Về việc tự thực hiện dự án

nvdung

Thành viên có triển vọng
Tham gia
24/5/08
Bài viết
7
Điểm thành tích
3
Tuổi
60
Công ty chúng tôi được cơ quan chủ quản (UBND tỉnh) thống nhất cho phép sử dụng quỹ khấu hao của Công ty để đầu tư phát triển mở rộng sản xuất, tổng mức đầu tư trên 1 tỉ đồng, hình thức: Tự thực hiện dự án. Chúng tôi đã tiến hành tự khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công, lập dự toán xây dựng (vì chủ đầu tư đủ năng lực); Thuê tổ chức tư vấn thẩm tra (cho khách quan); Trình phê duyệt báo cáo KT-KT; Sau khi được duyệt, thuê đơn vị tư vấn giám sát thi công, Công ty triển khai thi công theo phương án được duyệt. Xin hỏi: Đơn vị chúng tôi thực hiện như vậy có gì sai với các quy định hiện hành không?
 

thienhaopm

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
6/6/08
Bài viết
152
Điểm thành tích
28
1. Chủ đầu tư có đủ năng lực hoạt động sản xuất, xây dựng phù hợp với yêu cầu của dự án thì được áp dụng hình thức tự thực hiện dự án.
Hình thức tự thực hiện dự án chỉ áp dụng đối với các dự án sử dụng vốn hợp pháp của chính chủ đầu tư (vốn tự có, vốn vay, vốn huy động từ các nguồn khác).
2, Khi thực hiện hình thức tự thực hiện dự án (tự sản xuất, tự xây dựng), chủ đầu tư phải tổ chức giám sát chặt chẽ việc sản xuất, xây dựng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, chất lượng công trình xây dựng.
Như vậy ở đây Công ty bạn làm là hoàn toàn đúng pháp luật. Tự thực hiện có nghĩa là bạn tự làm miễn sao đảm bảo chất lượng là được. Nếu có vấn đề gì thì ông Pháp luật sẽ hỏi tội.
 
Last edited by a moderator:

nvdung

Thành viên có triển vọng
Tham gia
24/5/08
Bài viết
7
Điểm thành tích
3
Tuổi
60
cám ơn bạn rất nhiều, ở đây tôi muốn hỏi thêm là: Trong Nghị định 58/2008 không nói rỏ, khi thực hiện ở hình thức tự thực hiện giá trị tối đa của gói thầu là bao nhiêu hay là phải dưới 1 tỷ như hình thức chỉ định thầu?
 

hongngan99

Thành viên sắp lên hạng rất quan trọng
Tham gia
9/1/08
Bài viết
453
Điểm thành tích
28
Công ty chúng tôi được cơ quan chủ quản (UBND tỉnh) thống nhất cho phép sử dụng quỹ khấu hao của Công ty để đầu tư phát triển mở rộng sản xuất, tổng mức đầu tư trên 1 tỉ đồng, hình thức: Tự thực hiện dự án. Chúng tôi đã tiến hành tự khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công, lập dự toán xây dựng (vì chủ đầu tư đủ năng lực); Thuê tổ chức tư vấn thẩm tra (cho khách quan); Trình phê duyệt báo cáo KT-KT; Sau khi được duyệt, thuê đơn vị tư vấn giám sát thi công, Công ty triển khai thi công theo phương án được duyệt. Xin hỏi: Đơn vị chúng tôi thực hiện như vậy có gì sai với các quy định hiện hành không?

Đơn vị của bạn có sai hay không thì bạn phải xem ở nghị định 16, chương V qui định về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng. Nếu đơn vị bạn có đủ năng lực theo qui định ở đó thì bạn có thể thực hiện được nhưng phải tuân thủ một số điều kiện cấm như: Thiết kế thì không được thi công (trừ tổng thầu); thiết kế thì không được giám sát; giám sát thì không được kiểm định chất lượng cho nhà thầu...
 
