Trả vốn vay (vốn lưu động) như thế nào???

tank

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
28/12/07
Bài viết
12
Điểm tích cực
0
Điểm thành tích
1
Em có thắc mắc như thế này:
Trong PT tài chính dự án đầu tư có phần sản xuất, phần trả gốc vốn vay (phần vốn lưu động dùng cho sản xuất) được tính như thế nào ạ? Được lấy ở nguồn nào? Em chưa biết được tính phần này như thế nào,mới chỉ biết tính cho phần vốn cố định vay để xây dựng thôi.
Rất mong mọi người giúp đỡ.
 
Theo mình hiểu :
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động , tài sản lưu động gồm tài sản lưu động trong sản xuất và tài sản lưu động trong lưu thông.
Mọi quá trình sản xuất đều cần đến nhu cầu sử dụng vốn lưu động. Trong dự án đầu tư , theo cơ cấu nguồn vốn, chủ đầu tư thường sử dụng vốn của chủ đầu tư để làm vốn lưu động .
Tuy nhiên có những dự án phần vốn lưu động phục vụ cho sản xuất này lại là vốn vay của tổ chức tín dụng. Khi đó sẽ phát sinh lãi vay, lãi vay vốn lưu động được tính vào chi phí sản xuất thường xuyên và hạch toán vào giá thành sản phẩm. Số vốn lưu động này sẽ chu chuyển quay vòng thường xuyên trong quá trình sản xuất , chủ đầu tư sẽ trả rồi vay lại liên tục để đảm bảo đủ vốn cho sản xuất.
Nhưng thực tế, hầu hết các dự án chỉ vay vốn lưu động để sản xuất trong 1 thời gian rồi sau đó sẽ bổ sung vốn lưu động của chính mình cho sản xuất thì nguồn để trả phần gốc khoản tiền vay vốn lưu động chính là lợi nhuận sau thuế thu được sau khi đã trích lập các quỹ. Chủ đầu tư có quyền sử dụng số lợi nhuận này như 1 biện pháp để tái cơ cấu nguồn vốn của mình nhằm hạ giá thành sản phẩm.
 
Em nghĩ như thế này:
Nhu cầu vốn lưu động cho sản xuất chính là phần chi phí vận hành của dự án, giả sử vay phần này.Khi dự án hoạt động, có doanh thu thì phần doanh thu đó khi > chi phí SXKD đã bao gồm phần vốn lưu động vay lúc trước trong đó => coi như phần này đã được trả => không phải lập bảng tính trả vốn vay lưu động.
Không biết em hiểu như thế có đúng không?Mong mọi người góp ý!
 
Em nghĩ như thế này:
Nhu cầu vốn lưu động cho sản xuất chính là phần chi phí vận hành của dự án, giả sử vay phần này.Khi dự án hoạt động, có doanh thu thì phần doanh thu đó khi > chi phí SXKD đã bao gồm phần vốn lưu động vay lúc trước trong đó => coi như phần này đã được trả => không phải lập bảng tính trả vốn vay lưu động.
Không biết em hiểu như thế có đúng không?Mong mọi người góp ý!
Hiện tại mình cũng đang làm đồ án môn học về lập và quản lý dự án đầu tư , mình có tham khảo các thày trong trường về việc trả nợ phần vốn lưu động . Nếu tính như bạn thì không được vì công suất thực tế của dự án ko thể đạt tới 100 % trong những năm đầu tiên , việc thu hồi vốn lưu động không thực hiện triệt để vì doanh thu còn phải trang trải những chi phí khác cho vận hành dự án ( trả lương, quản lý..) vì thế nên trong kế hoạch trả nợ vẫn phải tính lãi vay phần vốn lưu động cho từng năm .Cho đến khi phần vốn cố định được thu hồi sẽ có kế hoạch tái đầu tư tiếp theo đó tùy thuộc ý định của chủ đầu tư. Nếu giả sử kế hoạch vay vốn là vay đều trong năm thì phần lãi phải trả cho việc vay vốn lưu động cho từng năm có thể tính gần đúng theo công thức sau :
Lãi trả phải trả trong năm = (Vốn lưu động vay trong năm/2)* lãi suất vay ngắn hạn
Mong các bạn có thể góp ý để cùng thảo luận
 
