Trách nhiệm của Tư vấn thẩm tra

henry_cuong

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
13/9/08
Bài viết
35
Điểm thành tích
8
Tôi có một tình huống thể này! mong các bác góp ý kiến:
Bên A (là Chủ đầu tư) thuê Bên B (Tư vấn thẩm tra) và Bên C (là Tư vấn thiết kế).
Bên B đã có báo cáo thẩm tra về hồ sơ thiết kế mà bên C đã cung cấp và bên C đã gửi báo cáo giải trình những ý kiến mà bên B đưa ra và đã điều chỉnh bổ sung. khi hỏi bên B về giải trình của bên C thì bên B trả lời đã hết trách nhiệm, họ đưa ra ý kiến và bên C giải trình như thế họ không cãi nhau với tư vấn thiết kế. quyết định cuối cùng thuộc về chủ đầu tư. hỏi, bên A (CĐT) bỏ tiền ra thuê tư vấn thẩm tra thì tư vấn thẩm tra phải có ý kiến quyết định và chịu trách nhiệm về ý kiến của mình. đằng này bên B lại bảo họ hết trách nhiệm, người quyết là chủ đầu tư vậy chi bằng chủ đầu tư thẩm tra cho xong đở tốn tiền với lại chắc gì giải trình của tư vấn thiết kế đã thoã đáng. nếu có sự cố xảy ra thi se không những gây lãng phí và trì trệ. vậy Chủ đầu tư đứng giữa hai bên phải làm thế nào tất nhiên chủ đầu tư cũng xem xét rùi mới phê duyệt.
 

sonnn

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
24/12/07
Bài viết
43
Điểm thành tích
8
Tuổi
51
Đúng thật, bên B chỉ làm xong nhiệm vụ ra cái báo cáo thẩm tra còn thực hiện thế nào mặc kệ bên A với chồng giấy tờ đó, có gì bên C chịu....bên A duyệt bên D(thi công) lại làm. Hình như bên B chỉ làm mỗi nhiệm vụ bán dấu.Hoạt động xây dựng như thế vẫn diễn ra nhiều năm rồi đấy.
 

phong01x1a

Thành viên có triển vọng
Tham gia
6/1/10
Bài viết
5
Điểm thành tích
1
Tuổi
41
Chủ đầu tư phải lấy kết quả của Thẩm tra mà yêu cầu bên thiết kế chỉnh sửa lại chứ, nếu bên thiết kế không chịu chỉnh sửa thi bên chủ đầu tư sao nghiệm thu hồ sơ thiết kế đuợc, với lại Hồ sơ thiết kế-dự toán của bên thiết kế nếu ko chịu chỉnh sửa lại theo kết quả thẩm tra thì bên Thẩm tra cũng đâu đóng dấu thẩm tra được. nói chung, chủ đầu tư ko có căn cứ để phê duyệt hồ sơ này.
 

henry_cuong

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
13/9/08
Bài viết
35
Điểm thành tích
8
Ý mình là khi bên TV thẩm tra đưa ra ý kiến về sự thiếu sót hay sai lệch gì đó gửi cho TV thiết kế còn chỉnh sữa hay không là việc của TV thiết kế, và kèm theo là giải trình của TV thiết kế về việc sữa hay không sữa sao thì hợp lý. Khi TV thẩm tra đồng ý với những chỉnh sữa hay không chỉnh sữa đó lẽ ra TV thẩm tra phải chịu trách nhiệm về việc mình đưa ra ý kiến và đồng ý chỉnh sữa đó. Đằng này họ lại bảo họ hết trách nhiệm. Chủ đầu tư không chuyên về thiết kế làm sao mà đưa ra quyết định chính xác khi không có sự đồng nhất ý kiến. Vậy, trách nhiệm dồn hết vào TV thiết kế.
 