Last edited by a moderator:
L

Lecongthanh123

Guest
Việc vừa thiết kế, vừa thi công thì phải xem lại trong nghị định 58. Vì Nghị định này đã quy định rất rõ các nội dung không được thực hiện trong các khâu của 1 dự án đồng thời cũng có lộ trình cụ thể. Điều 3 Nghị định 58 như sau
b) Nhà thầu đã lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ cho gói thầu không được tham gia đấu thầu xây lắp, cung cấp hàng hoá cho gói thầu đó kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp đối với gói thầu EPC. Nhà thầu đã lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ cho gói thầu có thể tham gia đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, giám sát thực hiện hợp đồng đối với gói thầu đó.

Còn về việc tự thực hiện thì không có quy định là đến bao nhiêu tiền. Vấn đề ở đây bạn cần xem chỗ bạn có đủ năng lực để thi công hay không.
Việc tự thực hiện thiết kế (lập BCKTKT) và thi công thì theo tôi là không hợp luật.
Nhưng chỗ này cũng cần phải bàn thêm vì trong một số trường hợp (như của bạn là ví dụ) thì việc tuân thủ theo Nghị định 58 gây lãng phí về thời gian và tiền của.
 
Last edited by a moderator:

thienhaopm

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
6/6/08
Bài viết
152
Điểm thành tích
28
Việc vừa thiết kế, vừa thi công thì phải xem lại trong nghị định 58. Vì Nghị định này đã quy định rất rõ các nội dung không được thực hiện trong các khâu của 1 dự án đồng thời cũng có lộ trình cụ thể. Điều 3 Nghị định 58 như sau
b) Nhà thầu đã lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ cho gói thầu không được tham gia đấu thầu xây lắp, cung cấp hàng hoá cho gói thầu đó kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp đối với gói thầu EPC. Nhà thầu đã lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ cho gói thầu có thể tham gia đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, giám sát thực hiện hợp đồng đối với gói thầu đó.

Còn về việc tự thực hiện thì không có quy định là đến bao nhiêu tiền. Vấn đề ở đây bạn cần xem chỗ bạn có đủ năng lực để thi công hay không.
Việc tự thực hiện thiết kế (lập BCKTKT) và thi công thì theo tôi là không hợp luật.
Nhưng chỗ này cũng cần phải bàn thêm vì trong một số trường hợp (như của bạn là ví dụ) thì việc tuân thủ theo Nghị định 58 gây lãng phí về thời gian và tiền của.
Trường hợp bác nói "việc tự thực hiện thiết kế và thi công là không hợp luật" theo tôi chưa đúng.
Luật chỉ quy định đối với nhà thầu đã thiết kế thì không được thi công (trừ tổng thầu) còn đối với trường hợp của bạn nvdung ở đây còn cao hơn cả Tổng thầu vì công ty bạn chính là chủ đầu tư, tiền của công ty bạn bỏ ra để tự thực hiện. Thiết kế sau khi lập xong đã được Tư vấn có năng lực thẩm tra. Khi thi công lại thuê Tư vấn giám sát để giám sát quá trình thi công như vậy thì đúng luật quá còn gì.
Bác nào có ý kiến khác thì tham gia thêm.
 
Last edited by a moderator:

nvdung

Thành viên có triển vọng
Tham gia
24/5/08
Bài viết
7
Điểm thành tích
3
Tuổi
60
Vấn đề tự thực hiện dự án

- Hình thức tự thực hiện dự án được áp dụng trong những trường hợp nào? Tổng mức đầu tư của hình thức tự thực hiện tối đa là bao nhiêu?
- Công ty chúng tôi được cấp có thẩm quyền đồng ý cho phép sử dụng vốn khấu hao của doanh nghiệp để đầu tư mở rộng sản xuất, hình thức: Tự thực hiện; Như vậy Công ty chúng tôi với tư cách là Chủ đầu tư có được tự thực hiện các công tác khảo sát, thiết kế, cung cấp vật tư, thi công (vì Công ty đủ năng lực và mang lại hiệu quả cao hơn) hay không?
Mong sớm nhận được câu trả lời của Bộ Xây dựng.
 

hongngan99

Thành viên sắp lên hạng rất quan trọng
Tham gia
9/1/08
Bài viết
453
Điểm thành tích
28
- Hình thức tự thực hiện dự án được áp dụng trong những trường hợp nào? Tổng mức đầu tư của hình thức tự thực hiện tối đa là bao nhiêu?
- Công ty chúng tôi được cấp có thẩm quyền đồng ý cho phép sử dụng vốn khấu hao của doanh nghiệp để đầu tư mở rộng sản xuất, hình thức: Tự thực hiện; Như vậy Công ty chúng tôi với tư cách là Chủ đầu tư có được tự thực hiện các công tác khảo sát, thiết kế, cung cấp vật tư, thi công (vì Công ty đủ năng lực và mang lại hiệu quả cao hơn) hay không?
Mong sớm nhận được câu trả lời của Bộ Xây dựng.

