Vận chuyển vật liệu lên cao

  • Khởi xướng phamcongquy
  • Ngày gửi
P

phamcongquy

Guest
Xin chào bạn Bình. Cám ơn bạn đã quan tâm đến ý kiến của tôi ! Tôi cũng đã biết: công tác vận chuyển vật liệu lên cao được áp dụng cho các công tác xây lắp mà bạn đã nêu. Tuy nhiên trong ĐM24 ngoài những công tác đó còn khá nhiều công tác khác ( lắp dựng cấu kiện bê tông đúc sẵn, lắp dựng cấu kiện thép ...) không đề cập đến độ cao XD. Trong khi đó ĐM máy thi công đã tính vận thăng hoặc cần cẩu rồi. Vì vậy, tôi thấy ý kiến của Thế Anh là thoả đáng. Khi lập dự toán không nên tính thêm chi phí vận chuyển VL lên cao nữa.
Ngoài ra, tôi thấy nên chia định mức vận chuyển VL lên cao thánh một số mức ứng với các độ cao khác nhau. Hiện nay tất cả mọi độ cao cùng chung một định mức là không hợp lý. Mặt khác, không nhất thiết phải dùng vận thăng lồng đối với mọi độ cao. Có thể dùng vận thăng thường đối với độ cao <=16m (Giá ca máy vận thăng lồng cao hơn nhiều so với Vận thăng thường). Rất nhiều ý kiến cho rằng chi phí VCVL lên cao theo ĐM hiện nay là quá lớn, khác xa so với thực tế.
Chúng tôi đang chuẩn bị xin được điều chỉnh một số ĐM cho phù hợp với thực tế địa phương. Mong bạn cùng tham gia góp ý với chúng tôi được không?
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.642
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Chú Quỳ cứ trình bày dự thảo điều chỉnh, mọi người sẽ tham gia góp ý cho chú nhiệt tình mà. Định mức vận chuyển vật liệu lên cao là định mức mới.
Trong các phương pháp xây dựng định mức, có phương pháp gọi là phương pháp chuyên gia. Phương pháp này dùng để lập các định mức tạm thời dựa vào kinh nghiệm nghề nghiệp và tích lũy số liệu của các chuyên gia (kỹ sư có kinh nghiệm, công nhân lành nghề, cán bộ sản xuất - kinh doanh,...). Các định mức lập ra bằng phương pháp này trực tiếp phụ thuộc vào trình độ cá nhân của các chuyên gia. Khi thực hiện những công việc xây lắp phức tạp ít gặp hoặc là công trình có kỹ thuật xây lắp phức tạp mới thi công lần đầu thì nên dùng phương pháp chuyên gia lập ra những định mức tạm thời để có công cụ kịp thời quản lý. Trong quá trình thực hiện, các định mức sẽ được chính xác và hợp lý dần. Phương châm thận trọng nhưng không cầu toàn vận dụng trong trường hợp này là thích hợp. (ĐM trong xây dựng - Nguyễn Văn Chọn & Bùi Văn Yêm, trường ĐHXD 1991).
 
T

tho_xay

Guest
Theo tôi thì vận thăng lồng để chờ người, vận chuyển vật liệu lên cao đã có cẩu tháp rồi. Bỏ vận thăng lồng đi thì cho thang máy vào cũng được. Cái này đã được bác Hải trước đây bảo vậy mà.
Mọi người cho ý kiến thêm.
 
P

phamcongquy

Guest
Vận chuyển VL lên cao

Bạn Thoxay ơi ! theo tôi hiểu: Vận thăng lồng trong ĐM dùng để chở VL. Vì người bốc VL vào luôn ở dưới đất, người bốc VL ra luôn ở trên cao (ta vẫn nói là chuyên môn hoá đấy). Mặt khác một số công tác như: xây gạch chỉ chẳng hạn, ở độ cao <=16m, ĐM cũng dùng vận thăng thường cơ mà.
Theo tôi việc tách chi phí VCVL lên cao ra khỏi ĐM đối với một số công tác XD như hiện nay không hẳn đã là khoa học hơn trước đây, Làm phức tạp thêm cho người lập dự toán. Phải mất thêm công bóc vật liệu riêng cho một số công tác, nó cũng rất khó chính xác cho công tác lắp đặt điên, nước trong nhà. Bạn xem có nên cho thêm vài % vào ĐM như các công tác khác cho tiện được không?
 
