Tuyển tập Những câu trả lời của Bộ Xây Dựng về các tình huống điều chỉnh theo Thông tư 09/2008/TT-BXd

langduca

Thành viên gần đạt hạng rất tuyệt vời
Tham gia
12/12/07
Bài viết
977
Điểm thành tích
63
Tình huống 21

Câu hỏi của bạn Nguyễn Quang Minh-Đăk Lăk Tại hòm thư quangminhvnc@yahoo.com:
Trong Thông tư 09/2008/TT-BXD trong Mục 3, khoản 3.3 có nêu: Dự toán chi phí xây dựng bổ sung lập một lần trên cơ sở những khối lượng xây lắp chịu ảnh hưởng tăng (giảm) giá vật liệu xây dựng từ năm 2007. Như vậy trường hợp đơn vị chúng tôi có thi công công trình trong năm 2007 tại tỉnh Đăk Nông, đã được chủ đầu tư thanh toán khối lượng một số giai đoạn theo từng đợt nghiệm thu nhưng trong năm 2007 công trình chưa hoàn thành. Như vậy những khối lượng đã được nghiệm thu thanh toán trong năm 2007 có thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư 09/2008/TT-BXD không? (vì theo hướng dẫn của Sở Xây dựng tỉnh Đăk Nông tại công văn số 298/SXD-KTKH, ngày 03/06/2008 tại Phần I: Điều chỉnh giá, khoản 4.1.Phạm vi điều chỉnh: "... Không điều chỉnh giá vật liệu xây dựng đối với các hợp đồng xây dựng đã thanh toán xong trong năm 2007 kể cả phần bổ sung, trừ các khoản bảo hành theo quy định".
Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Xây dựng có ý kiến như sau:

Thông tư 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 của Bộ Xây dựng: Khoản 3.3 mục 3 “Dự toán chi phí xây dựng bổ sung lập một lần trên cơ sở những khối lượng xây lắp chịu ảnh hưởng tăng (giảm) giá vật liệu xây dựng từ năm 2007”; Khoản 8.10 mục 8 “Đối với các hợp đồng xây dựng đã được thanh toán xong trong năm 2007 (đã thanh toán hết giá hợp đồng bao gồm cả giá trị hợp đồng đã được ký kết và phần bổ sung nếu có trong năm 2007), trừ các khoản bảo hành theo quy định thì không được điều chỉnh giá vật liệu xây dựng”. Như vậy đối với những công trình chưa hoàn thành trong năm 2007 thì phần khối lượng đã được nghiệm thu thanh toán trong năm 2007 cũng được điều chỉnh giá vật liệu xây dựng theo hướng dẫn của Thông tư này.
 

langduca

Thành viên gần đạt hạng rất tuyệt vời
Tham gia
12/12/07
Bài viết
977
Điểm thành tích
63
Tình huống 22

Câu hỏi của bạn hien le ba hien Tại hòm thư lebahienda@yahoo.com.vn:
“Hợp đồng thi công công trình được ký tháng 8/2005 (giá phê duyệt cũng tháng 8/2005). Khi điều chỉnh tăng (giảm) giá theo Thông tư 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 của Bộ Xây dựng:

1) Chủ đầu tư lấy giá thời điểm hoàn thành bộ phận công việc trừ cho giá theo thông báo giá của liên sở Tài chính và Xây dựng tại thời điểm tháng 12/2006.

2) Theo ý kiến của nhà thầu là lấy giá thời điểm hoàn thành bộ phận công việc trừ cho giá trong hợp đồng. Xin hỏi cách làm nào đúng?”.
Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Xây dựng có ý kiến như sau:

Về thời điểm để tính chênh lệch vật liệu như thư bạn hỏi thì lấy giá vật liệu tại thời điểm điều chỉnh so với giá vật liệu xây dựng ghi trong hợp đồng; Trường hợp giá vật liệu xây dựng ghi trong hợp đồng thấp hơn giá vật liệu do Liên sở thông báo thì lấy giá vật liệu tại thời điểm điều chỉnh so với giá vật liệu do Liên sở thông báo ở thời điểm tháng 12/2006 hoặc quý 4/2006 (nếu không có giá tháng 12/2006);
 

langduca

Thành viên gần đạt hạng rất tuyệt vời
Tham gia
12/12/07
Bài viết
977
Điểm thành tích
63
Tình huống 23

Câu hỏi của bạn Ban QLDA Giao thông I Sở GTVT Thanh Hoá Tại hòm thư 36ppmu1@gmail.com:
“1. Tôi đang thẩm định giá gói thầu điều chỉnh cho gói thầu được tổ chức đầu thầu từ tháng 10/2006 nhưng do việc chuyển giao nhiệm vụ chủ đầu tư giữa PMU18 và Sở GTVT Thanh Hoá nên mãi tháng 02/2007 mới tiến hành ký HĐKT giao nhận thầu xây lắp được. Như vậy, chênh lệch giá vật liệu được bù là chênh lệch giá vật liệu giữa thời điểm điều chỉnh với giá vật liệu theo công bố giá trước thời điểm đấu thầu 28 ngày (tháng 09/2006) hay giá vật liệu tại thời điểm tháng 12/2006 là đúng? Theo Văn bản 1551/BXD-KTXD thì chỉ nói đến trường hợp Hợp đồng được ký kết năm 2006 chứ không nói đến trường hợp đấu thầu năm 2006 nhưng ký hợp đồng năm 2007.

2. Cũng gói thầu này, do việc đấu thầu từ tháng 10/2006 nên nhà thầu phải lập đơn giá trên cơ sở giá ca máy 1260 của Bộ XD (vì thời điểm này tỉnh Thanh Hoá chưa ban hành Bảng giá ca máy mới thay thế Bảng giá ca máy 1260 của Bộ XD và Nghị định 99/2007/NĐ-CP chưa ra đời). Gói thầu này có thời gian thực hiện hợp đồng mãi năm 2009 và thuộc phạm vi điều chỉnh của các Thông tư: 07/2006/TT-BXD; 03/2008/TT-BXD và 09/2008/TT-BXD. Như vậy khi thực hiện điều chỉnh chi phí máy thi công theo Thông tư 07/2006/TT-BXD thì hệ số điều chỉnh chi phí máy thi công là 1,55; nhưng khi điều chỉnh chi phí máy thi công theo Thông tư 03/2008/TT-BXD thì không có hệ số điều chỉnh cho chi phí máy thi công đối với trường hợp gói thầu trúng thầu trên cơ sở Bảng giá ca máy 1260. Vì vậy khi thực hiện điều chỉnh chi phí máy thi công theo Thông tư 03/2008/TT-BXD tôi thực hiện như sau:

- Điều chỉnh giá ca máy theo TT 07/2006/TT-BXD với hệ số điều chỉnh là 1,55 (vì giá ca máy trúng thầu là giá ca máy 1260) ta được chi phí máy thi công ở mặt bằng Lương tối thiểu là 450.000đ/tháng và giá nhiên liệu ở thời điểm 01/10/2006 (thời điểm TT 07/2008/TT-BXD có hiệu lực).

