Tỷ lệ % vốn chủ sở hữu trong tổng mức đầu tư

humour

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
17/2/08
Bài viết
27
Điểm tích cực
0
Điểm thành tích
1
Mình có vấn đề thế này:
Theo nghị định 90/2007 NĐ-CP có quy định về % vốn chủ sở hữu trong tổng mức đầu tư, cụ thể:
- Với dự án > 20ha -> vốn chủ sở hữu không nhỏ hơn 20% TMĐT
- Với dự án < 20ha -> vốn chủ sở hữu không nhỏ hơn 15% TMĐT
Vậy thì trong tổng mức đầu tư tham chiếu ở đây có tính cả tiền đất và lãi vay trong thời gian xây dựng hay ko?
Bạn nào rành vụ này giúp mình với nha.
Thanks and best Regards!
 
Hiểu thế nào về TMĐT

Mình có vấn đề thế này:
Theo nghị định 90/2007 NĐ-CP có quy định về % vốn chủ sở hữu trong tổng mức đầu tư, cụ thể:
- Với dự án > 20ha -> vốn chủ sở hữu không nhỏ hơn 20% TMĐT
- Với dự án < 20ha -> vốn chủ sở hữu không nhỏ hơn 15% TMĐT
Vậy thì trong tổng mức đầu tư tham chiếu ở đây có tính cả tiền đất và lãi vay trong thời gian xây dựng hay ko?
Bạn nào rành vụ này giúp mình với nha.
Thanks and best Regards!

Bạn cần nghiên cứu kỹ Luật XD, NĐ16, NĐ99, TT05 để hiểu về TMĐT. Theo quy định tại TT05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 có nêu rõ về nội dung của TMĐT : tại mục II, phần 1, điểm 1.1.6 quy định chi phí khác trong TMĐT bao gồm :
1.1.6. Chi phí khác là các chi phí cần thiết không thuộc chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí quản lý dự án và chi phí tư vấn đầu tư xây dựng nói trên, bao gồm:
- Chi phí thẩm tra tổng mức đầu tư;
- Chi phí rà phá bom mìn, vật nổ;
- Chi phí bảo hiểm công trình;
- Chi phí di chuyển thiết bị thi công và lực lượng lao động đến công trường;
- Chi phí đăng kiểm chất lượng quốc tế, quan trắc biến dạng công trình;
- Chi phí đảm bảo an toàn giao thông phục vụ thi công các công trình;
- Chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư;
- Các khoản phí và lệ phí theo quy định;
- Chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan dự án; vốn lưu động ban đầu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh, lãi vay trong thời gian xây dựng; chi phí cho quá trình chạy thử không tải và có tải theo quy trình công nghệ trước khi bàn giao trừ giá trị sản phẩm thu hồi được;
- Một số chi phí khác.
Một số chi phí khác của dự án nếu chưa có quy định hoặc chưa tính được ngay thì được tạm tính để đưa vào tổng mức đầu tư.
Bạn để ý phần gạch chân màu đỏ, tô đậm. Vậy điều đơn giản bạn hỏi đã được giải đáp.

P/s : Chúng ta cố gắng nghiên cứu kỹ các VB hướng dẫn để có thể nắm được nội dung cơ bản trong các quy định liên quan.
 
Bạn xem công văn của Bộ Xây dựng trả lời về việc này nhé Công văn số 47/BXD-QLN hướng dẫn tổ chức các dự án đầu tư phát triển nhà ở thương mại.
Nguyên văn;

BỘ XÂY DỰNG
Số: 47 /BXD-QLN
V/v tổ chức, thực hiện các dự án đầu tư phát triển nhà ở thương mại


