Về sự phù hợp với các bước thiết kế trước

L

lestrong

Guest
Theo quan điểm của mình thì nghị định 112 vẫn là pháp lý cao nhất sau luật rồi: nó không bắt buộc phải khảo sátỷơ bước lập DA nhưng nếu khảo sát thì càng tốt, còn TT 06/2006/TT-BXD chỉ là văn bản hưỡng dẫn công tác khảo sát thôi chứ nó không bắt buộc phải khao sát ở bước này. Nếu như lựa chọn khảo sát ở bước TKCS thì phải làm như thông tư 06/2006 đã hướng dẫn.

THÔNG TƯ
CỦA BỘ XÂY DỰNG SỐ 06/2006/TT-BXD NGÀY 10 THÁNG 11 NĂM 2006
HƯỚNG DẪN KHẢO SÁT ĐỊA KỸ THUẬT PHỤC VỤ LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM
VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH​


Căn cứ Nghị định số 36/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/09/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;

TT06/2006 là bước làm rõ nhiệm vụ phải làm về công tác khảo sát quy định trong Nghị định 16; 112; 209 đấy. Theo mình thì đối với nguồn vốn do Nhà nước quản lý thì phải thực hiện khảo sát trong bước lập dự án.
 
M

minhtuong

Guest
Theo quan điểm của mình thì nghị định 112 vẫn là pháp lý cao nhất sau luật rồi: nó không bắt buộc phải khảo sátỷơ bước lập DA nhưng nếu khảo sát thì càng tốt, còn TT 06/2006/TT-BXD chỉ là văn bản hưỡng dẫn công tác khảo sát thôi chứ nó không bắt buộc phải khao sát ở bước này. Nếu như lựa chọn khảo sát ở bước TKCS thì phải làm như thông tư 06/2006 đã hướng dẫn.
Mình vẫn đồng quan điểm với bác hungvina16 nên khảo sát ngay từ bước TKCS để có số liệu chính xác để đưa ra giải pháp TK móng. Còn bước tiếp theo thì tuỳ công trình để quyết định có khảo sát thêm hay không?.

Mình cũng vài quan điểm gần giống hongngan.
Có điều kiện (tính đến vấn đề kinh tế) để KS ngay từ đầu, phục vụ cho cả TKCS, lập TKCS cho chính xác thì các bước TK sau này thật thuận tiện.

Tuy nhiên, mình có tình huống và suy nghĩ như thế này:
Một nhà đầu tư (Nhà nước, tư nhân, hay nước ngoài) muốn xây dựng một dự án nhà cao tầng khoảng 1000 tỉ, cần lập dự án, đánh giá có tính hiệu quả kinh tế hay không rồi mới quyết định đầu tư.
Nếu nhà đầu tư này bỏ ra ngay vài trăm triệu hay cả tỉ để khảo sát, lập TKCS, tính tổng mức đầu tư và xác định các yếu tố về hiệu quả dự án thì mình e rằng không nhà đầu tư nào muốn làm như vậy. Bỏ ra vài trăm triệu đồng khảo sát, lập dự án rồi thấy không đáp ứng tính hiệu quả kinh tế, không đầu tư nữa thì chi phí khảo sát trở thành lãng phí. Sử dụng số liệu khảo sát công trình lân cận của vùng lân cận thì kinh tế hơn nhiều. Chúng ta biết rằng nếu sau này (dự án đã được quyết định đầu tư), chúng ta khảo sát địa chất tại vị trí công trình, nếu số liệu chính xác cho thấy cần thay đổi TKCS, thì dù sao chi phí thay đổi vẫn ít hơn nhiều so với chi phí khảo sát đã bỏ ra mà dự án không được duyệt.

Một vấn đề khác, là tất cả các người thiết kế, người thẩm định của chúng ta đều muốn khảo sát để lập TKCS cho nó...an toàn. Thực tế là nhiều tư vấn làm theo cách ngược lại, họ khảo sát, sau đó lập thiết kế kỹ thuật hay thi công rồi mới quay lại làm TKCS để trình cơ quan thẩm định.

Nước ngoài, họ cũng có thiết kế cơ sở (concept design), nhưng TKCS đối với họ là để cho thấy qui mô sơ bộ của dự án, cho thấy phương án kiến trúc, giải pháp kỹ thuật (sơ bộ)...chứ không yêu cầu chi tiết về kết cấu (móng, mái, khung,...), nếu có thì chỉ mang tính dự trù (Mình nghĩ tinh thần của Nghị định 112 cũng như vậy). Họ cũng không tính tổng mức đầu tư từ TKCS, do vậy vấn đề tiết kiệm chi phí (khảo sát, tư vấn,...) trong giai đoạn lập TKCS, lập dự án (chưa biết dự án có thành hiện thực hay không) đối với họ rất quan trọng.

Từ đó, mình thấy rằng tinh thần Nghị định 112 không bắt buộc phải có tài liệu khảo sát cho bước TKCS là phù hợp.
 
Last edited by a moderator:

vinhlv

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
6/3/08
Bài viết
38
Điểm thành tích
6
Mình cũng nghĩ như bác minhtuong. Chúng ta đang phân tích tính pháp lý rất ok nhưng đối tượng áp dụng được nói đến chung chung quá. Tùy vào thực tế từng dự án, nguồn vốn, trình độ của tư vấn, chủ đầu tư và cả ... lobby nữa mà có quyết định khảo sát bước lập dự án hay không vì tiền nào của nấy, các bước đầu tiên nặng tính thủ tục pháp lý, mình nghĩ quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng công trình là bước thiết kế kỹ thuật, TKBVTC và thi công công trình. Với giá trị khảo sát lớn, khi dự án không được khả thi vì lý do nào đó thì giảm rủi ro hơn, khi dự án khả thi thì chi phí làm mới hay điều chỉnh bổ sung cho công tác khảo sát không thành vấn đề.
Nói thêm về mức độ quan trọng của công tác khảo sát để có số liệu cho anh thiết kế, nếu có thực hiện khoan thì đấy cũng chỉ là số liệu giả định vì chắc gì phương pháp lấy mẫu, bảo quản và phân tích mẫu của tư vấn đúng theo dạng nguyên thổ của nó. Nói vui là tuỳ thuộc tất cả vào tay nghề của anh công nhân khảo sát, giám sát của kỹ thuật, chưa nói trình độ chế biến báo cáo của các phòng thí nghiệm. Đến thi công mới biết được chính xác tại từng vị trí.
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top