Trao đổi về áp dụng định mức

  • Khởi xướng phamcongquy
  • Ngày gửi
P

phamcongquy

Guest
Theo quy định: Công tác vận chuyển vật liệu lên cao được áp dụng đối với các công tác xây lắp đã ban hành trong định mức mà không đề cập đến độ cao xây dựng. Như vậy đối với một số công tác như: Bê tông xà dầm, giằng nhà AF.12300; Bê tông sàn mái AF.12400; Bê tông lanh tô, mái hiên máng nước AF.12500; Bê tông cầu thang AF.12600 đã có 0.11 ca vận thăng 0.8 tấn có được tính thêm chi phí vận chuyển vật liệu lên cao không?
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.642
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Giới thiệu với mọi người chú Phạm Công Quỳ chuyên gia về kinh tế xây dựng và dự toán, định mức. Thường thì cháu có thể phản hồi nhanh. Nhưng câu hỏi của chú khó quá, thành ra phải suy nghĩ kỹ và tham khảo nhiều ý kiến khác.
Theo cháu: những công tác đó không được tính thêm chi phí vận chuyển vật liệu lên cao nữa, vì đã có vận thăng vận chuyển rồi. Cái này có chỗ chưa kín. Nhưng tuần sau chú chẳng còn phải lăn tăn nữa vì hệ thống định mức sẽ bị hủy bỏ và ban hành trở lại để tham khảo, sẽ không còn tính bắt buộc nữa. Khi đó quyền quyết định sẽ thuộc về chủ đầu tư... Cảm ơn chú đã phát hiện điều này.
Cần nói thêm công tác định mức không bao giờ theo kịp thực tế, liên tục bị lạc hậu và không phù hợp nữa vì công nghệ thi công, các loại vật liệu mới, khoa học kỹ thuật phát triển... Vì vậy, cân phải nghiên cứu cập nhật, sửa đổi, bổ sung liên tục để phù hợp hơn với từng thời kỳ sản xuất.
 
Last edited by a moderator:

DauthauGXD

Phần mềm tốt nhất để đấu thầu, thắng thầu
Tham gia
7/7/07
Bài viết
755
Điểm thành tích
93
Nơi ở
Công ty CP Giá Xây Dựng số 18, Nguyễn Ngọc Nại
Website
giaxaydung.vn
"Cần nói thêm công tác định mức không bao giờ theo kịp thực tế, liên tục bị lạc hậu và không phù hợp nữa vì công nghệ thi công, các loại vật liệu mới, khoa học kỹ thuật phát triển... Vì vậy, cân phải nghiên cứu cập nhật, sửa đổi, bổ sung liên tục để phù hợp hơn với từng thời kỳ sản xuất"
Mình cũng đang thắc mắc về vấn đề này. Vậy ai, cơ quan, tổ chức nào phụ trách chuyên mục này và thực hiện nó như thế nào???
Hệ thống định mức có ảnh hưởng rất lớn đến quản lý chi phí XDCB của Nhà nước. Mọi mục đích của chúng ta, tranh luận, bàn thảo...cũng đi đến cái chung : ích nước lợi nhà, Và hệ thống định mức là cái nền móng đầu tiên để lập chi phí cho dự án, nhưng mình thấy ít người quan tâm. Vì thực chất khi lập dự toán là do đơn vị tư vấn thiết kế lập (đã có phần mềm lập sẵn rồi), nên định mức cao hay thấp, thực tế có phù hợp hay không cũng không ảnh hưởng gì mấy .
Thôi mình không nói nữa...hì hì
Nhưng rất mong được chú Phạm Công Quỳ -chuyên gia về kinh tế xây dựng và dự toán, định mức cho nhiều ý kiến về định mức hơn nữa để lớp trẻ học hỏi.
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.642
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Trước này thì Bộ Xây dựng tổ chức thực hiện công tác nghiên cứu và ban hành định mức áp dụng thống nhất cho cả nước. Nhưng tuần tới khi bộ định mức này chỉ còn mang tính tham khảo. Theo mình suy đoán, chắc Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục tổ chức nghiên cứu và công bố để tham khảo, giống như hiện nay mọi người vẫn tham khảo quyển giá cả vật tư của Bộ Tài Chính đó.

Có điều Tư vấn và mọi đơn vị tham gia hoạt động của Việt Nam vẫn ì, chắc chưa theo kịp đâu, mặc dù tham khảo nhưng mình đoán là sẽ lại áp dụng y sì giống y như Thông tư về giá ca máy hiện nay thôi. Phải có lộ trình để cho xã hội quen dần việc tự quyết, tự làm chủ. Các bác tư vấn đến lúc phải làm khác đi rồi, không thể ngồi chờ Nhà nước (BXD) ban hành cái gì rồi dùng nguyên si cái đó lắp vào tính ra giá cho CĐT nữa. Mà phải vận động tự tìm ra, tham khảo hoặc mua số liệu từ tổ chức nào đó, rồi phải đưa ra phương pháp xác định giá xây dựng sao cho tối ưu nhất xứng đồng tiền, bát gạo được CĐT bỏ ra thuê. Tất nhiên, bác nào làm tốt cũng có quyền đòi trả công xứng đáng. Kinh tế thị trường!