Bạn @nvdung Đây không phải trang của BXD, nên bác không chờ trả lời của Bộ xây dựng được đâu. Đây là diễn đàn của anh em làm nghề xây dựng nhưng cũng có thể trả lời chính xác cho bạn được:
Trước hết tôi muốn biết được là công ty bạn là công ty nhà nước hay tư nhân.
*Trường hợp là vốn nhà nước:
Bạn có thể làm được hết tất cả các công việc nếu có đủ năng lực theo nghị định số 16/2005/ND-CP (Chương V), trừ các công việc sau không được thực hiện (theo điều 48 nghị định 16/2005/NĐ-CP)
1) Thiết kế thì không được thi công;
2) Giám sát thì không được kiểm định chất lượng;
3) Thiết kế thì không được giám sát;
Và phải tuân thủ luật đấu thầu
*Nếu công ty tư nhân vốn không liên quan gì đền nhà nước:
Bạn cũng có thể là được tất cả các công việc nếu đủ năng lực theo nghị định 16/2005/NĐ-CP (chương V), mà không bị hạn chế gì cả.
 

nvdung

Thành viên có triển vọng
Tham gia
24/5/08
Bài viết
7
Điểm thành tích
3
Tuổi
60
Cám ơn bạn vì đã thảo luận vấn đề này.
Doanh nghiệp của tôi là Công ty TNHH một thành viên 100% vốn nhà nước. Ở đây tôi đang phân vân điều này: UBND tỉnh đã cho phép Công ty sử dụng vốn khấu hao của doanh nghiệp để mở rộng sản xuất và đồng ý cho phép tự thực hiện. Tự thực hiện là một trong những hình thức lựa chọn nhà thầu. Công ty tôi đủ năng lực thì cũng có thể tự thực hiện thiết kế, cung cấp vật tư, thi công như một nhà thầu EPC trong hình thức đầu thầu vậy thôi.
Rất mong nhân được ý kiến thảo luận của các bạn.
 

hongngan99

Thành viên sắp lên hạng rất quan trọng
Tham gia
9/1/08
Bài viết
453
Điểm thành tích
28
Nếu vậy bạn vẫn phải tuân thủ theo điều 48 của nghị định 16/2005/NĐ-Cp và Điều 3 của Nghị định 58/2008/NĐ-CP. Bạn trực tiếp thực hiện tất cả các công việc thuộc quyền hạn của mình nếu đủ năng lực trừ 3 công việc mà mình đã nêu ở trên.
Còn bạn muốn làm tất cả giống như gói thầu EPC là khôngb thể vì bạn muốn làm như vậy thì bạn phải tổ chức đấu thầu mà tổ chức đấu thầu thì bạn là bên mời thầu thì không được tham gia đấu thầu.
Theo mình nghĩ là như vạy. Bác nào có cao kiến gì hơn không?
 

hungvina16

Thành viên rất tuyệt vời
Tham gia
15/10/07
Bài viết
1.009
Điểm thành tích
83
Tuổi
56
Xin bổ sung thêm :
Điều 23 Luật đấu thầu quy định :
Điều 23. Tự thực hiện
1. Hình thức tự thực hiện được áp dụng trong trường hợp chủ đầu tư là nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm để thực hiện gói thầu thuộc dự án do mình quản lý và sử dụng.
2. Khi áp dụng hình thức tự thực hiện, dự toán cho gói thầu phải được phê duyệt theo quy định. Đơn vị giám sát việc thực hiện gói thầu phải độc lập với chủ đầu tư về tổ chức và tài chính.
 
