Tuyển tập Những câu trả lời của Bộ Xây Dựng về các tình huống điều chỉnh theo Thông tư 09/2008/TT-BXd

langduca

Thành viên gần đạt hạng rất tuyệt vời
Tham gia
12/12/07
Bài viết
977
Điểm thành tích
63
Tình huống 1

Câu hỏi của bạn Phạm Bá Chinh Tại hòm thư leminhmanbdt@gmail.com
Thực hiện việc điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng theo Thông tư số 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008, Công ty chúng tôi (nhà thầu xây dựng) có vướng mắc như sau:

- Hợp đồng xây dựng được ký kết theo kết quả đấu thầu rộng rãi là hình thức hợp đồng trọn gói và khối lượng thi công của toàn bộ dự án được bù giá theo Thông tư 09/2008/TT-BXD.

- Theo hồ sơ mời thầu gửi cho các nhà thầu trong đó có bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công và bản tiên lượng (có phần tiên lượng khối lượng chi tiết, không có phần tiên lượng tổng hợp vật tư) và có nêu: “Bảng tiên lượng trong hồ sơ mời thầu chỉ dùng để tham khảo. Tuy nhiên để thuận lợi trong việc xác định giá đánh giá của các hồ sơ dự thầu, đề nghị các nhà thầu nên lập dự toán dự thầu trên cơ sở khối lượng nêu trong bảng tiên lượng của hồ mời thầu. Các khối lượng khác (nếu có) nhà thầu lập một bảng riêng kèm theo”. Bảng tổng hợp vật tư do Công ty chúng tôi tự tính toán theo bản vẽ thiết kế kỹ thuật để dự thầu. Kết quả đấu thầu thì Công ty chúng tôi được trúng thầu.

- Khi nghiệm thu khối lượng hoàn thành theo giai đoạn để thực hiện điều chỉnh giá thì chủ đầu tư phát hiện dự toán dự thầu của Công ty chúng tôi (đã được phê duyệt trúng thầu) có vấn đề sau:
+ Phần khối lượng chi tiết trong bảng tính chi phí nhân công và máy thi công đúng theo hồ sơ mời thầu.

+ Khối lượng vật tư trên bảng tổng hợp vật tư dự thầu: Sắt dự thầu nhiều hơn dự toán được duyệt 18 tấn (thừa), gạch ống nhà thầu không có (thiếu 100.000 viên).

- Hiện nay, tiến độ xây dựng đạt trên 50% khối lượng của hợp đồng.

*Câu hỏi: Vậy phần khối lượng vật tư thừa (sắt 18 tấn) và thiếu (gạch ống 100.000 viên) nêu trên khi nghiệm thu khối lượng hoàn thành các giai đoạn để điều chỉnh giá sẽ được tính theo khối lượng vật tư dự thầu được phê duyệt trúng thầu, không quan tâm đến vật tư chào thừa hay chào thiếu so với dự toán được phê duyệt của bên A hoặc bên A và đơn vị thi công phải xác định lại khối lượng vật tư trên cơ sở khối lượng chi tiết trong bảng tính chi phí nhân công và máy thi công?
Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Xây dựng có ý kiến như sau:

Khối lượng vật tư để tính bù giá theo Thông tư số 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 của Bộ Xây dựng là khối lượng thực tế thi công công trình được nghiệm thu.
 
Last edited by a moderator:

langduca

Thành viên gần đạt hạng rất tuyệt vời
Tham gia
12/12/07
Bài viết
977
Điểm thành tích
63
Tình huống 2

Câu hỏi của bạn Nguyen Van Tuyen Tại hòm thư nv.tuyen001@gmail.com:
Cty chúng tôi là cty cổ phần góp vốn bởi các cổ đông lẫn cả nhà nước và tư nhân. Cty đang thực hiện 1 dự án thủy điện ở Lào Cai.

- Dự toán lập và duyệt tháng 4/2007

- Đấu thầu tháng 9/2007

- Các Hợp đồng (trọn gói) ký tháng 11/2007

Đến tháng 5/2008 Cty thực hiện điều chỉnh giá theo thông tư 05/2008/TT-BXD 22/2/08 và 09/2008/TT-BXD 17/4/08 như sau:

Căn cứ thông báo giá số 31/LS TC-XD Lào Cai ngày 7/4/08

Xin hỏi:
+ Chúng tôi lấy toàn bộ dự toán được duyệt áp giá vật liệu theo thông báo số 31rồi trừ đi dự toán được duyệt ra giá trị bù (theo PL hướng dãn TT09), lấy giá trị này ký Phụ lục HĐ bổ sung giá là đúng hay sai? Nếu sai thì các lỗi sai là gì? (hình thức HĐ giữ nguyên).

(Ý tôi muốn được rõ là: trong 3 giá gồm Giá Dự toán được duyệt, Giá công bố LS TC-XD trước đấu thầu 28 ngày và Giá Hợp đồng thì lấy Giá nào để so với Giá tại thời điểm điều chỉnh tương ứng TBáo số 31)?

+ Công trình (thuộc TP Lào Cai) cách Ngã ba Bến Đá (cũng thuộc TP Lào Cai) 17 km, cách TP Lào Cai 25 km.

Trong TB giá có ghi: Mức giá tối đa vật liệu XD đến hiện trường xây lắp trong phạm vi bán kính 10km tính từ trung tâm Thành phố(chưa VAT) bao gồm: Giá mua gốc, cước vận chuyển, chi phí bốc xếp, trung chuyển nội bộ công trình. Ngoài phạm vi địa bàn trên được tính bù cước vận chuyển theo quy định.

Như vậy để tính giá vật liệu đến chân công trình (viết tắt: GHT) nêu trên sẽ bằng Giá vật liệu tại TP Lào Cai + Giá cước vận chuyển 17km.

Khi điều chỉnh bù giá theo Thông tư 09/2008/TT-BXD 17/4/08. Chúng tôi lấy giá tại hiện trường (GHT) trừ cho nhau để được giá bù có đúng không?
Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Xây dựng có ý kiến như sau:

Đối với hợp đồng thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư số 09/2007/TT-BXD ngày 17/04/2008 của Bộ Xây dựng được ký kết trong năm 2007 thì Chủ đầu tư và nhà thầu so sánh lấy giá vật liệu cao hơn trong 2 giá: giá vật liệu trong hợp đồng và giá vật liệu tại thời điểm 28 ngày trước ngày mở thầu để làm căn cứ xác định giá trị chênh lệch vật liệu.

Theo quy định giá vật liệu trong dự toán xây dựng công trình là giá vật liệu đến chân công trình. Vì thế khi điều chỉnh giá hợp đồng theo hướng dẫn tại Thông tư số 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 của Bộ Xây dựng thì lấy giá vật liệu tới chân công trình để làm căn cứ tính chênh lệch giá.
 

langduca

Thành viên gần đạt hạng rất tuyệt vời
Tham gia
12/12/07
Bài viết
977
Điểm thành tích
63
Tình huống 3: Chậm tiến độ công trình

Câu hỏi của bạn congty xdBinhMinh Tại hòm thư xdbinhminh@yahoo.com :
Tôi là nhà thầu trúng thầu thi công trường học tại tỉnh Bình Thuận. Theo hợp đồng thì thời gian thi công là 4 tháng (từ 01/07/2007 đến 1/11/2007). Nhưng thực tế công trình thi công từ 01/7/2007 đến 01/12/2008 mới nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng (chậm 13 tháng). Lý do chậm vì đây là công trình tại đảo Phú Quý vận cuyển vật liệu khó khăn hoàn toàn phụ thuộc vào thời tiết và phương tiện vận chuyển ra đảo. Vậy:

1/ Chúng tôi có bị phạt hợp đồng do thời gian thi công chậm so với hợp đồng không?