T

tho_xay

Guest
Theo tôi thì vận thăng lồng là để vận chuyển người lên cao.
Ta thấy trong định mức thường được chia làm 3 mức:
- Nếu chiều cao <16m khi đó chỉ có vận thăng thường, cái này để cấp vật liệu thôi còn người thì trèo bộ.
- Còn tất cả các mức trên cao hơn thì ĐM có vận thăng lồng và cẩu tháp. lúc này cẩu tháp đóng vai trò vận chuyển vật liệu (tất nhiên cũng có chú công nhân ở dưới buộc vật liệu và chú công nhân phía trên nhận vật liệu, chuyên môn hoá mà. Vì tự cái cẩu tháp nó không làm được). Còn người khác không trong quy trình cung cấp VL thì phải đi bằng vận thăng lồng nếu không mà treo cao 50m thì nguy, có khi lại mất 1h lên và 1h xuống thế thì không gọi là làm việc 8h/ca được
Tôi hiểu ý nghĩa của VTL như vậy đó, nếu ai có ý kiến khác thì giải thích lại giúp mình nhé
 
P

phamcongquy

Guest
Vận chuyển VL lên cao

Thợ xây ơi! Như vậy là mình với bạn không có gì khác nhau về việc sử dụng vận thăng nào để đưa vào ĐM VCVL lên cao rồi. Bây giờ ta bàn thêm một tí nữa nhé !
- Có nên chia ĐM này thành một vài mức ứng với các độ cao khác nhau không?
- Có nên áp dụng bậc thợ 3,5/7 không? (cần lưu ý là cấp bậc công việc, chứ không phải cấp bậc công nhân thực tế nhe)
- Có nên vứt quách ĐM nay di, thêm vào ĐM của mỗi công việc vài % cho tiện không?
Mình muốn tranh thủ ý kiến bạn đấy. Lưu tâm nhe1
 
T

tho_xay

Guest
Theo tôi thì không cần chia chiều cao nữa. Nói thật thì bản thân tôi thấy ĐM24 có rất nhiều điểm vượt trội so với ĐM1242 (mặc dù vẫn còn nhiều bất cập) đặc biệt là về chiều cao, các công việc thi công trên cao đã được đánh giá đúng mức hơn. Việc chia theo chiều cao công trình là rất hợp lý với công nghệ thi công bây giờ.
Vi dụ: Với công trình cao 51m, ngay từ đầu Nhà thầu đã tính đến việc phải lắp đặt cẩu tháp 50T để thi công rồi, vì vậy tất nhiên khối lượng từ thấp đến cao nhà thầu sẽ thi công bằng cẩu tháp đó chứ không ai đi thuê bơm hay cẩu khác nhỏ hơn cả. (VD này chỉ để ai chưa biết thì biết thôi chứ không phải cho tất cả mọi người, ai biết rồi thì bỏ qua nhé)
Còn chiều cao hiện nay chia làm 16m, <50m và >50 theo tôi là tạm được cũng không cần chia nhỏ hơn nữa.
Bậc thợ 3,5/7 cho công tác gì thì tôi chưa rõ lắm, chú Quỳ nói rõ hơn một chút được không?
 
P

potato

Guest
Các bác cho em hoi 1 chút, em dang lam 1 công trình cầu đúc hẫng em cần tính ván khuôn các khối đúc trên đỉnh trụ. Trong định mức em thấy chỉ có ván khuôn dầm đúc sẵn, nếu như dùng định mức đấy thì mình có cần phải tính chi phí vận chuyển lên cao không. Các bác giúp em với nhé
 

BB_Midas

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
13/12/11
Bài viết
20
Điểm thành tích
3
ggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggg
 

BB_Midas

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
13/12/11
Bài viết
20
Điểm thành tích
3
dddddddddddddddddddddddddddddddddddddddddddddddddđ
 

Top