Trình tự lập, thẩm định và phê duyệt DAĐT

huudom

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
27/11/07
Bài viết
33
Điểm tích cực
1
Điểm thành tích
8
Tuổi
44
Đơn vị em là Công ty Cổ phần đang đầu tư 1 dự án thủy điện nhóm B, xây dựng trên địa bàn 1 tỉnh. Dự án đang trong giai đoạn lập Dự án đầu tư, vậy xin các anh (chị) góp ý cho em về các bước để lập, thẩm định và phê duyệt Dự án đầu tư. Cám ơn nhiều.
 
trình tự lập, thẩm định, phê duyệt DAĐT

- Để thực hiện đươc điều này, trước hết bạn nên đọc kỹ các văn bản pháp luật liên quan như Luật Xây dựng, Nghị định số 16/2005, NĐ 112/2006, thông tư số 02/2007/TT-BXD,....
- Có thể tóm tắt một số bước chính phải thực hiện như sau:
+ Xin chủ trương đầu tư dự án; sau đó có QĐ ghi vốn chuẩn bị đầu tư nữa càng tốt.
+ Xác định dự toán gói thầu cho các công tác chuẩn bị đầu tư như: Khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn, Lập dự án, Báo cáo đánh giá tác động môi trường,...
+ Lựa chọn thầu tư vấn;
+ Thực hiện lập dự án;
+ Trình thẩm định và phê duyệt dự án;
và một số chi tiết trong mỗi nội dung công việc nữa, bạn tự tìm hiểu.
- Các chuyên gia khác có thể cho thêm ý kiến nhé.
 
Trước tiên xin cám ơn anh Khanh_imc. Cho em hỏi thêm tí nữa nhé: Đối với dự án của Công ty em đang đầu tư thì trước khi trình Sở Công nghiệp thẩm định thiết kế cơ sở và phê duyệt Dự án đầu tư thì có cần phải thuê đơn vị Tư vấn khác "thẩm tra" Dự án đầu tư hay không?(Vì em chưa tìm thấy chổ nào quy định "thẩm tra" Dự án đầu tư). Mong các Anh (Chị) góp ý cho em với. Xin cám ơn.
 
mình gửi bạn quy trình thực hiện của một dự án cho bạn tham khảo nhé!
 
Dự án đầu tư bao gồm 2 phần là thiết kế cơ sở và thuyết minh dự án đầu tư.
Việc thẩm định dự án đầu tư được thực hiện như sau:
1-Người quyết định đầu tư chỉ định đơn vị chuyên môn trực thuộc làm đầu mối tổ chức thẩm định dự án trước khi phê duyệt.
2-Chủ đầu tư gửi hồ sơ dự án (Thuyết minh và TKCS) đến người có thẩm quyền quyết định đầu tư để tổ chức thẩm định.
3-Đơn vị đầu mối tổ chức thẩm định dự án gửi hồ sơ dự án (Bao gồm cả thuyết minh và TKCS) tới cơ quan có thẩm quyền thẩm định TKCS (Thường là Sở Xây dựng) đồng thời gửi các đơn vị liên quan lấy ý kiến.
4-Đơn vị đầu mối thẩm định dự án có trách nhiệm tổng hợp ý kiến để đánh giá và đề xuất để người quyết định đầu tư xem xét quyết định.
Trường hợp Người có thẩm quyền quyết định đầu tư không có đơn vị chuyên môn hoặc đơn vị chuyên môn không đủ năng lực thẩm định thì sẽ thuê đơn vị tư vấn để thẩm tra dự án. Trình tự thực hiện thì cũng như trên.
 
Đơn vị em là Công ty Cổ phần đang đầu tư 1 dự án thủy điện nhóm B, xây dựng trên địa bàn 1 tỉnh. Dự án đang trong giai đoạn lập Dự án đầu tư, vậy xin các anh (chị) góp ý cho em về các bước để lập, thẩm định và phê duyệt Dự án đầu tư. Cám ơn nhiều.

Dự án thủy điện nhóm B thì TKCS do Sở Công nghiệp nơi xây dựng công trình thẩm định. Đơn vị đầu mối sẽ lấy ý kiến thẩm định khác về tài nguyên, môi trường, thủy văn...sau đó tổng hợp lại để gửi chủ đầu tư hoàn thiện dự án trước khi trình phê duyệt. Các công việc khác ở giai đoạn chuẩn bị dự án như khảo sát, thu thập số liệu, đo vẽ...thì cần lưu ý chi phí thực hiện. Chi phí này được tính vào chi phí tư vấn đầu tư xây dựng của dự án.
 