M

minhtuong

Guest
Bạn có thể làm được hết tất cả các công việc nếu có đủ năng lực theo nghị định số 16/2005/ND-CP (Chương V), trừ các công việc sau không được thực hiện (theo điều 48 nghị định 16/2005/NĐ-CP)
1) Thiết kế thì không được thi công;
2) Giám sát thì không được kiểm định chất lượng;
3) Thiết kế thì không được giám sát;
Và phải tuân thủ luật đấu thầu
*Nếu công ty tư nhân vốn không liên quan gì đền nhà nước:
Bạn cũng có thể là được tất cả các công việc nếu đủ năng lực theo nghị định 16/2005/NĐ-CP (chương V), mà không bị hạn chế gì cả.

Chào bạn, Vậy nếu đủ năng lực tự thực hiện gói thầu EPC thì chẳng nhẽ được thiết kế mà không đựoc thi công?
 
L

levinhxd

Guest
Công ty em cũng đang thực hiện 1 số dự án, có tổng mức đầu tư từ 150 tỷ đến 400 tỷ, hiện đa phần các khối nhà chung cư đều được giao cho các Đội xây lắp thực hiện (hình thức giao khoán nội bộ giữa Công ty và Đội). Tuy nhiên hiện nay đang gặp phải một vướng mắc tương đối khó giải quyết (có 3 cách nhưng chưa thực sự hợp lý và đỡ phức tạp). Em xin post lên đây tình huống này rất mong các bác chỉ giáo:
- Hợp đồng giao khoán ký giữa Công ty và ĐỘi xây lắp, tuy nhiên Đội không có tư cách pháp nhân, ĐỘi trưởng là người chịu trách nhiệm chính cho trách nhiệm của Bên B. Vì các Đội không có tư cách pháp nhân nên phải ký qua công ty những hợp đồng như: Mua thép, cát, đá, xi măng vv....-> Bên A lại đi ký mua cho Bên B, việc này có chồng chéo, sai luật?
-Công ty ký mua cọc, bê tông thương phẩm, nhưng khi thanh toán lại cho ĐỘi thanh toán theo dạng vật tư rời (cát, đá, xi măng vv...)- Rõ ràng là sai về luật thuế? Vậy có cách nào để xử lý việc sai luật này?
 

hungvina16

Thành viên rất tuyệt vời
Tham gia
15/10/07
Bài viết
1.009
Điểm thành tích
83
Tuổi
56
..............
- Hợp đồng giao khoán ký giữa Công ty và ĐỘi xây lắp, tuy nhiên Đội không có tư cách pháp nhân, ĐỘi trưởng là người chịu trách nhiệm chính cho trách nhiệm của Bên B. Vì các Đội không có tư cách pháp nhân nên phải ký qua công ty những hợp đồng như: Mua thép, cát, đá, xi măng vv....-> Bên A lại đi ký mua cho Bên B, việc này có chồng chéo, sai luật?
-Công ty ký mua cọc, bê tông thương phẩm, nhưng khi thanh toán lại cho ĐỘi thanh toán theo dạng vật tư rời (cát, đá, xi măng vv...)- Rõ ràng là sai về luật thuế? Vậy có cách nào để xử lý việc sai luật này?
Đây là tình trạng phổ biến của các doanh nghiệp xây dựng khi thực hiện giao khoán cho các Đội.
Chưa bàn đến tính pháp lý của loại Hợp đồng giao khoán nội bộ này.
Theo mình, việc Công ty mua vật tư sau đó cấp cho Đội có thể hiểu như là 1 hình thức cấp vốn ( vốn có thể là tiền, vật tư, thiết bị...) cho bên B. Hợp đồng là do Công ty ký với Nhà cung cấp, nhập kho công ty sau đó xuất cho Đội nên không có gì chồng chéo. Kế toán ghi nợ giá trị vật tư xuất kho cho Đội trưởng, Đội trưởng hoàn nợ bằng giá trị KLXL hoàn thành được nghiệm thu thanh toán.
Còn vụ Hợp đồng mua cọc bê tông, bê tông thương phẩm : rõ ràng công ty phải nhập theo cọc bê tông, bê tông thương phẩm. Vậy, công ty xuất cho Đội là vật tư gì ? nhập gì thì phải xuất nấy chứ. Mình chưa rõ lắm ???
 