vấn đề bạn đưa ra? câu trả lời ở ngay câu hỏi của bạn. bạn vay tiền để làm gì? để sx đúng ko? thì chính nguồn thu từ sản phẩm của quá trình sx của bạn giúp bạn trả tiền vay, dù bạn sử dụng tiền vay vào tài sản cố định hay vốn lưu động.
 
Hiện tại mình cũng đang làm đồ án môn học về lập và quản lý dự án đầu tư , mình có tham khảo các thày trong trường về việc trả nợ phần vốn lưu động . Nếu tính như bạn thì không được vì công suất thực tế của dự án ko thể đạt tới 100 % trong những năm đầu tiên , việc thu hồi vốn lưu động không thực hiện triệt để vì doanh thu còn phải trang trải những chi phí khác cho vận hành dự án ( trả lương, quản lý..) vì thế nên trong kế hoạch trả nợ vẫn phải tính lãi vay phần vốn lưu động cho từng năm .Cho đến khi phần vốn cố định được thu hồi sẽ có kế hoạch tái đầu tư tiếp theo đó tùy thuộc ý định của chủ đầu tư. Nếu giả sử kế hoạch vay vốn là vay đều trong năm thì phần lãi phải trả cho việc vay vốn lưu động cho từng năm có thể tính gần đúng theo công thức sau :
Lãi trả phải trả trong năm = (Vốn lưu động vay trong năm/2)* lãi suất vay ngắn hạn
Mong các bạn có thể góp ý để cùng thảo luận
nếu bạn tính theo công thức (Vốn lưu động vay trong năm/2)* lãi suất vay ngắn hạn có nghĩa là thời gian quay vòng vốn lưu động của bạn là 6 tháng, như thế thì phải tùy vào chu kì sản xuất của bạn bao nhiêu mới tính được nguồn vốn lưu động vay chứ.
Vốn lưu động tùy vào chi phí sản xuất của 1chu kì sản xuất mới tính ra được, và nguồn vốn này đã được trả sau mỗi chu kì quay vòng, nhưng trong chi phí sản xuất lại chưa tính đến lãi vay của nó.Có thể tính như sau: Sau mỗi năm bạn đã xác định được nguồn ngân quĩ trả nợ của mình là bao nhiêu ( từ nguồn vốn khấu hao và quĩ trả nợ ), nếu dự án của bạn vay cả vốn lưu động và vốn cố định thì tùy vào tỉ lệ của nguồn vốn này bao nhiêu mà bạn phân bổ trả nợ cho từng nguồn 1 cách thích hợp.
Đối với vốn cay cố định thì bạn có được số tiền vay, có được lãi suất, có được nguồn quĩ trả nợ thì bạn sẽ tính được số dư cuối kì của mỗi năm, cứ như thế lũy kế lại bạn sẽ biết được thời gian trả nợ của bạn là bao lâu.
Còn đối với vốn lưu động thì vốn lưu động của bạn đã tính trong chi phí sản xuất nên bạn ko phải tính số nợ phải trả cho nguồn này mà chỉ tính số lãi của nó sau mỗi chu kì và tính kế hoạch vay cho kì tiếp theo mà thôi.Cụ thể là bạn đã có nguồn quĩ trả nợ vốn lưu động đã trích từ nguồn quĩ trả nợ với tỉ lệ theo nguồn vay, với khoản này bạn dùng để trả lãi vay, mặc dù nói là nguồn quĩ trả nợ cho vốn lưu động nhưng thực sự là bạn ko trả gốc mà chỉ trả lãi do gốc đã tính vào chi phi sản xuất, phần quĩ này nếu lớn hơn phần lãi vay thì bạn trả xong sẽ còn lại 1 phần, phần này bạn tích lũy lại để năm sau bạn vay vốn lưu động với số tiền = chi phí sx - phần còn lại, cứ như thế đến 1 năm nào đó bạn sẽ tích lũy đủ số vốn lưu động và sẽ không vay nữa. Còn nếu quĩ nhỏ hơn lại thì cứ tương tự bạn cộng thêm phần thiếu vào chi phí sx năm sau để vay tiếp vốn lưu động rồi tính tương tự, nguồn này âm (-) có thể là bạn trích trả nợ thấp hoặc là công suất hoạt động năm đầu thấp.Ý kiến của mình là vậy.xin góp ý
 