Ngoài ra các tổ chức chuyên môn nào có khả năng, thì cũng có thể nghiên cứu công bố định mức cho bà con, sản phẩm của ai có uy tín thì được tin dùng. Một số hãng như Means, Davis Langson Shear của nước ngoài thường xuyên công bố các dữ liệu như: chỉ số giá, hệ số điều chỉnh chi phí xây dựng... cho các vùng trên nước Mỹ...

Theo TA, phương pháp nghiên cứu, thu thập số liệu cho công tác định mức hiện nay là khó nhất. Mình đã từng đề cập một lần, công nghệ cao bây giờ phát triển. Dùng camera có thể theo dõi từng ngóc ngách của một tòa nhà (cứ xem phim thì biết). Các tổ chức tư vấn đi theo hướng này có thể nghiên cứu tổ chức hệ thống camera ghi hình theo thời gian thực, để thu thập số liệu về định mức trên hiện trường, đem về xử lý...
 
Last edited by a moderator:
A

AAmylove

Guest
Theo quy định: Công tác vận chuyển vật liệu lên cao được áp dụng đối với các công tác xây lắp đã ban hành trong định mức mà không đề cập đến độ cao xây dựng. Như vậy đối với một số công tác như: Bê tông xà dầm, giằng nhà AF.12300; Bê tông sàn mái AF.12400; Bê tông lanh tô, mái hiên máng nước AF.12500; Bê tông cầu thang AF.12600 đã có 0.11 ca vận thăng 0.8 tấn có được tính thêm chi phí vận chuyển vật liệu lên cao không?
Vấn đề nêu ra, NN đã quy định rõ trong mục quy định áp dụng của định mức 24 (nếu định mức thay thế sắp ra chắc cũng vậy thôi):

**** Quy định áp dụng:
- Định mức dự toán được áp dụng để lập đơn giá xây dựng, làm cơ sở để lập dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình xây dựng thuộc các dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Ngoài thuyết minh và quy định áp dụng nói ở trên, trong mỗi chương công tác của Định mức dự toán đều có phần thuyết minh và quy định áp dụng cụ thể đối với từng nhóm, loại công tác xây dựng phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công và biện pháp thi công.
- Chiều cao ghi trong định mức dự toán là chiều cao tính từ cốt 0.00 theo thiết kế công trình đến cốt =4m; =16m; =50m và từ cốt 0.00 đến cốt >50m. Các loại công tác xây dựng trong định mức không quy định độ cao như công tác trát, láng, ốp, v.v… nhưng khi thi công ở độ cao = 16m; = 50m và >50m được áp dụng định mức bốc xếp vận chuyển vật liệu lên cao.

* Tại định mức vận chuyển vật liệu lên cao:
AL.70000 Công tác bốc xếp và vận chuyển lên cao

Quy định áp dụng:
Định mức vận chuyển vật liệu lên cao chỉ áp dụng đối với những loại công việc thực hiện ở trên cao đã được định mức trong định mức này mà không quy định độ cao.
Bốc xếp, vận chuyển lên cao được tính bằng cách cộng định mức bốc xếp bằng thủ công và vận chuyển lên cao bằng thang máy.


Thành phần công việc:
Chuẩn bị, bốc xếp vật liệu, vận chuyển vật liệu từ dưới mặt đất lên các tầng sàn bằng vận thăng lồng lên mọi độ cao.


Mã hiệu Loại vật liệu Đơn vị Nhân công 3,5/7
ĐVT: công Vận thăng lồng =3Tấn
ĐVT: ca

AL.71110 Cát các loại, than xỉ m3 0,37 0,09
AL.71120 Sỏi, đá dăm các loại m3 0,45 0,09
AL.71130 Các loại Sơn, bột (bột đá, bột bả,..) Tấn 0,33 0,10
AL.72110 Gạch xây các loại 1000v 0,57 0,07
AL.72120 Gạch ốp, lát các loại 10m2 0,20 0,02
AL.72210 Đá ốp, lát các loại 10m2 0,20 0,02
AL.72310 Ngói các loại 1000v 0,66 0,30
AL.73110 Vôi, than xỉ các loại Tấn 0,46 0,10
AL.73210 Tấm lợp các loại 100m2 0,38 0,30
AL.73310 Xi măng Tấn 0,38 0,09
AL.73410 Gỗ các loại m3 0,38 0,10
AL.73510 Kính các loại 10m2 0,30 0,05
AL.73610 Cấu kiện bê tông đúc sẵn Tấn 0,59 0,03
AL.74110 Vật tư và các loại phụ kiện cấp thoát nước, vệ sinh trong nhà Tấn 0,70 0,14
AL.74210 Vật tư và các loại thiết bị điện trong nhà Tấn 2,50 0,20
AL.75110 Cửa các loại m2 1,50 0,16
AL.76110 Vật liệu phụ các loại Tấn 0,12 0,03
AL.76120 Vận chuyển các loại phế thải từ trên cao xuống m3 0,49 0,13