2/ Nếu bị phạt vi phạm thời gian thực hiện hợp đồng thì có được điều chỉnh giá gói thầu do vật tư biến động (theo Thông tư 09) hay không?
Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Xây dựng có ý kiến như sau:

- Trường hợp việc chậm tiến độ không phải do lỗi của nhà thầu thì nhà thầu không bị phạt và nếu giá hợp đồng là giá trọn gói hoặc theo đơn giá cố định thì hợp đồng được điều chỉnh theo hướng dẫn tại Thông tư số 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 của Bộ Xây dựng.

- Trường hợp việc chậm tiến độ do lỗi của nhà thầu thì nhà thầu phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư, việc phạt vi phạm hợp đồng thực hiện theo nội dung hợp đồng đã ký kết và các quy định của nhà nước có liên quan.
 

langduca

Thành viên gần đạt hạng rất tuyệt vời
Tham gia
12/12/07
Bài viết
977
Điểm thành tích
63
Tình huống 4

Câu hỏi của bạn Lê Khắc Nam Tại hòm thư nambqlcd@gmail.com:
Hiện nay chúng tôi đang quyết toán một số công trình được áp dụng điều chỉnh giá và hợp đồng theo Thông tư số 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 của Bộ Xây dựng. Tuy nhiên, chúng tôi gặp phải một số vướng mắc xin hỏi Bộ Xây dựng hướng xử lý:

- Đơn vị kiểm toán quyết toán không đồng ý sử dụng chứng từ hóa đơn hợp lệ do chủ đầu tư và nhà thầu cung cấp. Lý do: các vật tư này đã có trong báo giá liên sở. Nhưng thực tế trong thời gian năm 2007, giá vật liệu trong báo giá liên sở Tài chính - Xây dựng thấp hơn với giá thực tế do đơn vị thi công mua vật tư thiết bị. Như vậy đơn vị kiểm toán sử dụng giá vật tư theo thông báo mà không theo chứng từ hóa đơn hợp lệ của nhà thầu là có đúng không?

- Thiết bị bàn ghế học sinh được gia công từ thép hộp gia công và mặt bàn ghế gỗ phun PU có được điều chỉnh giá hay không? Theo mục 1 của công văn 1551/BXD-KTXD về việc Hướng dẫn thêm một số nội dung của Thông tư số 09/2008/TT-BXD có đoạn qui định: “Riêng các cấu kiện dạng bán thành phẩm được tạo bởi các loại vật liệu xây dựng được điều chỉnh thì cũng được điều chỉnh theo qui định”. Tuy nhiên đơn vị kiểm toán không đồng ý điều chỉnh giá theo hóa đơn với lý do: Bàn ghề học sinh là thành phẩm chứ không phải là bàn thành phẩm, như vậy có bị hiểu sai vần đề hay không?
Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Xây dựng có ý kiến như sau:

- Đối với những hợp đồng điều chỉnh theo hướng dẫn của Thông tư số 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 của Bộ Xây dựng, trường hợp giá vật liệu trong thông báo giá Liên sở thấp hơn giá vật liệu trong hóa đơn hợp lệ do nhà thầu cung cấp thì giá vật liệu trong hóa đơn phải phù hợp với giá thị trường tại thời điểm mua vật liệu và tại nơi xây dựng công trình.

- Bàn ghế học sinh là thiết bị nên không thuộc đối tượng điều chỉnh giá theo hướng dẫn của Thông tư số 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 của Bộ Xây dựng.
 

langduca

Thành viên gần đạt hạng rất tuyệt vời
Tham gia
12/12/07
Bài viết
977
Điểm thành tích
63
Tình huống 5: Chênh lệch giá vật liệu

Câu hỏi của bạn Ngô Minh Tiến Tại hòm thư Minhtienkttb495@yahoo.com.vn:
Tại mục 3 thông tư 1551/BXD-KTXD ngày 01/8/2008 có ghi: Giá trị chênh lệch giá vật liệu là chênh lệch giá trị tại thời điểm điều chỉnh so với giá vật liệu trong hợp đồng, dự toán gói thầu được duyệt hoặc giá vật liệu tại thời điểm 28 ngày trước ngày mở thầu (trường hợp đấu thầu) đối với hợp đồng được ký kết từ năm 2007, hoặc giá vật liệu tại thời điểm tháng 12/2006 hoặc quý IV năm 2006 nếu không có giá tại thời điểm tháng 12/2006 đối với hợp đồng được ký kết trước năm 2007. Trường hợp giá vật liệu trong hợp đồng, dự toán gói thầu được duyệt thấp hơn giá vật liệu xây dựng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thông báo họăc công bố tại thời điểm tương ứng thì lấy giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo hoặc công bố.

Như vậy các hợp đồng được ký trước năm 2007 đều lấy chênh lệch giá vật liệu là chênh lệch tại thời điểm điều chỉnh so với giá vật liệu tháng 12/2006, hoặc quý IV năm 2006 điều này sẽ gây thiệt thòi cho nhà thầu đối với những công trình có thời gian thi công dài (chẳng hạn từ năm 2005) vì ngay từ tháng 11, tháng 12/2006 đã có sự tăng giá đáng kể đề nghị Bộ xem xét.
Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Xây dựng có ý kiến như sau:

Giá vật liệu ở thời điểm trước năm 2007 có biến động không lớn, do vậy các hợp đồng trọn gói và hợp đồng theo đơn giá cố định của các dự án sử dụng vốn nhà nước ký kết trước năm 2007 chỉ được điều chỉnh giá cho những khối lượng thực hiện từ ngày 01/01/2007 trở đi.
 

langduca

Thành viên gần đạt hạng rất tuyệt vời
Tham gia
12/12/07
Bài viết
977
Điểm thành tích
63
Tình huống 6

Câu hỏi của bạn levanluan Tại hòm thư levanluan@tiengiang.gov.vn:
Khoản 2 Công văn số 26/BXD-KTXD ngày 09/01/2009 của Bộ Xây dựng về việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình có quy định: “Đối với các hợp đồng thực hiện theo hình thức giá hợp đồng theo giá điều chỉnh thì việc điều chỉnh giá hợp đồng thực hiện theo nội dung hợp đồng đã ký kết giữa các bên. Trường hợp trong hợp đồng có nội dung chưa rõ thì chủ đầu tư và nhà thầu xác định rõ (…) để thực hiện việc điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng”.

