T
thanhkhtkmcc1
Guest
Ngày 2/6/2008 vừa qua, Bộ GTVT đã ban hành Văn bản số 4199/BGTVT-CQLXD do Thứ trưởng Thường trực Ngô Thịnh Đức ký về việc thực hiện điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng theo Thông tư 09/2008/TT-BXD đối với các dự án đầu tư xây dựng do Bộ GTVT quản lý. Đây được coi như một động thái hết sức tích cực đế gỡ khó cho các dự án giao thông vốn đang gặp rất nhiều khó khăn do biến động giá trong thời gian vừa qua.
Quan tâm đặc biệt
Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Văn bản số 546/TTg- KTN ngày 14/4/2008 thay thế Văn bản số 164/TTg- CN, ngày 17/4/2008 Bộ Xây dựng đã có Thông tư 09/2008/TT-BXD (Thông tư 09) thay thế Thông tư 05/2008/TT- BXD để hướng dẫn điều chỉnh giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu xây dựng và hợp đồng xây dựng. Ngày 2/6/2008, Bộ GTVT đã ban hành Văn bản số 4199/BGTVT-CQLXD do Thứ trưởng Thường trực Ngô Thịnh Đức ký về việc thực hiện điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng theo Thông tư 09 đối với các dự án đầu tư xây dựng do Bộ GTVT quản lý. Đây được đánh giá là một động thái hết sức tích cực, kịp thời gỡ khó để đẩy nhanh tiến độ các công trình trong ngành giao thông, một lĩnh vực vốn được coi là hết sức phức tạp và gặp nhiều vướng mắc trong thời gian vừa qua.
Về cơ bản, Văn bản 4199 của Bộ GTVT có nội dung không nằm ngoài Thông tư 09, tuy nhiên văn bản này có những điểm rất đáng quan tâm đặc biệt là những lưu ý khi thực hiện điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng đối với các công trình giao thông. Những điểm này được ví như chiếc kim chỉ nam để chủ đầu tư, Ban QLDA và các nhà thầu căn cứ xử lý trượt giá VLXD trong thời gian vừa qua, để từ đó tháo gỡ khó khăn và đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình giao thông.
6 điểm lưu ý
Trước hết, việc điều chỉnh giá VLXD được áp dụng đối với các gói thầu đã và đang triển khai thực hiện theo hình thức giá hợp đồng trọn gói và giá hợp đồng theo đơn giá cố định. Đối với những công trình, gói thầu thực hiện theo Nghị định số 16/2005/NĐ-CP và Nghị định 112/2006/NĐ-CP có hình thức hợp đồng theo giá điều chỉnh, nếu việc chậm tiến độ thực hiện hợp đồng không do lỗi của nhà thầu thì những khối lượng thực hiện từ năm 2007 cũng được điều chỉnh theo Thông tư 09.
Thứ hai, đối với 13 loại vật liệu điều chỉnh giá được xác định tại Văn bản số 546/TTg- KTN sẽ được điều chỉnh tăng, giảm theo Thông tư 09. Còn đối với các loại VLXD khác nằm ngoài danh mục này nhưng vẫn chịu ảnh hưởng của biến động giá thì chủ đầu tư, Ban QLDA xác định, lập danh mục các vật liệu kèm theo dự kiến khối lượng và kinh phí bổ sung, báo cáo Bộ trưởng xem xét và chỉ duyệt dự toán bổ sung sau khi có quyết định chấp thuận về chủ trương của Bộ trưởng. Đối với các dự án Bộ đã phân cấp quyết định đầu tư, cấp quyết định đầu tư xem xét quyết định xác định các loại VLXD nằm ngoài danh mục 13 loại VLXD này và chịu trách nhiệm trước Bộ và trước pháp luật.
Thứ ba, về xác định khối lượng thi công xây lắp và khối lượng VLXD, phần khối lượng thi công xây lắp từ năm 2007 chịu ảnh hưởng của biến động giá và những khối lượng đã thực hiện nghiệm thu, thanh toán nhưng hợp đồng chưa thanh toán xong trong năm 2007 thì được điều chỉnh giá theo Thông tư 09. Việc xác định khối lượng xây lắp bị ảnh hưởng của biến động giá, mức điều chỉnh sẽ do chủ đầu tư, ban QLDA, nhà thầu xác định trên nguyên tắc cùng chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm. Thời điểm xác định khối lượng thi công có thể tính theo tháng, quý hoặc theo các đợt nghiệm thu, thanh toán… Với khối lượng còn lại kể từ tháng 1/2008, được xác định trên cơ sở khối lượng của hợp đồng (bao gồm cả khối lượng bổ sung nếu có) sau khi đã giảm trừ phần khối lượng đã thực hiện từ năm 2007 trở về trước.
