Tính khối lượng đào đắp đường

khanh_contruction

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
31/7/11
Bài viết
12
Điểm tích cực
0
Điểm thành tích
1
Tuổi
36
Chào tất cả mọi người.mong mọi người giúp đở mình về vấn đề này.
Mình học bên xây dựng dân dụng ra trường và hiện đang làm việc tại đơn vị thi công.. công ty mình chuyên thi công về các công trình dân dụng nhưng năm 2011 công ty chuyển sang thi công công trình đường, , năm nay công ty thanh toán khối lượng lần 01,nhưng nhìn thấy khối lượng đào đắp đất cực kỳ phức tạp,...đào đất,đắp đất k95,k98,đào khuôn đường ,đá c4,B chiếm dụng,Sgia cố. .vâng vâng, rất nhiều....... ,cái vấn đề ở chổ là chủ đầu tư yêu cầu chiếc tính khối lượng đào đất,(vì thi công không đúng theo hồ sơ thiết phê duyệt theo yêu cầu của chủ đầu tư), , ,vậy cách tính khối lượng đào đất đó như thế nào/ anh ,chị nào đi trước có thể hướng dẫn minh được không? hoặc có thể hướng dẫn cách đi để minh có thể tự "mài mò" cảm ơn trước mọi người.
 
Bạn lên google search tìm các sách giáo trình về đường giao thông để hiểu rõ hơn về chuyên môn. Việc đó sẽ lâu và mất thời gian. Để nhanh hiểu hơn về các khái niệm đó và cách tính nó thế nào bạn tìm tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm nova sẽ biết nhanh thôi!
Tôi gửi bạn 1 file, không biết có đúng ý không nữa!
 

File đính kèm

Về vấn đề này thì chỉ có 2 cách giải quyết như sau: (Đối với TH của bạn)
1 - Bạn phải liên hệ với đợn vị tư vấn thiết kế để xin File TRẮC NGANG THIẾT KẾ (File Cad) mà trong đó có các cọc nằm trong phạm vi thi công cần điều chỉnh.
2 - Trên cơ sở đó thì bạn sẽ căn cứ vào Cao độ hoàn công của đoạn tuyến đó đối chiếu với Cao độ TK của tư vấn mà nâng hạ Cắt ngang thiết kế rồi sau đó PICK lại Khối lượng đào đắp của từng Trắc ngang trong File Cad rồi sau đó nhập thủ công vào File Excel tính lại Khối lượng đào đắp.

Ngoài ra nếu bạn có biết về thiết kế giao thông và bạn có dùng được các phần mềm TK đường thì công việc còn đơn giản hơn nhiều:
1 - Xin File Số liệu khảo sát của Tuyến đường đó thường là File .NTD (Tư vấn TK thì chắc chắn phải có)
2 - Dùng chương trình thiết kế đường dựa trên số liệu đã có Chạy thiết kế đoạn tuyến theo Cao độ đường đỏ mới ( Tức là Cao độ hoàn công ) sau đó xuất khối lượng ra là OK. Dùng cách này bạn có thể chiết tính ra rất nhiều loại Khối lượng khác nhau tùy theo yêu cầu của Chủ đầu tư.
 
Cái này mình có chút ít kinh nghiệm vì hồi xưa mình làm QS cho 1 dự án đường cao tốc. Các dự án đường cao tốc không được dùng KL đào đắp trên bản vẽ do phần mềm chạy ra để thanh toán đâu. Vì các dự án này thi công rất lâu, mỗi tháng 1 bộ hồ sơ thanh toán tạm thời nên phải nhập tay cao độ từng lớp (20 cm) đất đắp của từng mặt cắt ngang được thi công trong tháng để ra KL hàng tháng, mỗi lớp ít nhất phải nhập 5 điểm (1 điểm tim, 2 điểm giữa, 2 điểm biên) và cứ vài m 1 mặt cắt ngang. Việc này cực kỳ mệt mỏi và mất thời gian (mất thời gian hơn rất nhiều so với tính KL kết cấu bê tông khác) do rất hay nhập sai (cao độ chính xác đến 3 dấu phẩy, và nhập rất nhiều điểm). Nếu bên bạn cho sử dụng kết quả chạy ra từ phần mềm hoặc cho phép dùng Autocad để tính diện tích từng mặt cắt ngang thì quá nhàn. Còn nếu bắt tính như kiểu của mình thì... xin chia buồn! :D
 