HoangLoc_evn

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
30/5/08
Bài viết
22
Điểm thành tích
8
Tuổi
48
Công ty em cũng đang thực hiện 1 số dự án, có tổng mức đầu tư từ 150 tỷ đến 400 tỷ, hiện đa phần các khối nhà chung cư đều được giao cho các Đội xây lắp thực hiện (hình thức giao khoán nội bộ giữa Công ty và Đội). Tuy nhiên hiện nay đang gặp phải một vướng mắc tương đối khó giải quyết (có 3 cách nhưng chưa thực sự hợp lý và đỡ phức tạp). Em xin post lên đây tình huống này rất mong các bác chỉ giáo:
- Hợp đồng giao khoán ký giữa Công ty và ĐỘi xây lắp, tuy nhiên Đội không có tư cách pháp nhân, ĐỘi trưởng là người chịu trách nhiệm chính cho trách nhiệm của Bên B. Vì các Đội không có tư cách pháp nhân nên phải ký qua công ty những hợp đồng như: Mua thép, cát, đá, xi măng vv....-> Bên A lại đi ký mua cho Bên B, việc này có chồng chéo, sai luật?
-Công ty ký mua cọc, bê tông thương phẩm, nhưng khi thanh toán lại cho ĐỘi thanh toán theo dạng vật tư rời (cát, đá, xi măng vv...)- Rõ ràng là sai về luật thuế? Vậy có cách nào để xử lý việc sai luật này?
Bác Lê Vinh à: Công ty tôi cùng làm như Bác:
- Giao việc bằng quyết định giao việc (tương tụ như quyết định phê duyệt trúng thầu; Đôi thi công thực hiện theo kiểu khoán gọn lời ăn lỗ chịu)
- Các vật tư, vật liệu, thiết bị .... mua, cấp lấy theo tên Công ty (Người mua hàng là ông đội trưởng thuộc Công ty)
 
L

levinhxd

Guest
Đây là tình trạng phổ biến của các doanh nghiệp xây dựng khi thực hiện giao khoán cho các Đội.
Chưa bàn đến tính pháp lý của loại Hợp đồng giao khoán nội bộ này.
Theo mình, việc Công ty mua vật tư sau đó cấp cho Đội có thể hiểu như là 1 hình thức cấp vốn ( vốn có thể là tiền, vật tư, thiết bị...) cho bên B. Hợp đồng là do Công ty ký với Nhà cung cấp, nhập kho công ty sau đó xuất cho Đội nên không có gì chồng chéo. Kế toán ghi nợ giá trị vật tư xuất kho cho Đội trưởng, Đội trưởng hoàn nợ bằng giá trị KLXL hoàn thành được nghiệm thu thanh toán.
Còn vụ Hợp đồng mua cọc bê tông, bê tông thương phẩm : rõ ràng công ty phải nhập theo cọc bê tông, bê tông thương phẩm. Vậy, công ty xuất cho Đội là vật tư gì ? nhập gì thì phải xuất nấy chứ. Mình chưa rõ lắm ???

Cảm ơn a Hùng đã cho ý kiến, có thể bác chưa hiểu hết ý câu hỏi của em, vấn đề chính ở đây có thể gạch theo mấy gạch đầu dòng như sau:
- Công ty là Chủ đầu tư còn Đội là nhà thầu
- Công ty duyệt giá vật tư Cát (A đồng), Đá (B đồng), Xi măng (C đồng), Thép (D đồng) vv....và khi duyệt thanh quyết toán thì áp dụng giá duyệt này
- Tuy nhiên Đội lại không tự đúc cọc mà lại đi mua, giá cọc thấp hơn giá chiết tính theo vật tư được duyệt ở trên. Hơn nữa, Đội ko có tư cách pháp nhân để ký HĐ nên lại phải ký qua Công ty

Vậy, vấn đề đặt ra như sau:
- Công ty vừa đi duyệt giá cát đá , xi măng vv..., lại vừa đi mua cọc bê tông. Như vậy việc làm này chắc chắn sai rồi đúng ko ạ? Nếu công ty đi mua cọc thì chỉ duyệt giá cọc, và hơn nữa phải có lý do tại sao Chủ đầu tư lại tự cấp cọc mà không tự để Nhà thầu (Đội) tự đúc?
 