** Vậy máy vận thăng trong định mức công tác bê tông (có thể là thừa) nhưng trước khi quy định về định mức mới ban hành thì vẫn phải áp dụng định mức 24 cho công tác bê tông khi cao >16m: (công tác btông + vận chuyển vật liệu lên cao).
*** phubinhvna@gmail.com ****
 
Last edited by a moderator:
C

Cairong

Guest
Định mức và đơn giá tổng hợp. Xác định thế nào ?

Theo hướng dẫn mới sẽ có hình thức định mức và đơn giá tổng hợp bên cạnh các khái niệm định mức và đơn giá chi tiết ta đã gặp. Ví dụ: Để xây một căn phòng tiêu chuẩn ta có thể có rất nhiều định mức đơn giá chi tiết về xây, trát, đổ BT, lắp đặt ..... Nay giả sử xây dựng ĐM, hay ĐG tổng hợp cho việc đó thì ta cần kết hợp các ĐM, ĐG chi tiết và một số nội dung VL, NC,M cần thiết khác. Vậy có mấy câu hỏi các bác thêm:
- ĐGTH thì dễ hiểu vì cơ bản chỉ lấy giá trị của các ĐG chi tiết cộng lại tương ứng theo VL, NC,M
- Còn ĐMTH: Ở đây các VL sẽ khác nhau về tên, chủng loại và mã quản lý. Đồng thời các ĐM chi tiết có thể ở các lĩnh vực khác nhau ..... Vậy có cần phân tích vật tư ĐMTH ? Nếu có thì ta lấy các KL VL, NC, M tương ứng cộng lại với nhau ? Khi dùng hai hệ thống ĐM chi tiết theo 33, 24 có thể tên VL giống nhau ( ví dụ XM, cát .... ) nhưng do quản lý ở hai bộ ĐM nên mã khác nhau. Vậy là có hai loại XM trong phân tích vật tư ?
Mong các bác giải thích được rõ. Xin cảm ơn
 
S

sxddienbien

Guest
Định mức tổng hợp

Theo tôi không có định mức tổng hợp mà chỉ có đơn giá tổng hợp. Định mức có 2 loại: Định mức kinh tế kỹ thuật và định mức tỷ lệ. Hiện nay Bộ XD đã công bố một số loại định mức để vận dụng, tham khảo áp dụng. Đối với các công tác xây lắp chưa có trong hệ thống định mức mà Bộ XD công bố thì chủ đầu tư, đơn vị tư vấn phải tự xây dựng để áp dụng. Các bộ, địa phương có trách nhiệm tổ chức xây dựng, công bố các định mức đặc thù cho ngành và địa phương của mình.
Định mức tổng hợp như ý bạn hỏi ở trên có thể hiểu là suất đầu tư hoặc đơn giá tổng hợp cho một loại, nhóm, bộ phận công tác xây dựng nào đó.
 
C

Cairong

Guest
Vậy ở đây có một vấn đề tôi không rõ lắm: Dùng các ĐM chi tiết hoặc ĐM tỷ lệ để phân tích VL,NC,M .... trong khi đó lại có ĐG TH ( thậm chí có thể cả các chi phí khác ). Vậy khi đó nếu tính giá trị xây lắp trực tiếp theo tổng hợp VL ( bao gồm khối lượng x ĐG từng VL ) thì lại vênh với giá trị tổng cộng của ĐG tổng hợp ?
 
C

chuotdong

Guest
Định mức, Đơn giá vênh nhau làm theo cái nào ?