Kính gửi: Sở Xây dựng tỉnh Hòa Bình
Bộ Xây dựng đã nhận công văn số 433/SXD-QLNĐ ngày 03 tháng 6 năm 2008 của Sở Xây dựng tỉnh Hòa Bình đề nghị hướng dẫn tổ chức, thực hiện các dự án đầu tư phát triển nhà ở thương mại. Sau khi nghiên cứu, Bộ Xây dựng trả lời như sau :
1. Trình tự, thủ tục triển khai các dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án khu đô thị mới, dự án kinh doanh bất động sản đã được quy định cụ thể, chi tiết tại Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở; Nghị định số 153/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bất động sản ; Nghị định số 02/2006/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2006 ban hành Quy chế quản lý khu đô thị mới của Chính phủ; Thông tư số 04/2006/TT-BXD ngày 18 tháng 8 năm 2006 và Thông tư số 13/2008/TT-BXD ngày 21 tháng 5 năm 2008 của Bộ Xây dựng. Đề nghị Sở Xây dựng tỉnh Hòa Bình nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên để triển khai thực hiện.
2. Một số nội dung cần lưu ý khi triển khai thực hiện:
2.1. Các dự án phát triển nhà ở cũng như dự án khu đô thị mới có đặc thù riêng so với các dự án đầu tư xây dựng công trình khác, bởi vì trong đó có hai nội dung quan trọng thuộc trách nhiệm và quyền hạn của Nhà nước là quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 và cơ chế đầu tư (bao gồm cơ chế sử dụng và nộp tiền sử dụng đất, cơ chế đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, phương án đền bù giải phóng mặt bằng, cơ chế quản lý dự án sau đầu tư...). Thực chất các dự án này là kinh doanh đất có hạ tầng. Các chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở trước tiên phải lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 và trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt. Sau khi có quy hoạch được duyệt, chủ đầu tư lập dự án đầu tư, trong đó có đề xuất cơ chế đầu tư. Sau khi có quy hoạch được duyệt, cơ chế đầu tư được chấp thuận thì chủ đầu tư tự phê duyệt quyết định đầu tư.
Do đó, để đảm bảo công tác quản lý nhà nước và hiệu quả của dự án phát triển nhà ở, Bộ Xây dựng đã thống nhất chỉ đạo các địa phương thực hiện theo hướng đối với các dự án phát triển nhà ở thương mại không có nguồn vốn Nhà nước thì Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500, chấp thuận về cơ chế đầu tư còn việc quyết định đầu tư thuộc thẩm quyền của chủ đầu tư.
2.2. Về việc giao đất để đầu tư xây dựng các dự án phát triển nhà ở có hai phương thức gồm đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất và đấu thầu dự án có sử dụng đất. Phương thức đấu giá quyền sử dụng đất chỉ thực hiện với thửa đất đã có quy hoạch sử dụng đất chi tiết hoặc kế hoạch sử dụng đất chi tiết; quy hoạch xây dựng chi tiết; đã được bồi thường giải phóng mặt bằng (đất sạch) theo quy định của Quy chế đấu giá quyền sử dụng đất ban hành kèm theo quyết định số 216/2005/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ. Phương thức đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại thực hiện theo quy định của Luật Nhà ở và Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2006. Trong đó, việc đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại không chỉ căn cứ vào mức giá quyền sử dụng đất mà còn phải xem xét đánh giá các tiêu chí về năng lực - kinh nghiệm của chủ đầu tư, giải pháp quy hoạch – kiến trúc, hiệu quả kinh tế – xã hội, giải pháp kỹ thuật...do các bên tham gia đấu thầu đề xuất. Trường hợp đấu thầu mà có một đơn vị đã triển khai các bước ban đầu như lập dự án và trình duyệt (về quy hoạch và các điều kiện khác), thì đơn vị trúng thầu phải trả chi phí hợp lý cho đơn vị thực hiện theo quy định của cơ quan chọn thầu.
2.3. Về điều kiện năng lực tài chính đối với các chủ đầu tư dự án, pháp luật về kinh doanh bất động sản và Nghị định số 90/2006/NĐ-CP quy định đối với dự án có diện tích đất dưới 20 ha thì chủ đầu tư phải đảm bảo có vốn sở hữu không thấp hơn 15% tổng mức đầu tư của dự án, các dự án có diện tích đất từ 20 ha trở lên thì chủ đầu tư phải có vốn sở hữu không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư. Trường hợp chủ đầu tư đã có quyền sử dụng đất và đã thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng thì trong tổng mức đầu tư không tính các khoản chi phí này khi xác định tỷ lệ vốn sở hữu mà chủ đầu tư phải đảm bảo theo quy định nêu trên. Khi đó chủ đầu tư chỉ cần đáp ứng điều kiện vốn sở hữu của mình không thấp hơn tỷ lệ quy định tính trên tổng mức đầu tư chỉ bao gồm chi phí xây dựng hạ tầng và các công trình xây dựng khác (nếu có). Việc xác định tỷ lệ vốn sở hữu nêu trên đã được quy định cụ thể tại Thông tư số 13/2008/TT-BXD ngày 21 tháng 5 năm 2008 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 153/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bất động sản.
Đề nghị Sở Xây dựng tỉnh Hòa Bình căn cứ vào các nguyên tắc nêu trên tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình để triển khai các dự án phát triển nhà ở thương mại trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định./.

