Về thời gian thực hiện dự án

  • Khởi xướng Khởi xướng minhtuan
  • Ngày gửi Ngày gửi
  • Tags Tags
    Không có
M

minhtuan

Guest
Mình có thắc mắc về thời gian thực hiện dự án. Trong các văn bản thường hay đề cập đến thời gian thực hiện dự án. Vậy thời gian này được hiểu là thời gian kể từ khi lập dự án đầu tư hay thời gian dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt hay thời gian dự án khởi công.
Theo mình nghĩ, thời gian này là thời gian dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, khi đó dự án được coi là khả thi mới triển khai thực hiện. Các bạn có ý kiến trao đổi thêm
 
Thời gian thực hiện dự án

Theo mình, khi thực hiện dự án đầu tư gồm các giai đoạn:
- Chuẩn bị đầu tư (lý luận sự cần thiết đầu tư, nghiên cứu thị trường, điều tra khảo sát, lựa chọn địa điểm, lập thẩm định dự án...)
- Chuẩn bị thực hiện đầu tư : Đấu thầu, GPMB, chuẩn bị xây lắp...
- Thực hiện đầu tư:Thi công, lắp đặt, đưa vào vận hành
-Khai thác công trình
Như vậy thời gian thực hiện dự án là tính từ khi có chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư. Còn khi lập dự án là nằm trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư rồi.
Mong các bác góp ý
 
Theo tôi cần hoàn thiện thêm khái niệm này

Mình có thắc mắc về thời gian thực hiện dự án. Trong các văn bản thường hay đề cập đến thời gian thực hiện dự án. Vậy thời gian này được hiểu là thời gian kể từ khi lập dự án đầu tư hay thời gian dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt hay thời gian dự án khởi công.
Theo mình nghĩ, thời gian này là thời gian dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, khi đó dự án được coi là khả thi mới triển khai thực hiện. Các bạn có ý kiến trao đổi thêm
Đúng là thời gian thực hiện dự án nêu trong các quy định pháp luật hiện hành chưa được định nghĩa một cách rõ ràng và theo tôi cần phải được hoàn thiện quy định này. Tuy nhiên, theo cách hiểu thông thường thì thời gian thực hiện dự án được hiểu từ sau khi dự án được quyết định đầu tư đến thời điểm đưa dự án vào khai thác, sử dụng.
 
Đúng là thời gian thực hiện dự án nêu trong các quy định pháp luật hiện hành chưa được định nghĩa một cách rõ ràng và theo tôi cần phải được hoàn thiện quy định này. Tuy nhiên, theo cách hiểu thông thường thì thời gian thực hiện dự án được hiểu từ sau khi dự án được quyết định đầu tư đến thời điểm đưa dự án vào khai thác, sử dụng.
Vâng, đây là một khái niệm cần được định nghĩa rõ ràng. Với các dự án lớn như thuỷ điện, nếu quan điểm của người lập thời gian thực hiện DA là thời gian bắt đầu lập DA thì chi phí dự phòng sẽ rất lớn. Việc thẩm tra phê duyệt sẽ phức tạp do phải trình nhiều cấp.
 
Thời gian thực hiện dự án

. Với các dự án lớn như thuỷ điện, nếu quan điểm của người lập thời gian thực hiện DA là thời gian bắt đầu lập DA thì chi phí dự phòng sẽ rất lớn. .
Bác lại hiểu sai chi phí dự phòng ở đây rồi. Chi phí dự phòng bao gồm chi phí dự phòng cho khối lượng phát sinh không lường trước và chi phí dự phòng do trượt giá. Như vậy, chi phí dự phòng của dự án chỉ tính trong thời gian xây dựng đối với công trình xây dựng.
Theo mình, nêu ra thời gian bắt đầu thực hiện dự án để đưa ra kế hoạch cụ thể, lập tiến độ dự án, bố trí nhân lực, vật lực, nguồn vốn và để quan lý dự án một cách hiệu quả hơn.
 
Theo tôi nghĩ

Bác lại hiểu sai chi phí dự phòng ở đây rồi. Chi phí dự phòng bao gồm chi phí dự phòng cho khối lượng phát sinh không lường trước và chi phí dự phòng do trượt giá. Như vậy, chi phí dự phòng của dự án chỉ tính trong thời gian xây dựng đối với công trình xây dựng.
Theo mình, nêu ra thời gian bắt đầu thực hiện dự án để đưa ra kế hoạch cụ thể, lập tiến độ dự án, bố trí nhân lực, vật lực, nguồn vốn và để quan lý dự án một cách hiệu quả hơn.
Nguyên văn bởi minhtuan
. Với các dự án lớn như thuỷ điện, nếu quan điểm của người lập thời gian thực hiện DA là thời gian bắt đầu lập DA thì chi phí dự phòng sẽ rất lớn. .

