Vị trí nào cho sinh viên mới ra trường?

Status
Không mở trả lời sau này.

vanhuongthuthuy

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
5/3/08
Bài viết
178
Điểm tích cực
12
Điểm thành tích
18
Tuổi
40
Chào các bác!=D>

Với một sinh viên mới ra trường sẽ rất khó khăn khi đối mặt với hệ thống quy phạm pháp luật về xây dựng. Tôi đếm không dưới 100 cái Thông tư, Nghị định, Quyết định, Văn bản quy phạm...ngoài ra còn hàng trăm văn bản của Sở-Ban-Ngành và UBND các tỉnh - Tp. Vì vậy sinh viên (sv) sẽ rất...khổ. Mặc khác kinh nghiệm và năng lực còn mới mẽ, quan hệ còn hạn chế.v.v. Như vậy việc sv mới ra trường cần có một định hướng từng bước làm việc ở các đơn vị khác nhau tôi nghĩ đó là một "kế hoạch-quy hoạch" đúng đắn. Vậy đâu là một hướng đi đúng nhất để sv làm việc tốt và trở thành một người hoạt động xây dựng đủ Tâm & Tầm? Tôi nêu ra một số điểm xuất phát, các bác thảo luận xem nên "đi" từ đâu nhé!

1/Làm việc cho nhà thầu: sẽ hội tụ đủ kiến thức về kỹ thuật trong xây dựng, biết về hồ sơ chất lượng, hoàn công, đấu thầu, dự toán... Nói chung ném đủ mọi khổ cực vốn có của nhà thầu để trưởng thành.

2/Làm việc trong tư vấn (thiết kế, giám sát): Để biết về thiết kế (vẽ, kết cấu, dự toán...)và giám sát (nghiệm thu, chất lượng, quan hệ...). Qua đây hoàn thiện chung về Tư Vấn.

3/Làm việc cho các Chủ Đầu Tư: Hiểu về dự án, lập hồ sơ mời thầu, chấm thầu, quản lý dự án...

4/Cơ quan quản lý nhà nước về xd (Sở-Ban-Ngành-UBND các cấp...): Để hiểu về cách quản lý nhà nước về hoạt động xây dựng nói chung.

5/ Các đơn vị khác các bác cho là có thể.

Vậy đâu là nơi xuất phát điểm tốt nhất cho sv để sv tận dụng được kiến thức đã học và tiếp thu dần những vấn đề khác theo một cung bậc từ thất lên cao, giống như học lớp 5 thì phải qua lớp 4. Tránh tình trạng "mất gốc" mà xưa nay giáo dục hay gặp phải. Và theo các bác điểm bắt đầu là 1 đơn vị nào đó thì nên làm việc trong bao lâu để...thăng tiến lên một đỉnh cao hơn và cuối cùng là ổn định trong nghề. Ở đây tôi nói đến 2 chữ Tâm $ Tầm nên ổn định ở đây không nói đến cách "hạ cánh an toàn" mà là một người hoàn thiện nhất trong hoạt động xây dựng. hi...

Đâu là bản "quy hoạch" cho sv vào nghề hả các bác?x(?????????:confused: Mong nhận được sự thảo luận sôi nổi để giới trẻ biết cách trưởng thành. Chứ như tôi thì...mới tanh mà quản lý nhà nước về xây dựng sao mà khó quá, nhiều khi tôi nản muốn đi làm cho nhà thầu cho rồi. híc...Thanks:((
 
Một chủ đề khá hay định hướng như thế nào mới là tốt đây. Theo tôi , đúng thứ tự 1 - 2 - 3 - 4 -5 là trưởng thành được tuyệt vời. Tuy nhiên không phải ai cũng có đủ điều kiện để theo đuổi theo những bước như thế .
1. Làm việc cho nhà thầu sẽ nếm trải những khổ cực vốn có của nhà thầu, đồng thời nắm rõ về mặt kỹ thuật , tôi nghĩ làm việc ít nhất cũng phải 1,5 -2 năm.

2.
Làm việc tư vấn để hoàn thiện về mặt tư vấn dựa trên những kinh nghiệm đã thi công.Tầm này nếu khá khá cũng mất 2 năm.

3.1+2 =3 Làm việc cho chủ đầu tư để hiểu tổng quan hơn về qui trình quản lí dự án và những vấn đề khác về pháp luật, kinh tế..., thời gian mất khoảng 1-2 năm

Từ 3->4 thì e rằng cũng hơi khó vì nếu muốn sang 4 , chít ít lúc đó cũng có tầm ảnh hưởng khá lớn,làm trong 4 bét cũng phải 2 năm , nếu ok nữa thì tự mở công ty kết hợp 4,5 , như thế sẽ đủ trình để chiến đấu với đúng TÂM và TẦM.

