Trách nhiệm của Chủ đầu tư trong việc quản lý chất lượng công trình

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
1.Theo quy định cũ thì CĐT chịu trách nhiệm toàn diện về chất lượng công trình. Nghị định mới quy định: CĐT trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng phù hợp với quy mô, tính chất và nguồn vốn xây dựng công trình. Điều đó đồng nghĩa chất lượng công trình là trách nhiệm của ông nào đó trong từng giai đoạn chứ không còn là trách nhiệm của CĐT.
Vai trò người quyết định đầu tư cũng rất mờ nhạt là kiểm tra việc tổ chức thực hiện quản lý chất lượng của CĐT và các nhà thầu
2. Trước đây CĐT phê duyệt biện pháp thi công của nhà thầu, quy định mới là CĐT kiểm tra biện pháp thi công, nhà thầu lập và phê duyệt biện pháp thi công. các công việc khác (khoản 3,4,6,9,10,13) điều 24 trong thi công xây dựng có thể thuê tư vấn giám sát, khi đó CĐT chỉ có trách nhiệm kiểm tra việc hoàn thành theo hơp đồng với TVGS. Có nghĩa là CĐT có quyền vắng mặt trong BB nghiệm thu, không phải xác nhận bản hoàn công. Lúc này quyền hạn và trách nhiệm của TVGS là rất lớn.
Điều này được quy định trực tiếp tại khoản 4 điều 27 về nghĩa vụ của TVGS.

Tuy nhiên, "vất vả" nhất là cơ quan QLND về XD, không chỉ phải kiểm tra từ khâu thiết kế mà còn phải kiểm tra công tác nghiệm thu công trình khi hoàn thành chứ không phải như các bác bàn luận chỉ có thẩm tra thiết kế đâu nhé.
 

thongktnl

Thành viên đang trên đà lên hạng cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
30/6/08
Bài viết
344
Điểm thành tích
43
Tuy nhiên, "vất vả" nhất là cơ quan QLND vê XD, không chỉ phải kiểm tra từ khâu thiết kế mà còn phải kiểm tra công tác nghiệm thu công trình khi hoàn thành chứ không phải như các bác bàn luận chỉ có thẩm tra thiết kế đâu nhé.

Trách nhiệm thường đi đôi với quyền lợi mà bác. Em chỉ ko biết là các bác QLNN xem nặng trách nhiệm hay xem nặng quyền lợi, chỉ mong các bác đặt trách nhiệm lên hàng đầu. Nhưng với tình hình XH như bây giờ, nghe có vẻ khó
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Trách nhiệm của Chủ đầu tư trong việc quản lý chất lượng công trình!
Từ việc của thủy điện sông Tranh 2, đến quy định của NĐ 15, tôi có 1 suy nghĩ như sau:
- Các nhà khoa học, Bộ XD và các cơ quan chức năng đã khẳng định đập thủy điện sông Tranh an toàn, chịu được động đất. Vấn đề là an toàn của người dân vẫn là một câu hỏi lớn.
- Quy định mới CĐT chỉ chịu trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng, Cơ quan NN chịu trách nhiệm kiểm tra an toàn chịu lực. Cứ cho là công trình được khẳng định an toàn chịu lực đi, nó có thể đứng vững mà không sập. Tuy nhiên, công trình đó lại ảnh hưởng đến công trình xung quanh, công trình đó vẫn đạt chất lượng theo yêu cầu, nhưng công trình xung quanh lại có thể sập. Lúc này quy trách nhiệm cho ai? công trình đó có còn được coi là có chất lượng không?
 