Trước tiên xin cám ơn anh Khanh_imc. Cho em hỏi thêm tí nữa nhé: Đối với dự án của Công ty em đang đầu tư thì trước khi trình Sở Công nghiệp thẩm định thiết kế cơ sở và phê duyệt Dự án đầu tư thì có cần phải thuê đơn vị Tư vấn khác "thẩm tra" Dự án đầu tư hay không?(Vì em chưa tìm thấy chổ nào quy định "thẩm tra" Dự án đầu tư). Mong các Anh (Chị) góp ý cho em với. Xin cám ơn.

Điều này là chắc rồi bạn ơi.
Nhưng điều đầu tiên bạn phải phân biệt được 2 khai niệm thẩm tra và thẩm định.
Để được cấp phép đầu tư thì DAĐT của DA của cty bạn phải được Bộ CN nay là Bộ công Thương (đối với dự án nhóm A) Sở CT (đối với DA nhóm B) thẩm định. UBND tỉnh căn cứ vào kết quả thẩm định này để ra quyết đinh đầu tư cho DA.
Để Cty ban có QĐ đầu tư hay không thì Cty bạn phải thuê tư vấn thẩm định xem dự án đó có "khả thi về mặt tài chính không". Nếu có lãi thì Cty ban mới Chiến chứ...
Chúc vui
 
Theo mình Trình tự lập, thẩm định và phê duyệt DAĐT hiện tại theo NĐ số 99/NĐ-CP ngày 13/6/2007 và NĐ số 03/NĐ-CP ngày 07/1/2008 của Cp bổ sung nghị định 99
 
kiểm tra dự toán

Anh thê anh ơi ! em là người mới vào làm trong ban QLDA được bvài tháng thôi nên chưa biết gi ! vừa rồi xếp giao em xem bản hồ sơ dự toán của bên tư vấn lập. giờ phải kiểm tra bảg dự toán này thì phải kt những gi vậy anh? nếu trong trường hợp có bản báo cáo kết quả thẩm tra thi để xem xét tíh hợp lý của bản báo cáo cũng như bản thẩm tra thì em phải chú ý đến những phần nào vậy anh ! xin nói thêm là dự án hệ thống thoát nước, vì em là ngưòi mới ra trường đi làm nên chưa hiểu . mong Anh , cũng như anh chị nào biết chỉ em ! em cám ơn nhiều !
 
Anh thê anh ơi ! em là người mới vào làm trong ban QLDA được bvài tháng thôi nên chưa biết gi ! vừa rồi xếp giao em xem bản hồ sơ dự toán của bên tư vấn lập. giờ phải kiểm tra bảg dự toán này thì phải kt những gi vậy anh? nếu trong trường hợp có bản báo cáo kết quả thẩm tra thi để xem xét tíh hợp lý của bản báo cáo cũng như bản thẩm tra thì em phải chú ý đến những phần nào vậy anh ! xin nói thêm là dự án hệ thống thoát nước, vì em là ngưòi mới ra trường đi làm nên chưa hiểu . mong Anh , cũng như anh chị nào biết chỉ em ! em cám ơn nhiều !

Về cơ bản chú ý đến 3 yếu tố chính:

1. Định mức áp dụng: hợp lý hay k hợp lý?
2. Đơn giá VL - NC - Máy thi công hợp lý hay k hợp lý?
3. Khối lượng công việc: đúng với thiết kế hay k?

Mà muốn trả lời được câu hỏi hợp lý hay k hợp lý thì:
1. Định mức áp dụng: tốt nhất cứ phải theo định mức công bố của BXD hoặc định mức do đơn vị tư vấn tự xây dựng (hiện tại ở VN 99% tư vấn chưa đứng ra làm được điều này - mà chỉ có cá nhân đơn lẻ làm được việc này).
2. Đơn giá VL-NC-Máy: theo đúng thị trường tại địa phương hoặc tham khảo công bố của cơ quan quản lý địa phương (Sở XD, Sở TChính: nhưng thường không đúng với giá thật của thị trường, k thực tiễn).
3. Khối lượng công việc: 1 dự toán 100 trang Klượng thì chỉ trong vòng 30 phút là phát hiện được ngay đúng sai toàn bộ dự toán (muốn làm được như vậy thì đòi hỏi kinh nghiệm, kinh nghiệm của mỗi người thì mỗi khác. Tôi đang dự định viết lại toàn bộ kinh nghiệm bản thân về việc này qua lớp kỹ năng dự toán. Bạn chờ nhé, sớm ra thôi).

