vấn đề bảo đảm dự thầu và bảng điểm trong hồ sơ mời thầu

hoàng dương anh hà

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
23/2/09
Bài viết
31
Điểm thành tích
8
mọi người cho em hỏi với:
- giá trị bảo đảm dự thầu theo điều 27, luật ĐT thì ko vượt quá 3% giá trị gói thầu, có tài liệu lấy~ 1%. Vậy khi lập HSMT, nên lấy giá trị bảo đảm dự thầu bằng bao nhiêu?
- Trong HSMT có nhất thiết phải đưa "thang điểm tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu" vào ko? (ở đây là tiêu chuẩn xét thầu xây lắp, gói thầu: san nền mặt bằng, xây kè). Nếu có thì cách lập thang điểm ntn?
- Chủ đầu tư lập HSMT, còn đánh giá lựa chọn nhà thầu thì thuê tư vấn có được ko?
Mọi người hãy tham gia chỉ bảo em với.
 

chuminh2212

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
23/8/08
Bài viết
218
Điểm thành tích
28
Mình có một số ý trao đổi cùng bạn như sau:
_ Việc xác định giá trị bảo đảm dự thầu bao nhiêu có thể căn cứ vào giá gói thầu,
Gói thầu có giá trị nhỏ, bạn có thể lấy bằng 3%, luật chỉ không cho vượt quá 3% giá trị gói thầu thôi mà,
_ Không thể tách riêng công việc lập HSMT và đánh giá HSDT. Bạn tham khảo thêm tại thông tư 05/2007/TT- BXD.
 
N

Naduong

Guest
mọi người cho em hỏi với:
- giá trị bảo đảm dự thầu theo điều 27, luật ĐT thì ko vượt quá 3% giá trị gói thầu, có tài liệu lấy~ 1%. Vậy khi lập HSMT, nên lấy giá trị bảo đảm dự thầu bằng bao nhiêu?
- Trong HSMT có nhất thiết phải đưa "thang điểm tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu" vào ko? (ở đây là tiêu chuẩn xét thầu xây lắp, gói thầu: san nền mặt bằng, xây kè). Nếu có thì cách lập thang điểm ntn?
- Chủ đầu tư lập HSMT, còn đánh giá lựa chọn nhà thầu thì thuê tư vấn có được ko?
Mọi người hãy tham gia chỉ bảo em với.
Bác tham khảo ý kiến của em nhé
1. Về bảo đảm dự thầu:
- Theo điều 27 - LĐT thì oke, tuy nhiên bạn xem thêm Điều 31 - Nghị định 58/2008/NĐ-CP (gói thầu quy mô nhỏ)
2. Thang điểm:
Bắt buộc phải đưa ra tiêu chuẩn đánh giá HSDT trong HSMT. Nếu không thì khi xét thầu bác căn cứ vào cái gì. Nếu xây dựng thang điểm khó hơn bác có thể dung tiêu chí "Đạt", "không đạt". Bác tham khảo tại Quyết định 731/2008/QĐ-BKH (mẫu HSMT xây lắp), tất nhiên đó chỉ là mẫu còn tiêu chuẩn xét thầu cụ thể thì hoàn toàn do BMT xây dựng và chịu trách nhiệm.
3. Vấn đề lập HSMT và đánh giá HSDT.
Theo em thì oke không vấn đề gì vì có định mức chi phí cho từng nội dung công việc là lập HSMT và nội dung đánh giá HSDT riêng. Bác tham khảo tại 1751/BXD-VP nhé
 
K

Khanh_imc

Guest
mọi người cho em hỏi với:
- giá trị bảo đảm dự thầu theo điều 27, luật ĐT thì ko vượt quá 3% giá trị gói thầu, có tài liệu lấy~ 1%. Vậy khi lập HSMT, nên lấy giá trị bảo đảm dự thầu bằng bao nhiêu?

Lấy giá trị bao nhiêu là tùy bạn, sao cho không vượt 3% theo quy định và 1% đối với gói thầu quy mô nhỏ. Kinh nghiệm tôi từng làm là lấy trong khoảng >1% giá gói thầu là đươc, lấy gía trị lớn quá có khi gây tâm lý lo ngại cho các nhà thầu.