haydoidaygt

Thành viên năng động
Tham gia
21/1/09
Bài viết
71
Điểm thành tích
18
Tôi đồng ý với bạn ks.thanhtan một phần. Đúng là hiện nay nhiều Chủ đầu tư thiếu năng lực dẫn đến tình trạng nhiều dự án không hiệu quả nên việc trao cho Sở XD vai trò "gác đền" là một chủ trương đúng đắn. Tuy nhiên, với tình trạng quản lý như hiện nay, Các Chủ đầu tư sẽ phải tốn kém hơn rất nhiều. Về điều này Tôi đồng ý với bạn kcstung. Các cơ quan quản lý Nhà nước (Các Sở, ban ngành) hiện nay nhiêu khê lắm, các văn bản pháp lý lại chưa chặt chẽ và "đá" nhau lung tung nên chắc chắn sẽ xảy ra tình trạng nhũng nhiếu. Chủ trương đúng mà tham nhũng nhiều thì cũng chẳng để làm gì.
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Chào bạn!
Nếu nói về sửa đổi 1 cách toàn diện và chặt chẽ trong quản lý xây dựng thì tôi lấy ví dụ về 1 mảng Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Tại Điều 15 của Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết Nghị định 12/CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình có ghi: " Những cá nhân tham gia Quản lý dự án theo quy định tại khoản 4, Điều 36 Nghị định 12/CP kể từ ngày 01/01/2010 phải có chứng nhận nghiệp vụ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình theo quy định". Như vậy tạo sao ta không đặt câu hỏi là Những cá nhân tham gia Quản lý dự án có trách nhiệm thay mặt Chủ đầu tư là phải bao quát hết về công tác quản lý ở tất cả các khâu, liên quan cả về khối lượng. Vì vậy, có lẽ phải bổ sung thêm việc: Những cá nhân làm công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng thì ngoài chứng chỉ Quản lý dự án thì cũng phải có đầy đủ các chứng chỉ về Nghiệp vụ giám sát ở các công trình quản lý dự án liên quan, chứng chỉ kỹ sư định giá, Tư vấn đấu thầu thì mới được làm công tác Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình cho chặt chẽ và chuyên nghiệp. Mọi người thấy như vậy có đúng không?
Giờ đến chất lượng công trình CĐT cũng chỉ chịu trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng thì cá nhân QLDA cần gì nghiệp vụ Giám sát? quản lý chi phí cũng vậy, không làm được thì thuê, vậy cũng không cần chứng chỉ định giá mà làm gì.
Dưới góc độ về quản lý, tôi cho rằng đi thuê chưa chắc đã tốn kém hơn so với việc tổ chức quản lý dự án từ A-Z.
1 ban QLDA thành lập ra, nếu số lượng dự án bị giới hạn, hãy tưởng tượng 1 đơn vị cần khoảng 20 con người cho 1 dự án nhóm B. Nếu thời gian bị kéo dài thì chi phí QLDA theo hệ số 957 không đủ trả lương. Mặt khác, sau khi dự án kết thúc, việc giải quyết chế độ cho bấy nhiêu con người cũng không hề đơn giản. Tuy nhiên, với đơn vị tư vấn thì khác, họ có thể luân chuyển sang các dự án khác gối đầu, hoặc kiêm nhiệm thêm.
Tóm lại, việc của CĐT chỉ đơn giản 1 khâu là tổ chức thực hiện thôi
 

malsoni810

<b>A.dmin Thanh tra Diễn đàn</b>
Tham gia
23/7/07
Bài viết
1.511
Điểm thành tích
113
Tuổi
40
Website
www.giaxaydung.vn
Chào bạn!
Nếu nói về sửa đổi 1 cách toàn diện và chặt chẽ trong quản lý xây dựng thì tôi lấy ví dụ về 1 mảng Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Tại Điều 15 của Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết Nghị định 12/CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình có ghi: " Những cá nhân tham gia Quản lý dự án theo quy định tại khoản 4, Điều 36 Nghị định 12/CP kể từ ngày 01/01/2010 phải có chứng nhận nghiệp vụ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình theo quy định". Như vậy tạo sao ta không đặt câu hỏi là Những cá nhân tham gia Quản lý dự án có trách nhiệm thay mặt Chủ đầu tư là phải bao quát hết về công tác quản lý ở tất cả các khâu, liên quan cả về khối lượng. Vì vậy, có lẽ phải bổ sung thêm việc: Những cá nhân làm công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng thì ngoài chứng chỉ Quản lý dự án thì cũng phải có đầy đủ các chứng chỉ về Nghiệp vụ giám sát ở các công trình quản lý dự án liên quan, chứng chỉ kỹ sư định giá, Tư vấn đấu thầu thì mới được làm công tác Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình cho chặt chẽ và chuyên nghiệp. Mọi người thấy như vậy có đúng không?