Vài ý trao đổi với bạn, chúc bạn thành công!
 
Anh thê anh ơi ! em là người mới vào làm trong ban QLDA được vài tháng thôi nên chưa biết gi ! vừa rồi xếp giao em xem bản hồ sơ dự toán của bên tư vấn lập. giờ phải kiểm tra bảng dự toán này thì phải kt những gi vậy anh? nếu trong trường hợp có bản báo cáo kết quả thẩm tra thi để xem xét tíh hợp lý của bản báo cáo cũng như bản thẩm tra thì em phải chú ý đến những phần nào vậy anh ! xin nói thêm là dự án hệ thống thoát nước, vì em là ngưòi mới ra trường đi làm nên chưa hiểu . mong Anh , cũng như anh chị nào biết chỉ em ! em cám ơn nhiều !
Bạn tham khảo ý của Gia_24 là phù hợp đấy. TA xin bổ sung rõ một chút kinh nghiệm:

Nếu xem dự toán tư vấn lập:
Bạn nên tập trung vào những công việc có giá trị lớn. Nhìn lướt từ đầu đến cuối bảng dự toán và đánh dấu những công tác mà giá trị ở cột thành tiền lớn.
- Tiến hành xem xét sự phù hợp về khối lượng của công tác đó.
- Tiếp theo xem xét về đơn giá:
+ Mã hiệu đơn giá áp dụng cho công tác đó có phù hợp không ?
+ Đơn giá đó áp dụng theo tập đơn giá của địa phương hay chiết tính ?
+ Nếu sử dụng đơn giá của địa phương thì việc tính bù trừ vật liệu, hệ số điều chỉnh nhân công, máy thi công thế nào ?
+ Nếu là chiết tính thì định mức, giá vật tư, tiền lương nhân công, giá ca máy sử dụng có phù hợp không ? Lấy từ đâu ra ?
- Xem xét xem có thiếu hoặc thừa đầu việc nào không ?
- Kiểm tra tính toán số học.
- Bảng tổng hợp kinh phí, các hệ số điều chỉnh theo căn cứ nào, có phù hợp không ?
- Nếu không bị lụt thì dành thời gian cho các công tác khác và trang trí hoàn thiện hồ sơ báo cáo lãnh đạo.

Nếu là báo cáo thẩm tra thì cần xem xét:
- Các căn cứ dùng để thẩm tra (văn bản quy định, các tài liệu liên quan).
- Trong báo cáo thẩm tra đã phê phán dự toán tư vấn lập những điều gì ? Có đúng không ?
- Có kiến nghị những điều gì ? Có tiếp thu được không ?
- Chênh lệch giữa giá trị dự toán sau thẩm tra và giá trị dự toán trước thẩm tra là bao nhiêu ?
- Lý do báo cáo thẩm tra đưa ra về tăng/giảm giá trị so với dự toán tư vấn lập, chủ đầu tư đề nghị là gì ? Kiểm tra lại lý do đó xem có đúng không ?
- Đơn giá chiết tính, chế độ chính sách áp dụng giữa Dự toán sau thẩm tra so với dự toán tư vấn lập, chủ đầu tư đề nghị có gì khác ? Cái nào đúng ? Nếu không hiểu có thể gọi điện cho cả hai để yêu cầu giải thích.
- Các chế độ chính sách, hệ số áp dụng của dự toán sau thẩm tra có gì khác không ?
- Chuẩn bị báo cáo để gửi tư vấn lập dự toán yêu cầu điều chỉnh hồ sơ dự toán cho phù hợp với kết quả thẩm tra (bạn là chủ đầu tư bạn có thể theo hoặc không theo kết quả thẩm tra).

Tôi sẽ dành thời gian trao đổi thêm với bạn về vấn đề này. Chúc bạn sớm giải quyết tốt được công việc của mình.
 
cảm ơn anh TA nhiều lắm ! hiện tại em đang làm cho ban QLDA trực thuộc sở nông nghiệp và phát triển nông thôn. tình hình hoạt động của ban đang trong tình trạng "hoạt động cầm chừng" tất cả các dự án trong 2 năm nay đều không thể ra được, vào cơ quan thì không ai chỉ bảo, phần thì không biết hỏi gì ! và không biết gì để hỏi ! gặp được diễn đàng này em rất mừng. anh ơi giờ phải làm gì để có được kiến thức hoà nhập công việc. em phải đọc và nắm những gì ! rất mong anh giành chút thời gian chỉ bảo ! cảm ơn nhiều lắm ! chào anh!
 