Trong HSMT có nhất thiết phải đưa "thang điểm tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu" vào ko? (ở đây là tiêu chuẩn xét thầu xây lắp, gói thầu: san nền mặt bằng, xây kè). Nếu có thì cách lập thang điểm ntn?

HSMT là đề bài thi cho các nhà thầu làm HSDT, mà HSDT được đánh giá trên cơ sở các tiêu chuẩn xét thầu, vì thế bạn nghĩ xem nếu HSMT mà không kèm tiêu chuẩn xét thầu vào thì các nhà thầu sao mà làm bài thi được chứ, rồi tổ chuyên gia xét thầu lấy cơ sở nào để đánh giá HSDT, do đó thang điểm tiêu chuẩn xét thầu bắt buộc phải đưa vào HSMT.

Chủ đầu tư lập HSMT, còn đánh giá lựa chọn nhà thầu thì thuê tư vấn có được ko?

Việc này tôi nghĩ là được, chủ đầu tư lập HSMT sau đó bạn có thể thuê TV, hoặc thuê thành viên trong tổ chuyên gia xét thầu cũng được.
 
Last edited by a moderator:

chuminh2212

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
23/8/08
Bài viết
218
Điểm thành tích
28
Bác tham khảo ý kiến của em nhé
1. Về bảo đảm dự thầu:
- Theo điều 27 - LĐT thì oke, tuy nhiên bạn xem thêm Điều 31 - Nghị định 58/2008/NĐ-CP (gói thầu quy mô nhỏ)
2. Thang điểm:
Bắt buộc phải đưa ra tiêu chuẩn đánh giá HSDT trong HSMT. Nếu không thì khi xét thầu bác căn cứ vào cái gì. Nếu xây dựng thang điểm khó hơn bác có thể dung tiêu chí "Đạt", "không đạt". Bác tham khảo tại Quyết định 731/2008/QĐ-BKH (mẫu HSMT xây lắp), tất nhiên đó chỉ là mẫu còn tiêu chuẩn xét thầu cụ thể thì hoàn toàn do BMT xây dựng và chịu trách nhiệm.
3. Vấn đề lập HSMT và đánh giá HSDT.
Theo em thì oke không vấn đề gì vì có định mức chi phí cho từng nội dung công việc là lập HSMT và nội dung đánh giá HSDT riêng. Bác tham khảo tại 1751/BXD-VP nhé
Em không đồng ý với bác vấn đề thứ 3, theo thông tư 05?2007/TT- BXD:
- Chi phí lập hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu chi phí phân tích đánh giá hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu để lựa chọn nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung cấp vật tư thiết bị, tổng thầu xây dựng;
Như vậy không thể tách rời 2 công việc lập HSMT và đánh giá HSDT.
Bác nào có kinh nghiệm về việc này cho ý kiến thêm,
Thanks,
 

dahuong

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
29/10/08
Bài viết
45
Điểm thành tích
18
Tuổi
63
mọi người cho em hỏi với:
- giá trị bảo đảm dự thầu theo điều 27, luật ĐT thì ko vượt quá 3% giá trị gói thầu, có tài liệu lấy~ 1%. Vậy khi lập HSMT, nên lấy giá trị bảo đảm dự thầu bằng bao nhiêu?
- Trong HSMT có nhất thiết phải đưa "thang điểm tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu" vào ko? (ở đây là tiêu chuẩn xét thầu xây lắp, gói thầu: san nền mặt bằng, xây kè). Nếu có thì cách lập thang điểm ntn?
- Chủ đầu tư lập HSMT, còn đánh giá lựa chọn nhà thầu thì thuê tư vấn có được ko?
Mọi người hãy tham gia chỉ bảo em với