Người làm quản lý dự án có bắt buộc phải giám sát công trình?
Người làm quản lý dự án có bắt buộc phải thẩm tra dự toán thiết kế công trình?
Người làm quản lý dự án có bắt buộc phải làm công tác tư vấn đấu thầu?

Công việc của quản lý dự án là tổ chức thực hiện. Nếu đủ năng lực anh có thể thực hiện những phần việc như thẩm tra, giám sát, không thì anh đi thuê tổ chức hay cá nhân có đủ năng lực để thực hiện.
 

bqldagnnvbv

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
6/6/10
Bài viết
706
Điểm thành tích
93
Người làm quản lý dự án có bắt buộc phải giám sát công trình?
Người làm quản lý dự án có bắt buộc phải thẩm tra dự toán thiết kế công trình?
Người làm quản lý dự án có bắt buộc phải làm công tác tư vấn đấu thầu?
- Thưa với bác là người làm quản lý dù có đủ năng lực hay không vẫn phải giám sát công trình của mình và không thể phụ thuộc hoàn toàn vào TVGS (nếu đơn vị QLDA không đủ năng lực)
- Người làm quản lý dự án nếu có đủ năng lực thì khỏi cần thuê TV thẩm tra làm gì cả. Đương nhiên nếu họ không đủ năng lực thì họ vẫn phải xem xét hồ sơ TVTK gửi lên nếu thấy có gì đó không hợp lý ví như cự ly độ dốc vận chuyển trong dự toán có đúng với thực tế không, đơn giá có áp dụng đúng không...v.v... thì còn cắt giảm trừ chứ để tránh thất thoát tiền nhà nước.
- Người làm quản lý dự án mà không biết tý gì về đấu thầu nghe trừng không hợp lý cho lắm nhỉ, nếu mà giám sát không biết, tư vấn xem xét hồ sơ đơn vị TVTK gửi lên đúng hay sai, có đúng với giá vật liệu ban hành thời điểm đó, hay không biết tý gì về đấu thầu, mời thầu thế ???? ông ý làm cái gì ở quản lý dự án đây.
Công việc của quản lý dự án là tổ chức thực hiện. Nếu đủ năng lực anh có thể thực hiện những phần việc như thẩm tra, giám sát, không thì anh đi thuê tổ chức hay cá nhân có đủ năng lực để thực hiện.
DÙ ông có năng lực hay không có năng lực thì ông vẫn phải có trách nhiệm đến những phân việc như trên bác nói.
 

malsoni810

<b>A.dmin Thanh tra Diễn đàn</b>
Tham gia
23/7/07
Bài viết
1.511
Điểm thành tích
113
Tuổi
40
Website
www.giaxaydung.vn
- Thưa với bác là người làm quản lý dù có đủ năng lực hay không vẫn phải giám sát công trình của mình và không thể phụ thuộc hoàn toàn vào TVGS (nếu đơn vị QLDA không đủ năng lực)
- Người làm quản lý dự án nếu có đủ năng lực thì khỏi cần thuê TV thẩm tra làm gì cả. Đương nhiên nếu họ không đủ năng lực thì họ vẫn phải xem xét hồ sơ TVTK gửi lên nếu thấy có gì đó không hợp lý ví như cự ly độ dốc vận chuyển trong dự toán có đúng với thực tế không, đơn giá có áp dụng đúng không...v.v... thì còn cắt giảm trừ chứ để tránh thất thoát tiền nhà nước.
- Người làm quản lý dự án mà không biết tý gì về đấu thầu nghe trừng không hợp lý cho lắm nhỉ, nếu mà giám sát không biết, tư vấn xem xét hồ sơ đơn vị TVTK gửi lên đúng hay sai, có đúng với giá vật liệu ban hành thời điểm đó, hay không biết tý gì về đấu thầu, mời thầu thế ???? ông ý làm cái gì ở quản lý dự án đây.

DÙ ông có năng lực hay không có năng lực thì ông vẫn phải có trách nhiệm đến những phân việc như trên bác nói.