Last edited by a moderator:
Chào mọi người!
Mình đả tìm nhiều bản vẻ thi công đọc,để hiểu thêm về nó. nhìn chung thì cũng dể hiểu riêng phần khối lượng thì hỏi thêm mọi người vài vấn đề này.
1/ Khi trắc ngang tuyến thì thấy những khối lượng công việc sau:đào nền,đắp nền,đào khuôn,đào rãnh,vét hữu cơ,đánh cấp,B mặt đường,B gia cố ,đắp K98,lu lèn k98,lu lèn k95,riêng phần diện tích chiếm dụng thì không hiểu lắm,ý mình hỏi thì không thấy liên quan gì tới khối lượng dự toán vậy khi tình B chiếm mục đích là làm gì vậy?
2/hỏi về vấn đề điều phối đắp:'Đào nền đường cấp 3 bằng máy ủi(điều phối đắp)" thì thấy có hệ số 1,13 và 1,16 và nhiều hệ số khác nữa vậy hệ số đó ở đâu ra,cách điều phối đắp như thế nào.
Mình không chuyên về cầu đường lắm,mình chỉ học từ mọi người thôi nên mong mọi người giúp đỡ.
 
Chào mọi người!
Mình đả tìm nhiều bản vẻ thi công đọc,để hiểu thêm về nó. nhìn chung thì cũng dể hiểu riêng phần khối lượng thì hỏi thêm mọi người vài vấn đề này.
1/ Khi trắc ngang tuyến thì thấy những khối lượng công việc sau:đào nền,đắp nền,đào khuôn,đào rãnh,vét hữu cơ,đánh cấp,B mặt đường,B gia cố ,đắp K98,lu lèn k98,lu lèn k95,riêng phần diện tích chiếm dụng thì không hiểu lắm,ý mình hỏi thì không thấy liên quan gì tới khối lượng dự toán vậy khi tình B chiếm mục đích là làm gì vậy?
2/hỏi về vấn đề điều phối đắp:'Đào nền đường cấp 3 bằng máy ủi(điều phối đắp)" thì thấy có hệ số 1,13 và 1,16 và nhiều hệ số khác nữa vậy hệ số đó ở đâu ra,cách điều phối đắp như thế nào.
Mình không chuyên về cầu đường lắm,mình chỉ học từ mọi người thôi nên mong mọi người giúp đỡ.
1. Diện tích chiếm dụng chỉ đơn giản là thông số để xác định lượng đất mà công trình chiếm, nhằm quản lý đất đai. Không có liên quan tới việc xác định giá công trình.

2. Các hệ số đó là hệ số chuyển đổi từ đất đào sang đất đắp. Bạn tham khảo hướng dẫn của Định mức xây dựng 1776, tầm trang 23 gì đó, hướng dẫn rất cụ thể.
 
Chào mọi người!
Mình đả tìm nhiều bản vẻ thi công đọc,để hiểu thêm về nó. nhìn chung thì cũng dể hiểu riêng phần khối lượng thì hỏi thêm mọi người vài vấn đề này.
1/ Khi trắc ngang tuyến thì thấy những khối lượng công việc sau:đào nền,đắp nền,đào khuôn,đào rãnh,vét hữu cơ,đánh cấp,B mặt đường,B gia cố ,đắp K98,lu lèn k98,lu lèn k95,riêng phần diện tích chiếm dụng thì không hiểu lắm,ý mình hỏi thì không thấy liên quan gì tới khối lượng dự toán vậy khi tình B chiếm mục đích là làm gì vậy?
2/hỏi về vấn đề điều phối đắp:'Đào nền đường cấp 3 bằng máy ủi(điều phối đắp)" thì thấy có hệ số 1,13 và 1,16 và nhiều hệ số khác nữa vậy hệ số đó ở đâu ra,cách điều phối đắp như thế nào.
Mình không chuyên về cầu đường lắm,mình chỉ học từ mọi người thôi nên mong mọi người giúp đỡ.