Bạn thân mến. Dahuong xin có ý kiến như sau:
1. Giá trị bảo lãnh dự thầu không quá 3%, đây là quy phạm tùy nghi có giới hạn, tức là trong phạm vi 3% bên mời thầu có thể lựa chọn , một giá trị nào đó tùy vào ý chí của mình. Nên lấy giá bao nhiêu ư? phải lấy mức cao nhất có thể (Nó có chạy ông cũng kiếm được kha khá nhờ thu bảo lãnh dự thầu).
2. Thang điểm đánh giá HSDT phải căn cứ vào tính chất gói thầu, hình thức lựa chọn nhà thầu, nói chung đấu thầu rộng rãi, hạn chế là phải có thang điểm.
3. Xây dựng HSMT là trách nhiệm của chủ đầu tư (bên mời thầu). nếu không tự làm được thì đi thuê tư vấn ( điều 61 LĐT).
- Đánh giá hồ sơ mời thầu là trách nhiệm của tổ chuyên gia đấu thầu ( 63 luật đấu thầu). Nếu chủ đầu tư không tự làm được thì đi thuê.
Hai bộ phận này hoàn toàn khác nhau và có quyền và trách nhiệm khác nhau, Thành viên của tổ chuyên gia đấu thầu có thể là thành viên của bên mời thầu. luật chỉ cấm thành viên của tổ chuyên gia đấu thầu không được là thành viên của tổ thẩm định kết quả đấu thầu.
- Việc chủ đầu tư( tự làm) hoặc thuê đơn vị tư vấn làm HSMT, không nhất thiết phải thuê đơn vị tư vấn này làm tổ chuyên gia đấu thầu.
Chúng ta thấy rất rõ giai giai đoạn này đọc lập với nhau trong sự thống nhất ( HSMT là đề thi, HSDT là bài làm của các thí sinh, đánh giá HSDT là chấm thi, tôi có thể thuê các thầy ra đề chấm thi hoặc tôi có thể thue giáo viên trường đại học sư phạm chấm thi ) rất quan trọng trong quá trình lựa chọn nhà thầu nên luật quy định phải tiến hành thẩm định HSMT trước khi phê duyệt HSMT và Thẩm định báo cáo kết quả đánh giá HSDT trước khi phê duyệt kết quả trúng thầu.
Chào bạn, trên chưa chào.
 
Last edited by a moderator:
M

minhtuong

Guest
mọi người cho em hỏi với:
- giá trị bảo đảm dự thầu theo điều 27, luật ĐT thì ko vượt quá 3% giá trị gói thầu, có tài liệu lấy~ 1%. Vậy khi lập HSMT, nên lấy giá trị bảo đảm dự thầu bằng bao nhiêu?
- Trong HSMT có nhất thiết phải đưa "thang điểm tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu" vào ko? (ở đây là tiêu chuẩn xét thầu xây lắp, gói thầu: san nền mặt bằng, xây kè). Nếu có thì cách lập thang điểm ntn?
- Chủ đầu tư lập HSMT, còn đánh giá lựa chọn nhà thầu thì thuê tư vấn có được ko?
Mọi người hãy tham gia chỉ bảo em với.

1. Về giá trị bảo đảm dự thầu: các bạn đã nói rất rõ và chính xác.

2.Về thang điểm tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu: Nếu phương pháp đánh giá kỹ thuật là chấm điểm thì cần nêu thang điểm kèm theo tiêu chuẩn để phù hợp với luật đấu thầu và thể hiện tính công khai minh bạch.

3.Trường hợp chủ đầu tư có đủ nhân sự đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật đấu thầu thì tự mình làm bên mời thầu (BMT), khi đó căn cứ vào quyền và nghĩa vụ của của BMT, chủ đầu tư có quyền và nghĩa vụ chuẩn bị đấu thầu, trong đó có bước lập HSMT.
Chủ đầu tư (kiêm BMT) có thể lập tổ chuyên gia riêng bao gồm các chuyên gia tư vấn để đánh giá HSDT. Chi phí thanh toán công việc đánh giá HSDT căn cứ tỉ trọng % qui định tại cv1751 như sau:
+ Lập hồ sơ mời thầu: 40%
+ Phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu: 60%
 

hoàng dương anh hà

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
23/2/09
Bài viết
31
Điểm thành tích
8
Chỗ lập HSMT và đánh giá HSMT có thể tách hay ko cũng còn băn khoăn quá. Theo ý kiến của mọi người thì vẫn có thể tách ra đc.
Cảm ơn mọi người đã thảo luận.
Ai có ý kiến hãy tiếp tục nha
 

