Văn bản 9225/BCT-TCNL công bố định mức tỷ lệ chi phí nghiệm thu đóng điện bàn giao công trình công trình Đường dây và Trạm biến áp

  • Khởi xướng minhtuan
  • Ngày gửi
M

minhtuan

Guest
Ngày 05/10/2011, Bộ Công thương ban hành Công bố 9225/BCT-TCNL công bố định mức tỷ lệ chi phí nghiệm thu đóng điện bàn giao công trình ĐZ và TBA
 

File đính kèm

  • Scan1.PDF
    619 KB · Đọc: 7.219
Last edited by a moderator:

nghiadan

Thành viên năng động
Tham gia
1/7/08
Bài viết
53
Điểm thành tích
8
Tuổi
43
Website
www.nghiadan.gov.vn
Định mức này có áp dụng với nghiệm thu bàn giao công trình điện chiếu sáng không ?
 

hotmen_8x_pro

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
17/2/12
Bài viết
441
Điểm thành tích
63
ĐỊnh mức này chỉ áp dụng cho công trình ĐƯờng dây tải điện và TBA. Không áp dụng cho điện chiếu sáng bạn nhé!
 

xaylapdien

Thành viên mới
Tham gia
27/4/08
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Các bạn cho mình hỏi chi phí này thì nằm ở hạng mục chi phí khác hay là nằm trong chi phí xây dựng của nhà thầu thi công vậy? Vì mình thấy các công trình đường dây và trạm biến áp đều phải làm hợp đồng nghiệm thu với công ty điện lực quản lý,vậy chi phí này tính cho nhà thầu có đúng không?
 

HoangEDC

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
20/9/07
Bài viết
44
Điểm thành tích
8
Tuổi
51
3.4. Chi phí quản lý dự án: là các chi phí cần thiết cho chủ đầutư để tổ
chức quản lý việc thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị
dự án, thực hiện dự án đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao,đưa công
trình vào khai thácsử dụng, bao gồm:
- Chi phí tổ chức lập báo cáo đầutư, chi phí tổ chức lập dự án đầutư
hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật;
- Chi phí tổ chức thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc hoặc lựa chọn
phương án thiết kế kiến trúc;
- Chi phí tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái địnhcư
thuộc trách nhiệm của chủ đầutư;
- Chi phí tổ chức thẩm định dự án đầutư hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật;
- Chi phí tổ chức lập, thẩm định hoặc thẩm tra, phê duyệt thiết kế kỹ
thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình;
- Chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;
- Chi phí tổ chức quản lý chấtlượng, khốilượng, tiến độ, chi phí xây dựng;
- Chi phí tổ chức đảm bảo an toàn, vệsinh môi trường của công trình;
- Chi phí tổ chức lập định mức, đơn giá xây dựng công trình;
- Chi phí tổ chức kiểm tra chấtlượng vật liệu, kiểm định chấtlượng
công trình theo yêu cầu của chủ đầutư;
- Chi phí tổ chức kiểm tra chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn
chịu lực và chứng nhậnsự phù hợp về chấtlượng công trình;
- Chi phí tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh
toán, quyết toán vốn đầutư xây dựng công trình;
- Chi phí tổ chức giámsát, đánh giá dự án đầutư xây dựng công trình;
- Chi phí tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình;
- Chi phí khởi công, khánh thành, tuyên truyền quảng cáo;
- Chi phí tổ chức thực hiện các công việc quản lý khác

3.6. Chi phí khác: là những chi phí không thuộc các nội dung quy định
tại điểm 3.1, 3.2, 3.3, 3.4, 3.5 nêu ở thông tư 04/2010/TT-BXD nhưng cần thiết để thực hiện dự án đầu
tư xây dựng công trình, bao gồm:
- Chi phí rà phá bom mìn, vật nổ;
- Chi phí bảo hiểm công trình;
- Chi phí di chuyển thi ết bị thi công và lựclượng lao động đến công trường;
- Chi phí đăng kiểm chấtlượng quốc tế, quan trắc biến dạng công trình;
- Chi phí đảm bảo an toàn giao thông phục vụ thi công các công trình;
- Chi phí hoàn trả hạ tầng kỹ thuật bị ảnhhưởng khi thi công công trình;
- Chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư;
- Chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan đến dự án; vốnlưu
động ban đầu đối với các dự án đầutư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh, lãi
vay trong thời gian xây dựng; chi phí cho quá trình chạy thử không tải và có tải
theo quy trình công nghệ trước khi bàn giao trừ giá trị sản phẩm thu hồiđược;
- Các khoản phí và lệ phí theo quy định;
-Mộtsố khoản mục chi phí khác
Các bạn tham khảo đối chiếu.
 