Về cơ bản thì bác Nguyenhuutrinh đã có ý kiến, tuy nhiên tôi xin bổ sung thêm như sau:
1. B chiếm dụng bao gồm: B chiếm dụng trái + B chiếm dụng phải . Trong đó:
B chiếm dụng (Trái/Phải): Là khoảng cách theo phương vuông góc với tim tuyến ra 2 bên Trái/Phải kể từ Tim cọc đến Đỉnh Taluy đào hoặc Chân Taluy đắp, tùy trường hợp Trắc ngang thiết kế tại cọc đó là đào hay đắp.
B chiếm dụng không có giá trị trong dự toán xây dựng nhưng là cơ sở cho công tác đền bù giải phóng mặt bằng.
2. Công tác điều phối đất đắp thường được thiết kế ở giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công. Nguyên tắc điều phối là dựa trên cơ sở năng lực làm việc của máy thi công (Máy xúc chuyển, máy ủi, máy san...) đối với khối lượng công tác đất trên công trình. Bạn phải sử dụng một cách hợp lý các loại máy thi công để đưa 1 khối lượng đất đào đến vị trí đắp một cách phù hợp nhất với cự ly vận chuyển ngắn nhất và số công/ca máy ít nhất. Nếu bạn vận dụng tốt bài toán điều phối thì không những bạn đã đẩy nhanh được tiến độ thi công công trình mà còn làm lợi cho chính công ty của bạn.
3. Các hệ số trên bạn xem phần đầu lại Chương II: Công tác đất của Định mức 1776.
Còn ý nghĩa các hệ số trên có thể hiểu như sau:
+ Đối với đất có dung trọng Gamma nhất định (>=1.8T/m3 hoặc Là dựa trên kết quả TN đất đắp tại hiện trường) thì muốn đắp hoàn thiện 1 m3 đất đầm chặt K>=0.95 thì phải cần ít nhất 1.13 m3 đất đào vận chuyển từ nơi khác đến.
+ Đối với đất có dung trọng Gamma nhất định (>=1.8T/m3 hoặc Là dựa trên kết quả TN đất đắp tại hiện trường) thì muốn đắp hoàn thiện 1 m3 đất đầm chặt K>=0.98 thì phải cần ít nhất 1.16 m3 đất đào vận chuyển từ nơi khác đến.
 
Cảm ơn các bác nhiều. qua thời gian tìm hiểu mình nhận ra được là để làm thành công một dự toán bên đường thì phần quan trọng nhất là khối lượng, (có vài công việc nên không nhiều đơn giá, ,xây dựng dân dụng thì phức tạp hơn nhiều),Mình hiện phụ trách phần khối lượng hoàn công công trình nên rất lo lắng ,nên muốn tìm hiểu thật kỹ trược khi trình diện xếp., Mình hỏi thêm vài vấn đề.

1/Đào nền bằng máy và đào bằng nhân công, ,có một khối lượng A vậy cho hỏi máy đào bao nhiêu và nhân công đào bao nhiêu?
2/Về vấn đề vận chuyển: mình thấy vận chuyển 1km đầu tiên,rồi 2km tiếp theo, ,tại sao không gạp lại thành vận chuyển 3km lun, ,hoặc 7km trong 1776 có định mức này mà
3/Hỏi về thi công thâm nhạp nhựa 6kg/1m2;cách thi công nào để lợi cấp đá phối nhất,
mong các bác cỳ cựu giúp đỡ.
 