Bạn hoàn toàn không hiểu vấn đề tôi nói ra. Ở đây tôi nói 1 người làm quản lý dự án có bắt buộc phải thực hiện những việc mà tôi nêu ra như đối với thuê tư vấn hay không? Còn việc anh làm công tác quản lý dự án mà không những kiến thức tối thiểu để bao quát công việc thì còn gì để nói.


Ở đây tôi đang nói ở khía cạnh chặt chẽ trong công tác quản lý đầu tư xây dựng và theo ý chủ quan của tôi là những người làm công tác quản lý dự án là phải bao quát hết về công tác quản lý ở tất cả các khâu, liên quan cả về khối lượng, điều này ai cũng biết; thiết nghĩ nên cũng phải có các chứng chỉ các lĩnh vực liên quan để chặt chẽ hơn thôi.

Ks.thanhtan nên hiểu công việc tư vấn quản lý dự án với tư vấn giám sát, tư vấn thẩm tra, tư vấn đấu thầu... là những phần việc khác nhau trong việc thực hiện 1 dự án. Vì thế việc yêu cầu người làm tư vấn quản lý dự án phải đáp ứng đủ năng lực ( thể hiện qua các chứng chỉ v.v.. ) của cả các phần việc kia liệu có hợp lý không?
 

bqldagnnvbv

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
6/6/10
Bài viết
706
Điểm thành tích
93
Bạn hoàn toàn không hiểu vấn đề tôi nói ra. Ở đây tôi nói 1 người làm quản lý dự án có bắt buộc phải thực hiện những việc mà tôi nêu ra như đối với thuê tư vấn hay không? Còn việc anh làm công tác quản lý dự án mà không những kiến thức tối thiểu để bao quát công việc thì còn gì để nói.
Thế em nói với bác là không phải bắt buộc mà nhất thiết phải biết, dù ông biết nhiều hay ít thì ông làm quản lý dự án vẫn phải " hình dung" ra cái việc, cái trách nhiệm mà ông ta đang và phải làm đó là có trách nhiệm giám sát công trình của mình, có trách nhiệm từ lúc đầu khi mà thiết kế đi khảo sát, đấu thầu, mời thầu ....rồi đến khi hoàn thành công trình.
 

malsoni810

<b>A.dmin Thanh tra Diễn đàn</b>
Tham gia
23/7/07
Bài viết
1.511
Điểm thành tích
113
Tuổi
40
Website
www.giaxaydung.vn
Thế em nói với bác là không phải bắt buộc mà nhất thiết phải biết, dù ông biết nhiều hay ít thì ông làm quản lý dự án vẫn phải " hình dung" ra cái việc, cái trách nhiệm mà ông ta đang và phải làm đó là có trách nhiệm giám sát công trình của mình, có trách nhiệm từ lúc đầu khi mà thiết kế đi khảo sát, đấu thầu, mời thầu ....rồi đến khi hoàn thành công trình.

Tôi đang tranh luận với ý kiến của ks.thanhtan khi cho rằng người làm công tác quản lý dự án cần có các chứng chỉ hành nghề giám sát, định giá, đấu thầu...

Chào bạn!
Nếu nói về sửa đổi 1 cách toàn diện và chặt chẽ trong quản lý xây dựng thì tôi lấy ví dụ về 1 mảng Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Tại Điều 15 của Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết Nghị định 12/CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình có ghi: " Những cá nhân tham gia Quản lý dự án theo quy định tại khoản 4, Điều 36 Nghị định 12/CP kể từ ngày 01/01/2010 phải có chứng nhận nghiệp vụ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình theo quy định". Như vậy tạo sao ta không đặt câu hỏi là Những cá nhân tham gia Quản lý dự án có trách nhiệm thay mặt Chủ đầu tư là phải bao quát hết về công tác quản lý ở tất cả các khâu, liên quan cả về khối lượng. Vì vậy, có lẽ phải bổ sung thêm việc: Những cá nhân làm công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng thì ngoài chứng chỉ Quản lý dự án thì cũng phải có đầy đủ các chứng chỉ về Nghiệp vụ giám sát ở các công trình quản lý dự án liên quan, chứng chỉ kỹ sư định giá, Tư vấn đấu thầu thì mới được làm công tác Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình cho chặt chẽ và chuyên nghiệp. Mọi người thấy như vậy có đúng không?