L

levinhxd

Guest
Ở một số công ty bị vướng vào trường hợp này họ xử lý bằng 1 trong vài cách sau:
Cách 1: Chủ đầu tư A thành lập thêm 1 công ty A1 có con dấu riêng, sau đó ký giao thầu công trình (nội bộ) cho A1. Công ty A1 lại đi giao lại cho Đội B. Khi đó A duyệt thanh toán bình thường cho A1 theo vật tư rời (theo giá duyệt đã nói), còn A1 vẫn ký hợp đồng mua cọc bình thường
Vấn đề ở đây là: Vẫn phải có giao khoán giữa A1 và Đội B? Họ độc lập nhưng A1 và B lúc này đâu khác Công ty A và Đội B mấy? Hơn nữa nhược điểm là phải có một hội đồng nghiệm thu nội bộ giữa A1 với B, rồi giữa A với A1, rất rắc rối!

Cách 2: Coi như A mua toàn bộ vật tư để thực hiện dự án (Được sự đồng ý của HĐQT), khi đó chỉ khoán cho Đội B chi phí nhân công, chi phí máy và chi phí chung! Việc này nghe có vẻ hợp lý nhưng như thế Đội chả muốn làm, vì làm thế thì lấy gì mà ăn??? :D!

Còn một số cách nữa, mời mọi người thảo luận thêm!
 
Last edited by a moderator:

hungvina16

Thành viên rất tuyệt vời
Tham gia
15/10/07
Bài viết
1.009
Điểm thành tích
83
Tuổi
56
Đôi điều trao đổi với vấn đề của levinhxd:
- Quan hệ Chủ đầu tư - nhà thầu: Ở đây là 1 vì đội cũng chỉ là đơn vị phụ thuộc của chủ đầu tư. Vấn đề này thì ngay cái tiêu đề "Tự thực hiện " cũng đã nói lên điều đó. Pháp luật về đấu thầu có cho phép hình thức lựa chọn nhà thầu này, điều kiện và trách nhiệm của chủ đầu tư khi áp dụng hình thức tự thực hiện cũng đã được quy định rõ. Nếu giao thầu cho công ty A1 nào đó có tư cách pháp nhân như cách 1: nếu A1 độc lập hoàn toàn với A thì lại không còn là tự thực hiện nữa và có thể vi phạm quy định tại khoản 5 điều 44 Nghị định 58; nếu A1 không độc lập hoàn toàn với A thì A1 và Đội không có sự khác biệt nhau nhiều.
- Kiểm soát giá thành khi chủ đầu tư cũng đồng thời là nhà thầu ( giá cả do chủ đầu tư duyệt, chủ đầu tư mua)???? Có thể thấy hầu hết các chủ đầu tư đáp ứng được yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm để áp dụng hình thức tự thực hiện đều là những nhà thầu- Các dự án sử dụng vốn ngân sách khó có thể áp dụng hình thức này.
+ Khi Chủ đầu tư đủ điều kiện áp dụng hình thức tự thực hiện thì việc chủ đầu tư tự mua vật tư để thi công là không có gì phải bàn cãi , chả lẽ lại giao cho 1 ông B nào đó cầm tiền của mình đi mua vật tư hộ mình.
+ Kiểm soát giá như thế nào khi CĐT duyệt giá, rồi CĐT đi mua ??? có kẽ hở để thất thoát hay không ?? CĐT có bộ máy quản lý của mình, có hệ thống quản lý, có quy chế quản lý để quản lý việc này. Nếu cả bộ máy đó, cả hệ thống đó làm việc tùy tiện thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm. Việc công ty (với tư cách là nhà thầu) giao khoán cho các đội đều phải thông qua hợp đồng giao khoán và phải được cả 2 bên chấp nhận, có thể xảy ra tình huống đội không muốn làm nhưng vẫn phải làm vì nhiệm vụ, quyền lợi của tập thể công ty. Còn việc cọc bê tông và vật tư rời, nếu dự toán duyệt theo PA cọc tự đúc ( do CĐT cho rằng tự đúc rẻ hơn) và đội đã nhận khoán phần này, nhưng khi thi công đội thấy rằng mua cọc đúc sẵn rẻ hơn, đội sẽ mua cọc đúc sẵn và hợp đồng lấy theo mã số thuế của công ty, người mua là đội trưởng thì công ty (với tư cách CĐT) vẫn thanh toán cho đội theo dạng vật tư rời, tự đúc được - đây là quyền lợi của đội được quy định trong hợp đồng giao khoán, nhưng CĐT cần xem xét lại việc này trong các công trình sau. Đặt ngược lại vấn đề, nếu dự toán duyệt là cọc đúc sẵn, đội vẫn có quyền tự đúc chứ, khi đúc ra giá thành cao hơn thì xử lý thế nào ? Đương nhiên căn cứ hợp đồng giao khoán thì đội phải chịu phần lỗ đó.
........
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Cảm ơn a Hùng đã cho ý kiến, có thể bác chưa hiểu hết ý câu hỏi của em, vấn đề chính ở đây có thể gạch theo mấy gạch đầu dòng như sau:
- Công ty là Chủ đầu tư còn Đội là nhà thầu
- Công ty duyệt giá vật tư Cát (A đồng), Đá (B đồng), Xi măng (C đồng), Thép (D đồng) vv....và khi duyệt thanh quyết toán thì áp dụng giá duyệt này
- Tuy nhiên Đội lại không tự đúc cọc mà lại đi mua, giá cọc thấp hơn giá chiết tính theo vật tư được duyệt ở trên. Hơn nữa, Đội ko có tư cách pháp nhân để ký HĐ nên lại phải ký qua Công ty