pro_mouse

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
26/3/09
Bài viết
84
Điểm thành tích
28
Tôi có một tình huống thể này! mong các bác góp ý kiến:
Bên A (là Chủ đầu tư) thuê Bên B (Tư vấn thẩm tra) và Bên C (là Tư vấn thiết kế).
Bên B đã có báo cáo thẩm tra về hồ sơ thiết kế mà bên C đã cung cấp và bên C đã gửi báo cáo giải trình những ý kiến mà bên B đưa ra và đã điều chỉnh bổ sung. khi hỏi bên B về giải trình của bên C thì bên B trả lời đã hết trách nhiệm, họ đưa ra ý kiến và bên C giải trình như thế họ không cãi nhau với tư vấn thiết kế. quyết định cuối cùng thuộc về chủ đầu tư. hỏi, bên A (CĐT) bỏ tiền ra thuê tư vấn thẩm tra thì tư vấn thẩm tra phải có ý kiến quyết định và chịu trách nhiệm về ý kiến của mình. đằng này bên B lại bảo họ hết trách nhiệm, người quyết là chủ đầu tư vậy chi bằng chủ đầu tư thẩm tra cho xong đở tốn tiền với lại chắc gì giải trình của tư vấn thiết kế đã thoã đáng. nếu có sự cố xảy ra thi se không những gây lãng phí và trì trệ. vậy Chủ đầu tư đứng giữa hai bên phải làm thế nào tất nhiên chủ đầu tư cũng xem xét rùi mới phê duyệt.
Theo Quy định Nếu CĐT (bên A) không đủ năng lực để thẩm định hồ sơ thiết kế thì có thể thuê tư vấn thẩm tra (bên B) để làm cơ sở cho việc thẩm định và phê duyệt. Như vậy Chủ đầu tư vẫn phải thẩm định lại tức là vẫn là người chịu trách nhiệm về các kết quả thẩm tra hay thẩm định và kết quả phê duyệt của mình. Điều này không hợp lý vì ông không đủ năng lực ông mới đi thuê ngơừi có năng lực làm giúp ông. Theo mình CĐT cần lựa chọn các đơn vị tư vấn thiết kế có đủ năng lực và có trách nhiệm một chút thì hồ sơ TK đỡ "lởm" hơn. Sau đó CĐT tư tự thẩm tra sau đó lấy dấu đơn vị tư vấn thẩm tra vì vừa nhanh mà vừa kiểm soát được khối lượng... đằng nào thì CĐT cũng chịu trách nhiệm cả mà. :D
 

mantt

Thành viên năng động
Tham gia
13/9/08
Bài viết
65
Điểm thành tích
8
Ý mình là khi bên TV thẩm tra đưa ra ý kiến về sự thiếu sót hay sai lệch gì đó gửi cho TV thiết kế còn chỉnh sữa hay không là việc của TV thiết kế, và kèm theo là giải trình của TV thiết kế về việc sữa hay không sữa sao thì hợp lý.
Theo tôi tư vấn thẩm tra (TVTT) người ta đã làm đúng đấy chứ. Khi TVTT đưa ra ý kiến về các điểm sai của TVTK (theo quan điểm của TVTT) thì đơn vị TVTK phải có trách nhiệm giải trình hoặc chỉnh sửa.
Khi TV thẩm tra đồng ý với những chỉnh sữa hay không chỉnh sữa đó lẽ ra TV thẩm tra phải chịu trách nhiệm về việc mình đưa ra ý kiến và đồng ý chỉnh sữa đó.
Đương nhiên trong báo cáo TT đơn vị TVTT phải có kết luận về việc đồng ý hay ko đồng ý với giải trình của TVTK để CĐT căn cứ vào đó để thẩm định, phê duệt (theo luật).
Đằng này họ lại bảo họ hết trách nhiệm. Chủ đầu tư không chuyên về thiết kế làm sao mà đưa ra quyết định chính xác khi không có sự đồng nhất ý kiến. Vậy, trách nhiệm dồn hết vào TV thiết kế.
TVTT đã làm hết trách nhiệm rồi còn gì (nhiệm vụ của họ là đã chỉ ra được những sai phạm và các góp ý cho CĐT) - đến đây là TVTT hêt nhiệm vụ.
CĐT căn cứ vào BCTT để yêu cầu (hoặc ko yêu cầu) TVTK chỉnh sửa trước khi phê duyêt và CĐT phải tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình (luật đã phân cấp rất rõ).
Trên thực tế CĐT thường bắt buộc TVTK chỉnh sửa theo kết luận trong BCTT.
 

hamacon15c

Thành viên mới
Tham gia
27/1/10
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Xin tư vấn: Tư vấn phản biện thiết kế

Xin được lạc đề 1 chút!
Xin các bác tư vấn giúp em hoặc có tài liệu về để cương hay nhiệm vụ (SOW) cảu công tác tư vấn phản biện thiết kế thì cho em xin tham khảo néh, CĐT giao em làm công việc này mà không biết lập nhiệm vụ như thế nào. NGoài ra xin các bác tư vấn giúp em sự khác nhau giữa trách nhiệm của tư vấn phản biện và tư vấn thẩm tra thiết kế.
xin cảm ơn các bac nhiều!
 

