TVTK có được GS công trình mình thiết kế

sontvbg

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
14/10/09
Bài viết
81
Điểm thành tích
18
Theo các bác, Đơn vị TVTK có được giám sát thi công công trình do mình thiết kế không?
 

thanh_nhoc

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
7/10/08
Bài viết
148
Điểm thành tích
18
Tuổi
40
Theo các bác, Đơn vị TVTK có được giám sát thi công công trình do mình thiết kế không?
Không được rùi bạn ơi! Nếu vậy nào vừa đánh trống, vừa thổi kèn rùi,
Đơn vị TVTK chỉ được quyền giám sát tác giả mà thôi.. và ký vào biên bản nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng thôi ah!
Nếu đơn vị TVTK mà đc giám sát trực tiếp công trình mình thiết kế thì cũng thi công đc công trình mình TK...hihih, mong bạn hiểu thêm
 

sontvbg

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
14/10/09
Bài viết
81
Điểm thành tích
18
Không được rùi bạn ơi! Nếu vậy nào vừa đánh trống, vừa thổi kèn rùi,
Đơn vị TVTK chỉ được quyền giám sát tác giả mà thôi.. và ký vào biên bản nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng thôi ah!
Nếu đơn vị TVTK mà đc giám sát trực tiếp công trình mình thiết kế thì cũng thi công đc công trình mình TK...hihih, mong bạn hiểu thêm
Có chắc không ạ: Quy định tại văn bản nào?
Trích NĐ12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009
"Điều 36
7. Các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, nhà thầu lập thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công thì không được ký hợp đồng tư vấn giám sát
thi công xây dựng công trình với chủ đầu tư đối với công trình do mình thiết
kế, nhà thầu giám sát thi công xây dựng không được ký hợp đồng với nhà thầu
thi công xây dựng thực hiện kiểm định chất lượng công trình xây dựng đối với công trình do mình giám sát, trừ trường hợp được người quyết định đầu tư cho phép."
Các bác tiếp tục thảo luận.
 

thanh_nhoc

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
7/10/08
Bài viết
148
Điểm thành tích
18
Tuổi
40
"Điều 36
7. Các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, nhà thầu lập thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công thì không được ký hợp đồng tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình với chủ đầu tư đối với công trình do mình thiết kế, nhà thầu giám sát thi công xây dựng không được ký hợp đồng với nhà thầu
thi công xây dựng thực hiện kiểm định chất lượng công trình xây dựng đối với công trình do mình giám sát, trừ trường hợp được người quyết định đầu tư cho phép."
Bạn đọc cho kỹ lại đi. Còn quan trọng là truòng hợp được người quyết định đầu tư, mình cũng hiểu là như thế... Quan trọng là người quyết định đầu tư cho phép, nhưng còn các cơ quan ban ngành khác thì sao?
Theo mình nghĩ được người quyết định đầu tư cho phép trong trường hợp là: Họ nắm nguồn vốn rồi thuê tvtk rồi họ giám sát và qlda, rồi những tổ đội thi công của họ thi công luôn, cái này mình gặp thực tế (Công ty tnhh mtv quản lý đô thị).
Còn trường hợp thuê tvtk bên ngoài mà đơn vị gs cũng là tvtk thì không đc! không tin bạn cứ làm thử 1 công trình rùi gửi lên các cơ quan ban ngành rồi sẽ có kết quả thực tế ah!
Có gi ko hiểu mong bạn chỉ giáo thêm..
 

Xe Dap Oi

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
22/8/08
Bài viết
674
Điểm thành tích
63
[FONT=&quot]4. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 17 như sau:[/FONT] [FONT=&quot]“2. Trường hợp thay đổi thiết kế kỹ thuật nhưng không làm thay đổi thiết kế cơ sở hoặc thay đổi thiết kế bản vẽ thi công mà không làm thay đổi thiết kế bước trước thì chủ đầu tư được quyết định phê duyệt thay đổi thiết kế. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng được ký điều chỉnh vào thiết kế bản vẽ thi công những nội dung đã được chủ đầu tư chấp thuận và phải chịu trách nhiệm về quyết định điều chỉnh của mình”.
Qua [/FONT]đây tôi cũng muốn hỏi về nghị định 49 sửa đổi và bổ xung một số điều nghị định 209 và tôi đã trích ở trên, khi nào thì thì chủ đầu tư và đơn vị tư vấn giám sát tự quyết định thay đổi thiết kế mà không cần gửi công văn yêu cầu xử lý thiết kế sang bên phía tư vấn thiết kế. Ví dụ trong một mặt bằng không gian bếp chủ đầu tư muốn thay đổi lại chút ít mặt bằng thì liệu có tự quyết định được không hay lại gửi công văn.
 

