơn giá trong hợp đồng phải xử lý như thế nào, sau này mới bị Chủ đầu tư ép như vậy. Tuy nhiên cách xử lý hợp lý ở đây với phần khối lượng phát sinh không có đơn giá trong hợp đồng thì sẽ nhân với hệ số k= giá trúng thầu/giá trị gói thầu được duyệt cho phù hợp.
 
Theo em, 1 là CĐT sợ không dám ký (vì không biết, không hiểu), 2 là CĐT quá biết, quá hiểu nhưng nhà thầu lại không biết, không hiểu. Có lẽ CĐT đang đợi xem nhà thầu có biết có hiểu ... không? Nếu nhà thầu có biết có hiểu ý thì e mới không biết, không hiểu. Hic
 
Cả nhà cho tôi hỏi xem có ai gặp trường hợp này chưa, một công trình xây lắp mà hợp đồng là hợp đồng điều chỉnh giá, trong quá trình thi công thì phát sinh khối lượng không có trong hồ sơ mời thầu và dự thầu, khối lượng phát sinh thì tất nhiên chủ đầu tư phải duyệt để làm rồi nhưng mà đơn giá chủ đầu tư muốn thấp chứ không muốn cao nhất là tại thời điểm thi công. Theo cả nhà thì trường hợp này thì như thế nào nhỉ ?
- Có một nguyên tắc cần chú ý : tất cả các công việc phát sinh ngoài hợp đồng, đều phải được phê duyệt, có bản vẽ thay đổi thiết kế , có dự toán kèm theo và cuối cùng phải có một thương thảo cụ thể bằng văn bản của chủ đầu tư với nhà thầu thi công ,Như vậy theo mình thấy đây là một lỗi do nhà thầu sơ xuất nên rất khó có thể giải quyết , phải đàm phán thôi ! chúc bạn tỉnh táo trong lần sau.
 
Theo em, 1 là CĐT sợ không dám ký (vì không biết, không hiểu), 2 là CĐT quá biết, quá hiểu nhưng nhà thầu lại không biết, không hiểu. Có lẽ CĐT đang đợi xem nhà thầu có biết có hiểu ... không? Nếu nhà thầu có biết có hiểu ý thì e mới không biết, không hiểu. Hic
Tôi nói thật, ai cũng hiểu, cũng biết cả đấy. Nhưng vấn đề là
1. Quyền lợi: mua rẻ, bán đắt ai chả muốn. Đấy là quy luật khách quan thị trường. CĐT đương nhiên muốn rẻ, nhà thầu đương nhiên muốn đắt.
2. Tiền: quan trọng là CĐT có bao tiền, như tôi đã nói, nhà thầu mà chắc lép quá, trong khi CĐT lại hạn hẹp nguồn vốn thì rất khó giải quyết. CĐT và nhà thầu có thể thương thảo theo nguyên tắc: tăng mức tạm ứng và thanh toán trong khi giá không đổi (như vậy nhà thầu sẽ đỡ bị thiệt hại về lãi suất)
 
Lãi suất đã tính trong chi phí chung (chi phí trả lãi tín dụng), nên nhà thầu không thiệt đâu. Quan trọng là lãi ít hay lãi nhiều thôi.
 
Lãi suất đã tính trong chi phí chung (chi phí trả lãi tín dụng), nên nhà thầu không thiệt đâu. Quan trọng là lãi ít hay lãi nhiều thôi.
Nhà thầu có phải lúc nào cũng có tiền đâu, CPC có đủ để trả lãi đâu? nếu bạn làm chủ DN chuyên thi công sẽ rõ, vay chỗ này, đập chỗ kia, lấy tạm ứng chỗ này để chi chỗ khác là điều luôn đau đầu gianh cho DN ít vốn. Nếu CĐT sòng phằng thì còn may, chứ tôi nói thật đến nhà nước còn nợ đầm đìa kia. Cứ xem Vinaconex: chỉ riêng khoản phải thu của Sở XD đã lên 700 tỷ trong mấy năm thì làm gì cho lại. Rồi than khoáng sản với Dầu khí suốt ngày kêu EVN nợ tiền quá hạn vài năm . Trong kinh doanh thì tiền mặt là vua, tiền trong hợp đồng mới chỉ là con số trên giấy thôi, nó chẳng có ý nghĩa nhiều đâu.
Với lại lãi suất nó có 2 ý nghĩa :
1. Trả lãi vay
2. Sinh lời (nhà thầu thu hồi vốn sớm, có thêm khoản lãi gửi ngân hàng)
 
Back
Top