Xin hỏi Bộ Xây dựng: Đối với các hợp đồng thực hiện theo hình thức giá hợp đồng theo giá cố định (khoán gọn), hình thức giá hợp đồng theo đơn giá (ký sau ngày Thông tư 09/2008/TT-BXD có hiệu lực) thì có thực hiện việc điều chỉnh giảm giá hợp đồng khi giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng đang có chiều hướng giảm như hiện nay hay không?”
Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Xây dựng có ý kiến như sau:

Theo quy định đối với các hợp đồng xây dựng ký kết sau ngày Thông tư số 09/2008/TT-BXD của Bộ Xây dựng có hiệu lực, trường hợp giá gói thầu được phê duyệt đã điều chỉnh theo hướng dẫn của Thông tư số 09/2008/TT-BXD thì giá hợp đồng đã ký kết trên cơ sở giá gói thầu này cũng phải điều chỉnh giảm khi giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu xây dựng giảm giá; Trường hợp hợp đồng thực hiện gói thầu không điều chỉnh theo hướng dẫn của thông tư này thì việc điều chỉnh giá hợp đồng thực hiện theo nội dung hợp đồng đã ký kết và các quy định của nhà nước có liên quan.
 

langduca

Thành viên gần đạt hạng rất tuyệt vời
Tham gia
12/12/07
Bài viết
977
Điểm thành tích
63
Tình huống 7

Câu hỏi của bạn Trần Thuý Quỳnh Tại hòm thư quynh_thanglong@yahoo.com.vn:
“Chúng tôi đang quản lý dự án cải tạo, nâng cấp QL32A. Hợp đồng ký tháng 3/2006 và là loại hợp đồng có điều chỉnh giá (thời gian thực hiện hợp đồng là 17 tháng). Điều kiện điều chỉnh giá hợp đồng như sau:

1. Bổ sung, điều chỉnh khối lượng thực hiện so với hợp đồng

2. Nhà nước thay đổi chính sách: thay đổi tiền lương, thay đổi giá nguyên vật liệu do Nhà nước quản lý giá, thay đổi các chế độ hoặc chính sách làm thay đổi mặt bằng giá đầu tư xây dựng công trình. Trong trường hợp này chỉ được điều chỉnh khi được cấp thẩm quyền cho phép.

3. Trường hợp bất khả kháng: do thiên tai như: động đất, bão, lũ lụt...


Vậy chúng tôi xin hỏi: Trường hợp điều chỉnh giá vật liệu


- Do trong hợp đồng không qui định phương pháp điều chỉnh giá và căn cứ điều chỉnh nên khi thực hiện điều chỉnh giá vật liệu chúng tôi căn cứ hướng dẫn Thông tư số 09/2008/TT-BXD và văn bản số 1551/BXD-KTXD để điều chỉnh có đúng không?

- Chỉ điều chỉnh giá vật liệu đối với khối lượng thực hiện từ tháng thứ 13 kể từ thời điểm bắt đầu thực hiện hợp đồng hay ngay từ khi bắt đầu thực hiện hợp đồng.

- Giá trị điều chỉnh là chênh lệch giá vật liệu tại thời điểm thực hiện so với giá vật liệu trong đơn giá trúng thầu hoặc giá vật liệu tại thời điểm đấu thầu.

- Đối với những vật liệu không có trong thông báo giá của Liên Sở Tài chính - Xây dựng thì căn cứ hoá đơn tài chính do nhà thầu cung cấp, nhưng vật liệu do nhà thầu mua tại nhiều thời điểm nên giá vật liệu sẽ khác nhau. Trường hợp này có cần đề nghị Liên Sở xác nhận giá vật liệu tại từng thời điểm nghiệm thu khối lượng không?”
Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Xây dựng có ý kiến như sau:

Đối với các hợp đồng thực hiện theo hình thức giá hợp đồng theo giá điều chỉnh thì việc điều chỉnh giá hợp đồng thực hiện theo nội dung hợp đồng ký kết và các quy định của nhà nước có liên quan. Trường hợp trong hợp đồng chưa qui định rõ nội dung điều chỉnh, phạm vi điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh và căn cứđiều chỉnh thì chủ đầu tư và nhà thầu thương thảo, làm rõ để thực hiện việc điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng.
 

langduca

Thành viên gần đạt hạng rất tuyệt vời
Tham gia
12/12/07
Bài viết
977
Điểm thành tích
63
Tình huống 8

Câu hỏi của bạn Nguyễn Đức Thanh Tại hòm thư thanhhungvl@ymail.com:
Nguyên vào ngày 27/10/2005, Cty TNHH N-T Thanh Hưng (2TV) trúng thầu San Lắp Mặt Bằng (cát cồn..) khu tái định cư Hòa Phú và ký Hợp đồng thi công 02 gối thầu Khu A và Khu C. Lệnh khởi công ngày 09/11/2005, thời gian thi công là 148 ngày. Thời gian thi công kéo dài một phần là do :

Biện pháp thi công là bơm cát xuyên qua quốc lộ 1A, thực tế khi vào thi công thì biện pháp thi công xuyên qua quốc lộ 1A không được. Lý do : không được phép đặt ống xuyên qua Quốc Lộ 1A. Sau đó Đơn vị thi công có văn bản đề nghị Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát công trình chấp thuận cho Đơn vị thi công thi công bằng ôtô ben tự đổ. Vị trí công trình Khu A nằm phía trước sau là Khu C nên thi công Khu A mới có đường vào Khu C

Vào ngày 30/03/2006 Chủ đầu tư mở cuộc họp cùng Đơn vị thi công và Tư vấn giám sát chỉ đạo bằng biên bản rất rõ :

1) Chỉ tập trung san lắp Khu A cho xong rồi mới thi công Khu C để Chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

2) Tạm ngưng thi công Khu C: Trong quá trình thi công Khu A thì vướng giải tỏa mặt bằng, thay đổi thiết kế vị trí bờ bao, diện tích lớn hơn so với thiết kế ..... nên thời gian thi công kéo dài đến 10/12/2006 mới xong và bàn giao. Vào ngày 12/12/2006 : Chủ đầu tư mời Đơn vị thi công họp chỉ đạo rõ bằng biên bản cuộc họp chấp thuận cho Đơn vị thi công thi công tiếp Khu C với thời gian thi công là 100 ngày ( kể từ ngày 12/12/2006 ). Đơn vị thi công tập trung đến hết 100 ngày thi công đạt 65% toàn bộ gối thầu. Ngày 16/04/2007: Chủ đầu tư mở cuộc họp mời Đơn vị thi công và Tư vấn giám sát thành lập biên bản họp với nội dung như sau :

1) Thời gian thi công gói thầu Khu C là 148 ngàykể từ ngày 10/11/2005 nhưng do điều kiện khách quan thời gian thi công kéo dài và được sự chấp thuận của Chủ đầu tư : Thay đổi biện pháp thi công (theo biên bản hiện trường 01/12/2005). Tạm ngưng thi công Khu C tại biên bản họp 30/03/2006.

2) Ngày 12/12/2006 Chủ đầu tư chấp thuận cho đơn vị thi công thi công tiếp Khu C với thời gian là 100 ngày (kể từ ngày 12/12/2006).

