Mình nói DN B đây là nhà thầu B đó. Mình làm ngân hàng, đang tính nhu cầu cho nhà thầu A vay vốn lưu động nhưng vì vướng liên danh lên đang mắc chỗ uỷ quyền. Nếu không có sự uỷ quyền thì mức vốn lưu động mình phải cho vay ít đi vì liên danh cả hai cùng phải bỏ chi phí. Nhưng nếu uỷ quyền như họ thì chi phí nhà thầu A phải bỏ ra toàn bộ và mình phải cho vay nhiều lên. Vì vậy mình muốn xác định có được sự uỷ quyền đó không? để cho vay cho chuẩn xác.
Việc huy động vốn lưu động để triển khai thi công là việc làm cần thiết vì nhu cầu về lượng vốn lưu động với doanh nghiệp XD là tương đối lớn. Với đơn vị mình, mức đó khoảng 200 tỷ/năm.
Trong nhiều hợp đồng (thoả thuận) liên danh, các bên đã "cố ý" để uỷ quyền cho một đơn vị trong liên danh thực hiện việc huy động vốn cho cả liên danh (đơn vị mình cũng thường làm thế
).
Thủ tục vay đối với 1 dự án hay một công trình cụ thể thường bao gồm các văn bản sau:
- Quyết định phân bổ vốn hoặc Quyết định ghi vốn cho công trình.
- Quyết định phê duyệt dự án.
- Quyết định trúng thầu
- Hợp đồng của công trình xin vay.
- Xác nhận chuyển vốn của Chủ đầu tư.
- Đề nghị vay vốn.
- Hợp đồng tín dụng (do NH cung cấp)
- Báo cáo tài chính của DN đến thời điểm đi vay.
- Phụ lục xin vay (giấy nhận nợ) và một số văn bản khác tuỳ theo từng ngân hàng.
Như vậy, bạn là một đơn vị kinh doanh (cho vay), cũng cần phải chấp nhận rủi ro. Nhưng trong trường hợp này, bạn hoàn toàn có thể yên tâm bởi bạn có cách để nắm đằng chuôi vì có đủ cơ sở pháp lý.
Ví dụ cụ thể: Dự án X do liên danh A-B-C thực hiện. A là đơn vị đối tác vay của Ngân hàng bạn. Trong liên danh đã thoả thuận uỷ quyền cho A huy động 100%vốn.
Đơn vị A đề nghị vay. Khi xét tình hình tài chính, bạn nhận thấy nhà thầu A đủ khả năng chi trả, có xác nhận của CĐT (xác nhận chuyển vốn) là khi công trình được ứng vốn hoặc thanh toán vốn sẽ chuyển toàn bộ tiền vào tài khoản của A tại Ngân hàng của bạn (tài khoản này trùng với tài khoản ghi trong hợp đồng giữa CĐT và liên danh A-B-C). Như vậy, khi công trình thực hiện, dù là liên danh hay độc lập, toàn bộ tiền theo hợp đồng xây lắp sẽ được CĐT chuyển vào tài khoản của nhà thầu A tại Ngân hàng của bạn, rõ ràng là bạn đã nắm đằng chuôi để thu hồi số vốn đã cho vay.
Tất nhiên, trong quan hệ tín dụng, những đối tác "truyền thống" làm ăn với nhau sẽ yên tâm hơn.
Mình thì vẫn giữ quan điểm là trong trường hợp liên danh, các nhà thầu thành viên trong liên danh hoàn toàn có thể uỷ quyền thực hiện khối lượng công việc nhau. Tất nhiên phải được sự đồng ý của CĐT. CĐT phải căn cứ vào năng lực cụ thể của các nhà thầu trong liên danh và tình hình thực tế.
Còn trường hợp như tình huống trên, để uỷ quyền thực hiện toàn bộ thì chắc chắn là không thể. Bởi đơn vị của bạn
Le Tram chắc chắn không đủ năng lực theo quy định để thực hiện toàn bộ gói thầu (cho nên mới phải liên danh).
Có tình huống này, trên diễn đàn cũng đã trao đổi nhưng chưa có ý kiến nào khác:
http://giaxaydung.vn/diendan/hop-do.../21306-dieu-chinh-hop-dong-cua-lien-danh.html
Mong các bác cho ý kiến thêm!