Mình có vấn đề này thắc mắc : Tại sao trong bảng công bố GCM các địa phương đã có đầy đủ các số liệu cần thiết để tính bù giá ca máy bằng pp bù trừ trực tiếp 1 cách đơn giản rồi mà ngta lại còn dùng pp bù theo TT06(tính K1, K2, K3).
Và vì sao có sự chênh lệnh giữa hai phương pháp? có phải do phụ cấp mỗi dp khác nhau ko?
Về bản chất, PP bù theo TT06 và Bù trừ trực tiếp sẽ không khác nhau do bản chất là
chúng ta đều phải tính Giá ca máy điều chỉnh về hiện tại. Vậy chỉ khác khi các số liệu nhập vào có sự khác nhau hoặc do người ta ko nhân các hệ số đính kèm như là nhiên liệu phụ (kp)
Mình có một ví dụ thế này, bạn sẽ hiểu ngay: Giả sử ô tô chở đất có ĐM tiêu hao nhiên liệu là 50 lít diesel/ca. Giá nhiên liệu thời điểm 2006 là 8k, giá hiện tại là 19k. 2 PP bù giá sẽ là:
1, Bù theo TT 06: Công thức tính Chi phí điều chỉnh CP nhiên liệu: C đ/c NL = C nl gốc * K2
Trong đó: Cnl gốc = 50*8*kp=50*8*1,05
K2 = Giá NL ht/ Giá nl gốc = 19/8
Vậy C đ/c NL = 50*8*1,05* 19/8 = 50*19*1,05
Vậy C bù NL = C đ/c NL - C gốc NL = 50*19*1,05 - 50*8*1,05
2, Bù trừ trực tiếp: Công thức tính Chi phí bù NL: C bù NL = C hiện tại NL - C gốc NL = ĐMTHNL*(Giá NL ht - Giá NL gốc)*Kp = 50*(19-8)*1,05
Nhận xét: 2 PP là giống nhau
Các nguyên nhân có thể làm 2 PP có kết quả khác nhau:
1, Bù trực tiếp quên điều chỉnh thêm hệ số Kp (nhiên liệu, năng lượng phụ)
2, Bù thêm cả nguyên giá (có tính hệ số K1 và K1 khác 1)
3, Chi phí nhiên liệu năng lượng gốc (CNL gốc) người ta tính ko chuẩn. (nhiều người đã thử tính lại giá ca máy địa phương theo thông số địa phương đã thuyết minh nhưng ko thấy đúng)
4, Lập dự toán bù đơn giản nhưng chỉ tính cho một số máy, ko tính hết. Hoặc ko tính cho các máy chạy xăng, điện
5, Nhầm lẫn cách tính toán
vv...
Cách bạn tham khảo thêm file 3 PP bù giá ca máy mình đính kèm ở dưới