3) Sau khi đối chiếu tại hiện trường sau 100 ngày Đơn vị thi công đạt 65% nên Đơn vị thi công đã vi phạm Hợp đồng về thời gian thi công với khối lượng còn dư lại là 35%. Nên Chủ đầu tư quyết định phạt Đơn vị thi công với số tiền là : 34.043.000 đồng.
4) Rồi Chủ đầu tư ký phụ lục Hợp đồng cho Đơn vị thi công thi công tiếp cho hoàn thành công trình là 70 ngày (kể từ ngày 16/04/2007).

Vậy: Toàn bộ khối lượng thi công từ 01/01/2007 đến ngày 16/04/2007 bị ảnh hưởng giá vật tư, nhiên liệu.... trượt giá, vậy Đơn vị thi công có được điều chỉnh theo : Thông Tư 09/BXD hay không ? Phần khối lượng còn lại 35% thi công kể từ ngày 16/04/2007 đến hết 70 ngày theo phụ lục Hợp đồng có được điều chỉnh giá theo Thông Tư 09/BXD hay không ?
Sau khi nghiên cứu, Trung tâm Thông tin có ý kiến như sau:

Thông tư số 09/2008/TT-BXD ngày 17/04/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc điều chỉnh dự toán, giá gói thầu, tổng mức đầu tư và hợp đồng xây dựng của chủ đầu tư và nhà thầu đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước do giá vật liệu xây dựng biến động ngoài khả năng kiểm soát của chủ đầu tư và nhà thầu. Việc điều chỉnh giá vật liệu xây dựng được áp dụng đối với các gói thầu đã và đang triển khai thực hiện theo hình thức giá hợp đồng trọn gói, hình thức hợp đồng theo đơn giá cố định. Nguyên tắc của thông tư này là hướng dẫn điều chỉnh giá vật liệu xây dựng cho khối lượng thi công xây lắp từ năm 2007 chịu ảnh hưởng của biến động giá vật liệu xây dựng làm tăng (giảm) chi phí xây dựng công trình ngoài khả năng kiểm soát của chủ đầu tư và nhà thầu. Về trường hợp của Bạn, nếu hợp đồng của Bạn theo hình thức giá hợp đồng trọn gói hoặc hình thức giá hợp đồng theo đơn giá cố định có khối lượng thi công xây lắp từ năm 2007 chịu ảnh hưởng của biến động giá vật liệu xây dựng làm tăng (giảm) chi phí xây dựng công trình ngoài khả năng kiểm soát của chủ đầu tư và nhà thầu, thì Bạn được điều chỉnh giá vật liệu.
 

langduca

Thành viên gần đạt hạng rất tuyệt vời
Tham gia
12/12/07
Bài viết
977
Điểm thành tích
63
Tình huống 9

Câu hỏi của bạn Nhan Quốc Thái Tại hòm thư NQt991980@yahoo.com:
“Hiện tại công ty chúng tôi vừa thi công xong công trình giao thông tại huyện ChưPăh – Tỉnh Gia Lai (nghiệm thu đưa vào sử dụng Tháng 11/2008). Công trình trên được đấu thầu vào tháng 08/2007, hợp đồng được ký kết vào tháng 11/2007.

Chúng tôi đang lập dự toán chi phí xây dựng bổ sung thì có một vài vướng mắc, kính mong quý cơ quan phúc đáp để công việc chúng tôi sớm được hoàn thành :

Theo Cv 1551/BXD-KTXD thì “ giá trị chênh lệch giá vật liệu là chênh lệch giá vật liệu xây dựng trong hợp đồng, dự toán gói thầu, hoặc giá vật liệu tại thời điểm 28 ngày trước ngày mở thầu. Trường hợp giá vật liệu xây dựng trong hợp đồng, dự toán gói thầu thấp hơn giá vật liệu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố cùng thời điểm tương ứng thì lấy giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố.”

Hiện Chủ đầu tư yêu cầu lập 3 giá để so sánh gồm: giá vật liệu xây dựng trong hợp đồng, dự toán gói thầu, hoặc giá vật liệu tại thời điểm 28 ngày trước ngày mở thầu và lấy giá cao nhất để tính chênh lệch. Nhưng do dự toán được lập vào tháng 7/2006, đơn vị lập dự toán tính nhầm giá vật liệu làm giá một số vật liệu cao hơn cả giá tháng 11/2008 do liên Sở TC-XD Gia Lai công bố, Chủ đầu tư yêu cầu lấy giá theo dự toán để tính chênh lệch (giảm) như vậy có đúng với tinh thần của thông tư số 09/2008/TT-BXD hay không? Bởi vì nếu như vậy đơn vị chúng tôi bị thiệt hại do lúc đấu thầu chúng tôi dự thầu theo giá cả vật liệu mà chúng tôi cân đối để thi công được (hồ sơ dự thầu áp giá tháng 8/2007 và có thư giảm giá 20%), chứ đâu biết giá gói thầu phê duyệt là bao nhiêu.

Và sau khi lập dự toán điều chỉnh chi phí xây dựng bổ sung thì có phải giảm theo tỉ lệ giảm thầu hay không ?”
Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Xây dựng có ý kiến như sau:

Đối với gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư số 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 của Bộ Xây dựng, trường hợp như trong thư bạn hỏi thì chủ đầu tư lấy giá vật liệu cao nhất trong 3 giá: giá vật liệu trong hợp đồng, dự toán gói thầu được duyệt và giá vật liệu tại thời điểm 28 ngày trước ngày mở thầu để tính chênh lệch vật liệu là đúng.

Về nguyên tắc trường hợp trong hợp đồng có điều khoản về giảm giá thì dự toán chi phí bù giá do chênh lệch vật liệu cũng điều chỉnh giảm.
 

langduca

Thành viên gần đạt hạng rất tuyệt vời
Tham gia
12/12/07
Bài viết
977
Điểm thành tích
63
Tình huống 10

Câu hỏi của bạn Trần Anh Thi Tại hòm thư thita@baclieu.gov.vn:
“Hiện nay do giá VLXD giảm mạnh nên gây khó khăn trong thực hiện bù giá theo thông tư 09, xảy ra tình trạng bù giá âm nếu lấy giá thông báo 28 ngày trước ngày mở thầu làm giá chuẩn (cận dưới), trường hợp này nhà thầu phải trả ngược lại cho chủ đầu tư), xin hỏi:

- Chủ đầu tư có thể lấy 1 trong 3 loại giá (i) giá dự toán, (ii) giá hợp đồng, (iii) giá 28 ngày trước ngày mở thầu để làm giá chuẩn (cận dưới) hay không, hay bắt buộc phải lấy giá 28 ngày trước ngày mở thầu?

- TT 09 quy định rõ 2 trường hợp (i) hoặc điều chỉnh bù chênh lệch nếu giữ nguyên hình thức hợp đồng trọn gói, đơn giá cố định hoặc (ii) điều chỉnh hình thức hợp đồng sang điều chỉnh giá. Nếu khó khăn trong thực hiện trường hợp (i), chúng tôi thực hiện hoàn toàn theo trường hợp (ii) được không?”
Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Xây dựng có ý kiến như sau:

Đối với các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư số 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 của Bộ Xây dựng, trường hợp so sánh giá vật liệu trong 3 giá: giá vật liệu trong hợp đồng, dự toán gói thầu được duyệt và giá vật liệu tại thời điểm 28 ngày trước ngày mở thầu để tính chênh lệch vật liệu thì chủ đầu tư lựa chọn giá cao nhất trong 3 giá trên làm căn cứ tính chênh lệch.