Cảm ơn các bác nhiều. qua thời gian tìm hiểu mình nhận ra được là để làm thành công một dự toán bên đường thì phần quan trọng nhất là khối lượng, (có vài công việc nên không nhiều đơn giá, ,xây dựng dân dụng thì phức tạp hơn nhiều),Mình hiện phụ trách phần khối lượng hoàn công công trình nên rất lo lắng ,nên muốn tìm hiểu thật kỹ trược khi trình diện xếp., Mình hỏi thêm vài vấn đề.

1/Đào nền bằng máy và đào bằng nhân công, ,có một khối lượng A vậy cho hỏi máy đào bao nhiêu và nhân công đào bao nhiêu?
2/Về vấn đề vận chuyển: mình thấy vận chuyển 1km đầu tiên,rồi 2km tiếp theo, ,tại sao không gạp lại thành vận chuyển 3km lun, ,hoặc 7km trong 1776 có định mức này mà
3/Hỏi về thi công thâm nhạp nhựa 6kg/1m2;cách thi công nào để lợi cấp đá phối nhất,
mong các bác cỳ cựu giúp đỡ.

Tôi xin có một số ý kiến như sau:
1. Với câu hỏi 1: Đối với những hạng mục công việc có kết hợp giữa máy thi công và nhân công XD thì tùy theo mức độ phức tạp hay thuận lợi của việc thi công bằng máy mà tư vấn thiết kế sẽ tính toán và ước lượng tỷ lệ này, bạn có thể xem ở hồ sơ dự toán, thường thì các tỷ lệ này là (M:NC)% = (70:30)%; (80:20)%; (90:10)%. Còn trong thực tế thi công thì phải căn cứ vào khối lượng đã được thi công với sự chấp thuận của giám sát hiện trường thì bạn mới có được chính xác tỷ lệ này. Còn nếu không có ý kiến gì của GSHT hoặc không có sự phát sinh khối lượng thì bạn nên lấy theo tỷ lệ của TVTK để được thuận lợi hơn cho công việc bạn và cho công ty bạn.
2. Với câu hỏi 2: Nghiêm túc mà nói thì muốn làm tốt công tác lập dự toán công trình, là một kỹ sư bạn nên dành thời gian nghiên cứu kỹ lại các cuốn Định mức liên quan vì lợi ích của chính bạn. Trong những cuốn Định mức này điều bạn thắc mắc trên cũng đã có sự giải đáp cụ thể.
3. Với câu hỏi 3: Bạn đã không nêu rỏ toàn bộ nội dung của Kết cấu áo đường. Tuy nhiên với kết cấu Thấm nhập nhựa với tiêu chuẩn nhựa: 6.00kg/m2 thì "vấn đề" bạn suy nghĩ theo tôi không phải ở lượng đá cấp phối cần rãi mà nằm ở chổ hàm lượng nhựa và tiêu chuẩn nhựa cần rãi có đảm bảo (?) theo yêu cầu thiết kế hay không?...
 
Cảm ơn bạn,minh đã dọc 1776 và hiểu thêm nhiều điều.
Mình mới chuyển qua bộ phận làm hồ sơ công trình được 1 năm nên kinh nghiệm làm hồ sơ vẫn còn rất ít ,Mong các bác giá xây dựng "chỉ giáo" thêm nhiều,
 
chào sakura2k7,mình bắt đầu đi tìm hiểu về phần mềm nova xem ra cũng hơi phức tạp thật,vẫn còn nhiều vấn đề chưa hiểu..mình thấy cách PIck lại khối lượng đào đắp của từng trắc ngang trong file cad rồi nhập thủ công trong excel nge có vẻ đơn giản hơn (mình hiện có file cad trắc dọc đường) vậy thì làm cách nào,bạn có thể hưởng dẫn cụ thể không?
 