Đây chỉ là một con đường trong vô số các con đường mà một sinh viên có thể chọn, có thể bạn thấy mình chỉ đi thi công là phù hợp, hoặc chỉ thiết kế là hợp với mình ,,,, dù sao cứ va vấp rồi trưởng thành dần. hè hè

các bác trao đổi tiếp ạ :D
 
Last edited by a moderator:
Rất khó để đánh giá một "vị trí nào" cho sinh viên mới ra trường, theo mình nên dùng từ "lựa chọn nào" thì hơn! Rõ ràng SV mới ra trường thường sẽ có những nhược điểm cố hữu sau:
- Thiếu (hoặc không có) kinh nghiệm trong tất cả các lĩnh vực
- Chịu sự đào tạo còn mang nặng tính lý thuyết và dàn trải của nhà trường
(gọi là cái gì cũng biết nhưng thực chất chả biết cái gì)
- Ảo tưởng hoặc hình tượng hóa công việc mình sẽ làm!
- Tính kiên trì là thấp!
- Khả năng, ngoại giao, tiếp xúc kém!
Bạn đưa ra các lĩnh vực chủ yếu của ngành xây dựng, nhưng thực tế ít ai có cơ hội làm tất cả các vị trí đó hoặc mất nhiều thời gian và sự bươn chải, thay đổi vị trí công việc mới trải qua nhiều vị trí như vậy!
Với SV mới ra trường (giống như mình vài năm trước), muốn nhanh tiến bộ, tốt nhất là:
- Chịu khó tìm một môi trường chuyên nghiệp cho mình để làm việc
- Tuyệt nhiên nên kiên trì trước công việc
- CHăm chỉ học hỏi, nhất là từ đồng nghiệp, từ internet, các cơ sở đào tạo...
- Không ngừng rèn luyện các kỹ năng chuyên môn cơ bản của ngành xd: đọc hiểu bản vẽ, thành thạo các phần mềm xây dựng và văn phòng!
Và vị trí mà SV ra trường nên lựa chọn để nhanh tiến bộ:
- Các đơn vị thi công
- Các đơn vị tư vấn
Những đơn vị này làm ra Sản phẩm xd mà, còn mới mà làm Chủ đầu tư hay Cơ quan quản lý thì sẽ rất thiếu thực tế, chuyên môn khó lòng được trau dồi!
Còn nhanh hay chậm đạt được những vị trí nào còn tùy vào năng lực, ý chí, sự may mắn của mọi người! :D
Mình có ý kiến như vậy! mong mọi người cho ý kiến!
 
Vị trí nào cho sinh viên

Còn nhanh hay chậm đạt được những vị trí nào còn tùy vào năng lực, ý chí, sự may mắn của mọi người! :D
!

Tôi đồng ý với levinhxd là nhanh hay chậm tùy thuộc mỗi người. Ở đây ý tôi là nên chọn "con đường nào" là hay nhất và đúng nhất để hội tụ Tâm & Tầm, còn nhanh hay chậm tùy vào mỗi cá nhân là tất nhiên.

Có hai ý kiến thì đều thiên về cách chọn nhà thầu làm "điểm xuất phát". Còn các bác khác thì sao nhỉ? Chúng ta thừa hiểu rất khó để mỗi cá nhân có thể theo đuổi theo 1 con đường, vì mỗi người có sở thích khác nhau, mong muốn khác nhau và thỏa mãn khác nhau. Nhưng tôi muốn các bác hiện nay đã thành công chia sẽ kinh nghiệm cho chúng tôi, cho chúng tôi biết cách chọn của các bác hay theo suy nghĩ của các bác là "kế hoạch" như thế nào để một cá nhân hành nghề xd hoàn thiện nhất (một cách chung nhất - xem đây là một sự "quy hoạch")

Theo tôi nhận thấy một KS có thể làm Giám đốc Sở XD, nhưng một Tiến sĩ có thể chỉ là một chuyên viên bình thường. Điều đó làm tôi suy nghĩ phải chăng con đường họ chọn khác nhau nên đích đến khác nhau ???? (ngoại trừ các yếu tố là cá tính hay lý lịch, "truyền thống gia đình"...mà người học cao ko thể giữ chức và ngược lại, ở đây tôi so sánh hai người đều có phẩm chất và lý lịch trong sáng, năng lực cạnh tranh).

Các bác đã từng trãi tôi nghĩ có nhiều bác đã hoặc hơn 1 lần quay lại điểm xuất phát để tìm cho mình "1 lối đi". Ở vị trí hiện nay của các bác thì cho chọn lại các bác chọn "con đường nao?"