Theo Thông tư số 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 của Bộ Xây dựng thì việc lựa chọn điều chỉnh hình thức giá hợp đồng từ hợp đồng theo giá trọn gói sang hình thức theo giá hợp đồng điều chỉnh do người quyết định đầu tư quyết định.
 

langduca

Thành viên gần đạt hạng rất tuyệt vời
Tham gia
12/12/07
Bài viết
977
Điểm thành tích
63
Tình huống 11

Câu hỏi của bạn Duong Ngoc Hoang Tại hòm thư banquanlyqs@vnn.vn:
“Chủ đầu tư chúng tôi đã lập hồ sơ điều chỉnh dự toán theo Thông tư 09/2008/TT-BXD ngày 17/04/2008 của Bộ Xây dựng, tuy nhiên có một số loại vật liệu không nằm trong danh mục 13 loại vật liệu được phép điều chỉnh (ngói mũi hài, sơn, bột bả - mác tít, đinh, que hàn, Flinkote, giấy nhám). Ngoài ra các chi phí theo tỉ lệ như quản lý dự án, giám sát, thẩm tra quyết toán... trong Thông tư 09 không đề cập, nên có được điều chỉnh không?

Chúng tôi và nhà thầu đã thương thảo "cùng chia sẽ lợi ích". Nếu không điều chỉnh giá các loại vật liệu nói trên thì giá trị chênh lệch quá lớn, nhà thầu sẽ thiệt hại (trên 200 triệu đồng).

Xin hỏi : cách giải quyết thế nào để hợp tình - hợp lý trường hợp này.”
Sau khi nghiên cứu, Trung tâm Thông tin có ý kiến như sau:

Tại văn bản số 1551/BXD-KTXD ngày 1/8/2008 về việc hướng dẫn thêm một số nội dung của Thông tư số 09/2008/TT-BXD có nêu : “Thông tư số 09/2008/TT-BXD đã quy định các loại vật liệu xây dựng được điều chỉnh (13 loại), trường hợp cần điều chỉnh các loại vật liệu khác do biến động giá thì chủ đầu tư báo cáo Bộ trưởng, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Chủ tịch tập đoàn kinh tế, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng công ty Nhà nước quyết định.”

Vì vậy, Bạn báo cáo xin phép người có thẩm quyền cho điều chỉnh nhứng loại vật liệu nằm ngoài 13 loại đã quy định trong Thông tư số 09/2008/TT-BXD.

Nếu được phép điều chỉnh, Bạn thực hiện việc điều chỉnh theo các hướng dẫn trong văn bản số 1551/BXD-KTXD và Thông tư số 09/2008/TT-BXD.
 

langduca

Thành viên gần đạt hạng rất tuyệt vời
Tham gia
12/12/07
Bài viết
977
Điểm thành tích
63
Tình huống 12: Bù theo giá nào ?

Câu hỏi của bạn Trần Việt Hùng Tại hòm thư Tranviethung_qlda@yahoo.com.vn:
“Theo Công văn số 1551/BXD-KTXD, ngày 01/8/2008 v/v Hướng dẫn thêm về một số nội dung của Thông tư số 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 của Bộ Xây dựng có nêu “Giá vật liệu tại thời điểm tính chênh lệch vật liệu là giá vật liệu tại thời điểm nghiệm thu khối lượng hoàn thành do Liên Sở thông báo, công bố hoặc theo hóa đơn, chứng từ hợp lệ theo quy định của Bộ Tài chính phù hợp với mặt bằng giá thị trường nơi xây dựng công trình”.

- Trong quá trình kiểm tra hồ sơ đề nghị bù giá vật liệu của Nhà thầu, tôi gặp phải vấn đề sau: Tuy khối lượng xây dựng được nghiệm thu trong tháng 3/2008 nhưng theo hóa đơn nhà thầu mua vật liệu (thép) từ tháng 1/2008 nên giá trong hóa đơn thấp hơn giá do Liên ngành công bố tại tháng 3/2008. Vậy trong trường hợp này phải tính bù giá theo giá nào? Giá hóa đơn nhà thầu cung cấp hay giá do Liên ngành công bố?.

- Đối với khối lượng côp pha Nhà thầu đã có sẵn trước khi thi công thì có được tính bù giá vật liệu không ?.”
Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Xây dựng có ý kiến như sau:

Theo công văn số 1551/BXD-KTXD ngày 01/08/2008 V/v hướng dẫn thêm một số nội dung của Thông tư số 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 của Bộ Xây dựng thì giá vật liệu để tính chênh lệch là giá tại thời điểm nghiệm thu khối lượng hoàn thành theo giai đoạn do liên Sở thông báo, công bố. Nếu giá do liên Sở thông báo, công bố không kịp thời hoặc không phù hợp với thực tế hoặc giá vật liệu không có trong thông báo giá thì chủ đầu tư và nhà thầu căn cứ chứng từ hoá đơn hợp lệ phù hợp với mặt bằng giá thị trường tại thời điểm nghiệm khối lượng hoàn thành để xác định giá vật liệu xây dựng.

Đối với khối lượng côp pha nhà thầu đã có sẵn trước khi thi công thì nhà thầu vẫn được tính bù giá vật liệu.
 

langduca

Thành viên gần đạt hạng rất tuyệt vời
Tham gia
12/12/07
Bài viết
977
Điểm thành tích
63
Tình huống 13: Thời điểm để tính chênh lệch vật liệu

Câu hỏi của bạn PhamHoaiThu Tại hòm thư theanh2211@gmail.com:
“Đơn vị tôi là nhà thầu thi công một đơn nguyên của dự án xây dựng nhà ở thí điểm cho công nhân ở Kim Chung - Đông Anh- Hà Nội. Toàn bộ khối lượng cốt thép đơn vị thực hiện đến 30/10 và có biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành.