- Lấy giá ca máy đã được điều chỉnh theo TT 07/2006/TT-BXD cộng với chênh lệch tiền lương thợ máy giữa 2 mức lương tối thiểu là 540.000đ/tháng và 450.000đ/tháng ta được giá ca máy điều chỉnh theo TT 03/2008/TT-BXD ở mặt bằng Lương tối thiểu là 540.000đ/tháng và mức giá nhiên liệu tại thời điểm 01/10/2006.

Vậy, cách điều chỉnh của tôi là đúng hay sai? Nếu sai thì phải tính bù chi phí máy thi công theo TT 03/2008/TT-BXD đối với trường hợp trúng thầu trên cơ sở Bảng giá ca máy 1260 như thế nào?

(*) Nếu lấy bảng giá ca máy mới rồi điều chỉnh theo TT 03/2008/TT-BXD với hệ số 1,08 thì giá ca máy quá cao dẫn đến giá gói thầu cũng quá cao”.


Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Xây dựng có ý kiến như sau:

a. Tại mục 3 của Văn bản số 1551/BXD-KTXD ngày 1/8/2008 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn thêm một số nội dung của Thông tư số 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 của Bộ Xây dựng đã nêu rõ: Giá trị chênh lệch giá vật liệu là chênh lệch giá vật liệu tại thời điểm điều chỉnh so với giá vật liệu xây dựng ghi trong hợp đồng. Như vậy, trường hợp gói thầu như Bạn hỏi là so với giá vật liệu xây dựng ghi trong hợp đồng; Nếu giá vật liệu xây dựng ghi trong hợp đồng thấp hơn giá vật liệu do Liên Sở thông báo thì lấy giá ở thời điểm tương ứng là thời điểm tháng 12/2006 hoặc quý 4/2006 (nếu không có giá tháng 12/2006) hoặc giá vật liệu theo thông báo giá tại thời điểm 28 ngày trước ngày mở thầu (đối với gói thầu thực hiện theo hình thức đấu thầu).

b. Việc áp dụng hệ số điều chỉnh chi phí máy thi công trong dự toán chi phí xây dựng, Bộ Xây dựng đã có các Thông tư hướng dẫn thực hiện theo mức lương tối thiểu chung quy định từng thời điểm: Thông tư 07/2006/TT-BXD điều chỉnh chi phí máy thi công (KĐCMTC=1,55) tính theo đơn giá xây dựng cơ bản địa phương từ 144.000 đồng/tháng lên 450.000 đồng/tháng; Thông tư số 03/2008/TT-BXD điều chỉnh chi phí máy thi công (KĐCMTC=1,08) từ 450.000 đồng/tháng lên 540.000 đồng/tháng cho lương thợ điều khiển máy (như vậy điều chỉnh chi phí máy thi công theo mức lương tối thiểu chung từ 144.000 đồng/tháng lên 540.000 đồng/tháng và giá nhiên liệu dầu lên 9.300 đồng/lít, giá xăng 11.864 đồng/lít tại thời điểm tháng 01/2008 là: KĐCMTC=1,55 x1,08=1,67 hoặc xác định hệ số điều chỉnh KĐCMTC trên cơ sở hướng dẫn phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình của Bộ Xây dựng tại Thông tư số 07/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 (cách điều chỉnh của bạn trong thư là chưa phù hợp).
 

langduca

Thành viên gần đạt hạng rất tuyệt vời
Tham gia
12/12/07
Bài viết
977
Điểm thành tích
63
Tình huống 24

Câu hỏi của bạn Mai Quốc Phú Tại hòm thư maiquocphuct3@gmail.com:
Quí 4 năm 2007 đơn vị chúng tôi có thi công và được nghiệm thu thành phần công việc: Làm và thả rọ đá hộc (0,5x1x2).
Thực hiện việc điều chỉnh giá theo thông tư 09/2008 ngày 17/4/2008 của Bộ xây dựng và công văn số 1551/BXD-KTXD về việc Hướng dẫn thêm một số nội dung của thông tư 09/2008/TT - BXD. Đơn vị chúng tôi đã tính điều chỉnh giá và trình chủ đầu tư.

Chủ đầu tư không đồng ý vì lý do loại vật liệu như rọ đá không nằm trong 13 loại vật liệu được phép điều chỉnh.

Xin hỏi: Rọ đá làm bằng dây thép 3mm mạ kẽm có được phép điều chỉnh như các loại thép khác không?
Sau khi nghiên cứu, Trung tâm Thông tin có ý kiến như sau:

Điều 2.4 Khoản 2 của Thông tư số 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 của Bộ Xây dựng có quy định. Trường hợp cần điều chỉnh các loại VLXD khác do biến động giá thì chủ đầu tư xác định và báo cáo Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch tập đoàn kinh tế, Chủ tịch hội đồng quản trị Tổng Công ty Nhà nước quyết định.

Vì vậy, về trường hợp của Bạn đề nghị bạn báo cáo cấp quyết định đầu tư cho phép điều chỉnh các loại VLXD khác.
 

langduca

Thành viên gần đạt hạng rất tuyệt vời
Tham gia
12/12/07
Bài viết
977
Điểm thành tích
63
Tình huống 25

Câu hỏi của bạn Nguyễn Minh Huyền Tại hòm thư minhminhhuyen@gmail.com:
Tình huống: Công trình A đuợc phê duyệt tổng mức đầu tư và dự toán tại thời điểm năm 2007, thời điểm thi công diễn ra trong năm 2008.

I. Chủ đầu tư thực hiện điều chỉnh tổng mức theo TT 09/2008/TT-BXD như sau:

1. Phối hợp cùng đơn vị tư vấn thiết kế lập dự toán điều chỉnh.

2. Thuê 01 đơn vị tư vấn có đủ năng lực để thẩm tra dự toán điều chỉnh.

3. Do dự toán điều chỉnh vượt tổng mức đầu tư được duyệt, Chủ đầu tư trình phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư.


II. Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định hồ sơ trình phê duyệt điều chỉnh mức đầu tư công trình A, căn cứ:

1. Hồ sơ điều chỉnh của chủ đầu tư (gồm dự toán, kết quả thẩm tra, Tờ trình).

2. Nội dung thẩm định tổng mức đầu tư qui định tại Điều 6, Nghị định 99/2007/NĐ-CP.

Sau khi thẩm định, Sở Kế hoạch và Đầu tư trình UBND tỉnh phê duyệt phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư công trình A (giá trị tổng mức đầu tư điều chỉnh bằng giá trị dự toán điều chỉnh do Chủ đầu tư lập và thẩm tra).