Thanks - có nói hoang mang mong các bác bỏ qua!:-w
 
Vị trí nào cho sinh viên mới ra trường ư? Lại một câu hỏi ảo tưởng đúng tính chất "sinh viên". Các bạn đang học trong trường và luôn ảo tưởng là ...cái gì ta cũng biết...cái gì ta cũng giỏi nhưng thực sự, khi đi làm rồi các bạn mới biết được mình đang đứng ở đâu trong thế giới này.
Mình ví thế này nhé. Nếu như đỉnh cao của thành công của thế giới này là 1 dãy núi với những ngọn núi khác nhau thì trên hành trình của chúng ta, mỗi chúng ta sẽ chọn cho bản thân mình một đỉnh núi. Có những người đỉnh núi cao của họ chỉ là ngọn đồi thấp của người khác. Sẽ chẳng có vị trí nào là đỉnh cao nhất cả. Có đỉnh cao này rồi sẽ có những đỉnh cao kia. Cuộc đời chẳng qua là 1 cuộc chinh phục mà thôi.
Ngày mình mới ra trường, có người cũng định hướng là muốn đạt đỉnh ở ngành này phải đi đúng như các bước mà bạn vanhuongthuthuy đã đặt ra. Nhưng khi đi làm, tiếp xúc với nhiều người mình thấy rằng có những người suốt đời chỉ làm thầu thôi nhưng họ cũng đạt đến đỉnh cao, cũng giải thưởng này, bằng cấp nọ, nhà lầu, xe hơi, mọi người trọng vọng, họ đâu cần phải đi những bước tiếp theo.
Theo mình, hoạch định kế hoạch cho bản thân chính là hoạch định cho nhưng hoài bão, ước mơ nhưng không vượt quá khả năng của mình. Không ai mặc áo quá đầu nên mong bạn hãy biết chọn đúng nơi bắt đầu để có thể thể hiện hết khả năng của mình. Mà cuộc đời ngắn lắm nên dù ở bất cứ vị trí nào hãy cứ tỏa sáng đã.
Chúc bạn thành công
Thân chào
 
Vị trí nào cho sinh viên

Vị trí nào cho sinh viên mới ra trường ư? Lại một câu hỏi ảo tưởng đúng tính chất "sinh viên". Các bạn đang học trong trường và luôn ảo tưởng là ...cái gì ta cũng biết...cái gì ta cũng giỏi nhưng thực sự, khi đi làm rồi các bạn mới biết được mình đang đứng ở đâu trong thế giới này.

Trước tiên cảm ơn bạn đã tham gia. Tôi rất cảm kích về sự chia sẽ của bạn, song bạn cho rằng chủ đề của tôi là một câu hỏi ảo tưởng tôi cho đó là một kết luận nóng vội. Tôi đã đi làm gần 2 năm, công việc của tôi cũng bình thường nhưng hiện có những vấn đề về quản lý nhà nước thật sự tôi không thể đảm gánh nổi so với đồng nghiệp lớn tuổi hơn tôi nhiều, đó là lẽ tất nhiên nên tôi muốn tham khảo ý kiến để hoàn thiện hơn cũng như giúp các bạn sv còn ngồi ghế nhà trường có định hướng sau này. Một sự định hướng là vô lý ư?????????
 
Sự định hướng không là vô lí, nó vẫn phụ thuộc vào bản thân người lựa chọn con đường mà họ đi. Mỗi người lựa chọn cho mình một lối rẽ ma theo họ đó là phù hợp, có vấp ngã , có trả giá như vậy mới lớn nhanh được. Thực ra câu trả lời này là rất khó . Để đạt được TẦM đã khó rồi, đạt thêm được cái TÂM nữa thì lại càng khó hơn.

Sự bàn luận của chúng ta ở đây cũng là chỉ để nói về những gì mà chúng ta có thể trải qua, để những người bỡ ngỡ có thể nhìn vào và tự tìm cho mình một hướng đi. Suy cho cùng vẫn là mục đích của bản thân muốn đạt đến, mà đạt được thì có nhiều cách. Không có cách chung cho tất cả mọi người.
 
Nhưng tôi muốn các bác chia sẻ kinh nghiệm cho chúng tôi, biết cách chọn của các bác hay theo suy nghĩ của các bác là "kế hoạch" như thế nào để một cá nhân hành nghề xd hoàn thiện nhất!:-w

Vấn đề là chúng ta đặt mình ở ngưỡng nào để phấn đấu, lĩnh vực nào để phát huy và vị trí nào để công tác mà thôi!

Không xa vời nhưng cũng không quá dễ dàng!