Ý kiến của tôi là đâu có bắt buộc họ phải làm các việc đó khi thực hiện công việc quản lý dự án mà cần phải có các chứng chỉ kia mà chỉ cần có chứng chỉ QLDA. Còn công việc quản lý dự án là " tổ chức thực hiện " thì nhất thiết phải hiểu được mới " tổ chức " được chứ. Hơn nữa khi học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ QLDA thì những kiến thức kia đã được trang bị rồi.
 
  • Like
Các tương tác: NNVP

viethd6

Thành viên năng động
Tham gia
6/6/10
Bài viết
51
Điểm thành tích
8
Tuổi
40
Thảo luận Một số điểm mới mang tính cơ bản
1. Trả lại đúng vai trò của cơ quan QLNN trong việc kiểm soát chất lượng công trình ngay từ khi còn trên giấy và khi sản phẩm xây dựng hình thành từng bước;
Tôi không cho rằng đây là nội dung tăng cường mà là trả lại vai trò cho nó đúng với bản chất sự việc. Do việc định nghĩa sai về chủ đầu tư nên NĐ209 giao toàn quyền về cái ông không phải thực chất là chủ đầu tư. Thử hỏi có chủ đầu tư nào mà chả bao giờ đến công tình của mình đầu tư ? có chủ đầu tư nào mà chả quan tâm đến chất lượng công trình cuẩ mình?... có chủ đầu tư nào nhận "lại quả" của chính công trình của mình?
Nay trả lại vai trò của cơ quan QLNN tức là chủ đầu tư sẽ được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm CĐT=(ông thực hiện+các ông quản lý). Các ông này thuộc một hệ thống nên sử dụng tiền của dân phải tách hai ông ra cho độc lập, tránh bắt tay nhau. Vì vậy, theo ngu kiến của Tôi việc nầy về cơ cấu là phù với hệ thống nhà nước của ta.

2. Các ông tư vấn, nhà thầu gửi hồ sơ đăng ký đến SXD để làm cơ sở cho các CĐT (theo tôi thì nên gọi là tổ chức thực hiện hay gì cũng được, bỏ chữ chủ đi cho bớt hiểu sai rồi làm sai).
Đối với nội dung này Thấy không nuột cho lắm. Bộ sợ rằng các ông thực hiện không biết ai đủ năng lực nên phải hướng dẫn hay sao? Xin thưa, biết thừa nhưng họ chỉ chọn theo tỷ lệ % thôi. Việc đăng ký không tuân theo cơ chế thị trường, không cạnh tranh lành mạnh và tất yếu sẽ nảy sinh cơ chế xét duyệt, xin cho.v.v. Quy định này cũng chả thấy chế tài gì cả, nếu CĐT chon đơn vị tư vấn hoặc thi công không đăng trên trang tin thì có sao không? Nếu các đơn vị tư vấn và thi công không đăng thì có quyền dự thầu không? Quy định nào không cho họ dự thầu?... Cần xem lại.

3. Việc nghiệm thu thiết kế thực hiện sau khi được cơ quan QLNN thẩm tra
Thật khó hiểu. Vậy là cơ quan QLNN thẩm tra cái hồ sơ chưa được nghiệm thu? Nếu mọi việc tốt đẹp thì chả sao chứ nếu yêu cầu tư vấn họ sửa lại, dung dằng thế nào làm trễ nải đến tai cơ quan cấp trên của Sở và họ trưng ra một bản khác với bản họ nộp tại Sở thì biết cái nào là cái chính, cái nào là cái phụ? Bác Thịnh_BXD chấp bút hay ai mà lỏng thế nhỉ? hay tại tôi chưa hiểu?
Buồn ngủ rồi, Bác nào còn thức thì tiếp với.