cảm ơn anh TA nhiều lắm ! hiện tại em đang làm cho ban QLDA trực thuộc sở nông nghiệp và phát triển nông thôn. tình hình hoạt động của ban đang trong tình trạng "hoạt động cầm chừng" tất cả các dự án trong 2 năm nay đều không thể ra được, vào cơ quan thì không ai chỉ bảo, phần thì không biết hỏi gì ! và không biết gì để hỏi ! gặp được diễn đàng này em rất mừng. anh ơi giờ phải làm gì để có được kiến thức hoà nhập công việc. em phải đọc và nắm những gì ! rất mong anh giành chút thời gian chỉ bảo ! cảm ơn nhiều lắm ! chào anh!

Bạn nên học Luật xây dựng thật rõ, học các văn bản dưới (hướng dẫn) luật, chẳng hạn Nghị định 16, NĐ 112, Nghị định 99, các thông tư,...
Để biết về lựa chọn nhà thầu thì bạn học thêm luật đấu thầu, nghị định 111,...
Sau đó bạn nên tham dự một khóa đào tạo ngắn về QLDA, đấu thầu,...
Và cuối cùng là học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp, bạn bè, ...
Nhưng điều quan trọng nữa đó là kinh nghiệm thực tế.
Nếu cần, để lại email mình có thể gửi cho bạn một số tài liệu về bài giảng Luật XD, QLDA, quản lý chi phí,...
Hoặc bạn có thể tìm trên diễn đàn này.
Chúc bạn thành công.
 
cảm ơn anh TA nhiều lắm ! hiện tại em đang làm cho ban QLDA trực thuộc sở nông nghiệp và phát triển nông thôn. tình hình hoạt động của ban đang trong tình trạng "hoạt động cầm chừng" tất cả các dự án trong 2 năm nay đều không thể ra được, vào cơ quan thì không ai chỉ bảo, phần thì không biết hỏi gì ! và không biết gì để hỏi ! gặp được diễn đàng này em rất mừng. anh ơi giờ phải làm gì để có được kiến thức hoà nhập công việc. em phải đọc và nắm những gì ! rất mong anh giành chút thời gian chỉ bảo ! cảm ơn nhiều lắm ! chào anh!

Mình cũng góp vài ý cho bạn nhé!
Lúc mình mới về làm ở BQL mình cũng bỡ ngỡ ko kém bạn, nhiều khi nản muốn bỏ đi thi công như mấy thắng bạn ĐH. Nhưng bây giờ mọi việc đã chuyển hướng, công việc quản lý dự án có nhiều điều thú vị hơn so với suy nghĩ ban đầu.
Mình cũng như bạn Minhtuong luôn khuyên bạn hãy đọc thật kỹ những văn bãn pháp luật quy định, hướg dẫn hoạt động xây dựng, có đọc kỹ, nhuần nhuyễn thì khi áp dụng vào mới xử lý tình huống được trôi chảy và thuận tiện. Tiếp đến, với DA bạn quản lý bạn nên lập 1 biểu tiến độ cho DA của mình, một thời khóa biểu cho các công việc và quy định thời gian sẽ giúp bạn luôn có 1 sự gắn bó mật thiết với DA của mình, nó giống như là bản thân bạn vậy. KHi xây dựng được 1 biểu các công việc bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn khi xử lý công việc.
Luôn tham gia cùng thảo luận cùng mọi người mọi lúc mọi nơi về ngành nghề của mình, một nơi đáng học nhất là http://giaxaydung.vn/diendan.
Chúc bạn thành công!
 
cảm ơn anh TA nhiều lắm ! hiện tại em đang làm cho ban QLDA trực thuộc sở nông nghiệp và phát triển nông thôn. tình hình hoạt động của ban đang trong tình trạng "hoạt động cầm chừng" tất cả các dự án trong 2 năm nay đều không thể ra được, vào cơ quan thì không ai chỉ bảo, phần thì không biết hỏi gì ! và không biết gì để hỏi ! gặp được diễn đàng này em rất mừng. anh ơi giờ phải làm gì để có được kiến thức hoà nhập công việc. em phải đọc và nắm những gì ! rất mong anh giành chút thời gian chỉ bảo ! cảm ơn nhiều lắm ! chào anh!