Tôi thì có mơ ước nho nhỏ và hết sức tầm thường: Giàu như Warren Buffett bây giờ!
Không biết có cao quá không nhỉ? Thôi, giàu như Bill Gate cũng tạm được.:D

@naut: Trích: Sự bàn luận của chúng ta ở đây cũng là chỉ để nói về những gì mà chúng ta có thể trải qua, để những người bỡ ngỡ có thể nhìn vào và tự tìm cho mình một hướng đi. Suy cho cùng vẫn là mục đích của bản thân muốn đạt đến, mà đạt được thì có nhiều cách. Không có cách chung cho tất cả mọi người. ---->>> Tôi đồng ý quan điểm của bác! =D>
 
Chào các bác!=D>

Vậy đâu là nơi xuất phát điểm tốt nhất cho sv để sv tận dụng được kiến thức đã học và tiếp thu dần những vấn đề khác theo một cung bậc từ thất lên cao, giống như học lớp 5 thì phải qua lớp 4. Tránh tình trạng "mất gốc" mà xưa nay giáo dục hay gặp phải. Và theo các bác điểm bắt đầu là 1 đơn vị nào đó thì nên làm việc trong bao lâu để...thăng tiến lên một đỉnh cao hơn và cuối cùng là ổn định trong nghề. Ở đây tôi nói đến 2 chữ Tâm $ Tầm nên ổn định ở đây không nói đến cách "hạ cánh an toàn" mà là một người hoàn thiện nhất trong hoạt động xây dựng. hi...

- Điểm xuất phát tốt nhất cho bạn là năng lực học tập của bạn, cũng như cái tâm & tầm của bạn. Kiến thức học ở đại học, cách tiếp cận của bạn về một vấn đề sẽ anh hưởng lơn đến sự thành công của bạn.
- Tôi ví dự: khi bạn có kiến thức ở cấp đại học sẽtạo cho bạn tiếp cận vấn đề rất tốt. Khi bạn làm cho nhà nước ( ở phương diện quản lý) bạn sẽ được tiếp cần các thông tư nghị định về quản lý từ đồng nghiệp, từ lãnh đạo. Khi bạn làm cho đơn vị thi công, hay quản lý dự án cũng vậy. Vấn đề là bạn tiếp cận và áp dụng vấn đề như thế nào mà thôi?. Tôi cũng từng kinh qua các cơ quan, trong nhiều lĩnh vực: Từ thi công, chỉ huy trưởng công trình, giám sát, làm ban quản lý, Quản lý nhà nước, ... Một diều tôi rút ra rằng " Mình đang làm cái gì và cần cái gì". Vì vậy, khi bạn lamg gì thì bạn tìm những kiến thức, tài liệu liên quan đến vấn đề đó. Với ước chừng 3000 tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, nghị định thông tư,.... trong ngành xây dựng khó mà nhớ hết được nội dung, Bạn nên tòm đọc trước nhũng gì liên quna đến công việc của mình mà thôi. Nếu có điều kiện bạn nên tìm hiểu rộng hơn thì càng tốt. CHÚC BẠN THÀNH CÔNG
 
theo tôi, bạn nên đặt mình vào một công việc nào đó cụ thể. Rồi từ đó bạn xem xét xem khả năng của mình đến đâu chứ không thể so sánh 1 cách chung chung giữa các công việc được.bạn chỉ có thể biết được giới hạn kiến thức của mình đến đâu chứ không thể biết được giới hạn kiến thức của những người khác.
 
Đâu là bản "quy hoạch" cho sv vào nghề hả các bác?x(?????????:confused: Mong nhận được sự thảo luận sôi nổi để giới trẻ biết cách trưởng thành. Chứ như tôi thì...mới tanh mà quản lý nhà nước về xây dựng sao mà khó quá, nhiều khi tôi nản muốn đi làm cho nhà thầu cho rồi. híc...Thanks:((
Theo em nghĩ sẽ không có bản quy hoạch nào như bác nói đâu. Vấn đề ở đây có lẽ là năng lực của từng người. Đối với các bạn sinh viên mới ra trường cũng vậy, kiến thức cơ bản + tự tin + chịu khó học hỏi chính là các điều kiện cần để trở thành một người cán bộ có năng lực.
 
Một câu hởi "ngớ ngẩn" nhưng chắc qua sự chia sẽ của các bác thì những bạn là sinh viên sắp ra trường sẽ có cái nhìn tốt hơn cho tương lai khi bắt đầu đi làm.
Sắp đến "mùa tốt nghiệp" nên mong nhiều bạn sinh viên vào đọc bài viết. Tuy nhiên nội dung trên đã mổ xẻ khá nhiều rồi không cần phải có thêm những câu hỏi tiếp theo nữa.Trên tinh thần của LV là giảm tải nội dung không chuyên môn để giải phóng bộ nhớ, tôi xin phép đóng chủ đề này lại.
Cảm ơn tất cả các bác đã chia sẽ nhưng điều bổ ích. TKS
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Chỉ huy trưởng công trường
Kích để xem giới thiệu phần mềm thanh quyết toán
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD
Giới thiệu phần mềm Dự toán GXD dùng là thích, kích là sướng

Các bài viết mới

Back
Top