Ý 1 của bác này e thấy không đúng lắm như sau:

1. Với các công trình của tư nhân bây h quản lý rất chặt, Chủ đầu tư nào cũng có 1 Ban QLDA có năng lực rất cao, đều là những người có năng lực cao chứ ko phải nói như bác là ko đến công trình bao giờ. Tư vấn GS bây h thực ra cũng chỉ ký hồ sơ là nhiều.
2. Còn tại sao các Chủ đầu tư đều nhận lại quả:
- Chi phí quản lý của Chủ đầu tư thì chỉ có hạn, muốn bộ máy của Chủ đầu tư làm tốt thì phải có kinh phí ở ngoài bù vào để thuê đc những người có kinh nghiệm quản lý.
- Để xin được 1 dự án phải tốn rất nhiều tiền và thời gian với các ngành chức năng. Những chi phí đó ko thể tính vào đâu được mà chỉ có thể lấy lại quả từ các Nhà thầu. Mà cái này thì phải nói là cực kỳ lớn, toàn là bom tấn đấy. Nếu không thì còn lâu mới xin được dự án.
 

duccell

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
7/3/09
Bài viết
14
Điểm thành tích
3
Tuổi
40
Mình có câu này đọc mà cứ quần quần không hiểu mong anh em giúp:
Theo điều 112 Luật xây dựng:
Điều 112. Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về xây dựng trong phạm vi cả nước.

2. Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về xây dựng.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Xây dựng để thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng.

4. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn theo phân cấp của Chính phủ.
Nghĩa là cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng là Bộ Xây dựng hoặc sở xây dựng.

Điều 21(NĐ15/2013). Thẩm tra thiết kế của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng

1. Chủ đầu tư phải gửi hồ sơ thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở quy định tại Khoản 5 Điều này tới cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng để thẩm tra đối với các công trình sau đây.......
Mình hiểu là sở xây dựng thẩm tra các công trình cấp II,III dù là lĩnh vực Công trình công cộng ,Công trình giao thông,Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn....
Nhưng khoản 2 điều 21 lại ghi b) Sở Xây dựng và Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành thẩm tra thiết kế các công trình xây dựng trên địa bàn theo chuyên ngành quản lý, trừ các công trình thuộc phạm vi quy định tại Điểm a Khoản này;
Theo mình hiểu là các công trình cấp IV thì Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành thẩm tra nghĩa là nếu công trình cấp IV giao thông sẽ do sở giao thông thẩm tra không cần qua sở xây dựng.
Những điều mình nghĩ thế đúng không?
Theo Điều 41 NĐ về phân trách nhiệm quản lý nhà nước là :
- Sở XD quản lý : CT Dân dụng, CT công nghiệp và vật liệu xây dựng, CT hạ tầng kỹ thuật.
- Sở GT quản lý : CT giao thông
- Sở NN &PTNT quản lý : CT NN&PTNT
- Sở Công thương: CT dầu mỏ, điện, khí đốt...
Thế thì không cần phải gởi qua Sở XD nữa, Theo Điều 45 khoản 3đ thì khi chúng ta gởi hồ sơ về Sở quản lý chyên ngành thẩm tra thì Sở quản lý chuyên ngành có trách nhiệm phải báo cáo lại với Sở XD bằng văn bản!
 
Last edited by a moderator:

nguyen thi hue

Thành viên có triển vọng
Tham gia
8/1/08
Bài viết
9
Điểm thành tích
3
Tuổi
43
Theo mình, bỏ công tác chứng nhận sự phù hợp chất lượng công trình và an toàn chịu lực là phù hợp nhất là các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nươc, mình kiểm tra hồ sơ chất lượng 10 công trình thì đến 9 công trình là làm công việc đó chẳng có tác dụng gì. Về bản chất là giúp chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ chất lượng, hồ sơ kỹ thuật của công trình đảm bảo cho hồ sơ đó đầy đủ và logic. Nhưng mà các ông ấy làm thì " râu ông nọ cắm cằm bà kia", hồ sơ khi mình kiểm tra thì sai be bét và còn phải bổ sung rất nhiều. Đối với phần "an toàn chịu lực" nếu có hiện tượng xảy ra sự cố thì tốt nhất thuê một ông kiểm định có năng lực và đủa điều kiện và thiết bị, máy móc đến kiểm tra là ok.
 