III. Sau khi UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư công trình A.

1. Đơn vị chức năng kiểm tra, phát hiện: Dự toán điều chỉnh do Chủ đầu tư lập và thẩm tra, ngoài 13 loại vật liệu và một số cấu kiện, bán thành phẩm được điều chỉnh (theo TT 09 và Công văn 1551) còn có một số loại vật liệu khác (chưa có báo cáo riêng xin ý kiến Chủ tịch UBND tỉnh) cũng được tổng hợp điều chỉnh tại dự toán điều chỉnh.

2. Đơn vị chức năng kết luận việc thẩm định điều chỉnh tổng mức đầu tư công trình A của Sở Kế hoạch và Đầu tư là sai do không kiểm tra, kiểm soát được các chủng loại vật liệu chưa đủ điều kiện điều chỉnh theo TT 09 và Công văn 1551 (do chưa có ý kiến Chủ tịch UBND tỉnh) tại dự toán điều chỉnh do Chủ đầu tư trình.

IV. Đề nghị “Chuyên mục Bạn đọc hỏi, Bộ Xây dựng trả lời” tư vấn giúp:

1. Kết luận của Đơn vị chức năng là đã đảm bảo khách quan theo đúng các qui định về quản lý chi phí xây dựng công trình hay không?

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc thẩm định điều chỉnh tổng mức đầu tư công trình A, có trách nhiệm phải kiểm tra, kiểm soát các đơn giá, chủng loại vật liệu tại dự toán điều chỉnh do Chủ đầu tư trình hay không (theo thẩm quyền và trách nhiệm của các bên tại Thông tư 09/2008/TT-BXD)?

3. Tổng mức đầu tư điều chỉnh được phê duyệt có đảm bảo tính pháp lý hay không? (Vì theo khoản 1, điều 4, Nghị định 99/2007/NĐ-CP “Tổng mức đầu tư xây dựng công là chi phí dự tính của dự án được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này. Tổng mức đầu tư là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình”).

Công trình A hiện nay đang thực hiện công tác quyết toán A-B; chưa có quyết định phê duyệt quyết toán của UBND tỉnh.
Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Xây dựng có ý kiến như sau:

Việc Sở Kế hoạch và Đầu tư chưa có ý kiến chấp thuận của Chủ tịch UBND tỉnh chấp thuận về những loại vật liệu điều chỉnh giá ngoài 13 loại vật liệu được quy định trong Thông tư số 09/2008/TT-BXD của Bộ Xây dựng đã thẩm định tổng mức đầu tư điều chỉnh (điều chỉnh giá vật liệu ngoài 13 loại vật liệu trên) và trình người quyết định đầu tư phê duyệt là chưa phù hợp với quy định của nhà nước.

Nội dung thẩm định tổng mức đầu tư điều chỉnh thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định 99/2007/NĐ-CP của Chính phủ. Tổng mức đầu tư được duyệt là căn cứ pháp lý để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình.
 

langduca

Thành viên gần đạt hạng rất tuyệt vời
Tham gia
12/12/07
Bài viết
977
Điểm thành tích
63
Tình huống 26

Câu hỏi của bạn Nguyễn Hoàng Tôn Tại hòm thư dquoctrung@gmail.com :
Chúng tôi đang thực hiện công tác tư vấn giám sát chất lượng thi công xây lắp một công trình (chỉ định thầu thi công xây lắp) tại Thanh Hoá. Đối với dự toán bổ sung do chênh lệch giá vật liệu được lập theo TT09, chúng tôi đã xác nhận khối lượng công việc đã được nghiệm thu và chưa thi công so với hợp đồng xây lắp. Tuy nhiên, Chủ đầu tư lại yêu cầu tư vấn giám sát phải xác nhận khối vật tư bao gồm cả hệ số hao hụt theo định mức dự toán hiện hành. Chúng tôi từ chối xác nhận khối lượng vật tư kèm theo bảng phân tích vật tư (có hệ số hao hụt) theo định mức dự toán với lý do:

1. Theo quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng và điều khoản của hợp đồng tư vấn, tư vấn giám sát có trách nhiệm ký xác nhận khối lượng công việc (bao gồm cả khối lượng công việc phát sinh) trên cơ sở hồ sơ nghiệm thu so với hợp đồng xây lắp.

2. Mặc dù đã có thư yêu cầu nhưng Chủ đầu tư chỉ gửi hợp đồng và phụ lục khối lượng công việc thi công xây lắp, không gửi bảng chiết tính đơn giá để làm cơ sở theo dõi kiểm tra chủng loại vật liệu mà nhà thầu dự thầu.

3. Theo bảng phân tích vật tư để tính chênh lệch giá, có những loại vật tư thực tế không được sử dụng khi thi công nhưng có trong định mức dự toán và được phép tính bù giá.

4. Việc phân tích chi tiết vật tư là công việc của người lập dự toán, không phải phần việc của tư vấn giám sát.

Vậy, sự từ chối của chúng tôi có đúng hay không?
Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Xây dựng có ý kiến như sau:

Phạm vi công việc, nội dung công việc, quyền hạn và trách nhiệm của nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện theo hợp đồng tư vấn đã ký với chủ đầu tư. Trường hợp chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu tư vấn thực hiện những công việc không thuộc phạm vi công việc đã ký kết trong hợp đồng hoặc những công việc chưa đủ căn cứ thực hiện thì nhà thầu tư vấn có quyền từ chối không thực hiện những công việc đó.
 

langduca

Thành viên gần đạt hạng rất tuyệt vời
Tham gia
12/12/07
Bài viết
977
Điểm thành tích
63
Tình huống 27

Câu hỏi của bạn Trần Trung Tuyến Tại hòm thư tuyen507@yahoo.co.uk:
Tháng 01/2008, chủ đầu tư ký hợp đồng với đơn vị thi công xây dựng công trình. Sau khi ký hợp đồng, chủ đầu tư đã cho đơn vị thi công tạm ứng theo quy định của hợp đồng. Đơn vị thi công đã mua một khối lượng lớn các loại thép để phục vụ thi công công trình từ tháng 7, 8/2008. (Đã tập kết tại công trường, có hợp đồng mua bán và hóa đơn GTGT của nhà cung cấp). Song, đến tháng 12/2008, đầu năm 2009 khối lượng thép trên mới được đem vào thi công công trình. Giá thép thời điểm tháng 7, 8/2008 cao hơn nhiều so với thời điểm tháng 12/2008 và đầu năm 2009. Đơn vị thi công yêu cầu phải điều chỉnh giá thép theo Thông tư số 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 của Bộ Xây dựng tại thời điểm đã mua là tháng 7, 8/2008. Yêu cầu của đơn vị thi công như trên có được thực hiện không? Thực hiện hay không thực hiện thì căn cứ vào quy định tại văn bản nào?
Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Xây dựng có ý kiến như sau:

Đối với hợp đồng thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư số 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 của Bộ Xây dựng, giá vật liệu để tính chênh lệch là giá vật liệu tại thời điểm nghiệm thu khối lượng hoàn thành. Trường hợp khi tạm ứng hai bên xác định số tiền tạm ứng để mua nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu xây dựng trước khi có biến động giá thì không điều chỉnh giá cho khối lượng nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu xây dựng đã mua tương ứng với số tiền tạm ứng. Trường hợp việc tạm ứng theo đúng quy định thì được điều chỉnh giá vật liệu theo Thông tư số 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 của Bộ Xây dựng.
 

langduca

Thành viên gần đạt hạng rất tuyệt vời
Tham gia
12/12/07
Bài viết
977
Điểm thành tích
63
Tình huống 28

Câu hỏi của bạn Nguyễn khánh Hưng Tại hòm thư hilailac.ocd12@yahoo.com.vn :

Theo Thông tư 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008: Nguyên tắc điều chỉnh giá vật liệu xây dựng do biến động giá xác định trên nguyên tắc cùng chia xẻ quyền lợi, trách nhiệm. Sau khi đấu thầu và ký kết hợp đồng xây dựng, chưa thi công; Nhà thầu được tạm ứng theo quy định. Về bản chất số tiền tạm ứng này dùng để mua nguyên vật liệu xây dựng; giá đấu thầu được xác định gần chi phí thực tế; và như vậy, theo nguyên tắc trên, trên tinh thần cùng chia xẻ thì khi tính giá trị bổ sung để bù chênh lệch giá khi có biến động giá phải trừ đi giá trị đã tạm ứng. Nhưng theo văn bản 1551/BXD-KTXD ngày 1/8/2008, ở mục 5 có đoạn: Nếu tạm ứng vốn khi ký kết hợp đồng thực hiện theo quy định thì được điều chỉnh giá khi có biến giá vật liệu xây dưng. Vậy việc điều chỉnh giá gói thầu do biến động giá nguyên vật liệu xây dựng có tính đến (giảm trừ) giá trị đã được tạm ứng trước không?
Sau khi nghiên cứu, Trung tâm Thông tin có ý kiến như sau:

Về tạm ứng vốn cho nhà thầu để mua nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng. Tại điểm 5 Công văn số 1551/BXD-KTXD ngày 01/08/2003 đã hướng dẫn:

Nếu tạm ứng vốn khi ký kết hợp đồng thực hiện theo qui định thì được điều chỉnh giá khi có biến động giá vật liệu xây dựng.

Trường hợp khi tạm ứng hai bên xác định số tiền tạm ứng để mua nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu xây dựng hoặc tạm ứng đặc cách để mua nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu xây dựng trước khi có biến động giá thì không điều chỉnh giá cho khối lượng nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu xây dựng đã mua tương ứng với số tiền đã tạm ứng.
 

langduca

Thành viên gần đạt hạng rất tuyệt vời
Tham gia
12/12/07
Bài viết
977
Điểm thành tích
63
Tình huống 29

Câu hỏi của bạn Vũ Quang Điện Tại hòm thư vqdienbp@gmail.com:
- Hiện chúng tôi đang xem xét để trình lãnh đạo cho phép điều chỉnh hình thức hợp đồng và nội dung điều chỉnh đối với gói thầu xây lắp sử dụng vốn ngân sách nhà nước theo hướng dẫn tại Thông tư 09/2008/TT-BXD của Bộ Xây dựng. Hợp đồng này ký ngày 18/4/2008. Tại công văn 164/TTg-HC của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư 05//2008/TT-BXD, 09/2008/TT-BXD của Bộ Xây dựng đều có nêu: Điều chỉnh hình thức giá hợp đồng đối với các hợp đồng đã lỡ ký (thực hiện) hình thức giá hợp đồng trọn gói. Xin hỏi, hợp đồng nêu trên ký ngày 18/4/2008 có được coi là hợp đồng lỡ ký và được điều chỉnh hình thức hợp đồng theo hướng dẫn của Bộ không? Các hợp đồng ký sau thời điểm nào thì không thuộc phạm vi áp dụng của Thông tư 09/2008/TT-BXD?

- Hiện nay, trong một số hồ sơ mời thầu, trong phần điều kiện cụ thể của hợp đồng chủ đầu tư có quy định việc điều chỉnh giá hợp đồng (ở đây áp dụng hình thức hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh) thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 09//2008/TT-BXD của Bộ xây dựng. Xin hỏi, chủ đầu tư quy định như vậy trong hồ sơ mời thầu có phù hợp các quy định hiện hành của nhà nước hay không?

Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Xây dựng có ý kiến như sau:

Hợp đồng trọn gói ký ngày 18/4/2008 thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư số 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 của Bộ Xây dựng. Thông tư số 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 của Bộ Xây dựng áp dụng điều chỉnh đối với các gói thầu đã và đang triển khai thực hiện (tính đến thời điểm Thông tư có hiệu lực) theo hình thức giá hợp đồng trọn gói, hình thức giá hợp đồng theo đơn giá cố định. Các hợp đồng ký kết sau ngày Thông tư có hiệu lực thì việc điều chỉnh như sau:

+ Trường hợp dự toán, giá gói thầu được duyệt của các gói thầu này đã điều chỉnh theo Thông tư số 09/2008/TT-BXD thì các hợp đồng này cũng phải điều chỉnh giá khi giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng có biến động.

+ Trường hợp dự toán, giá gói thầu được duyệt không điều chỉnh theo Thông tư số 09/2008/TT-BXD thì các hợp đồng này không phải điều chỉnh giá theo qui định của Thông tư này.

Các hợp đồng áp dụng hình thức giá hợp đồng điều chỉnh không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư 09/2008/TT-BXD của Bộ Xây dựng.
 

langduca

Thành viên gần đạt hạng rất tuyệt vời
Tham gia
12/12/07
Bài viết
977
Điểm thành tích
63
Tình huống 30: Điều chỉnh giá hợp đồng tư vấn thiết kế

Câu hỏi của bạn Nguyễn Hoàng Minh Tại hòm thư vithuyen111107@yahoo.com:
Công ty chúng tôi hiện nay đang thực hiện hợp đồng tư vấn thiết kế một công trình cải tạo và nâng cấp di tích văn hóa lịch sử tại tỉnh Thái Bình. Công trình này sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Hợp đồng được thực hiện theo phương thức trọn gói theo giá cố định, giá trị của hợp đồng được chi trả theo từng giai đoạn thực hiện dự án. Trong quá trình thực hiện hợp đồng từ năm 2007 đến nay thì giá nguyên vật liệu có nhiều biến động và Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 09/2008/TT-BXD về hướng dẫn điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên, nhiên vật liệu xây dựng. Chúng tôi xin kính hỏi quý Bộ vấn đề sau:

Thông tư trên được áp dụng đối với hợp đồng tư vấn thiết kế không? Và công ty chúng tôi có được quyền yêu cầu bên chủ đầu tư dự án thay đổi giá trị hợp đồng do biến động giá nguyên vật liệu xây dựng hay không?
Sau khi nghiên cứu, Trung tâm Thông tin có ý kiến như sau:

Thông tư số 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng ngoài khả năng kiểm soát của chủ đầu tư và nhà thầu và được tính cho khối lượng thi công xây lắp từ năm 2007 chịu ảnh hưởng của biến động giá vật liệu xây dựng và được lập dự toán chi phí xây dựng bổ sung. Vì vậy đối với công tác tư vấn thiết kế, việc điều chỉnh giá hợp đồng tư vấn thiết kế được thực hiện theo nội dung hợp đồng đã được ký kết giữa các bên.
 

langduca

Thành viên gần đạt hạng rất tuyệt vời
Tham gia
12/12/07
Bài viết
977
Điểm thành tích
63
Tình huống 31

Câu hỏi của bạn Minh Phuong Tại hòm thư manha2t@gmail.com:
Hiện nay, chúng tôi đang thi công một dự án sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước. Trong quá trình thực hiện việc điều chỉnh giá và hợp đồng theo chỉ đạo của Chính phủ (văn bản số 164/TTg-CN), và các văn bản hướng dẫn của Bộ Xây dựng (tại các TT03; 09/2008/TT-BXD và văn bản số 1551/BXD-KTXD) có một số vướng mắc, như sau: Chúng tôi đang đề nghị Chủ Đầu Tư điều chỉnh giá theo phương pháp bù trừ chi phí vật liệu trực tiếp. Tuy nhiên, theo phương pháp này, Chủ Đầu tư lo ngại không kiểm soát được đầy đủ tính pháp lý và hợp lệ của các hóa đơn do Nhà thầu cung cấp. Vì vậy, chúng tôi đang đề nghị Chủ Đầu Tư áp dụng theo phương pháp chỉ số giá, chúng tôi kính mong Bộ Xây dựng cho ý kiến và cho biết hiện tại đã có dự án nào áp dụng theo phương pháp này chưa?
Sau khi nghiên cứu, Trung tâm Thông tin có ý kiến như sau:

Điểm 3.2 của mục 3 Thông tư số 09/2008/TT-BXD ngày 17/04/2008 hướng dẫn phương pháp điều chỉnh giá VLXD như sau:

Dự toán chi phí xây dựng bổ sung có thể xác định bằng cách tính bù trừ chi phí vật liệu trực tiếp hoặc hệ số điều chỉnh chi phí vật liệu. Hệ số điều chỉnh chi phí vật liệu do chủ đầu tư tổ chức tính toán hoặc áp dụng chỉ số giá do Bộ Xây dựng công bố hoặc chỉ số giá của Tổng cục Thống kê. Dự toán chi phí xây dựng bổ sung được xác định theo hướng dẫn tại phụ lục được ban hành kèm theo Thông tư này.

Căn cứ vào phương pháp tính toán nêu trên Bạn có thể áp dụng chỉ số giá do Bộ Xây dựng công bố hoặc chỉ số giá của Tổng cục Thống kê để tính Dự toán chi phí xây dựng bổ sung
 

NQT991980

Thành viên có triển vọng
Tham gia
10/3/08
Bài viết
6
Điểm thành tích
3
Tt09

Xin bổ sung thêm một số câu hỏi về TT09, Vụ kinh tế - Bộ xây Dựng trả lời
 

File đính kèm

  • Giaxaydung.vn-836.VKT5.20-10-08.bugia09-2008-1.jpg
    Giaxaydung.vn-836.VKT5.20-10-08.bugia09-2008-1.jpg
    426,1 KB · Đọc: 347
  • Giaxaydung.vn-836.VKT5.20-10-08.bugia09-2008-2.jpg
    Giaxaydung.vn-836.VKT5.20-10-08.bugia09-2008-2.jpg
    241,4 KB · Đọc: 259

langduca

Thành viên gần đạt hạng rất tuyệt vời
Tham gia
12/12/07
Bài viết
977
Điểm thành tích
63
Tình huống 32

Câu hỏi của bạn Đinh Đăng Khánh Tại hòm thư dinhdangkhanh@gmail.com hỏi :
Khi lập dự toán chi phí xây dựng công trình để xác định giá gói thầu, tư vấn đã sử dụng công bố giá hàng tháng của Liên Sở Xây dựng - Tài chính để xây dựng; đồng thời nhà thầu trúng thầu cũng xây dựng đơn giá trên cơ sở định mức và công bố giá hàng tháng của Liên Sở XD-TC. Trong quá trình thi công, nhà thầu đã mua đá các loại tại mỏ (khoảng cách từ mỏ đến chân công trình có thể xa hơn hoặc gần hơn Thị trấn đến chân công trình; mỏ đá không có trong công bố giá). Trong trường hợp này, khi tính giá vật liệu đá các loại tại từng giai đoạn thi công để bù trừ thì lấy giá vật liệu tại đâu? (giá đá các loại theo công bố giá hàng tháng của Liên Sở XD-TC hay giá đá theo hóa đơn tại mỏ đá).
Sau khi nghiên cứu, Trung tâm Thông tin có ý kiến như sau:

Điểm 3 của công văn số 1551/BXD-KTXD ngày 01/08/2008 về việc Hướng dẫn thêm một số nội dung của Thông tư số 09/2008/TT-BXD có hướng dẫn:

Thời điểm để tính chênh lệch vật liệu là thời điểm nghiệm thu khối lượng hoàn thành theo giai đoạn, có thể theo tháng, quý hoặc giai đoạn qui định trong hợp đồng.

Giá vật liệu tại thời điểm tính chênh lệch để điều chỉnh là giá vật liệu tại thời điểm nghiệm thu khối lượng hoàn thành do Liên Sở thông báo, công bố hoặc theo hoá đơn, chứng từ hợp lệ theo qui định của Bộ Tài chính phù hợp với mặt bằng giá thị trường nơi xây dựng công trình.

Chứng từ, hoá đơn hợp lệ là chứng từ, hoá đơn theo qui định của Bộ Tài chính. Nhà thầu chịu trách nhiệm về tính pháp lý của hoá đơn, chủ đầu tư kiểm tra, áp dụng. Trường hợp không xác định được giá vật liệu trên cơ sở hoá đơn do nhà thầu cung cấp (nhiều mức giá, mua từ trước, tại nhiều thời điểm) thì chủ đầu tư xem xét, quyết định áp dụng mức giá phù hợp với giá thị trường nơi xây dựng công trình tại thời điểm nghiệm thu khối lượng hoàn thành. Trường hợp chủ đầu tư không đủ năng lực thì có thể thuê tư vấn thẩm tra để xem xét, quyết định.