Last edited by a moderator:

van nho

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
10/5/10
Bài viết
34
Điểm thành tích
8
Vừa qua có một số Công ty điện lực địa phương có ban hành một số khoảng thu liên quan các vấn đề chi phí nghiệm thu đóng điện khi các đơn vị có yêu cầu thực hiện việc đóng cắt điện. Với việc này tôi có ý kiến tiếp cận như sau:
- Đối với vần đề nghiệm thu: Mọi công trình, dự án đều phải thực hiện làm 03 bước đầu tư: Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Đại diện cho quá trình lập dự án(tiền cơ sở, nghiên cứu khả thi), thiết kế cơ sở, thiết kế KTTC; Giai đoạn đầu tư: Đại diện cho quá trình thi công các hạng mục của công trình; Giai đoạn kết thúc dự án: Đại diện cho quá trình nghiệm thu, bàn giao và đưa vào sử dụng.
- Theo cách tính của một số công ty điện lực địa phương: Để ráp nối chi từng giai đoạn thực hiện quá trình liên hệ các dự án đối với mạng điện quản lý cũng được bám sát (GĐ chuẩn bị đầu tư: liên quan đến vấn đề xác định điểm đấu nối của điện lực; giai đoạn đầu tư: liên quan đến việc đóng cắt điện để thực hiện dự án; giai đoạn kết thúc đầu tư: liên quan đến việc nghiệm thu tiếp nhận mạng lưới điện, còn gọi là bàn giao). Cứ ứng với từng giai đoạn Công ty điện lực địa phương có ban hành một quyết định (chỉ mang tính áp dụng cho nội bộ ngành: khi có khách đến yêu cầu).
- Với cách tiếp cận như thế, Bộ công thương cũng có ban hành một định mức 9225/BCT-TCNL là định mức cho phép thu, quyết toán với toàn xã hội và trong XDCB được phép đưa vào trong các dự án, công trình có vốn Ngân sách.
- Như vậy, trong công trình thực hiện vấn tồn tại 02 cơ chế thu-chi (vừa là cấp cơ sở, vừa là cấp TW), theo tôi đó cũng là việc vận dụng các ĐM thu của cơ quan TW vào điều kiện thực tế với địa phương và cụ thể hơn là vào một phần nhỏ của ngành điện địa phương). Việc làm này không có gì sai miễn là đảm bảo các điều này:
"Các khoản thu của cơ sở đều có cơ sở căn cứ vào ĐM của địa phương, nhưng cái hợp lý đó cần phải được rõ ràng và không trái với quy định thu của văn bản 9225/BCT-TCNL của Bộ Công thương (VB pháp luật áp dụng cho toàn xã hội). Thật ra mức thu của các điện lực địa phương là làm rõ hơn (hướng dẫn cụ thể) quy định thu của Bộ Công thương đã ban hành và tổng mức thu này (tính từ đầu: khảo sát đấu nối,… đến giai đoạn cuối: nghiệm thu bàn giao) phải nhỏ hơn hoặc bằng giá trị khung của văn bản 9225/BCT-TCNL. Điều đó, mức thu vận dụng của các điện lực địa phương mới được gọi là phù hợp và có khoa học, cơ sở (nếu không thì các văn bản thu này cần được thông qua sự phê chuẩn của đơn vị cấp thẩm quyền của tập đoàn điện lực và Bộ công thương, đôi khi có cả các sơ ban ngành của tính duyệt nữa kia mới là khoản thu không trái Luật; còn không có CQ QLNN duyệt thì mức độ áp dụng chỉ mang tính nội bộ (phí) chứ không thế áp dụng cho xã hội được"
 

vnhuyenvan

Thành viên mới
Tham gia
9/6/14
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
xin cho hỏi chi phí đóng điện cho công trình nhà máy
(Định mức tỷ lệ %
(so với giá trị dự toán xây lắp trước thuế))
Dự toán ỏ đây là cửa MBA, trạm điện, hê thống điện hay của cả công trình
 

Top