Nhưng do thời tiết từ 1/11 đến 05/11 mưa lớn kéo dài không thể thực hiện được các công việc tiếp theo. Sau đó là thời gian khắc phục hậu quả của mưa bão và công việc bị kéo dài đến 28/11 lại nghiệm thu được khối lượng công việc hoàn thành lần 2. Đến khi thanh toán Chủ đầu tư căn cứ theo mục 3 công văn số 1551/BXD-KTXD về việc hướng dẫn thêm một số nội dung của thông tư 09/2008/TT-BXD ngày 01/08/2008 lấy thời điểm nghiệm thu lần 2 (28/11/2008) để tính chênh lệch vật liệu. Trong khi đó toàn bộ vật tư thép được đơn vị nhập về để thi công ( có biên bản lấy mẫu, kết quả thí nghiệm vật liệu, hoá đơn chứng từ hợp lệ) trong tháng 10. Chủ đầu tư lấy thời điểm nghiệm thu lần 2 làm cơ sở để tính chênh lệch vật liệu cho nhà thầu thi công như thế có đúng không? “
Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Xây dựng có ý kiến như sau:

Theo công văn số 1551/BXD-KTXD ngày 01/08/2008 V/v hướng dẫn thêm một số nội dung của Thông tư số 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 của Bộ Xây dựng thì thời điểm để tính chênh lệch vật liệu là thời điểm nghiệm thu khối lượng hoàn thành theo giai đoạn.
 

langduca

Thành viên gần đạt hạng rất tuyệt vời
Tham gia
12/12/07
Bài viết
977
Điểm thành tích
63
Tình huống 14

Câu hỏi của bạn bachbmt Tại hòm thư bachbmt@dng.vnn.vn:
“Dự án đầu tư xây dựng công trình đã được UBND tỉnh phê duyệt trong năm 2008, ở bước tiết theo Chủ đầu tư phê duyệt Tổng dự toán công trình, dự toán công trình lập theo chế độ quy định hiện hành và áp dụng giá vật liệu xây dựng tháng 4/2008 (do Sở Xây dựng ở địa phương thông báo). Tuy nhiên, đến quý 3 (tháng 7/2008), giá vật liệu xây dựng có tăng cao (Sở xây dựng thông báo). Sau khi lập lại dự toán theo giá vật liệu tháng 7/2008, thì tổng dự toán tăng > 10% so với dự toán được duyệt ban đầu.

Xin được hỏi Quý Bộ

1. Ở trường hợp này, chủ đầu tư có phê duyệt điều chỉnh dự toán theo giá vật liệu xây dựng tháng 7/2008 có được không. Căn cứ Điều 11 Nghị định 99/CP và Điểm 4.2, Mục 4 Thông tư số 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 của Bộ Xây dựng thì việc điều chỉnh dự toán là không có căn cứ pháp lý để thực hiện. Tuy nhiên, nếu không điều chỉnh dự toán trước khi tổ chức đấu thầu thì sẽ không lựa chọn được nhà thầu.

2. Trường hợp Tổng dự toán vượt tổng mức đầu tư, thì Chủ đầu tư trình UBND tỉnh điều chỉnh tổng mức đầu tư. Tuy nhiên, căn cứ vào Điều 7 Nghị định 99/CP thì không có cơ sở pháp lý để trình điều chỉnh.”
Sau khi nghiên cứu, Trung tâm Thông tin có ý kiến như sau:

Thông tư 09/2008/TT-BXD ngày 17/04/2008 của Bộ Xây dựng là căn cứ pháp lý để điều chỉnh giá Vật liệu xây dựng.

Tại điểm 6 của Thông tư này đã quy định : trường hợp tổng mức đầu tư điều chỉnh vượt tổng mức đầu tư được duyệt thì chủ đầu tư báo cáo người quyết định đầu tư xem xét, quyết định.

Ngoài ra, đề nghị Bạn nghiên cứu thêm văn bản 1551/BXD-KTXD ngày 1/8/2008 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn thêm một số nội dung của Thông tư 09/2008/TT-BXD.
 

langduca

Thành viên gần đạt hạng rất tuyệt vời
Tham gia
12/12/07
Bài viết
977
Điểm thành tích
63
Tình huống 15: Chi phí điều chỉnh dự án

Câu hỏi của bạn Nguyen Ngoc Quang Tại hòm thư pguquang@yahoo.com:
“Tại mục 6 Thông tư 09/2008/TT-BXD ngày 17/04/2008 của Bộ Xây dựng về ban hành hướng dẫn điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng có nêu “Chủ đầu tư căn cứ dự toán xây dựng công trình điều chỉnh hoặc giá gói thầu điều chỉnh để tổ chức điều chỉnh tổng mức đầu tư. Nếu tổng mức đầu tư điều chỉnh vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt thì chủ đầu tư báo cáo người quyết định đầu tư xem xét quyết định”.

Xin được hỏi:


- Việc điều chỉnh dự tóan và dự án có phải thuộc trách nhiệm của đơn vị tư vấn lập dự án và dự toán không? Nếu có chủ đầu tư có phải trả thêm chi phí không?

- Chủ đầu tư có quyền thuê tư vấn thẩm tra dự toán điều chỉnh không đồng thời chi phí có được tính như quy định không?

- Khi đã được người quyết định đầu tư xem xét và quyết định chủ đầu tư có phải trả thêm lệ phí thẩm định và phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư không? “
Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Xây dựng có ý kiến như sau:

Theo mục 6 của Thông tư số 09/2008/TT-BXD thì việc điều chỉnh dự toán xây dựng công trình, giá gói thầu (chưa ký hợp đồng với nhà thầu xây dựng) là công việc của chủ đầu tư thực hiện trong việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Việc lập dự toán chi phí bổ sung theo phụ lục Thông tư số 09/2008/TT-BXD, các chi phí khác không tính;
 

langduca

Thành viên gần đạt hạng rất tuyệt vời
Tham gia
12/12/07
Bài viết
977
Điểm thành tích
63
Tình huống 16

Câu hỏi của bạn Đặng Tiến Hưng Tại hòm thư dthung1969@yahoo.com.vn:
“1. Tại mục 3 của văn bản 1551 hướng dẫn: "Giá vật liệu tại thời điểm tính chênh lệch để điều chỉnh là giá vật liệu tại thời điểm nghiệm thu khối lượng hoàn thành".

Hỏi: Thông tư 09 không quy định chi tiết như vậy. Trường hợp xác định giá vật liệu tính chênh lệch để điều chỉnh là giá vật liệu tại thời điểm nghiệm thu vật liệu có đúng tinh thần quy định của Thông tư 09 hay không?

2. Tại mục 5 của văn bản 1551 hướng dẫn: "...không điều chỉnh giá cho khối lượng nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu xây dựng đã mua tương ứng với số tiền tạm ứng."

Hỏi: Nếu tại thời điểm tạm ứng vốn giá thép cao (chẳng hạn 19.000 đ/kg) và nhà thầu đã sử dụng tiền tạm ứng để mua thép với giá cao như vậy thì khi giá thép giảm (chẳng hạn 12.000 đ/kg)thì nhà thầu có được thanh toán theo giá thép cao hay không?”
Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Xây dựng có ý kiến như sau:

1. Theo Thông tư số 09/2008/TT-BXD và Văn bản số 1551/BXD-KTXD thì những vật liệu được tính vào khối lượng hoàn thành ở thời điểm nghiệm thu theo quy ước trong hợp đồng đã được các bên ký kết;

2. Theo mục 5 của Văn bản số 1551/BXD-KTXD: khi hai bên ký kết hợp đồng đã xác định rõ số tiền tạm ứng tương ứng với số tiền để mua nguyên vật liệu nào đó thì vật liệu đó không được tính bù trừ chênh lệch nữa (lấy giá theo thời điểm ứng vốn không phụ thuộc vào giá vật liệu tại thời điểm nghiệm thu khối lượng hoàn thành cao hay thấp hơn);
 

langduca

Thành viên gần đạt hạng rất tuyệt vời
Tham gia
12/12/07
Bài viết
977
Điểm thành tích
63
Tình huống 17

Câu hỏi của bạn Trần Ánh Dương Tại hòm thư binhminh20082008@gmail.com:
“Theo mục 2, tiểu mục 2.3 Thông tư 09/2008/TT-BXD ngày có nêu khối lượng xây lắp bị ảnh hưởng tăng giảm giá, mức điều chỉnh giá do chủ đầu tư, nhà thầu xác định trên cơ sở cùng chia sẽ quyền lợi và trách nhiệm.