Có File Cad TD - TN thiết kế là một thuận lợi lớn rồi. Bây giờ bạn phải khoanh vùng hoặc Copy các TNTK sang một nơi khác rồi làm theo các bước sau:
Bước 1: Bạn cần phải xác định chính xác các đại lượng Đào nền - Đắp nền - Đào rãnh - Đào khuôn - Bù vênh...tương ứng với phần Diện tích nào trên từng TNTK. (Nếu bạn có kinh nghiệm đọc TN rồi thì OK - Mục đích của việc này ngoài việc rèn luyện kỹ năng ra thì còn để Kiểm tra xem TVTK có chạy KL đúng hay không?! Vì khi TK tuyến bằng Nova nếu người TK thiếu kinh nghiệm lập không đúng Công thức tính thì các thành phần khối lượng chạy ra sẽ sai ngay cho nên các đơn vị thẩm định có kinh nghiệm khi thẩm tra TNTK họ thường yêu cầu gửi kèm File Cad). Lưu ý với bạn là các Trường hợp này thì nhiều vô kể, tôi làm công tác thẩm tra mà có khi còn phải chạy lại khối lượng cho chính đơn vị TVTK hoặc là khi hỏi cách lập công thức tính mà thấy ấm ớ thì biết ngay là sai. Vì việc sử dụng phần mềm để TK thì rất đơn giản, chỉ cần mấy lệnh là xong nhưng quan trọng nhất vẫn là khâu xử lý các tình huống xảy ra khi TKTN và tính KL.
Bước 2: Tắt các Layer không cần thiết (Các đường dóng...), Khóa Layer chứa đường Tự nhiên để tránh sai lệch khi ta move các đối tượng TK.
Bước 3: Đối chiếu Cao độ TK trong bản vẽ với Cao độ Thi công thực tế xem chênh lệch bao nhiêu rồi sau đó chọn Toàn bộ các đối tượng TK rồi dùng lệnh Move để di chuyển LÊN hoặc XUỐNG các ĐTTK với khoảng lệch bằng gía trị là hiệu số 2 cao độ trên. Bạn cũng nên lưu ý đến các đối tượng Taluy có giật cơ khác nhau khi đi qua các lớp địa chất khác nhau, sự thay đổi cấu trúc rãnh...
Bước 4: Dùng lệnh BO để tạo các đường bao kín xác định diện tích - Dùng lệnh Area với tùy chọn A để cộng gộp các đại lượng giống nhau.
Bước 5: Hiệu chỉnh các giá trị trị số thay đổi ở các dòng Diện tích trên TNTK - Nhập các Trị số mới vào Bảng Excel KLDD.
Bước 6: Bật lại các Layer đã tắt rồi dùng lệnh Cad hiệu chỉnh lại các đường dóng - Các giá trị Cao độ Thiết kế ứng với vị trí dịch chuyển Cao độ trên các TN để phục vụ cho công tác làm Bản vẽ hoàn công.
Phù...XONG DỒI!!!
 
Cho tôi hỏi một câu riêng tư có được không? Bạn hiện đang ở đâu và đang công tác tại đơn vị nào? Tôi hỏi như vậy bởi vì nếu bạn ở gần chổ tôi thì chúng ta có thể gặp nhau cùng trao đổi về công việc. Tôi thấy bạn cũng ham học hỏi...
 
Khi tính khối lượng đào đắp bạn nên làm hay quan tâm tới các vấn đề sau:
1. Khối lượng đào đắp phải tính theo số liệu của thiết kế trừ khi thiết kế sai (khi đó phải lập biên bản điều chỉnh thiết kế)
2. Nếu thực tế thi công không dúng với thiết kế thì coi như đã thi công sai, về nguyên tắc phải làm lại.
3. Phải tính đến khối lượng đào đắp bị khấu trừ do các công trình khác chiếm chỗ (như cống thoát nước, hào kỹ thuật ...)
 
Back
Top