qgnv

Thành viên mới
Tham gia
16/3/09
Bài viết
4
Điểm thành tích
3
Mình có vấn đề này muốn được xác nhận nhưng không thấy có trong mục nào, mình thảo luận ở đâu luôn nhé:

(1) NĐ 209 có quy định chi tiết về:
(i)các thành phần nghiệm thu đối với từng loại: công việc XD, hạng mục công trình, công trình hoàn thành!
(ii) biểu mẫu biên bản nghiệm thu và (iii) trình tự thời gian nghiệm thu;
(2) NĐ 15 thì bỏ các quy định chi tiết này; và chỉ ghi: Biểu mẫu, nội dung thành phần nghiệm thu,trình tự được quy định tại Hợp đng giao nhận thầu.
(3) Người lập Biên bản nghiệm thu không quy định là bên nào? Mà chỉ ghi TVGS, CĐT có trách nhiệm thông qua Biên bản nghiệm thu --> vậy có phải là nhà thầu lập không?

Rất mong ý kiến hồi âm, cám ơn
 

hotmen_8x_pro

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
17/2/12
Bài viết
441
Điểm thành tích
63
Thêm về trách nhiệm của Chủ đầu tư trong Quản lý chất lượng

Để trả lời câu hỏi của bạn qgnv tôi có ý kiến như sau:
1. Quy định như nghị định 15 đưa ra yêu cầu chủ đầu tư phải tự ban hành mẫu BBNT cho các dự án của mình. Ở đây, nhà thầu vẫn là người phải lập biên bản nghiệm thu, tư vấn giám sát nghiệm thu dưới sự tổ chức của chủ đầu tư. Việc chủ đầu tư ban hành mẫu biên bản theo nghị định cũ hay sử dụng mẫu cũ không thì nhà nước k cấm và được làm điều đó. Ở đây, mục đích nghị định 15 là tăng cường trách nhiệm và vai trò công tác QLNN của cơ quan QLNN với chất lượng công trình.
2. Có vấn đề này tôi xin được đưa ra thảo luận cùng anh em:
Chủ đầu tư là cấp xã, không có năng lực chuyên môn về quản lý dự án do đó phải thuê một đơn vị tư vấn quản lý dự án, tư vấn giám sát để giúp mình quản lý chất lượng. Tuy nhiên, theo biểu mẫu TT86, khi thanh toán, chủ đầu tư vẫn phải ký vào biểu 3a. Sau khi ký thanh quyết toán, chủ đầu tư đã làm các bước quyết toán và phê duyệt quyết toán. Tuy nhiên, hồ sơ có dấu hiệu sai phạm ( sai chủng loại gạch, cửa, tôn mái). Và cơ quan Công an đã khởi tố, bắt giam đại diện nhà thầu thi công, tư vấn giám sát, Chủ tịch xã ( chủ đầu tư). Vậy, việc này chủ tịch xã bị bắt là đúng hay sai? anh e thảo luận giúp? ( Vì ông chủ tịch xã đã sợ bị bắt nên thuê cả tư vấn QLDA cơ mà. Có quyết định chỉ thầu, hợp đồng đầy đủ!)
Thanks!
 

qgnv

Thành viên mới
Tham gia
16/3/09
Bài viết
4
Điểm thành tích
3
Cám ơn bạn đã trả lời, nhưng xin đính chính:

Không phải như bạn nói mẫu BBNT do Chủ đầu tư quy định (ban hành đâu bạn); Mà trên cơ sở tự nguyện và được quy định như sau:

Khỏan 2 Điều 31:

"Trong hợp đồng thi công xây dựng phải quy định rõ về các công việc cần nghiệm thu, bàn giao; căn cứ, điều kiện, quy trình, thời điểm, các tài liệu, biểu mẫu, biên bản và thành phần nhân sự tham gia khi nghiệm thu, bàn giao hạng mục công trình, công trình hoàn thành. Kết quả nghiệm thu, bàn giao phải được lập thành biên bản"
 

bqldagnnvbv

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
6/6/10
Bài viết
706
Điểm thành tích
93
Cám ơn bạn đã trả lời, nhưng xin đính chính:

Không phải như bạn nói mẫu BBNT do Chủ đầu tư quy định (ban hành đâu bạn); Mà trên cơ sở tự nguyện và được quy định như sau:

Khỏan 2 Điều 31:

"Trong hợp đồng thi công xây dựng phải quy định rõ về các công việc cần nghiệm thu, bàn giao; căn cứ, điều kiện, quy trình, thời điểm, các tài liệu, biểu mẫu, biên bản và thành phần nhân sự tham gia khi nghiệm thu, bàn giao hạng mục công trình, công trình hoàn thành. Kết quả nghiệm thu, bàn giao phải được lập thành biên bản"

Ukm bác cứ tự ý làm đê, lên CĐT nó gửi về bảo không đúng mẫu của nó thì lúc đó hẵng hay.
Còn về BBNT các kiểu cứ theo từ trước đến nay thôi, vì NĐ 15 chưa nêu rõ mà. Những gì NĐ 15 không nêu, không nói rõ, mình làm không trái thì ok thôi. Chỗ tôi có 2 ban ( 1 là ban của tôi, 2 là ban ĐT biểu mẫu vẫn khác nhau do quy định của từng ban đó).
 
A

an_khanh

Guest
Để trả lời câu hỏi của bạn qgnv tôi có ý kiến như sau:
1. Quy định như nghị định 15 đưa ra yêu cầu chủ đầu tư phải tự ban hành mẫu BBNT cho các dự án của mình. Ở đây, nhà thầu vẫn là người phải lập biên bản nghiệm thu, tư vấn giám sát nghiệm thu dưới sự tổ chức của chủ đầu tư. Việc chủ đầu tư ban hành mẫu biên bản theo nghị định cũ hay sử dụng mẫu cũ không thì nhà nước k cấm và được làm điều đó. Ở đây, mục đích nghị định 15 là tăng cường trách nhiệm và vai trò công tác QLNN của cơ quan QLNN với chất lượng công trình.
2. Có vấn đề này tôi xin được đưa ra thảo luận cùng anh em:
Chủ đầu tư là cấp xã, không có năng lực chuyên môn về quản lý dự án do đó phải thuê một đơn vị tư vấn quản lý dự án, tư vấn giám sát để giúp mình quản lý chất lượng. Tuy nhiên, theo biểu mẫu TT86, khi thanh toán, chủ đầu tư vẫn phải ký vào biểu 3a. Sau khi ký thanh quyết toán, chủ đầu tư đã làm các bước quyết toán và phê duyệt quyết toán. Tuy nhiên, hồ sơ có dấu hiệu sai phạm ( sai chủng loại gạch, cửa, tôn mái). Và cơ quan Công an đã khởi tố, bắt giam đại diện nhà thầu thi công, tư vấn giám sát, Chủ tịch xã ( chủ đầu tư). Vậy, việc này chủ tịch xã bị bắt là đúng hay sai? anh e thảo luận giúp? ( Vì ông chủ tịch xã đã sợ bị bắt nên thuê cả tư vấn QLDA cơ mà. Có quyết định chỉ thầu, hợp đồng đầy đủ!)
Thanks!
Theo mình việc CT xã bị bắt là do ký HĐ thuê tư vấn QLDA không đủ năng lực nên mới dẫn tới những sai phạm nêu trên.
 

dungttn

Thành viên mới
Tham gia
16/3/10
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
40
quy định trong hợp đồng nhưng Nghị định 48 và thông tư hướng dẫn hợp đồng lại không có điều này...
 

kv18

Thành viên có triển vọng
Tham gia
3/1/09
Bài viết
6
Điểm thành tích
3
các bác cho tôi hỏi với: Biên bản đưa vào sử dụng theo nghị định 15 chủ đầu tư ký hay đại diện cho chủ đầu tư ký là được (BQLDA)?
Phòng kinh tế và hạ tầng đang yêu cầu chủ đầu tư ký không phải BQLDA ký có đũng không?
Công trình đã được phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật tháng 12/2012 đến tháng 5/2013 tổ chức đấu thầu xong và kỹ kết hợp đồng tiến hành thi công trong tháng 5/2013 có áp dụng theo thông tư 10 về công tác quản lý không?
 

Top