Theo phụ lục của Thông tư 09/2008/TT-BXD có nêu mức chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước là mức của hợp đồng gói thầu, dự toán. Hiện nay em đang làm dự toán điều chỉnh, tuy nhiên chủ đầu tư không tính chi phí chúng, chi phí lán trại (Chủ đầu tư cho rằng đó là sự chia sẽ quyền lợi và trách nhiệm). Mặt khác hiện nay dự án em làm đang chậm tiến độ vì nhiều nguyên nhân. Vậy em muốn hỏi chủ đầu tư là như vậy có đúng không, có phù hợp với quy định không?”
Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Xây dựng có ý kiến như sau:

1. Về nguyên tắc khi lập dự toán chi phí bổ sung do biến động giá vật liệu xây dựng ngoài khả năng kiểm soát của chủ đầu tư và nhà thầu thì các khoản mục chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, chi phí lán trại phải phù hợp với phương pháp lập và quản lý chi phí theo thời điểm lập dự toán đã trúng thầu, trong giá hợp đồng đã được ký kết; Mục 2.3 của Thông tư số 09/2008/TT-BXD “cùng chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm” được hiểu: hai bên bàn bạc thoả thuận để đảm bảo hiệu quả của dự án.

2. Về điều chỉnh giá hợp đồng theo Thông tư số 09/2008/TT-BXD đối với trường hợp chậm tiến độ như thư bạn hỏi theo hướng dẫn tại điểm 2 Văn bản số 2057/BXD-KTXD ngày 13/10/2008 của Bộ Xây dựng.
 

langduca

Thành viên gần đạt hạng rất tuyệt vời
Tham gia
12/12/07
Bài viết
977
Điểm thành tích
63
Tình huống 18

Câu hỏi của bạn Vũ Đình Tứ Tại hòm thư vubachduong2003@gmail.com:
“Tháng 10 năm 2000 Công ty chúng tôi có ký hợp đồng kinh tế về việc giao nhận thầu xây lắp công trình: Thông tuyến, nâng cấp Quốc lộ 60 – Tỉnh Trà Vinh (Đoạn Km115+500 – Km122+500) với Ban Quản lý các dự án giao thông Trà Vinh.

Do nguyên nhân khách quan phải xử lý kỹ thuật nên Bộ Giao thông vận tải đã chấp thuận gia hạn hợp đồng đến ngày 30/6/2008.
Tại mục 3 của văn bản số 1551/BXD-KTXD ngày 01/08/2008 của Bộ Xây dựng quy định và hướng dẫn cách xác định giá trị chênh lệch giá vật liệu:

“Giá trị chênh lệch giá vật liệu là chênh lệch giá vật liệu tại thời điểm điều chỉnh so với giá vật liệu xây dựng trong hợp đồng, dự toán gói thầu được duyệt hoặc giá vật liệu tại thời điểm 28 ngày trước ngày mở thầu (trường hợp đấu thầu) đối với hợp đồng được ký kết từ năm 2007, hoặc giá vật liệu tại thời điểm tháng 12/2006 hoặc quý IV năm 2006 nếu không có giá trị tại thời điểm tháng 12/2006 đối với hợp đồng được ký kết trước năm 2007 …”.

Trong quá trình lập dự toán điều chỉnh bổ sung (theo phương pháp bù trừ trực tiếp) Công ty chúng tôi đã áp dụng giá vật liệu tại thông báo giá tháng 08/2000 để xác định giá vật liệu cận dưới nhưng Chủ đầu tư không chấp thuận và yêu cầu sử dụng giá vật liệu tại thông báo giá tháng 12/2006 của liên sở Tài chính – Xây dựng Trà Vinh.

Vậy Công ty chúng tôi được áp dụng giá tại thời điểm nào để xác định giá vật liệu cận dưới trong quá trình xác định giá trị chênh lệch giá vật liệu để lập dự toán bổ sung của hợp đồng trên (Công trình tổ chức đấu thầu vào tháng 08/2000, Hợp đồng được ký kết ngày 13/10/2000 và đã được gia hạn đến 30/06/2008) theo thông tư số 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 của Bộ Xây dựng.”
Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Xây dựng có ý kiến như sau:

Đối với hợp đồng thi công công trình: Thông tuyến, nâng cấp Quốc lộ 60- tỉnh Trà Vinh (đoạn Km 115+500- Km122+500) như thư bạn hỏi, việc chậm tiến độ do nguyên nhân khách quan thì những khối lượng thi công xây lắp thực hiện từ ngày 01/01/2007 được điều chỉnh theo Thông tư số 09/2008/TT-BXD và Văn bản số 1551/BXD-KTXD ngày 1/8/2008 của Bộ Xây dựng; Giá trị chênh lệch giá vật liệu là chênh lệch giá vật liệu tại thời điểm nghiệm thu khối lượng hoàn thành so với giá vật liệu xây dựng ghi trong hợp đồng, phụ lục hợp đồng và theo mục 3 của Văn bản số 1551/BXD-KTXD (việc xác định như chủ đầu tư là phù hợp).
 

langduca

Thành viên gần đạt hạng rất tuyệt vời
Tham gia
12/12/07
Bài viết
977
Điểm thành tích
63
Tình huống 19: Bù giá nhiên liệu và hệ số chi phí chung

Câu hỏi của bạn Hoàng văn Minh Tại hòm thư vanminh582000@yahoo.com:
“Kính gửi: Viện Kinh tế Xây dựng - Bộ Xây dựng

Tôi là: Hoàng Văn Minh, hiện đang công tác tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng VIWASEEN - Huế, địa chỉ: Số 05 Lý Thường Kiệt - T.phố Huế

Hiện nay, Tôi đang làm hồ sơ bù giá nhân công, máy thi công theo thông tư số 03/2008/TT-BXD ngày 25/01/2008 của Bộ Xây dựng và bù vật tư theo thông tư số 09/2008/TT-BXD ng ày 17/4/2008. Tôi đang đang áp dụng cho việc bù ca máy thi công với hệ số điều chỉnh là 1,08 (Kđchỉnh MTC = 1,08) theo thông tư số 03/2008/TT-BXD ngày 25/01/2008.

Vậy, tôi xin hỏi quý viện một số vướng mắc như sau:

1. Ngoài việc được điều chỉnh bù giá ca máy với hệ số điều chỉnh trên có được bù giá cho giá nhiên liệu (xăng, dầu) theo thông tư số 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 nữa hay không ?
2. Khi thực hiện bù giá Nhân công, máy thi công và vật tư theo các thông tư trên thì có được bù 6% chi phí chung hay không?

Rất mong nhận được sự quan tâm và trả lời của Viện kinh tế xây dựng.Trong lúc chờ đợi câu trả lời của quý Viện, tôi xin chân thành cảm ơn!

