Vấn đề nan giải của việc chống thấm công trình xây dựng

snseo

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
11/3/19
Bài viết
32
Điểm thành tích
6
Tuổi
29
Nơi ở
TPHCM
Khác với chống nóng là vấn đề có từ xa xưa liên quan đến công trình kiến trúc, chống thấm là chuyện mới hơn, và đặc biệt được quan tâm và đề cập nhiều trong những năm gần đây; khi mà công trình hiện đại đã thay đổi rất nhiều và chất lượng công trình càng đòi hỏi cao cùng sự phát triển mạnh mẽ của vật liệu xây dựng.

Thấm bắt nguồn từ… nước

Tất nhiên là như thế rồi, có nước thì mới có thấm. Mà nước thì ở khắp mọi nơi: Trong nhà, ngoài nhà, dưới đất, trên trời… Nước trong hệ thống cấp thoát thì không bỏ được, nước của thiên nhiên thì không kiểm soát được. Nói đơn giản hơn, nước là phần không thể tách rời trong công trình xây dựng. Chỗ nào có nước là có nguy cơ thấm. Tuy nhiên khác với chống nóng, dễ dàng nhận biết – thì việc chống thấm khó khăn hơn nhiều và nặng về giải pháp kỹ thuật hơn.

chong-tham-1.jpg


Việc chống nóng từ xưa đã được ông cha ta chú ý xử lý bằng rất nhiều giải pháp; nhưng chống thấm thì hầu như không có – do quy mô công trình nhỏ, và việc sinh hoạt liên quan đến nước hầu như tách khỏi ngôi nhà. Cả nguồn nước cấp và thoát đều mang tính chất tự nhiên. Vấn đề thấm và chống thấm xuất hiện muộn hơn do khi xây dựng phát triển, đặc thù thiết kế kiến trúc khác cùng những phương thức sinh hoạt mới có ảnh hưởng tới kiến trúc công trình. Đó là sự kéo gần những không gian sinh hoạt liên quan tới nước vào không gian chính, hệ thống cấp thoát nước không còn “thiên nhiên” nữa, quy mô công trình mở cả về chiều rộng, chiều cao và chiều sâu, nhiều khu vực chức năng liên quan tới nước xuất hiện…

Tại sao lại thấm?

Về lý thuyết, các loại vật liệu thi công xây dựng thông thường đều có những mao quản (khoảng cách giữa các hạt) có đường kính khoảng từ 20-40 micromet (1micromet=1/1000 milimet). Khi bề mặt vật liệu này tiếp xúc với nước, nước sẽ xâm nhập qua các khe hở ở bề mặt, thẩm thấu theo các mao quản vào bên trong (mao dẫn) gây ra hiện tượng thấm.

chong-tham-2.jpg


Việt Nam là đất nước ở vùng nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều, nhiệt độ chênh lệch lớn, có những vùng khí hậu tương đối khắc nghiệt. Tất cả các điều kiện khí hậu và thời tiết không thuận lợi gây nên những hiện tượng co ngót, dãn nở, làm nứt và phá huỷ bề mặt cũng như cấu trúc vật liệu, tạo điều kiện cho nước xâm nhập.

Những phần nào của công trình dễ bị thấm?

Đó là những phần công trình chịu tác động của tự nhiên (nước mưa, nước ngầm), và phần công trình liên quan tới trữ, sử dụng nước. Về mặt kiến trúc có thể phân loại như sau:
  • Các phần bị thấm bởi nuớc ngầm: Tầng hầm chìm trong đất, móng, chân tường…
  • Các phần bị thấm bởi nước mưa: Tường, mái, sàn ban công, lô gia…
  • Các phần bị thấm bởi nước sử dụng (cả cấp và thoát): Sàn, tường, hộp kỹ thuật… các khu vệ sinh và khu vực liên quan.
  • Các khu vực liên quan tới bể chứa: Bể phốt, bể nước (ngầm, nổi), bể bơi…
chong-tham-33.jpg


Các vị trí xung yếu cụ thể

Ở trên đã nói, nước thấm qua các kẽ hở trên bề mặt và cấu trúc vật liệu, nhưng điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào đặc tính vật liệu mà chúng ta sử dụng. Ở đây chúng tôi muốn đề cập tới một vấn đề khác – cụ thể hơn, thường xảy ra trong quá trình xây dựng và sử dụng công trình: Đó là các vị trí xung yếu, hay xảy ra vết nứt, khe, lỗ… tạo điều kiện thẩm thấu dẫn đến hiện tượng thấm. Đó là:
  • Vị trí mạch ngừng khi đổ bê tông
  • Vị trí tiếp giáp giữa khối xây (tường gạch) và kết cấu bê tông
  • Vị trí tiếp giáp giữa khối xây trước – sau, khối xây cũ – mới (truờng hợp cải tạo)
  • Vị trí tiếp giáp giữa hai khối công trình xây sát nhau
  • Vị trí tiếp giáp trên bề mặt có sử dụng các loại vật liệu khác nhau
  • Chân các kết cấu, thiết bị chôn hay lắp ráp vào tường (hoa sắt, nan chắn nắng, dây chống sét…)
  • Chân các vị trí liên kết định vị tấm mái nhẹ (bu lông, vít)
  • Miệng phễu thu thoát nước (ở sàn vệ sinh, sàn ban công, lo gia, sân thượng, mái…)
  • Khu vực gần sê nô, máng tràn
  • Vị trí đấu nối các ống cấp thoát nước
Song Nam là công ty tư vấn thiết kế kiến trúc, thiết kế kết cấu, cơ điện, thi công xây dựng và quản lý dự án quy mô lớn ở TPHCM.

Liên hệ:

Công Ty TNHH Phát Triển Dự Án Song Nam

Địa chỉ: 98 Trần Quang Khải, P. Tân Định, Quận 1, TP HCM

Điện thoại: + (84.28) 3848 4995
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top