Thứ tư, về việc lập hồ sơ dự toán bổ sung, chủ đầu tư quyết định lựa chọn phương pháp điều chỉnh bù trừ chi phí vật liệu trực tiếp hoặc công thức điều chỉnh. Trong trường hợp áp dụng phương pháp tính bù trừ trực tiếp mà phải sử dụng hóa đơn, chứng từ hợp lệ để lập dự toán bổ sung với khối lượng năm 2007, hoặc sử dụng báo giá của nhà sản xuất để lập dự toán bổ sung đối với khối lượng còn lại thì chủ đầu tư, ban QLDA căn cứ hóa đơn, chứng từ hợp lệ hoặc báo giá của nhà sản xuất do nhà thầu cung cấp, có sự kiểm tra của tư vấn giám sát làm cơ sở lựa chọn giá hợp lý để thực hiện điều chỉnh giá.
Thứ năm, trong trường hợp phải điều chỉnh tổng mức đầu tư, để không làm gián đoạn việc thực hiện dự án, cho phép chủ đầu tư, ban QLDA căn cứ vào dự toán bổ sung được lập để tạm ứng, tạm thanh toán đồng thời với việc thực hiện các thủ tục điều chỉnh tổng mức đầu tư theo thời gian quy định.
Cuối cùng là đối với việc điều chỉnh khối lượng còn lại của hợp đồng, chủ đầu tư, Ban QLDA và nhà thầu phải lập tiến độ hoàn thành của từng hạng mục công trình theo từng giai đoạn và tiến độ hoàn thành toàn bộ hợp đồng để đưa vào điều chỉnh hợp đồng. Việc điều chỉnh giá đối với khối lượng còn lại sẽ được thực hiện theo điều kiện hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng đảm bảo phù hợp với tiến độ đã được điều chỉnh theo nguyên tắc tuân thủ các quy định tại Thông tư 09 và Văn bản hướng dẫn của Bộ GTVT. Đối với các khối lượng chậm tiến độ do lỗi của nhà thầu sẽ không được phép điều chỉnh giá.
Trích nguồn "Giao thông vận tải"
Bác nào có file up lên cho anh em tham khảo nhé
Thân
Quan tâm đặc biệt
Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Văn bản số 546/TTg- KTN ngày 14/4/2008 thay thế Văn bản số 164/TTg- CN, ngày 17/4/2008 Bộ Xây dựng đã có Thông tư 09/2008/TT-BXD (Thông tư 09) thay thế Thông tư 05/2008/TT- BXD để hướng dẫn điều chỉnh giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu xây dựng và hợp đồng xây dựng. Ngày 2/6/2008, Bộ GTVT đã ban hành Văn bản số 4199/BGTVT-CQLXD do Thứ trưởng Thường trực Ngô Thịnh Đức ký về việc thực hiện điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng theo Thông tư 09 đối với các dự án đầu tư xây dựng do Bộ GTVT quản lý. Đây được đánh giá là một động thái hết sức tích cực, kịp thời gỡ khó để đẩy nhanh tiến độ các công trình trong ngành giao thông, một lĩnh vực vốn được coi là hết sức phức tạp và gặp nhiều vướng mắc trong thời gian vừa qua.
Về cơ bản, Văn bản 4199 của Bộ GTVT có nội dung không nằm ngoài Thông tư 09, tuy nhiên văn bản này có những điểm rất đáng quan tâm đặc biệt là những lưu ý khi thực hiện điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng đối với các công trình giao thông. Những điểm này được ví như chiếc kim chỉ nam để chủ đầu tư, Ban QLDA và các nhà thầu căn cứ xử lý trượt giá VLXD trong thời gian vừa qua, để từ đó tháo gỡ khó khăn và đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình giao thông.
6 điểm lưu ý
Trước hết, việc điều chỉnh giá VLXD được áp dụng đối với các gói thầu đã và đang triển khai thực hiện theo hình thức giá hợp đồng trọn gói và giá hợp đồng theo đơn giá cố định. Đối với những công trình, gói thầu thực hiện theo Nghị định số 16/2005/NĐ-CP và Nghị định 112/2006/NĐ-CP có hình thức hợp đồng theo giá điều chỉnh, nếu việc chậm tiến độ thực hiện hợp đồng không do lỗi của nhà thầu thì những khối lượng thực hiện từ năm 2007 cũng được điều chỉnh theo Thông tư 09.
