Xin hỏi đã có Nhật ký thi công thì có cần nhật ký giám sát khi nhật ký TC hằng ngày gs đều ký

dinhmenhloithe

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
27/10/10
Bài viết
23
Điểm thành tích
1
Tuổi
38
Hiện em đang là giám sát viên thuộc đơn vị TVGS,trách nhiệm của em là luôn thường trực tại công trình(có thể nói là 24/24).NHật ký thi công hằng ngày em đều kiểm tra cho ý kiến và ký tên vào đó.Như vậy có cần thiết phải làm nhật ký giám sát nữa hay không.Vì như thế em thấy không hợp lý vì mình đã kiểm và ký xác nhận vào nhật ký thi công.Hiện em chỉ ghi các công việc hằng ngày vào sổ tay riêng để tiện việc theo dõi chứ không phải là nhật ký giám sát (cũng ko đưa vào hồ sơ).Có văn bản nào quy định cụ thể việc này không .Xin cảm ơn các đồng môn.
 

excel2050

Thành viên năng động
Tham gia
28/1/08
Bài viết
51
Điểm thành tích
8
Tuổi
44
Theo mình hiểu, nhật ký thi công là của nhà thầu ghi chép còn nhật ký giám sát là của chủ đầu tư. Hai cái này có khác nhau đấy, tuy nhiên trên thực tế thì ít khi người ta ghi nhật ký giám sát vì vốn chủ đầu tư và tư vấn lười hơn nhà thầu. Xem 209/2004/ND-CP để biết chi tiết.
 

nguyenhuutrinh

Quản trị cấp cao
Tham gia
8/10/08
Bài viết
1.208
Điểm thành tích
113
Vấn đề này bạn cần xem quy định cụ thể hợp đồng tư vấn giám sát giữa đơn vị bạn và Chủ đầu tư. Tuy nhiên, theo Quy định tại Điểm e - Điều 24 - Nghị định 209/2004/NĐ-CP thì nhật ký giám sát của Chủ đầu tư là cơ sở và là căn cứ để nghiệm thu các công việc cho nhà thầu. Do đó, việc TVGS của CĐT phải ghi nhật ký giám sát là điều kiện bắt buộc.
 

tuananhce03

<font color="red">Thành viên BQL Diễn đàn</font>
Tham gia
5/10/08
Bài viết
400
Điểm thành tích
43
Vấn đề này bạn cần xem quy định cụ thể hợp đồng tư vấn giám sát giữa đơn vị bạn và Chủ đầu tư. Tuy nhiên, theo Quy định tại Điểm e - Điều 24 - Nghị định 209/2004/NĐ-CP thì nhật ký giám sát của Chủ đầu tư là cơ sở và là căn cứ để nghiệm thu các công việc cho nhà thầu. Do đó, việc TVGS của CĐT phải ghi nhật ký giám sát là điều kiện bắt buộc.
Lần đầu em nghe có nhật ký giám sát. Em thường thấy khi lập hồ sơ hoàn công thì chỉ có nhật ký thi công của đơn vị thi công chứ làm gì có thêm nhật ký giám sát của đơn vị giám sát.
 

haophuong80

Thành viên rất quan trọng (VIP)
Tham gia
2/11/10
Bài viết
594
Điểm thành tích
43
Lần đầu em nghe có nhật ký giám sát. Em thường thấy khi lập hồ sơ hoàn công thì chỉ có nhật ký thi công của đơn vị thi công chứ làm gì có thêm nhật ký giám sát của đơn vị giám sát.
Hình như là chỉ có nhật ký giám sát của chủ đầu tư thôi nhỉ?
Theo các bạn có nhật ký giám sát của đơn vị giám sát không (cán bộ TV giám sát)?
:D Rất mong mọi người cùng trao đổi!
 