Có 1 vấn đề đối với phần trả lãi vay vốn lưu động trong thời gian xây dựng và thời gian vận hành. MÌnh có 1 thắc mắc
1. Tại sao không tính lãi trong thời gian xây dựng theo cách tính lãi trong thời gian vận hành co nghĩa là: L=V x r
trong đó V ; phần vốn vay không kể ngắn hạn hay dài hạn
r : Lãi suất cho vay vốn
2.
Đồng ý là trong những năm đầu doanh thu không thể trang trải hết được các khoản chi phí cũng như còn tính đến khả năng dự phòng nên ta chỉ trả lãi cho phần vay vốn lưu động nhưng những năm sau này khi doanh thu tăng len và chi phí đã giảm hơn so với ban đầu thi ta đâu có cần vay vốn lưu động nữa vậy tại sao khi tính hiệu quả dự án đầu tư ta luôn tính vay vốn lưu động cho hết cả thời gian vận hành của dự án hay chính là vòng đời của dự án vây.
Mong các bạn cùng chia sẻ hén
 
Có 1 vấn đề đối với phần trả lãi vay vốn lưu động trong thời gian xây dựng và thời gian vận hành. MÌnh có 1 thắc mắc
1. Tại sao không tính lãi trong thời gian xây dựng theo cách tính lãi trong thời gian vận hành co nghĩa là: L=V x r
trong đó V ; phần vốn vay không kể ngắn hạn hay dài hạn
r : Lãi suất cho vay vốn
2.
Đồng ý là trong những năm đầu doanh thu không thể trang trải hết được các khoản chi phí cũng như còn tính đến khả năng dự phòng nên ta chỉ trả lãi cho phần vay vốn lưu động nhưng những năm sau này khi doanh thu tăng len và chi phí đã giảm hơn so với ban đầu thi ta đâu có cần vay vốn lưu động nữa vậy tại sao khi tính hiệu quả dự án đầu tư ta luôn tính vay vốn lưu động cho hết cả thời gian vận hành của dự án hay chính là vòng đời của dự án vây.
Mong các bạn cùng chia sẻ hén
Theo mình về ý 2 của bạn như sau: thực tế có thể ta không cần huy động vốn lưu động để tiến hành sản xuất kinh doanh, nhưng trong thực tế nhu cầu vốn lưu động là luôn tồn tại hàng năm, nếu bạn không vay ngân hàng, bạn vẫn phải huy động từ các nguồn khác để tài trợ cho các tài sản lưu động như nguyên vật liệu...Và dù huy động từ nguồn nào đi chăng nữa thì nó cũng tốn chi phí sử dụng nguồn, ví dụ lấy từ lợi nhuận để lại thì vẫn tốn chi phí cơ hội của việc sử dụng vốn đấy thôi
Hơn nữa, bạn cũng cần lưu ý là trong thực tế, việc các doanh nghiệp huy động nợ ngắn hạn của các ngân hàng thương mại để làm vốn lưu động phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh hàng năm là rất phổ biến. Các khoản doanh thu như bạn nói sẽ được sử dụng để tái đầu tư tài sản cố định bạn ạ.
1.còn ý một mình ko hiểu ý bạn lắm, nhưng mình nghĩ vì thường vay vốn lưu động chỉ được tiến hành sau khi thực hiện xong giai đoạn thực hiện đầu tư và bắt đầu đi vào vận hành.
 