Kính chúc quý Viện sức khỏe!”
Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Xây dựng có ý kiến như sau:

+ Khi bù chi phí máy thi công theo Thông tư số 03/2008/TT-BXD ngày 25/01/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình mà khối lượng thi công ở thời điểm có giá nhiên liệu, năng lượng biến động khác với giá ở thời điểm tháng 01 năm 2008 thì được điều chỉnh theo hướng dẫn tại thông tư số 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 của Bộ Xây dựng, về nguyên tắc tính bù không được tính trùng chi phí.

+ Những gói thầu thực hiện điều chỉnh theo hướng dẫn tại Thông tư số 03/2008/TT-BXD ngày 25/01/2008 và Thông thư số 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 của Bộ Xây dựng thì phần chi phí chung được điều chỉnh theo hướng dẫn tại các thông tư và phụ lục kèm theo của các thông tư.
 

langduca

Thành viên gần đạt hạng rất tuyệt vời
Tham gia
12/12/07
Bài viết
977
Điểm thành tích
63
Tình huống 20: Về việc điều chỉnh giá gói thầu theo Thông tư 09/2008/TT-BXD

Câu hỏi của bạn Dũng Trần Chí Tại hòm thư tcdung_sokhdt_blu@yahoo.com.vn:
“1. Theo quy định tại Thông tư số 09/2008/TT-BXD ngày 14/4/2008 của Bộ Xây dựng, về hướng dẫn điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng, trong đó có quy định: Mục 5. Điều chỉnh giá gói thầu sau khi đã lập dự toán chi phí xây dựng bổ sung “Chủ đầu tư điều chỉnh giá gói thầu bằng cách cộng giá trúng thầu đã được phê duyệt với dự toán chi phí xây dựng bổ sung được xác định tại mục 3 nêu trên. Trường hợp giá gói thầu sau khi điều chỉnh không vượt giá gói thầu đã được phê duyệt thì chủ đầu tư quyết định phê duyệt. Trường hợp giá gói thầu sau khi điều chỉnh vượt giá gói thầu đã được phê duyệt nhưng không vượt tổng mức đầu tư thì chủ đầu tư quyết định phê duyệt và gửi kết quả để báo cáo người quyết định đầu tư. Trường hợp giá gói thầu sau khi điều chỉnh làm vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt thì việc điều chỉnh tổng mức đầu tư thực hiện theo hướng dẫn tại mục 6 của Thông tư này”. Vậy việc điều chỉnh giá gói thầu này có ý nghĩa như thế nào, trong khi hợp đồng đã được ký kết để thực hiện gói thầu này? (giá gói thầu chỉ là cơ sở để lực chọn nhà thầu trong quá trình tổ chức đấu thầu và việc điều chỉnh giá gói thầu chỉ thực hiện khi chưa ký hợp đồng).

2. Một dự án được duyệt trước đây trong kế hoạch đấu thầu gồm 03 gói thầu, nay gói thầu số 01 đã thực hiện được phần hồ sơ thiết kế - dự toán (thẩm định xong), nhưng giá trị dự toán vượt tổng mức đầu tư được duyệt. Vậy muốn thực hiện trước gói thầu số 01 này trong lúc chưa trình điều chỉnh tổng mức đầu tư có được hay không (vì theo khoản 2 - điều 70 Nghị định 58/2008/NĐ-CP ngày 05/5/2008 không quy định điều chỉnh tổng mức đầu tư vào thời gian nào)? Và nếu trình phê duyệt đấu thầu gói thầu này cùng lúc chỉ đạo chủ đầu tư thực hiện việc điều chỉnh tổng mức đầu tư có được hay không?

- Trường hợp tổng mức đầu tư điều chỉnh vượt tổng mức đầu tư được duyệt thì chủ đầu tư quyết định giá trị tổng mức đầu tư điều chỉnh hay người có thẩm quyền quyết định (vì theo quy định là chỉ báo cáo người có thẩm quyền trước khi thực hiện)? Và cơ quan thẩm định tổng mức đầu tư là cơ quan nào.

3. Đơn vị đầu mối thẩm định dự án chịu trách nhiệm như thế nào trong việc thẩm định dự án, vì theo thực tế điạ phương thì đơn vị đầu mối phải chịu trách nhiệm toàn bộ nội dung trong dự án (trừ thiết kế cơ sở)? Nếu đơn vị đầu mối chỉ có trách nhiệm gửi lấy ý kiến và trình người có thẩm quyền phê duyệt dự án thì nếu cơ quan được lấy ý kiến ngoài việc chịu trách nhiệm nội dung mình góp ý, trường hợp chỉ nói chung chung và nói không đúng trách nhiệm cuả mình thì phải xử lý như thế nào và văn bản nào cho phép thực hiện việc này.

4. Về hình thức quản lý dự án do người quyết định đầu tư quyết định trong quá trình phê duyệt dự án. Nếu hình thức quản lý dự án là chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thì cần phải dựa vào đâu mà xem xét, quyết định (tiêu chí về con người, cũng như năng lực của chủ đầu tư đối với từng dự án cụ thể đạt bao nhiêu là đáp ứng đủ năng lực), vì trong Nghị định 16/2005/NĐ-CP chỉ quy định năng lực của tổ chức đơn vị tư vấn quản lý dự án.

5. Theo quy định về thẩm định thiết kế và dự toán, thì chủ đầu tư tổ chức thẩm định và phê duyệt. Trường hợp chủ đầu tư không đủ năng lực thẩm định mà vẫn ra báo cáo thẩm định (không đi thuê đơn vị thẩm tra để thực hiện) thì phải xử lý như thế nào vì nó ảnh hưởng đến chất lượng công trình cũng như hiệu quả của dự án”
. Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Xây dựng có ý kiến như sau:

1. Theo mục 5 của Thông tư số 09/2008/TT-BXD thì việc điều chỉnh giá gói thầu (gói thầu này chưa ký hợp đồng) là công việc của chủ đầu tư thực hiện trong việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

2. Khi lập dự toán chi phí xây dựng bổ sung mà một trong 03 gói thầu như thư bạn hỏi đã làm vượt tổng mức đầu tư phê duyệt thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư xem xét quyết định; Quyết định của người quyết định đầu tư là căn cứ để chủ đầu tư thực hiện các công việc tiếp theo về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Việc thẩm định tổng mức đầu tư điều chỉnh thay đổi so với tổng mức đầu tư đã được phê duyệt thực hiện theo mục 2 điều 6 của Nghị định 99/2007/NĐ-CP;

3. Đơn vị đầu mối và các đơn vị thẩm định dự án có liên quan chịu trách nhiệm trước người quyết định đầu tư theo chức năng, nhiệm vụ được giao (Điều 39 Luật Xây dựng);

4. Về năng lực quản lý dự án, thẩm định thiết kế, dự toán… của chủ đầu tư do người quyết định đầu tư quyết định để đảm bảo hiệu quả của dự án. Vì vậy, chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm trước người quyết định đầu tư và trước pháp luật về nhiệm vụ của mình đã được giao.
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top