sontvbg

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
14/10/09
Bài viết
81
Điểm thành tích
18
Trích mục B điều 11 luật 38/2009/QH12
b) Nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện hợp đồng phải độc lập về tổ chức, không cùng phụ thuộc vào một cơ quan quản lý và độc lập về tài chính với nhà thầu thực hiện hợp đồng;
===> Vậy luật sửa đổi bổ xung không cấm.
 

thanh_nhoc

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
7/10/08
Bài viết
148
Điểm thành tích
18
Tuổi
40
[FONT=&amp]4. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 17 như sau:[/FONT] [FONT=&amp]“2. Trường hợp thay đổi thiết kế kỹ thuật nhưng không làm thay đổi thiết kế cơ sở hoặc thay đổi thiết kế bản vẽ thi công mà không làm thay đổi thiết kế bước trước thì chủ đầu tư được quyết định phê duyệt thay đổi thiết kế. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng được ký điều chỉnh vào thiết kế bản vẽ thi công những nội dung đã được chủ đầu tư chấp thuận và phải chịu trách nhiệm về quyết định điều chỉnh của mình”.
Qua [/FONT]đây tôi cũng muốn hỏi về nghị định 49 sửa đổi và bổ xung một số điều nghị định 209 và tôi đã trích ở trên, khi nào thì thì chủ đầu tư và đơn vị tư vấn giám sát tự quyết định thay đổi thiết kế mà không cần gửi công văn yêu cầu xử lý thiết kế sang bên phía tư vấn thiết kế. Ví dụ trong một mặt bằng không gian bếp chủ đầu tư muốn thay đổi lại chút ít mặt bằng thì liệu có tự quyết định được không hay lại gửi công văn.
mình cũng xin góp thêm ý kiến như sau tại mục 1 điều 4 nghi định 49 có nói: 4. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 17 như sau:
"2. Trường hợp thay đổi thiết kế kỹ thuật nhưng không làm thay đổi thiết kế cơ sở hoặc thay đổi thiết kế bản vẽ thi công mà không làm thay đổi thiết kế bước trước thì chủ đầu tư được quyết định phê duyệt thay đổi thiết kế. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng được ký điều chỉnh vào thiết kế bản vẽ thi công những nội dung đã được chủ đầu tư chấp thuận và phải chịu trách nhiệm về quyết định điều chỉnh của mình." và tại khoản 3 điều 10 của thông tư 27/tt-bxd ngày 31/07/2009 cũng nói như sau: Trường hợp điều chỉnh thiết kế không làm thay đổi địa điểm, quy hoạch xây dựng, mục tiêu, quy mô hoặc không làm vượt tổng mức đầu tư đã được duyệt của công trình thì chủ đầu tư được quyền tự điều chỉnh thiết kế. Những nội dung điều chỉnh thiết kế phải được thẩm định, phê duyệt lại.
Như vậy có nghĩa là TVGS và CDT có thể tự điều chỉnh TK được, tiện đây gửi lại bạn thông tư 27/tt-bxd.
Mong được sự góp ý thêm của bạn
 

File đính kèm

  • Thong tu 27_2009_BXD ngay 31-7-2009.doc
    254 KB · Đọc: 102

sontvbg

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
14/10/09
Bài viết
81
Điểm thành tích
18
"Điều 36
7. Các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, nhà thầu lập thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công thì không được ký hợp đồng tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình với chủ đầu tư đối với công trình do mình thiết kế, nhà thầu giám sát thi công xây dựng không được ký hợp đồng với nhà thầu
thi công xây dựng thực hiện kiểm định chất lượng công trình xây dựng đối với công trình do mình giám sát, trừ trường hợp được người quyết định đầu tư cho phép."
Bạn đọc cho kỹ lại đi. Còn quan trọng là truòng hợp được người quyết định đầu tư, mình cũng hiểu là như thế... Quan trọng là người quyết định đầu tư cho phép, nhưng còn các cơ quan ban ngành khác thì sao?
Theo mình nghĩ được người quyết định đầu tư cho phép trong trường hợp là: Họ nắm nguồn vốn rồi thuê tvtk rồi họ giám sát và qlda, rồi những tổ đội thi công của họ thi công luôn, cái này mình gặp thực tế (Công ty tnhh mtv quản lý đô thị).
Còn trường hợp thuê tvtk bên ngoài mà đơn vị gs cũng là tvtk thì không đc! không tin bạn cứ làm thử 1 công trình rùi gửi lên các cơ quan ban ngành rồi sẽ có kết quả thực tế ah!
Có gi ko hiểu mong bạn chỉ giáo thêm..