Thứ hai, đối với 13 loại vật liệu điều chỉnh giá được xác định tại Văn bản số 546/TTg- KTN sẽ được điều chỉnh tăng, giảm theo Thông tư 09. Còn đối với các loại VLXD khác nằm ngoài danh mục này nhưng vẫn chịu ảnh hưởng của biến động giá thì chủ đầu tư, Ban QLDA xác định, lập danh mục các vật liệu kèm theo dự kiến khối lượng và kinh phí bổ sung, báo cáo Bộ trưởng xem xét và chỉ duyệt dự toán bổ sung sau khi có quyết định chấp thuận về chủ trương của Bộ trưởng. Đối với các dự án Bộ đã phân cấp quyết định đầu tư, cấp quyết định đầu tư xem xét quyết định xác định các loại VLXD nằm ngoài danh mục 13 loại VLXD này và chịu trách nhiệm trước Bộ và trước pháp luật.
Thứ ba, về xác định khối lượng thi công xây lắp và khối lượng VLXD, phần khối lượng thi công xây lắp từ năm 2007 chịu ảnh hưởng của biến động giá và những khối lượng đã thực hiện nghiệm thu, thanh toán nhưng hợp đồng chưa thanh toán xong trong năm 2007 thì được điều chỉnh giá theo Thông tư 09. Việc xác định khối lượng xây lắp bị ảnh hưởng của biến động giá, mức điều chỉnh sẽ do chủ đầu tư, ban QLDA, nhà thầu xác định trên nguyên tắc cùng chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm. Thời điểm xác định khối lượng thi công có thể tính theo tháng, quý hoặc theo các đợt nghiệm thu, thanh toán… Với khối lượng còn lại kể từ tháng 1/2008, được xác định trên cơ sở khối lượng của hợp đồng (bao gồm cả khối lượng bổ sung nếu có) sau khi đã giảm trừ phần khối lượng đã thực hiện từ năm 2007 trở về trước.
Thứ tư, về việc lập hồ sơ dự toán bổ sung, chủ đầu tư quyết định lựa chọn phương pháp điều chỉnh bù trừ chi phí vật liệu trực tiếp hoặc công thức điều chỉnh. Trong trường hợp áp dụng phương pháp tính bù trừ trực tiếp mà phải sử dụng hóa đơn, chứng từ hợp lệ để lập dự toán bổ sung với khối lượng năm 2007, hoặc sử dụng báo giá của nhà sản xuất để lập dự toán bổ sung đối với khối lượng còn lại thì chủ đầu tư, ban QLDA căn cứ hóa đơn, chứng từ hợp lệ hoặc báo giá của nhà sản xuất do nhà thầu cung cấp, có sự kiểm tra của tư vấn giám sát làm cơ sở lựa chọn giá hợp lý để thực hiện điều chỉnh giá.
Thứ năm, trong trường hợp phải điều chỉnh tổng mức đầu tư, để không làm gián đoạn việc thực hiện dự án, cho phép chủ đầu tư, ban QLDA căn cứ vào dự toán bổ sung được lập để tạm ứng, tạm thanh toán đồng thời với việc thực hiện các thủ tục điều chỉnh tổng mức đầu tư theo thời gian quy định.
Cuối cùng là đối với việc điều chỉnh khối lượng còn lại của hợp đồng, chủ đầu tư, Ban QLDA và nhà thầu phải lập tiến độ hoàn thành của từng hạng mục công trình theo từng giai đoạn và tiến độ hoàn thành toàn bộ hợp đồng để đưa vào điều chỉnh hợp đồng. Việc điều chỉnh giá đối với khối lượng còn lại sẽ được thực hiện theo điều kiện hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng đảm bảo phù hợp với tiến độ đã được điều chỉnh theo nguyên tắc tuân thủ các quy định tại Thông tư 09 và Văn bản hướng dẫn của Bộ GTVT. Đối với các khối lượng chậm tiến độ do lỗi của nhà thầu sẽ không được phép điều chỉnh giá.
Trích nguồn "Giao thông vận tải"
Bác nào có file up lên cho anh em tham khảo nhé
Thân