thanh_nhoc

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
7/10/08
Bài viết
148
Điểm thành tích
18
Tuổi
39
Lần đầu em nghe có nhật ký giám sát. Em thường thấy khi lập hồ sơ hoàn công thì chỉ có nhật ký thi công của đơn vị thi công chứ làm gì có thêm nhật ký giám sát của đơn vị giám sát.
Có đó bạn tùy theo yêu cầu của cdt mà có nhật ký TVGS.. Với lại đây là cơ sở thanh toán nghiệm thu chứ thật ra nhật ký của đơn vị thi công phải được gọi đúng nghĩa là hồi ký vì thường đơn vị thi công nhớ và viết lại ép tiến độ để kịp chứ có viết đúng thực tế đâu... Mình có gặp trường hợp khi ký và coi lại nhật ký đó, đơn vị tc cho làm cả ngày tết nguyên đán luôn, trong khi đó ngày 20-12 âm lịch đã nghỉ hết rồi. :confused:
Nên việc có nhật ký GS là để đối chiếu lại một cách chính xác hơn thôi mà...
Mong các bác có ý kiến thêm...
 

zualuoi

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
17/5/11
Bài viết
87
Điểm thành tích
8
Có đó bạn tùy theo yêu cầu của cdt mà có nhật ký TVGS.. Với lại đây là cơ sở thanh toán nghiệm thu chứ thật ra nhật ký của đơn vị thi công phải được gọi đúng nghĩa là hồi ký vì thường đơn vị thi công nhớ và viết lại ép tiến độ để kịp chứ có viết đúng thực tế đâu... Mình có gặp trường hợp khi ký và coi lại nhật ký đó, đơn vị tc cho làm cả ngày tết nguyên đán luôn, trong khi đó ngày 20-12 âm lịch đã nghỉ hết rồi. :confused:
Nên việc có nhật ký GS là để đối chiếu lại một cách chính xác hơn thôi mà...
Mong các bác có ý kiến thêm...
Đấy là mấy chú mới ra trường chưa có kinh nghiệm nên mới hồi ký sai thôi, các ngày nhạy cảm đó phải chừa ra thì hồi ký mới chuẩn và hợp lý được, phải tư duy nữa chứ không viết bừa được đâu, kiểu như viết truyện giả sử ấy mà, cần có một cốt chuyện hợp lý.
các sự kiện phải chốt lại cho chuẩn, sau đó triển khai công việc vào các ngày khác...thì đố bác thanh_nhoc tìm ra được
 
Last edited by a moderator:
C

chuotdong

Guest
Trời ạ, Nhật ký giám sát là của Nhà thầu tư vấn được Chủ đầu tư thuê giám sát công trình (100% trên công trường), nếu không có thì Chủ đầu tư lấy gì làm cơ sở để thanh toán cho Tư vấn giám sát.

Tuy nhiên nếu công trình mà Chủ đầu tư tự giám sát (theo luật thì là khi CĐT đủ chứng chỉ năng lực) thì thường 99% lại không có ghi nhật ký giám sát:D, nên nói là Chủ đầu tư tự giám sát là hình thức thôi

Có chỗ Nhật ký giám sát còn đánh máy vi tính - mà luật không có câu nào nói Nhật ký phải viết tay đâu nhỉ
 
Last edited by a moderator:

thanh_nhoc

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
7/10/08
Bài viết
148
Điểm thành tích
18
Tuổi
39
Đấy là mấy chú mới ra trường chưa có kinh nghiệm nên mới hồi ký sai thôi, các ngày nhạy cảm đó phải chừa ra thì hồi ký mới chuẩn và hợp lý được, phải tư duy nữa chứ không viết bừa được đâu, kiểu như viết truyện giả sử ấy mà, cần có một cốt chuyện hợp lý.
các sự kiện phải chốt lại cho chuẩn, sau đó triển khai công việc vào các ngày khác...thì đố bác thanh_nhoc tìm ra được
Bác zualuoi này cũng hay thật đó... thực tế những công trình lớn với những nhà thầu lớn và uy tín nhất cũng là hồi kỹ mà thôi bác nên nhớ vậy... E gặp thường xuyên nên mới dám khẳng định là vậy đó..
 