Căn cứ vào hướng dẫn trên Bạn áp dụng cho công trình của mình.
 

langduca

Thành viên gần đạt hạng rất tuyệt vời
Tham gia
12/12/07
Bài viết
977
Điểm thành tích
63
Tình huống 33

Câu hỏi của bạn Đoàn Hùng Tại hòm thư xuanhi83@gmail.com hỏi :
Công trình: Xây dựng phân xưởng sản xuất chính được khởi công vào đầu tháng 3/2008 và được nghiệm thu bàn giao vào cuối năm 2008. Công trình được xây dựng trên địa bàn huyện Từ Liêm - Hà Nội thuộc nguồn vốn tự có của doanh nghiệp của chủ đầu tư. Khi có TT09/BXD chủ đầu tư đã cho phép đơn vị thi công lập dự toán bổ sung để tính bù giá và chuyển hợp đồng từ hợp đồng trọn gói sang hợp đồng có giá điều chỉnh. Từ đầu năm 2008 cho tới 15/7/2008 UBND TP Hà Nội không có công bố giá vật tư cho nên dự toán bổ sung theo TT09/BXD nhà thầu lập dựa vào thông báo giá số 335/TB-UBND của UBND huyện Từ Liêm áp dụng cho vật liệu đối với khối lượng xây lắp t 1/4/2008 đến 30/6/2008. Nhà thầu đã phân ra khối lượng xây lắp theo từng đợt kết toán (do chưa chính xác về khối lượng nên các đợt kết toán lấy khối lượng và đơn giá theo HSDT làm cơ sở để thanh toán - đã được chủ đầu tư và TVGS ký xác nhận và thanh toán vào các thời điểm ngày 5/5/2008 và 28/7/2008). Dự toán đó đã được thẩm định dựa trên khối lượng các đợt kết toán và cơ quan thẩm định áp dụng thông báo giá số 335/TB-UBND của Từ Liêm cho khối lượng kết toán ngày 5/5/2008 và số 02/2008/CBGVL-LS của UBND TP Hà Nội cho khối lượng kết toán ngày 28/7/2009 đồng thời phía chủ đầu tư đã ra quyết định dựa trên dự toán thẩm định này.

Nhưng khi quyết toán, chủ đầu tư thuê một đơn vị kiểm toán và đơn vị kiểm toán này không chấp nhận việc phân chia khối lượng theo các giai đoạn kết toán mà phân theo khối lượng các giai đoạn theo biên bản nghiệm thu công việc. Vậy xin hỏi việc phân chia như vậy có đúng không? và những vật tư không có trong thông báo giá thì lấy cơ sở giá nào cho phù hợp? Khối lượng khi quyết toán có sự thay đổi do chủ đầu tư yêu cầu thay đổi các bức tường ngăn... (TVGS và CDT yêu cầu tính lại khối lượng khi quyết toán) và đã ký xác nhận khối lượng này. Vậy xin hỏi khối lượng quyết toán có phải là khối lượng được điều chỉnh theo TT03/BXD và TT09/BXD không?
Sau khi nghiên cứu, Trung tâm Thông tin có ý kiến như sau:

Điểm 3 của công văn số 1551/BXD-KTXD ngày 01/08/2008 về việc Hướng dẫn thêm một số nội dung của Thông tư số 09/2008/TT-BXD có hướng dẫn:

Thời điểm để tính chênh lệch vật liệu là thời điểm nghiệm thu khối lượng hoàn thành theo giai đoạn, có thể theo tháng, quý hoặc giai đoạn qui định trong hợp đồng.

Giá vật liệu tại thời điểm tính chênh lệch để điều chỉnh là giá vật liệu tại thời điểm nghiệm thu khối lượng hoàn thành do Liên Sở thông báo, công bố hoặc theo hoá đơn, chứng từ hợp lệ theo qui định của Bộ Tài chính phù hợp với mặt bằng giá thị trường nơi xây dựng công trình.

Như vậy để điều chỉnh giá Bạn phải căn cứ vào khối lượng được nghiệm thu khối lượng hoàn thành theo giai đoạn, có thể theo tháng, quý hoặc giai đoạn qui định trong hợp đồng.
 

langduca

Thành viên gần đạt hạng rất tuyệt vời
Tham gia
12/12/07
Bài viết
977
Điểm thành tích
63
Tình huống 34

Câu hỏi của bạn Vũ Quang Dũng Tại hòm thư ttkdxd@gmail.com hỏi :

Hiện nay, chúng tôi đang triển khai thực hiện một dự án sử dụng vốn nhà nước. Trong quá trình thực hiện việc điều chỉnh giá và hợp đồng theo chỉ đạo của Chính phủ (văn bản số 164/TTg-CN; 546/TTg-KTN) và các văn bản hướng dẫn của Bộ Xây dựng: Thông tư 09/2008/TT-BXD, văn bản 1551/BXD-KTXD và một số văn bản hướng dẫn của UBND tỉnh. Có một số vướng mắc như sau: Công trình khởi công tháng 10/2007 theo tiến độ đã ký trong hợp đồng công trình hoàn thành kết thúc trong năm 2008, nhưng do lỗi của nhà thầu thi công chậm dẫn đến một phần khối lượng thi công sang năm 2009 mới xong. Kính mong Bộ Xây dựng cho biết phần khối lượng thi công chậm so với tiến độ có được tính bù giá theo thời điểm thực tế thi công không? Hay không được bù giá (tính theo giá dự thầu)? Hoặc cách tính giá như thế nào đối với trường hợp này là đúng với quy định?
Sau khi nghiên cứu, Trung tâm Thông tin có ý kiến như sau:

Theo quy định hướng dẫn về việc điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng thì đối với trường hợp chậm tiến độ, chủ đầu tư xác định nguyên nhân chậm tiến độ, tổng hợp báo cáo người quyết định đầu tư xem xét, quyết định điều chỉnh giá vật liệu cho khối lượng thi công bị chậm tiến độ. Trường hợp chậm tiến độ do nguyên nhân khách quan thì được điều chỉnh giá vật liệu trong hợp đồng.
 

langduca

Thành viên gần đạt hạng rất tuyệt vời
Tham gia
12/12/07
Bài viết
977
Điểm thành tích
63
Tình huống 35

Câu hỏi của bạn Bùi Trần Hậu Tại hòm thư buitranhau@gmail.com hỏi :
Chúng tôi là một đơn vị thi công xây dựng ở TP Cần Thơ. Từ tháng 1/2008 đến tháng 5/2009 chúng tôi đã thi công công trình Trường Mầm non Phong Lan, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ ngay trong thời điểm giá VLXD tăng đột biến nên được phép điều chỉnh giá VLXD theo TT09/2008/TT-BXD. Trong số các chủng loại VLXD được phép. điều chỉnh có vật liệu “gạch các loại” thì chúng tôi được Chủ đầu tư cho điều chỉnh nhưng vật liệu ngói 22 viên/m2 thì không được chỉnh. Chúng tôi có lý luận với Chủ đầu tư là gạch các loại bao gồm có "ngói" vì ngói cũng là một sản phẩm đất sét nung giống như gạch, một lò gạch sản xuất ra sản phẩm gồm: gạch ống, gạch thẻ, gạch tàu, ngói, v.v.. nói nom na là ống, thẻ, tàu, ngói cùng một người mẹ sinh ra thì không lý do gì mà ngói lại bị tách ra khỏi sản. phẩm gạch đất nung được. Đó là quan niệm của chúng tôi nhưng đã bị Chủ đầu tư bác bỏ.
Sau khi nghiên cứu, Trung tâm Thông tin có ý kiến như sau:

Thông tư số 09/2008/TT-BXD ngày 17/04/2008 của Bộ Xây dựng có quy định:

Các loại vật liệu xây dựng được điều chỉnh (tăng, giảm) giá bao gồm: Xăng, dầu, sắt thép các loại (bao gồm cả cáp thép, ống thép các loại), nhựa đường, xi măng, cát, đá, sỏi, gạch các loại, dây điện, cáp điện các loại, gỗ các loại (bao gồm cả cốp pha gỗ, cửa gỗ các loại), kính các loại. Trường hợp cần điều chỉnh các loại vật liệu xây dựng khác do biến động giá thì chủ đầu tư xác định và báo cáo Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Tập đoàn kinh tế, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Nhà nước quyết định.

Do vậy đối với ngói 22 viên/m2 thì Bạn cùng Chủ đầu tư báo cáo Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Tập đoàn kinh tế, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Nhà nước quyết định cho phép điều chỉnh.
 

langduca

Thành viên gần đạt hạng rất tuyệt vời
Tham gia
12/12/07
Bài viết
977
Điểm thành tích
63
Tình huống 36

Câu hỏi của bạn taodo taodo Tại hòm thư nhoxanh102@gmail.com hỏi :
Tôi hiện đang công tác tại Ban QLDA giao thông Nam Định. Hiện tại chúng tôi đang quản lý 1 dự án được ký kết hợp đồng với nhà thầu theo hình thức đơn giá điều chỉnh. Để điều chỉnh giá, chúng tôi vận dụng cách tính bù trừ trực tiếp theo Thông tư 09/2008/TT-BXD theo công thức:

Chênh lệch giá = Giá tại thời điểm thi công - max (giá trúng thầu; giá 28 ngày trước ngày mở thầu).

Cụ thể giá như sau: tại thời điểm thi công là 9500đ/kg; giá trúng thầu là 13500đ/kg và giá tại thời điểm 28 ngày trước ngày mở thầu là 17100đ/kg. Như vậy nếu theo công thức trên thì nhà thầu chịu bù chênh lệch giá là = 9500-17100 = -7600.


Tuy nhiên, nhà thầu không chấp nhận cách tính này và cho rằng chỉ chịu bù âm từ 9500 xuống 13500 vì nếu tính theo cách trên thì nhà thầu chịu giảm giá hai lần.


Vậy xin hỏi quan điểm của nhà thầu như trên có phù hợp không? Và chúng tôi nên vận dụng cách tình bù trừ theo công thức nào là đúng.
Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Xây dựng có ý kiến như sau:

Đối với hợp đồng điều chỉnh giá thì việc điều chỉnh thực hiện theo nội dung hợp đồng đã ký kết giữa các bên. Trường hợp trong hợp đồng chưa qui định phương pháp điều chỉnh thì hai bên thương thảo phương pháp điều chỉnh cho phù hợp và ký bổ sung phụ lục điều chỉnh giá hợp đồng.
 

langduca

Thành viên gần đạt hạng rất tuyệt vời
Tham gia
12/12/07
Bài viết
977
Điểm thành tích
63
Tình huống 37

Câu hỏi của bạn Nguyễn Trung Thắng Tại hòm thư rantaro0101@yahoo.com hỏi :

Kính mong Viện kinh tế - Bộ xây dựng giải đáp giúp tôi thắc mắc sau đây:

- Hợp đồng xây dựng ký kết theo nghị định 16/2005/ND-CP ngày7/2/2005

- Thời gian ký hợp đồng từ 1/10/2007 đến 15/06/2008

- Hình thức hợp đồng trọn gói (đã được điều chỉnh sang hình thức hợp đồng theo giá điều chỉnh theo quyết định số 3169/QĐ-BGDĐT ngày 27/04/2009)

Như vậy hợp đồng có được tính chênh lệch theo Thông tư 09/2008/TT-BXD (17/4/08) và Thông tư 03/2008/TT-BXD (25/1/2008) không?

Về vấn đề này, Viện Kinh tế Xây dựng có ý kiến trao đổi như sau:

Về điều chỉnh chi phí nhân công:

- Thông tư 03/2008/TT-BXD hướng dẫn điều chỉnh dự toán những khối lượng thực hiện từ ngày 01/01/2008 của công trình, gói thầu sử dụng vốn nhà nước mà Người quyết định đầu tư chưa quyết định thực hiện chuyển tiếp việc Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ. Hợp đồng của bạn ký từ 1/10/2007 đến 15/06/2008 , theo hướng dẫn của nghị định 16/2005/NĐ-CP, phù hợp với điều kiện nói trên, nên được bù theo hướng dẫn của Thông tư 03/2008/TT-BXD cho những khối lượng thực hiện từ 01/01/2008 trở đi.

- Việc điều chỉnh giá hợp đồng, thanh toán khối lượng thực hiện từ 01/01/2008 theo hợp đồng và các điều kiện đã thoả thuận ký kết trong hợp đồng. Trường hợp trong hợp đồng các bên đã thoả thuận không điều chỉnh giá trong suốt quá trình thực hiện, Chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng có thể thương thảo bổ sung hợp đồng để bảo đảm quyền lợi cho người lao động theo quy định.

Về điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng:

- Thông tư 09/2008/TT-BXD hướng dẫn điều chỉnh giá vật liệu xây dựng được tính cho khối lượng thi công xây lắp từ năm 2007 chịu ảnh hưởng của biến động giá vật liệu xây dựng làm tăng (giảm) chi phí xây dựng công trình ngoài khả năng kiểm soát của chủ đầu tư và nhà thầu (sau đây gọi là khối lượng xây lắp bị ảnh hưởng tăng giá) (Thông tư 09 xử lý vấn đề đột biến giá cả ngoài khả năng kiểm soát của chủ đầu tư và nhà thầu vào khoảng thời điểm từ năm 2007 và nửa đầu 2008 - không thể hiểu là Thông tư 09 kéo dài mãi mãi, vì sau đó mọi người đều đã biết về việc tăng giá và có biện pháp ứng xử thích hợp đối với việc lập dự toán, lập hồ sơ dự thầu, ký kết hợp đồng... tiếp theo).

- Thông tư 09/2008/TT-BXD Hướng dẫn điều chỉnh hình thức giá hợp đồng đối với các hợp đồng đã lỡ thực hiện hình thức giá hợp đồng trọn gói, giá hợp đồng theo đơn giá cố định thành giá hợp đồng theo giá điều chỉnh do giá vật liệu xây dựng biến động ngoài khả năng kiểm soát của chủ đầu tư và nhà thầu.