Các bạn cho hỏi tôi áp dụng 1 số Định mức, Đơn giá và giá Ca máy, vật tư; nhưng kết quả không khớp nhau. Vậy theo cái nào ? (cả 3 văn bản này đều đã đăng Công báo)

Ví dụ: 0,5 ca (theo ĐM) x 100.000 (theo Giá CM) = 50.000 đ
Nhưng trong quyển đơn giá lại ghi công việc này = 60.000 đ
 
T

tatylic

Guest
Mạn phép các anh cho em được thắc mắc vài lời:
-Anh Phú Bình viết là " Các loại công tác xây dựng trong định mức không quy định độ cao như công tác trát, láng, ốp, v.v… nhưng khi thi công ở độ cao = 16m; = 50m và >50m được áp dụng định mức bốc xếp vận chuyển vật liệu lên cao." phải hiểu là "nhưng khi thi công ở các độ cao <=16m,<=50, và >50"
-Anh Phú Bình cũng viết là "Vậy máy vận thăng trong định mức công tác bê tông (có thể là thừa) nhưng trước khi quy định về định mức mới ban hành thì vẫn phải áp dụng định mức 24 cho công tác bê tông khi cao >16m: (công tác btông + vận chuyển vật liệu lên cao)." nhưng theo em nghĩ thì khi thi công bê tông ở độ cao >4m là đã phải áp dụng vận chuyển lên cao rồi ! (ĐM 24 có ghi : "Các loại công tác xây dựng trong định mức không quy định độ cao như công tác trát, láng, ốp, v.v… nhưng khi thi công ở độ cao ≤ 16m; ≤ 50m và >50m được áp dụng định mức bốc xếp vận chuyển vật liệu lên cao".".Hơn nữa khi chiều cao thi công >16m thì không áp dụng dây chuyền thứ nhất, do vậy cần gì áp dụng định mức vận chuyển lên cao?
-Vậy nên theo ngu ý của riêng em thì :
1.Đối với các công tác như láng, trát, ốp, lát... thì khi thi công ở độ cao >4m phải áp dụng thêm định mức vận chuyển lên cao.
2.Còn đối với công tác bê tông, tùy theo dây chuyền thi công bê tông thực tế là như thế nào, nếu thi công theo dây chuyền thứ nhất ( đổ bằng thủ công -Khi chiều cao tối đa của công trình không quá 16 m ) thì với độ cao ở trong khoảng >4 m đến <=16m ta mới phải đắn đo xem có áp dụng thêm định mức vận chuyển lên cao hay không? Xem trong tiết định mức thứ nhất AF.10000"Thành phần công việc:
- Chuẩn bị, trộn, vận chuyển vật liệu trong phạm vi 30m. Đổ và bảo dưỡng bê tông đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Gia công, lắp dựng và tháo dỡ cầu công tác."
thì em nghĩ rằng " đổ bê tông theo yêu cầu kỹ thuật là đã bao gồm vận chuyển vữa bê tông lên cao và đổ bằng thủ công rồi! Do vậy theo ý kiến cá nhân em, e cho là trường hợp này không phải áp dụng thêm định mức vận chuyển lên cao AL.70000
Em chưa có một tí kinh nghiệm nào về vấn đề này, những lời trên chỉ là ngu ý! Mong các anh chỉ bảo cho em sáng ra!
 
Last edited by a moderator:
P

parkjisung

Guest
Các anh có file excel đơn giá mới có thể share cho em một bản được không? hoặc mua ở đâu làm ơn chỉ em với!
mail: nguyenhuukhanh69@gmai.com
cám ơn nhiu`!
 
Last edited by a moderator:
S

sxddienbien

Guest
Thảo luận về định mức

Theo tôi các bạn cần phân biệt 2 loại định mức thường áp dụng hiện nay:
- Định mức kinh tế kỹ thuật thường quy định rõ các tỷ lệ cácyếu tố trong 1loại định mức công tác xây lắp chẳng hạn (1m3 BTgồm vật liệu (cát đá xi măng..), nhân công, máy TC..).
- Định mức tỷ lệ (%) thường áp dụng cho chi phí công tác quản lý dự án, chi phí tư vấn trong đầu tư xây dựng .....
 
S

sxddienbien

Guest
định mức đơn giá vênh nhau

Đó là chuyện thường tình. Bạn chọn theo cách mà bạn muốn và đếch sợ bố con thằng nào cả.
 

Chicken

Thành viên có triển vọng
Tham gia
6/9/07
Bài viết
9
Điểm thành tích
1
Tuổi
41
Bạn nào biết trong công tác ốp tường của định mức 24 thì đã bao gồm cả phần trát chưa. Giải thích như thế nào về điều này (tức là khi tính trát co người thì trừ phần ốp, có người tính cả phần ốp). Thanks.
 

BUILD_Hiep

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
24/2/10
Bài viết
32
Điểm thành tích
8
Tuổi
54
Bạn nào biết trong công tác ốp tường của định mức 24 thì đã bao gồm cả phần trát chưa. Giải thích như thế nào về điều này (tức là khi tính trát co người thì trừ phần ốp, có người tính cả phần ốp). Thanks.
Hãy xem lượng vữa ốp thì biết ngay.
Nếu có vữa XM trong định mức ốp thì trừ ra ( như ốp gạch men).
Nếu không có thì đừng trừ ( như ốp đá... )
 

Top