chuminh2212

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
23/8/08
Bài viết
218
Điểm thành tích
28
3. Xây dựng HSMT là trách nhiệm của chủ đầu tư (bên mời thầu). nếu không tự làm được thì đi thuê tư vấn ( điều 61 LĐT).
- Đánh giá hồ sơ mời thầu là trách nhiệm của tổ chuyên gia đấu thầu ( 63 luật đấu thầu). Nếu chủ đầu tư không tự làm được thì đi thuê.
Hai bộ phận này hoàn toàn khác nhau và có quyền và trách nhiệm khác nhau, Thành viên của tổ chuyên gia đấu thầu có thể là thành viên của bên mời thầu. luật chỉ cấm thành viên của tổ chuyên gia đấu thầu không được là thành viên của tổ thẩm định kết quả đấu thầu.
- Việc chủ đầu tư( tự làm) hoặc thuê đơn vị tư vấn làm HSMT, không nhất thiết phải thuê đơn vị tư vấn này làm tổ chuyên gia đấu thầu.
Chúng ta thấy rất rõ giai giai đoạn này đọc lập với nhau trong sự thống nhất ( HSMT là đề thi, HSDT là bài làm của các thí sinh, đánh giá HSDT là chấm thi, tôi có thể thuê các thầy ra đề chấm thi hoặc tôi có thể thue giáo viên trường đại học sư phạm chấm thi ) rất quan trọng trong quá trình lựa chọn nhà thầu nên luật quy định phải tiến hành thẩm định HSMT trước khi phê duyệt HSMT và Thẩm định báo cáo kết quả đánh giá HSDT trước khi phê duyệt kết quả trúng thầu.
Chào bạn, trên chưa chào.
Cảm ơn chú dahuong, cháu vẫn thường xuyên theo dõi các bài viết tâm huyết của chú trên diễn đàn. Đó là những kinh nghiệm quý báu cho lớp trẻ như cháu.
Ở vấn đề thứ 3 nêu trên, cháu có chỗ chưa hiểu :
- Hai việc lập HSMT và đánh giá HSMT là hai việc độc lập với nhau, tuy nhiên nếu đơn vị lập HSMT cũng là đơn vị đánh giá HSDT thì công việc đánh giá HSMT sẽ nhanh chóng và thuận lợi hơn, khi đó đơn vị đánh giá HSMT sẽ không phải nghiên cứu thêm HSMT nữa.
- Việc chủ đầu tư có đủ năng lực để lập HSMT rồi, thì việc đánh giá HSMT cũng trong tầm tay của họ.
Cảm ơn chú.
 

nguyenxuandoi

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
13/8/08
Bài viết
199
Điểm thành tích
28
Ở vấn đề thứ 3 nêu trên, cháu có chỗ chưa hiểu :
- Hai việc lập HSMT và đánh giá HSMT là hai việc độc lập với nhau, tuy nhiên nếu đơn vị lập HSMT cũng là đơn vị đánh giá HSDT thì công việc đánh giá HSMT sẽ nhanh chóng và thuận lợi hơn, khi đó đơn vị đánh giá HSMT sẽ không phải nghiên cứu thêm HSMT nữa.
- Việc chủ đầu tư có đủ năng lực để lập HSMT rồi, thì việc đánh giá HSMT cũng trong tầm tay của họ.
Cảm ơn chú.

Đương nhiên là cùng một đơn vị lập HSMT và đánh giá HSDT lthì thuận lợi hơn rồi bạn. Nhưng hai việc này hoàn toàn có thể tách rời, không nhất thiết phải cùng một đơn vị bạn ạ.
 