-> Các khối lượng thực hiện theo hợp đồng của bạn nếu phù hợp với các điều kiện nói trên thì được thực hiện điều chỉnh theo Thông tư 09/2008/TT-BXD.

Lưu ý: Khi điều chỉnh theo 2 thông tư nói trên cần tránh trùng lặp phần đã bù chi phí nhiên liệu, năng lượng theo Thông tư 03/2008/TT-BXD (đã bao gồm trong hệ số điều chỉnh giá ca máy) khi tính điều chỉnh theo Thông tư 09/2008/TT-BXD.
 

langduca

Thành viên gần đạt hạng rất tuyệt vời
Tham gia
12/12/07
Bài viết
977
Điểm thành tích
63
Tình huống 38

Câu hỏi của bạn Hoàng Thu Trang Tại hòm thư hoangnguyencon@yahoo.com hỏi :
1. Theo Thông tư số 03/2005/TT-BXD ngày 04/3/2005 thì hệ số máy được điều chỉnh bao gồm giá xăng, dầu là bao nhiêu?
2. Trong Thông tư 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 của Bộ Xây dựng quy định 13 loại vật liệu, nhiên liệu được điều chỉnh do biến động giá trong đó có thép các loại và gạch các loại. Công trình của tôi có vật liệu là đường ống gang, các phụ kiện bằng gang và ngói mũi hài thì có nằm trong danh mục được điều chỉnh giá hay không?
Về vấn đề này, Vụ Kinh tế Xây dựng có ý kiến trao đổi như sau:

Mục 1 của bạn hỏi: Thông tư số 03/2005/TT-BXD ngày 04/3/2005 của Bộ Xây dựng, hệ số máy được điều chỉnh với giá xăng, dầu như sau :

- Xăng: 7.300 đ/l

- Dầu Diezen : 4.850 đ/l

- Dầu hoả : 4.800 đ/l

- Dầu ma dút : 3.570 đ/kg

Mục 2 của bạn hỏi: Thông tư số 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 đã qui định các loại vật liệu xây dựng được điều chỉnh (13 ) loại, trường hợp cần điều chỉnh các loại vật liệu khác do biến động giá thì chủ đầu tư báo cáo Bộ trưởng, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Chủ tịch Tập đoàn kinh tế, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Nhà nước quyết định.
 

langduca

Thành viên gần đạt hạng rất tuyệt vời
Tham gia
12/12/07
Bài viết
977
Điểm thành tích
63
Tình huống 39

Câu hỏi của bạn Trung võ Tại hòm thư chanhtrungvl@gmail.com hỏi :
-
Cơ quan tôi có gói thầu san lấp mặt bằng số 1, được UBND tỉnh phê duyệt trúng thầu thi công tại Quyết định số 1810/QĐ-UBND, ngày 10/09/2007. Giá trúng thầu 2.347.000.000đ (giá này đã giảm 46% so với thiết kế dự toán được phê duyệt); thời gian thi công 119 ngày.

- Hợp đồng xây dựng được ký vào 26/09/2007. Giá hợp đồng 2.347.000.000đ, thời gian thi công 119 ngày(khởi công 09/10/2007, hoàn thành 19/02/2008).

- Quá trình thi công có các yếu tố khách quan và chủ quan như: khuôn viên mặt bằng san lấp khi định vị ra thực địa có sai lệch cần thời gian kiểm tra xác định lại chính xác; một số hộ dân chưa di dời giao mặt bằng; đơn vị thi công chậm trong khâu xin phép khoan lộ để bơm cát…, đã ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình. Nói chung chủ đầu tư và đơn vị thi công cùng có lỗi.

Với lý do trên nên chủ đầu tư thống nhất ký phụ lục hợp đồng lần 1 điều chỉnh thời gian thi công thêm 119 ngày (từ 21/02/2008 đến 07/07/2008). Tiếp theo đó phụ lục hợp đồng lần 2 gia hạn 60 ngày (từ 07/07/2008 đến 16/09/2008) và cuối cùng là phụ lục hợp đồng lần 3 gia hạn 40 ngày (từ 16/09/2008 đến 01/11/2008).

Việc phạt vi phạm hợp đồng đương nhiên sẽ căn cứ vào các điều khoản được ghi trong hợp đồng và các văn bản pháp lý liên quan. Tuy nhiên còn vài vấn đề chưa rõ. Vậy xin hỏi Quí Bộ:

- Đơn vị thi công có được hưởng bù giá vật liệu theo Thông tư 09/2008/TT-BXD ngày 17/04/2008 của bộ xây dựng và điều chỉnh nhân công theo thông tư số 03/2008/TT-BXD ngày 25/01/2008 hay không?

- Sau khi lập dự toán chi phí xây dựng bổ sung để điều chỉnh giá gói thầu thì giá trị dự toán chi phí xây dựng bổ sung có giảm trừ theo tỉ lệ giảm thầu (cụ thể lấy giá trị dự toán chi phí xây dựng bổ sung nhân tỉ lệ giảm thầu 46% sau đó mới điều chỉnh giá gói thầu) hay không?
Sau khi nghiên cứu, Trung tâm Thông tin có ý kiến như sau:

- Thông tư 03/2008/TT-BXD hướng dẫn điều chỉnh dự toán những khối lượng thực hiện từ ngày 01/01/2008 của công trình, gói thầu sử dụng vốn nhà nước mà Người quyết định đầu tư chưa quyết định thực hiện chuyển tiếp việc Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ.

- Việc điều chỉnh giá hợp đồng, thanh toán khối lượng thực hiện từ 01/01/2008 theo hợp đồng và các điều kiện đã thoả thuận ký kết trong hợp đồng. Trường hợp trong hợp đồng các bên đã thoả thuận không điều chỉnh giá trong suốt quá trình thực hiện, Chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng có thể thương thảo bổ sung hợp đồng để bảo đảm quyền lợi cho người lao động theo quy định.

- Thông tư 09/2008/TT-BXD Hướng dẫn điều chỉnh hình thức giá hợp đồng đối với các hợp đồng đã lỡ thực hiện hình thức giá hợp đồng trọn gói, giá hợp đồng theo đơn giá cố định thành giá hợp đồng theo giá điều chỉnh do giá vật liệu xây dựng biến động ngoài khả năng kiểm soát của chủ đầu tư và nhà thầu. Các khối lượng thực hiện theo hợp đồng của bạn nếu phù hợp với các điều kiện nói trên thì được thực hiện điều chỉnh theo Thông tư 09/2008/TT-BXD.

- Nếu có được điều chỉnh thì sau khi lập dự toán chi phí xây dựng bổ sung thì giá trị dự toán chi phí xây dựng bổ sung cũng phải giảm trừ theo tỉ lệ giảm thầu.
 

Top