Theo tôi:
1. Minhtuan nói cũng có ý đúng đấy, vì theo quy định hiện hành nếu thời gian thực hiện dự án đến 2 năm thì chi phí dự phòng tính bằng 10%, nếu thời gian thực hiện dự án trên 2 năm thì chi phí dự phòng tính bằng 5% cho khối lượng phát sinh, CPDP2 tính cho trượt giá. Thông thường thực hiện > 2 năm thì CPDP lớn hơn nhiều so với thời gian đến 2 năm.
2. Nếu quy định thời gian thực hiện dự án không rõ ràng thì việc xác định đến 2 năm hay trên 2 năm là rất mơ hồ.
 
Last edited by a moderator:
Thời gian thực hiện dự án và chi phí dự phòng

Theo ý kiến cá nhân tôi, thời gian thực hiện dự án được hiểu là từ khi có quyết định đầu tư đến khi công trình bàn giao đưa vào sử dụng. Tuy nhiên hiện nay chưa có quy định về thời gian thực hiện dự án mà chỉ có quy định về thời gian bố trí vốn cho dự án. Cụ thể tại Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009, quy định: Người quyết định đầu tư có trách nhiệm bố trí đủ vốn theo tiến độ thực hiện DA, nhưng không quá 3 năm đối với dự án nhóm C, không quá 5 năm đối với dự án nhóm B.
Còn về chi phí dự phòng, theo Thông tư 05/2007/TT-BXD quy định đối với DA có thời gian thực hiện đến 2 năm thì chi phí dự phòng tính 10%, trên 2 năm thì 5% cho khối lượng phát sinh và dự phòng do trượt giá thì phải tính toán. Tuy nhiên, theo tôi tùy từng trường hợp chúng ta có thể điều chỉnh cho phù hợp. VD 1 dự án cải tạo công viên có thời gian thực hiện khoảng 60 ngày, nhưng dự án nhóm C theo quy định thời gian thực hiện dự án 2-3 năm. Nếu tính chi phí dự phòng cho cả thời gian 2-3 năm là vô lý. Trường hợp này theo tôi chỉ tính dự phòng 5% cho khối lượng phát sinh thôi.
Một số ý kiến mong các bác đóng góp thêm.
 
thời gian thực hiện dự án và vấn đề QLDA

nếu xét trên góc độ quản lý dự án thì thời gian thực hiện dự án phải bắt đầu từ khi có chủ trương đầu tư dự án. bởi vì ngay sau khi có chủ trương đầu tư thì đã phải tổ chức bộ máy QLDA để thực hiện các công việc từ chuẩn bị đầu tư: tổ chức lập quy hoạch, lập DA,... cho đến khi hoàn thành đưa vào sử dụng. Thêm nữa, để triển khai DA thì ngay sau khi có chủ trương đầu tư thì đã phát sinh rất nhiều chi phí rồi.
Còn về vấn đề dự phòng phí tính cho thời gian xây dựng hay cho thời gian từ khi phê duyệt DA đến kết thúc xây dựng thì trên quan điểm cá nhân mình cho rằng dự phòng phí phải bắt đầu từ khi phê duyệt DA. Bởi vì TMĐT là để dự trù vốn tại thời điểm lập DA để triển khai các công việc của DA. Nếu chỉ tính dự phòng cho giai đoạn thi công thì có rất nhiều chi phí khác phát sinh cũng cần có dự phòng. đấy là chưa kể từ lúc phê duyệt DA đến khi triển khai thi công thời gian quá lâu thì các chi phí nếu không có tính dự phòng phí từ trước sẽ trở nên bất hợp lý, và lúc này lại phải điều chỉnh lại TMĐT cho phù hợp
 
Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009, quy định: Người quyết định đầu tư có trách nhiệm bố trí đủ vốn theo tiến độ thực hiện DA, nhưng không quá 3 năm đối với dự án nhóm C, không quá 5 năm đối với dự án nhóm B.
Như vậy thời gian thực hiện dự án được tính từ khi được bố trí vốn cho Dự án/hạng mục dự án.

Còn nếu nói từ quá trình có chủ trương đầu tư "âu lâu" quá. Như đã biết có chủ trương bằng văn bản chỉ đạo của tỉnh ủy nhưng có làm đâu, hay 2-:-3 năm sau mới bắt đầu thủ tục để làm mà.
 
Một cách viết văn bản mà có nhiều ý kiến khác nhau. Bên mình có công trình đã xong đưa vào sd từ lâu, nhưng mấy bác chủ đầu tư chậm quyết toán, dẫn tới bây giờ mới trình và được Bộ phê duyệt QTDA hoàn thành. Chuyển sang bố trí vốn để thanh toán theo qtoan bị các bác BKHĐT tuýt còi kêu không thể bố trí vốn vì dự án đã này hết thời gian thực hiện từ lâu (trước vẫn được nhưng đợt vừa rồi các bác BKHĐT bị Kiểm toán NN bắt lỗi này) nên yêu cầu trước khi duyệt QT phải phê duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện. Có bác nào ở KTNN hay TTCP trả lời hộ iem cái. TKS
 
Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Chỉ huy trưởng công trường
Kích để xem giới thiệu phần mềm thanh quyết toán
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD
Giới thiệu phần mềm Dự toán GXD dùng là thích, kích là sướng

Các bài viết mới

Back
Top