lethanhgiang

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
29/3/09
Bài viết
22
Điểm thành tích
8
Tuổi
43
mọi người cho em hỏi với:
- giá trị bảo đảm dự thầu theo điều 27, luật ĐT thì ko vượt quá 3% giá trị gói thầu, có tài liệu lấy~ 1%. Vậy khi lập HSMT, nên lấy giá trị bảo đảm dự thầu bằng bao nhiêu?
- Trong HSMT có nhất thiết phải đưa "thang điểm tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu" vào ko? (ở đây là tiêu chuẩn xét thầu xây lắp, gói thầu: san nền mặt bằng, xây kè). Nếu có thì cách lập thang điểm ntn?
- Chủ đầu tư lập HSMT, còn đánh giá lựa chọn nhà thầu thì thuê tư vấn có được ko?
Mọi người hãy tham gia chỉ bảo em với.
Theo tôi nghĩ và góp ý kiến như thế này với bạn nhé:
- Thứ nhất giá trị bảo đảm dự thầu ko vượt quá 3% giá trị gói thầu là đúng rồi ( tuỳ vào chủ đầu tư, tính chất gói thầu).
- Thứ 2 trong HSMT nhất thiết phải đưa "thang điểm tiêu chuẩn vào đánh giá hồ sơ dự thầu" còn điều kiện tiên quyết ( tiêu chí "Đạt" hay "Không đạt") chỉ ảp dụng vào phần điều kiện năng lực về Kinh nghiệm, Năng lực kỹ thuật (số năm hành nghề, nhân sự cho gói thầu, máy móc thiết bị cho goi thầu), năng lực tài chính thôi. Còn thang điểm chấm là chấm biện pháp thi công, bạn nên xây dựng thang điểm thao từng phần của biện pháp thi công ( tham khảo thang điểm trong mẫu HSMT nghị định 58/CP)
- Thứ 3 Chủ đầu tư lập HSMT, còn đánh giá lựa chọn nhà thầu thi thuê tư vấn vẫn ok, nhưng theo mình nghĩ phần lập HSMT và chấm lựa chọn nhà thầu giá trị rất thấp, nếu CĐT ko đủ năng lực thì nên chuyển bộ hồ mời thầu đó cho 1 đơn vị tư vấn để họ hoàn thiện lại thì hay hơn( khi khép các thủ tục pháp lý cho dự án ko phải giải trình nhiều) những vấn đề gì cần đưa vào HSMT thì CĐT yêu cầu TV đưa vào mà.
 

ngophuquockhanh

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
29/12/08
Bài viết
13
Điểm thành tích
1
Các nội dung của bạn, mình đã từng làm như sau:
- Về BĐDT:
+ Đối với gói thầu quy mô nhỏ (< 3 tỷ) lấy tương đương 1%
+ Đối với gói thầu khác tùy theo giá gói thầu có thể lấy từ 1 đến 3% (Giá gói thầu càng lớn thì lấy cận về 1% và còn tùy thuộc và cơ quan thẩm định và phê duyệt nữa)
- Về lập HSMT và đánh giá HSDT:
+ Lập HSMT: Thuê tư vấn
+ Đánh giá HSDT: CĐT tự thành lập Tổ chuyên gia và đanh gía HSDT.
Đây là 2 công tác riêng biệt, CĐT có thể lập HSMT và thuê đơn vị khác tư vấn đánh giá HSDT
 

vu.nh

Thành viên có triển vọng
Tham gia
3/3/08
Bài viết
6
Điểm thành tích
1
Mình có một số ý trao đổi cùng bạn như sau:
_ Việc xác định giá trị bảo đảm dự thầu bao nhiêu có thể căn cứ vào giá gói thầu,
Gói thầu có giá trị nhỏ, bạn có thể lấy bằng 3%, luật chỉ không cho vượt quá 3% giá trị gói thầu thôi mà,
_ Không thể tách riêng công việc lập HSMT và đánh giá HSDT. Bạn tham khảo thêm tại thông tư 05/2007/TT- BXD.


Bác cho tôi biêt điều mấy tại TT 05 quy đinh không được tách công việc lập HSMT và đánh giá HSDT?

Thanks
 

vu.nh

Thành viên có triển vọng
Tham gia
3/3/08
Bài viết
6
Điểm thành tích
1
Công ty tôi là đơn vị tư vấn có ký Hợp đồng với một BQL DA thực hiện việc lập dự án đầu tư, lập HSMT và đánh giá HSDT.
Tuy nhiên sau khi cty bàn giao HSMT và được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì BQLDA thông báo là cty chúng tôi không thực hiện phần đánh giá HSDT nữa với lý do trong quyết định phê duyệt HSMT có một điều quy định Chủ đầu tư (tức là BQLDA) phải thành lập tổ chuyên gia đấu thầu theo đúng quy định.

Vậy BQLDA thông báo cho cty chúng tôi như vậy có đúng hay không? Chúng tôi đa định đưa vụ việc này ra pháp luật có được không
Xin các bác chỉ giúp

Xin cảm ơn
 

nguyenhuutrinh

Quản trị cấp cao
Tham gia
8/10/08
Bài viết
1.208
Điểm thành tích
113
Công ty tôi là đơn vị tư vấn có ký Hợp đồng với một BQL DA thực hiện việc lập dự án đầu tư, lập HSMT và đánh giá HSDT.
Tuy nhiên sau khi cty bàn giao HSMT và được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì BQLDA thông báo là cty chúng tôi không thực hiện phần đánh giá HSDT nữa với lý do trong quyết định phê duyệt HSMT có một điều quy định Chủ đầu tư (tức là BQLDA) phải thành lập tổ chuyên gia đấu thầu theo đúng quy định.

