Tổng hợp các bài viết xin Cước vận chuyển hàng hóa và Bảng phân cấp đường bộ

  • Khởi xướng Khởi xướng 3077
  • Ngày gửi Ngày gửi
3

3077

Guest
Trước khi lập bài viết xin Cước vận chuyển hàng hóa hoặc Bảng phân cấp đường bộ địa phương nào, bạn hãy tham khảo Mục lục Cước vận chuyển hàng hóa và Bảng phân cấp đường bộ hiện có trong box.

Không lập chủ đề mới chỉ để xin Cước vận chuyển hàng hóa hoặc Bảng phân cấp đường bộ, hãy tập trung ở bài viết này để mọi người tiện đọc và đáp ứng yêu cầu của bạn nhanh nhất.

Không post bài ở Mục lục tài liệu chia sẻ.
 
Last edited by a moderator:
các anh chị giúp em cách tính cước vận chuyên trên 10km, định mức của nó tra chi tiết ra sao? Em xin chân thành cả ơn!

Nếu tại tỉnh/thành phố có qui định bù cước vận chuyển phạm vị ngoài 10km thì bạn tính như sau:
- Bạn chọn từ loại đường và cư ly từ trung tâm huyện đến chân công trình, lấy đơn giá bình quân để tính cước.
- Nhập số km cần bù (đã trừ đi 10km).
Ví dụ bạn lấy vật liệu từ trung tâm huyện đến chân công trình là 18km (có 2 loại đường) nhưng theo qui định bạn chỉ được bù ngoài phạm vi 10km, bạn làm như sau:
- Chọn đường loại 1, với cự ly 7km xác định đơn giá theo cự ly và loại đường này.
- Chọn đường loại 2, với cự ly 11km xác định đơn giá theo cự ly và loại đường này.
- Xác định đơn giá bình quân của 18km (ĐGCBQ)
- Số tiền cần tính là: ĐGCBQ*8 km...
 
Last edited by a moderator:
em đang làm công trình, trong hồ sơ thiết kế thì TVTK tính bù vận chuyển cho vật liệu "cấp phối đá dăm" là 100km, vì mỏ đá của Tỉnh được khai thác cách công trình 100km. Nhưng khi thi công, nhà thầu có 1 mỏ đá (mỏ đá riêng của nhà thầu) ở cạnh công trình (cách công trình 2km). Các bác cho em hỏi!
nhà thầu bọn em khi thi công và lấy mỏ đá của mình như vậy có được thanh toán phần bù vận chuyển không. Các bác lưu ý cho ( mỏ đá này là mỏ đá của riêng bọn em, vì bọn em đã mua mỏ đá này của tỉnh rồi!)
mong các bác giúp cho
Trích TT05/2007/TT-BXD:
Giá vật liệu: là giá vật liệu đến hiện trường xây dựng, được xác định phù hợp với công trình và gắn với vị trí nơi xây dựng công trình. Giá vật liệu phải hợp lý và phù hợp với mặt bằng giá thị trường nơi xây dựng công trình, xác định trên cơ sở báo giá của các nhà sản xuất, thông tin giá của nhà cung cấp hoặc giá đã được áp dụng cho công trình khác có cùng tiêu chuẩn về chất lượng hoặc giá do địa phương công bố và phải đảm bảo tính cạnh tranh. Trong trường hợp vật liệu chưa có trên thị trường hoặc các nhà thầu tự sản xuất vật liệu xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư thì giá vật liệu được lấy theo mức giá hợp lý với điều kiện đáp ứng được các yêu cầu đặt ra về chủng loại, chất lượng, số lượng, tiến độ cung ứng,... và đảm bảo tính cạnh tranh.
Trong trường hợp của bạn, khi đấu thầu, bạn đã đề xuất phương án lấy VL tại mỏ cách công trình 100km. Đây là cơ sở để xác định đơn giá trong hợp đồng. Khi thay đổi vị trí khai thác, bạn phải được sự đồng ý của Chủ đầu tư hoặc tư vấn giám sát để xác định trữ lượng, chất lượng của vật liệu, qua đó xác định lại đơn giá.

Giá vật liệu xác định trên cơ sở định mức hao phí cần thiết. Do vậy, không có cớ gì mà bạn lại được thanh toán theo đơn giá trúng thầu cho vật liệu đá này khi bạn không hề vận chuyển tới 100km.

Mình cũng là nhà thầu, mình cho rằng không nên hưởng những gì mà nó không phải của mình. Ngoài CĐT ra, còn thanh tra, kiểm toán, công an kinh tế và rất nhiều vấn đề phức tạp khác đó.

Chúc bạn thành công!
 
V/C VL lắp đặt

Mình thấy có rất nhiều bảng tính và bài viết chi tiết nói về vận chuyển, nhưng đa số đều là phần vận chuyển các vật liệu xây dựng như : cát, đá, sỏi... Hình như phần vận chuyển các vật liệu như: dây điện, ống nước (các vật liệu cho công tác lắp đặt) không được nhắc đến nhiều lắm. TrongMình muốn biết cách tính cước vận chuyển bằng cả thủ công và cơ giới của các loại vật liệu này mà chịu không biết dựa vào văn bản nào, cách tính ntn nữa. Bác nào có đã từng có kinh nghiệm làm bảng tính kiểu này thì hướng dẫn hoặc cho mình xin một file mẫu với.
 
Mình thấy có rất nhiều bảng tính và bài viết chi tiết nói về vận chuyển, nhưng đa số đều là phần vận chuyển các vật liệu xây dựng như : cát, đá, sỏi... Hình như phần vận chuyển các vật liệu như: dây điện, ống nước (các vật liệu cho công tác lắp đặt) không được nhắc đến nhiều lắm. TrongMình muốn biết cách tính cước vận chuyển bằng cả thủ công và cơ giới của các loại vật liệu này mà chịu không biết dựa vào văn bản nào, cách tính ntn nữa. Bác nào có đã từng có kinh nghiệm làm bảng tính kiểu này thì hướng dẫn hoặc cho mình xin một file mẫu với.

Có pile mẫu mọi người tham khảo nhé, tính vận chuyển vật liệu, thiết bị bằng ôtô sau đó gánh bộ đến chân công trình (công trình nước sạch vùng cao)
 

File đính kèm

Bạn hãy sử dụng cách tính vận chuyển trong ĐM XDCB theo các cự ly từ AD 53 - AD 54 (VD xe 5 tấn, bạn tính trong lượng so tru tieu coc H tương ứng 5tấn rồi chia cho 01 coc). Trường hợp bạn vừa vận chuyển + vừa chọn thì bạn tính ca máy theo số lượng công nhân thực hiện được trong ngày.
 
Cước vận chuyển tỉnh An Giang

Công văn số 1276/UBND-XDCB tỉnh An Giang v/v công bố giá cước vận chuyển
hàng hoá cho công trình xây dựng và đơn giá SLMB bằng máy bơm công suất nhỏ
 

File đính kèm

Có ai có bảng phân cấp đường bộ của tỉnh Hà tĩnh cho mình xin với.
 
Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Chỉ huy trưởng công trường
Kích để xem giới thiệu phần mềm thanh quyết toán
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD
Giới thiệu phần mềm Dự toán GXD dùng là thích, kích là sướng

Các bài viết mới

Back
Top