Các bạn khác khuyên bạn về việc tìm hiểu Luật. Nhưng theo kinh nghiệm bản thân tôi khuyên bạn 1 cách thực tế hơn về mấy vấn đề chính bao trùm lên tất cả:

- Việc tìm hiểu luật để làm là đương nhiên đối với mọi ngành nghề, không riêng gì làm QLDA XD. Nhưng muốn tìm hiểu tốt: BẠN CẦN CÓ CÁI ĐẦU TỔNG HỢP. Nếu không biết tổng hợp logic (cái này thì trời phú) thì đừng nên theo nghề QLDA vì sẽ không phát triển đi lên chân chính bằng nghề này.
Lý do: có 1 sự việc nhưng cần phải tham chiếu rất nhiều quy định, rất nhiều luật khác nhau (kể cả những Luật k liên quan gì đến XD) thì mới có thể giải quyết thấu đáo và không phiến diện. Nếu k có cái đầu tổng hợp logic thì chỉ mãi mãi làm theo chỉ bảo của người khác, hoặc làm như kiểu "thầy bói mù sờ voi".
- Phải có tầm nhìn bao quát tổng thể của dự án: từ tất cả các khâu, cập nhật thông tin tổng hợp về ngành XD tức thời (ví dụ: biến động giá thị trường, cơ chế chính sách thay đổi liên quan ảnh hưởng đến QL đầu tư: giá xăng dầu, tăng giá điện...). Để từ đó có những đề xuất tốt về QLDA sao cho kịp thời, hiệu quả.
- Cần yêu nghề và sẵn sàng chịu stress: mối quan hệ trong QLDA XD là vô cùng phức tạp, nếu k chịu được stress thì k bao giờ theo QLDA được.
- Phải luôn biết đối nhân xử thế, biết mình là ai, đang ở đâu vị trí nào để biết đường ứng xử. Thành công trong nghề XD hay không là phụ thuộc vào điều này rất lớn. Đó là thực tế.
- Ngoài ra cần phải biết rộng về tất cả các chuyên môn khác liên quan trong đầu tư XD.

** Còn nếu bạn chỉ bằng lòng với 1 phần việc nhỏ trong QLDA và chấp nhận mãi mãi để người khác sai khiến thì không cần tìm hiểu những vấn đề trên mà chỉ cần có chuyên môn sâu trong lĩnh vực bạn đang làm là đủ. Nhưng đó k phải là 1 CHUYÊN GIA QLDA. Mà chỉ là người thực hiện 1 công việc trong QLDA mà thôi.
 
Cảm ơn những lời chỉ bảo quý giá của mấy anh trong diễn đang nhiều lắm ! em sẽ cố gắng học hỏi nhiều hơn ! chúc Cả NHà một ngaỳ làm việc vui vẽ ! em đi công công tác đây !
 
Tôi nghĩ rằng để phê duyệt được DAĐT cần thực hiện tốt một số nội dung sau:
- Tờ trình xin phê duyệt Dự án đầu tư theo mẫu số 1 (Phụ lục số 2- Ban hành tại Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình).
- Dự án đầu tư do cơ quan tư vấn lập.
- Văn bản phê duyệt chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền.
- Văn bản phê duyệt chỉ định thầu hoặc đấu thầu chọn đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư (kèm theo các hồ sơ cần thiết).
- Báo cáo thẩm tra Dự án đầu tư của cơ quan tư vấn (nhóm B/C).
- Kết quả thẩm định thiết kế cơ sở của Sở Xây dựng địa phương: đối với dự án nhóm B/C (dự án nhóm C trên 7 tỷ đồng).
- Đối với dự án nhóm A phải có ý kiến thẩm định của các Bộ, ngành (đối với dự án nhóm B tuỳ theo tính chất của từng dự án, Bộ sẽ có yêu cầu xin ý kiến của các Bộ ngành trước khi trình duyệt dự án).
b. Dự án đầu tư thiết bị đào tạo
- Dự án đầu tư do đơn vị lập (theo mẫu số 2).
- Tờ trình xin phê duyệt dự án đầu tư phải đầy đủ các các nội dung sau:
Thực trạng về thiết bị của đơn vị, mục tiêu, lộ trình đầu tư, nội dung đầu tư, các thành phần của dự án sẽ đầu tư, nhân sự tham gia vào dự án, dự toán cụ thể của các thiết bị dự kiến đầu tư, dự kiến hiệu quả đầu tư, nguồn kinh phí đầu tư (Ngân sách Nhà nước, kinh phí hợp pháp của đơn vị).
- Văn bản xin phê duyệt Dự án đầu tư thiết bị đào tạo
 
Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Chỉ huy trưởng công trường
Kích để xem giới thiệu phần mềm thanh quyết toán
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD
Giới thiệu phần mềm Dự toán GXD dùng là thích, kích là sướng

Các bài viết mới

Back
Top