Vậy BQLDA thông báo cho cty chúng tôi như vậy có đúng hay không? Chúng tôi đa định đưa vụ việc này ra pháp luật có được không
Xin các bác chỉ giúp

Xin cảm ơn
Vấn đề bạn nêu thì theo tôi thì đây chỉ là việc tranh chấp hợp đồng giữa đơn vị bạn và Ban QLDA kia mà thôi.

Về việc BQLDA kia gửi thông báo là đúng hay sai? Có lẽ về việc này chính BQLDA cũng không muốn, tuy nhiên, họ là người thực hiện theo sự chỉ đạo của người có thẩm quyền. Việc thành lập tổ chuyên gia xét thầu có thể là lỗi của Ban QLDA trong việc trình phê duyệt HSMT và cũng có thể là lỗi của người phê duyệt HSMT khi yêu cầu BQLDA phải thành lập.

Công ty bạn đã ký hợp đồng với 1 BQL dự án về các công việc trên, như vậy về nguyên tắc, nếu giải quyết tranh chấp thì nhiều khả năng đơn vị bạn sẽ thắng (bạn nghiên cứu kỹ hợp đồng đã ký sẽ tìm ra câu trả lời). Tuy nhiên, điều này có thật sự cần thiết hay không? Có lợi cho đơn vị bạn hay không? thì bạn phải xem xét và quyết định bởi dự án thì không phải chỉ có 1, đơn vị bạn chắc chắn chỉ hợp tác với BQLDA này 1 lần và đơn vị bạn hẳn cũng không làm việc với 1 BQLDA.:D

Nếu trường hợp này vào đơn vị mình, mình sẽ giải quyết theo 2 hướng sau:

- Gặp trực tiếp BQLDA, đàm phán để CĐT trình người có thẩm quyền xin phê duyệt điều chỉnh HSMT. Trong đó, điều chỉnh đơn vị đánh giá HSMT là đơn vị bạn.

- Trường hợp không thành, mình sẽ hòa nhã và vui vẻ chấp thuận chủ trương trên và xin hẹn thực hiện toàn bộ ở 1 dự án khác. Phần thanh toán sẽ tính bằng 40% giá hợp đồng (theo quy định của CV1751).

Không nên tranh chấp với BQLDA này, trừ trường hợp bất khả kháng.
 

ndchien304

Thành viên có triển vọng
Tham gia
7/12/10
Bài viết
9
Điểm thành tích
1
Các nội dung của bạn, mình đã từng làm như sau:
- Về BĐDT:
+ Đối với gói thầu quy mô nhỏ (< 3 tỷ) lấy tương đương 1%
+ Đối với gói thầu khác tùy theo giá gói thầu có thể lấy từ 1 đến 3% (Giá gói thầu càng lớn thì lấy cận về 1% và còn tùy thuộc và cơ quan thẩm định và phê duyệt nữa)
- Về lập HSMT và đánh giá HSDT:
+ Lập HSMT: Thuê tư vấn
+ Đánh giá HSDT: CĐT tự thành lập Tổ chuyên gia và đanh gía HSDT.
Đây là 2 công tác riêng biệt, CĐT có thể lập HSMT và thuê đơn vị khác tư vấn đánh giá HSDT
Đính chính chút:
Bảo đảm dự thầu áp dụng trong trường hợp là ĐTRR + ĐTHC.
1- Gói thầu quy mô nhỏ trong ĐTRR+HC: (XL<=8 tỷ; MSHH <= 2tỷ)thì giá trị bảo đảm dự thầu là 1% giá gói thầu và giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng là 3% giá hợp đồng2. Các trường hợp còn lại của ĐTRR+HC: Giá trị BDDT max 3% tùy bên mời thầu quyết định3. Lập HSMT(CĐT có thể tự lập) và thẩmđịnh (thuê TV nếu không đủ chức năng)
 

Top