Em có thắc mắc như thế này:
Trong PT tài chính dự án đầu tư có phần sản xuất, phần trả gốc vốn vay (phần vốn lưu động dùng cho sản xuất) được tính như thế nào ạ? Được lấy ở nguồn nào? Em chưa biết được tính phần này như thế nào,mới chỉ biết tính cho phần vốn cố định vay để xây dựng thôi.
Rất mong mọi người giúp đỡ.
phần trả gốc vốn vay lưu động được tiến hành khi phân tích dòng tiền của dự án, nó bao gồm dòng ra: trả gốc vay vốn lưu động, và dòng vào: vay vốn lưu động cho năm tiếp theo, nhưng thông thường nó được gộp lại vào thành khoản: nhu cầu vốn lưu động tăng thêm,
Riêng với năm cuối cùng: thì chỉ có khoản mục dòng tiền ra là trả gốc vay vốn lưu động năm liền kề trước đó.
 
Có 1 vấn đề đối với phần trả lãi vay vốn lưu động trong thời gian xây dựng và thời gian vận hành. MÌnh có 1 thắc mắc
1. Tại sao không tính lãi trong thời gian xây dựng theo cách tính lãi trong thời gian vận hành co nghĩa là: L=V x r
trong đó V ; phần vốn vay không kể ngắn hạn hay dài hạn
r : Lãi suất cho vay vốn
2.
Đồng ý là trong những năm đầu doanh thu không thể trang trải hết được các khoản chi phí cũng như còn tính đến khả năng dự phòng nên ta chỉ trả lãi cho phần vay vốn lưu động nhưng những năm sau này khi doanh thu tăng len và chi phí đã giảm hơn so với ban đầu thi ta đâu có cần vay vốn lưu động nữa vậy tại sao khi tính hiệu quả dự án đầu tư ta luôn tính vay vốn lưu động cho hết cả thời gian vận hành của dự án hay chính là vòng đời của dự án vây.
Mong các bạn cùng chia sẻ hén
Cái này mình đã giải thích ở trên là sau hằng năm mình đã tích lũy được 1 phần vồn lưu động nhưng ko nhiều thế những năm sau mình vẫn vay vốn lưu động nhưng sẽ ít hơn, cứ như thế nhiều năm khi đã tích lũy đủ số vốn này rồi thì sẽ không cần vay nữa
 
Em có thắc mắc như thế này:
Trong PT tài chính dự án đầu tư có phần sản xuất, phần trả gốc vốn vay (phần vốn lưu động dùng cho sản xuất) được tính như thế nào ạ? Được lấy ở nguồn nào? Em chưa biết được tính phần này như thế nào,mới chỉ biết tính cho phần vốn cố định vay để xây dựng thôi.
Rất mong mọi người giúp đỡ.

Đối với phân tích quản trị vốn lưu động thì cần phải có kinh nghiệm và tham khảo bộ phận kế toán của công ty bạn xem vốn lưu động hàng năm có công ty như thế nào, chẳng hạn khoản phải thu là bao nhiêu, khoản phải trả và tiền mặt là bao nhiêu. Thông thường khi đầu tư một dự án, thời điểm bắt đầu vận hành dự án thì cần phải có một khoản vốn lưu động để chi phí nguyên vật liệu, trả lương,...và phải dự tính được khoản vốn cần để chi phí ban đầu là bao nhiêu để có thể trích từ ngân quỹ của công ty (nếu có), hoặc phải vay ngân hàng. Vì vậy, bạn phải lập kế hoạch vay và trả nợ hàng năm vốn lưu động này.
 
Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Chỉ huy trưởng công trường
Kích để xem giới thiệu phần mềm thanh quyết toán
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD
Giới thiệu phần mềm Dự toán GXD dùng là thích, kích là sướng

Các bài viết mới

Back
Top