doanhop

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
20/12/07
Bài viết
34
Điểm thành tích
8
Khác nhau giữa trách nhiệm của tư vấn phản biện và tư vấn thẩm tra thiết kế.
Giống nhau: Cùng giúp chủ đầu tư phát hiện sai sót trong thiết kế.
Khác nhau:
Tư vấn phản biện thực hiện trong quá trình thiết kế.
Tư vấn thẩm tra thực hiện sau khi đã thiết kế xong thiết kế.
Mong các đồng nghiệp góp ý thêm.
 

phugiang2007

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
31/1/08
Bài viết
181
Điểm thành tích
63
Tuổi
44
- Về luật định : Tôn trọng thỏa thuận giao dịch giữa các bên thông qua hình thức hợp đồng, công chứng;
- Về quyền của CĐT : là người sở hữu vốn (nôm na là nắm tiền)-->có quyền thuê mướn thực hiện theo yêu cầu thông qua hợp đồng. Trong hợp đồng các bên sẽ thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm của nhau; VD: đối với tư vấn thiết kế thì phải 1,2,3...mới đuợc thanh toán; Tư vấn thẩm tra phải 1, 2, 3...mới được thanh toán. Riêng đối với Tư vấn thiết kế cho dù CĐT có thẩm tra hay không thì cũng phải chiựu trách nhiệm trước chủ đầu tư, trước pháp luật về tính an toàn, tính chính xác của sản phẩm thiết kế (xem ND209, NĐ23); Đối với Tư vấn thẩm tra, vai trò của họ chỉ đơn thuần là bên trung gian giúp CĐT kiểm tra rà soát lại sản phẩm, theo nội dung đã được thỏa thuận trong hợp đồng (chỉ khuyễn cáo mà không có yêu cầu).
Nếu Bác CĐT thấy anh thẩm tra làm ko đạt yêu cầu(theo hợp đồng)-->không trả tiền-->thuê người khác làm;
Theo mình thì với chủ êề như trên thì các bên đã thực hiện đúng vai trò của mình rồi. Vấn đề còn lại là thi công theo ý kiến cuối cùng của anh thiết kế thôi vì họ là người chịu trách nhiệm chính mà. Nếu bạn cứ mong anh B sẽ cãi nhau với C thì bảo đảm chả bao giờ kết thúc cả và chả biết trách nhiệm sẽ thuộc về ai. Rút kinh nghiệm từ thực tế mà hiện nay PL chỉ quy định vai trò anh tư vấn thẩm tra chỉ lớt phớt vậy thôi.
 

thongktnl

Thành viên đang trên đà lên hạng cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
30/6/08
Bài viết
344
Điểm thành tích
43
Thường sau khi có báo cáo thẩm tra và giải trình của TVTK thì sẽ có 1 cuộc họp giữa CĐT, TVTK và TVTT. Trong cuộc họp này sẽ nêu nhưng quan điểm của các bên. TVTT sẽ xem giải trình và có đồng ý với giải trình của TVTK hay không. Nếu đồng ý thì ok, còn nếu có vấn đề không thống nhất được quan điểm thì CĐT sẽ là đơn vị đứng ra, trên cơ sở quan điểm của 2 bên và ý kiến của mình quyết định. Sau đó sẽ có biên bản cuộc họp thống nhất ý kiến, TVTK chỉnh sửa theo ý kiến thống nhất của 3 bên tại cuộc họp, TVTT đóng dấu ----> xong.
Thường thì nếu ko có gì, các bên sẽ làm việc trên cơ sở hợp tác để sớm phê duyệt. Nhưng đối với 1 số đơn vị ko có thiện chí thì việc này cũng khó trôi chảy. Vì khi hồ sơ thiết kế có vấn đề quan trọng mà quan điểm của TVTK và TVTT là khác nhau, CĐT thì ko có năng lực để quyết định ---> việc duyệt hồ sơ dai dẳng kéo dài. Hoặc TVTT ko có thiện chí, bắt bẻ TVTK, ông TK cũng bảo thủ cũng vậy.
 