Vậy, vấn đề đặt ra như sau:
- Công ty vừa đi duyệt giá cát đá , xi măng vv..., lại vừa đi mua cọc bê tông. Như vậy việc làm này chắc chắn sai rồi đúng ko ạ? Nếu công ty đi mua cọc thì chỉ duyệt giá cọc, và hơn nữa phải có lý do tại sao Chủ đầu tư lại tự cấp cọc mà không tự để Nhà thầu (Đội) tự đúc?

bên em cũng bị tình trạng thế này, khi em báo cáo các lãnh đạo rằng làm thế không ổn, nhưng không hiểu tại sao Đội bên em vẫn yêu cầu duyệt dự toán là vật tư rời, còn khi thi công lại là dùng cọc đúc sẵn.
Sau đó thì họ làm hợp đồng mua cát đá sỏi và trả hóa đơn như bình thường (?), còn tiền mua cọc họ trả tiền theo kiểu j thì em không rõ bởi không thấy có hợp đồng này, chắc là họ không dùng hóa đơn cọc chăng:-w
(họ làm đầy đủ cả các pháp lý khác: thí nghiệm xi, cát đá, sỏi, thí nghiệm cấp phối, .... rồi báo cán bộ giám sát ký cả việc giám sát đúc cọc hiện trường như đúng rồi)
 
Last edited by a moderator:
L

levinhxd

Guest
bên em cũng bị tình trạng thế này, khi em báo cáo các lãnh đạo rằng làm thế không ổn, nhưng không hiểu tại sao Đội bên em vẫn yêu cầu duyệt dự toán là vật tư rời, còn khi thi công lại là dùng cọc đúc sẵn.
Sau đó thì họ làm hợp đồng mua cát đá sỏi và trả hóa đơn như bình thường (?), còn tiền mua cọc họ trả tiền theo kiểu j thì em không rõ bởi không thấy có hợp đồng này, chắc là họ không dùng hóa đơn cọc chăng:-w
(họ làm đầy đủ cả các pháp lý khác: thí nghiệm xi, cát đá, sỏi, thí nghiệm cấp phối, .... rồi báo cán bộ giám sát ký cả việc giám sát đúc cọc hiện trường như đúng rồi)

Hiện công ty mình đã xử lý 2 phương án:

Cách 1: Công ty A thành lập thêm 1 công ty con có tư cách pháp nhân riêng, sau đó Công ty ký với công ty A1. Việc giao khoán lại giữa A1 với các Đội (của A1) hoặc đội độc lập theo hình thức khoán giữ % chi phí quản lý

Cách 2: Công ty duyệt trước giá vật tư cho đội, sau đó Đội sẽ ký mua vật tư (có thể qua công ty hoặc ko), công ty thanh toán cho đội theo đúng giá hoá đơn chứng từ đã được duyệt! Phần này phải làm theo thực tế, nên nhiều khi đội sẽ thấy bị thiệt thòi rất nhiều!
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top