TL. BỘ TRƯỞNG
CỤC TRƯỞNG CỤC QUẢN LÝ NHÀVÀ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu VT ;
- Cục QLN và TTBĐS (2b).

đã ký




Nguyễn Mạnh Hà
 
Căn cứ theo thông tư 13/2008/TT-BXD (theo mục 2.3), vốn chủ sở hữu sẽ được tính như sau:
2.3. Đối với các chủ đầu tư dự án khu đô thị mới, dự án khu nhà ở, dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp phải đáp ứng mức vốn đầu tư thuộc sở hữu của mình theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 153/2007/NĐ-CP, cụ thể là:
2.3.1. Mức vốn đầu tư thuộc sở hữu mà chủ đầu tư phải đáp ứng được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư của từng dự án. Trong đó, tổng mức đầu tư của dự án được xác định theo quy định của pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
2.3.2. Trường hợp chủ đầu tư dự án đã có quyền sử dụng đất, khu đất thực hiện dự án đã được bồi thường, giải phóng mặt bằng, chủ đầu tư dự án là chủ đầu tư cấp 1 (chỉ đầu tư kinh doanh hạ tầng) thì trong tổng mức đầu tư của dự án chỉ tính phần vốn đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật, không tính các khoản chi phí sử dụng đất; chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, chi phí đầu tư xây dựng các công trình xây dựng khác.
Như vậy, có nghĩa là vốn chủ sở hữu phải đáp ứng được % theo tổng mức đầu tư bao gồm tất cả các khoản mục chi phí đã được quy định tại nghị định 99/2007/ND-CP. Và sẽ bao gồm các chi phí (SDD và lãi vay) mà humour hỏi.
 
Tỷ lệ % vốn tự có trên TMĐT Dự án

Em đang gặp một trường hợp: Chủ đầu tư dự án khu đô thị được UBND tỉnh phê duyệt dư án từ 2004, trước thời điểm Luật KDBĐS có hiệu lực. Lúc được phê duyệt thì vốn tự có tham gia thấp hơn mức 20% TMĐT. Từ khi được phê duyệt đến nay, Chủ đầu tư vẫn triển khai liên tục việc GPMB và thi công. Theo các bác thì từ thời điểm Luật KDBĐS có hiệu lực thì Chủ đầu tư có phải điều chỉnh lại tỷ lệ Vốn tự có tham gia vào Dự án không.
Thanks các bác.
 
có ban nào có tài liệu vận hành Sketchup cho mình xin với, cám ơn rat nhiu!!!
 
Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Chỉ huy trưởng công trường
Kích để xem giới thiệu phần mềm thanh quyết toán
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD
Giới thiệu phần mềm Dự toán GXD dùng là thích, kích là sướng

Các bài viết mới

Back
Top