feiyuling

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
21/10/10
Bài viết
28
Điểm thành tích
3
Trách nhiệm của Tư vấn thẩm tra
- Kiểm tra tính đúng đắn về kỹ thuật của Hồ sơ thiết kế và dự toán;
- Khuyến cáo những sai sót của Hồ sơ thiết kế và chỉnh sửa những đơn giá chưa hợp lý;
- Gửi các ý kiến của mình tới Chủ đầu tư
Chủ đầu tư căn cứ ý kiến của Tư vấn thẩm tra để yêu cầu đơn vị Tư vấn T.kế giải trinh và chỉnh sửa. Nếu Tư vấn T.kế bảo vệ quan điểm đúng của họ mà Chủ đầu tư thấy hợp lý thi thông báo lại cho Tư vấn thẩm tra.
- Tư vấn thẩm tra xét thấy vấn đề nào đúng thì ok. Lập báo cáo kết quả thẩm tra và đóng dấu thẩm tra vào hồ sơ thiết kế gửi Chủ đầu tư thế là xong.
Nếu có điều kiên thi cả A+B+C đi nhậu và ok. Bên C chi phí.
Xin lưu ý rằng tỷ lệ chi phí cho công tác Thẩm tra là rất nhỏ.
 

nhibep

Thành viên mới
Tham gia
10/2/11
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Tuổi
64
Đây là trường hợp giống như mình. TVTT và TVTK như một thì chủ đầu tư bó tay. TVTT lấy số liệu TVTK làm báo cáo thẩm tra thì Chủ Đầu tư không thể thẩm định nổi. Liệu có biện pháp nào để tư vấn thẩm tra làm việc khách quan hoặc nếu tư vấn thẩm tra không hoàn thánh nhiệm vụ thì Chủ đầu tư thông báo cắt hợp đồng bằng công văn nào
 

daotuananh2110

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
6/5/09
Bài viết
121
Điểm thành tích
28
Tuổi
44
Đây là trường hợp giống như mình. TVTT và TVTK như một thì chủ đầu tư bó tay. TVTT lấy số liệu TVTK làm báo cáo thẩm tra thì Chủ Đầu tư không thể thẩm định nổi. Liệu có biện pháp nào để tư vấn thẩm tra làm việc khách quan hoặc nếu tư vấn thẩm tra không hoàn thánh nhiệm vụ thì Chủ đầu tư thông báo cắt hợp đồng bằng công văn nào
Ông này chưa hiểu gì cả hay sao ấy. Đó là những Chủ đầu tư không có chuyên môn. Chủ đầu tư vẫn là người quyết định cao nhất trong việc thẩm định về BVTC và DT.
 

nhibep

Thành viên mới
Tham gia
10/2/11
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Tuổi
64
Chủ đầu tư không có chuyên môn phải nhờ tư vấn thẩm tra, mà tư vấn thẩm tra không làm công việc thẩm tra chỉ lấy số liệu của thiết kế đưa vào thì chủ đầu tư làm sao thẩm định
 
C

chuotdong

Guest
CĐT căn cứ vào BCTT để yêu cầu (hoặc ko yêu cầu) TVTK chỉnh sửa trước khi phê duyêt và CĐT phải tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình (luật đã phân cấp rất rõ).
Trên thực tế CĐT thường bắt buộc TVTK chỉnh sửa theo kết luận trong BCTT.
TVTK không phải theo hoàn toàn ý kiến trong BCTT mà nếu có sai khác thì có quyền làm văn bản giải trình với CĐT, sau đó CĐT có quyền quyết định theo TVTK hay TVTT vấn đề đó.

Thực tế có khi ngược lại, CĐT nhận được BCTT là duyệt luôn theo báo cáo này mà không trao đổi gì với TVTK là quan liêu vì Thiết kế là sản phẩm của TVTK - về lý không ai hiểu sản phẩm đó hơn họ
 

BUILD_Hiep

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
24/2/10
Bài viết
32
Điểm thành tích
8
Tuổi
54
Ông này chưa hiểu gì cả hay sao ấy. Đó là những Chủ đầu tư không có chuyên môn. Chủ đầu tư vẫn là người quyết định cao nhất trong việc thẩm định về BVTC và DT.
Thường tư vấn thẩm tra độc lập với tư vấn thiết kế. Nếu thẩm tra và thiết kế là 1 thì sẽ có nhiều cái dở.
Chủ đầu tư đa phần là bó tay khi tư vấn thẩm tra làm hồ sơ thẩm tra thiếu bài bản, sao chép.
Tuy nhiên cũng có một số chủ đầu tư có nghề thì không chịu thua, họ bắt thẩm tra sửa tới nơi.
Cũng có lúc thanh tra xây dựng, Sở Xây dựng... kiểm tra hàng năm, họ bắt thẩm tra phải chấn chỉnh lại.
 

Top