Trước đây thực hiện theo Luật 61 và NĐ16/2005/NĐ-CP thì không thể.
Nghị định 12/2009/NĐ-CP có mở hơn so với NĐ 16/2005/NĐ-CP trước đây là: "...trừ trường hợp được người quyết định đầu tư cho phép". Có nghĩa không hoàn toàn là không thể

Nghị định 23/2009/NĐ-CP và Nghị định 12/2009/NĐ-CP ra đời trước khi Luật 38 có hiệu lực thực hiện, trong khi hiện nay chưa có văn bản nào điều chỉnh lại nội dung này của hai NĐ trên để phù hợp với nội dung của Luật 38. Sự chậm trễ và không đồng bộ đó là vấn đề tồn tại của nền hành chính quốc gia.

Theo Luật 38 đã sửa đổi Điều 11 của Luật 61, các tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật 61 và Tổ chức, cá nhân không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này chọn áp dụng Luật này nếu là nhà thầu lập thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được ký hợp đồng tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình với chủ đầu tư đối với công trình do mình thiết kế vì Luật 38 không cấm.

Chúng ta phải dám tranh luận với cơ quan quản lý.
( Ý kiến của bác Khánh PGĐ ban QLDA đầu tư xd tỉnh BG )

Các bác cho thêm ý kiến.
 
Last edited by a moderator:

DutoanGXD

SmartSoftware
Tham gia
7/7/07
Bài viết
830
Điểm thành tích
93
Theo các bác, Đơn vị TVTK có được giám sát thi công công trình do mình thiết kế không?
- Quan điểm của mình về vấn đề này là: " không có chuyện vừa đá bóng vừa thổi còi được"
- Như vậy theo bạn sontvbg: thì đơn vị "tư vấn khảo sát có được giám sát khảo sát công trình do mình thực hiện khảo sát không"
 
Last edited by a moderator:

sontvbg

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
14/10/09
Bài viết
81
Điểm thành tích
18
Có những vấn đề mà trên diễn đàn đã có chủ đề bàn luận nhiều rồi, các bạn nên dùng chức năng Search tìm kiếm trên diễn đàn những chủ đề tương tự để tìm hiểu và thảo luận tiếp, tránh tạo tiếp những chủ đề giống nhau trùng lặp gây loãng diễn đàn. Tôi xin nói thêm về vấn đề này. Trích Khoản 7, Điều 36, Nghị định số 12/2009/NĐ-CP: Các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, nhà thầu lập thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công thì không được ký hợp đồng tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình với chủ đầu tư đối với công trình do mình thiết kế, nhà thầu giám sát thi công xây dựng không được ký hợp đồng với nhà thầu thi công xây dựng thực hiện kiểm định chất lượng công trình xây dựng đối với công trình do mình giám sát, trừ trường hợp được người quyết định đầu tư cho phép.
Theo đó, tôi nghĩ các nguồn vốn khác không bị giới hạn bởi Nghị định này!
Tôi biết. Vấn đề này DD đã thảo luận rồi nhưng lúc đó áp dụng các văn bản khác, hoặc đã cũ hoặc hết hiệu lực. Tôi thấy vấn đề này vẫn cần bàn đến ở thời điểm hiện tại nhất là khi Luật SĐ số 38 ra đời thì càng nên bàn đến vấn đề này.
NHư tôi đã nói. NĐ12 và NĐ23 ra đời trước luật SĐ số 38 và cũng không đồng bộ. Vấn đề là thảo luận để xem nên theo luật SĐ số 38 hay theo các NĐ dưới luật.
 

nguyenxuandoi

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
13/8/08
Bài viết
199
Điểm thành tích
28
Thật sự các văn bản về Xây dựng đọc mà váng đầu quá ! Tốt nhất đã chọn A thiết kế thì nên chọn B giám sát.
Nhưng em thấy tại Khoản 2, Điều 2 của Luật 38 có nêu:
2. Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 11. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu
1. Nhà thầu khi tham gia đấu thầu các gói thầu thuộc dự án quy định tại Điều 1 của Luật này phải bảo đảm các yêu cầu sau đây về tính cạnh tranh:
a) Nhà thầu tham gia đấu thầu phải độc lập về tổ chức, không cùng phụ thuộc vào một cơ quan quản lý và độc lập về tài chính với nhà thầu tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu;
b) Nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện hợp đồng phải độc lập về tổ chức, không cùng phụ thuộc vào một cơ quan quản lý và độc lập về tài chính với nhà thầu thực hiện hợp đồng;
c) Nhà thầu tham gia đấu thầu các gói thầu thuộc dự án phải độc lập về tổ chức, không cùng phụ thuộc vào một cơ quan quản lý và độc lập về tài chính với chủ đầu tư dự án.
2. Chính phủ quy định cụ thể về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu.”


Vậy không thấy nói đến mối quan hệ giữa Giám sát và Thiết kế có cần phải ĐỘC LẬP nhau hay không ?
Theo 38 thì không vi phạm phải không các bác ?
Mấy cụ thanh tra lại vác bố Nghị định 23 đi thì lại bị phát nếu Đã thiết kế còn tham giám sát thi công !
 
Last edited by a moderator:

Top