dinhmenhloithe

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
27/10/10
Bài viết
23
Điểm thành tích
1
Tuổi
38
Cảm ơn mọi người đã nhiệt đóng góp ý kiến. Tôi làm TVGS một thời gian theo tôi nghĩ Nhật Ký Giám Sát là không cần thiết và nhiều khi nó lại xảy ra nhiều vấn đề .Ví dụ: Công trình có một số trục trặc về kỹ thuật nên trễ tiến độ (trục trặc kỹ thuật không pải do đơn vị thi công mà do khách quan) nên chủ đầu tư yêu cầu nhật ký và các biên bản nghiệm thu phải sữa lại cho đúng tiến độ,khi đó Nhật ký thi công phải sũa lại thì dĩ nhiên Nhật ký giám sát cũng phải sữa lại ,nếu sữa nhật ký giám sát thì tôi cũng lấy nhật ký thi cong ra mà chép lại cho khớp. như vậy quá rờm rà. Còn có thể xảy ra chuyện Nhật ký thi Công và Nhật ký giám sát có thể khác nhật một số số ngày hay một số công tác vì chuyện ghi chép mà, khi đó các công việc sẽ không đồng nhất với nhau. Kết luận Nhật Ký Giám Sát chỉ là hình thức thôi.Đúng không các anh đồng nghiệp.Mong mọi người góp ý thêm .Cảm ơn mọi người
 

haophuong80

Thành viên rất quan trọng (VIP)
Tham gia
2/11/10
Bài viết
594
Điểm thành tích
43
Về việc viết nhật ký giám sát

Xin hỏi bạn đã làm công tác Tư vấn giám sát lâu chưa mà lại có ý kiến như vậy? Bạn hãy nghiên cứu kỹ Nghị định 209 về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Giám sát thi công xây dựng là việc theo dõi, kiểm tra thường xuyên, có hệ thống tại công trường về các hoạt động thi công xây dựng liên quan đến khối lượng, chất lượng, tiến độ xây dựng, an toàn lao động, vệ sinh môi trường trên công trình. Thường Nhật ký Giám sát do các đơn vị tự soạn thảo sao cho phù hợp và đầy đủ nội dung. Phần nhật ký giám sát này do người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư ghi chép. Nội dung gồm:
- Danh sách và nhiệm vụ, quyền hạn của người giám sát thi công xây dựng công trình ;
- Ghi chép kết quả kiểm tra và giám sát thường xuyên có hệ thống quá trình nhà thầu thi công xây dựng công trình triển khai các công việc tại hiện trường ;
- Những ý kiến xử lý và yêu cầu khắc phục hậu quả khi phát hiện các sai phạm về chất lượng công trình xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng công trình, ghi chép những phát hiện thi công sai với thiết kế, những thay đổi thiết kế trong quá trình thi công...
* Đối với đơn vị Tư vấn Giám Sát nhất thiết phải có các biểu mẫu chính sau:
- Nhật ký thi công công trình.
- Nhật ký giám sát thi công.
- Chỉ dẫn công trường.
- Biên bản hiện trường.
- Biên bản kiểm tra vật liệu.
- Biên bản lấy mẫu vật liệu.
- Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng và lắp đặt hệ thống, thiết bị…
- Biên bản nghiệm thu giai đoạn công trình xây dựng.
- Biên bản nghiệm thu công trình xây dựng để đưa vào sử dụng.
- Hướng dẫn, tổ chức thực hiện kiểm tra bàn giao từng phần và kiểm tra bàn giao công trình.
- Các văn bản, biên bản liên quan khác.
Tôi đã từng bị Thanh tra kiểm tra về việc viết nhật ký giám sát này. Theo đó, việc phải ghi chép Nhật ký giám sát là điều bắt buộc với mọi đơn vị làm công tác giám sát công trình xây dựng.
=D> Về vấn đề này tôi hoàn toàn nhất trí với đồng chí ks.thanhtan
Ngoài ra đơn vị lập nhật ký giám sát còn phải viết các báo cáo giám sát đầu tư, có thể là báo cáo hàng tháng, 3 tháng, 6 tháng ... đột xuất để báo cáo người quyết định đầu tư hay đoàn thanh tra kiểm tra.

Trời ạ, Nhật ký giám sát là của Nhà thầu tư vấn được Chủ đầu tư thuê giám sát công trình (100% trên công trường), nếu không có thì Chủ đầu tư lấy gì làm cơ sở để thanh toán cho Tư vấn giám sát.

Tuy nhiên nếu công trình mà Chủ đầu tư tự giám sát (theo luật thì là khi CĐT đủ chứng chỉ năng lực) thì thường 99% lại không có ghi nhật ký giám sát:D, nên nói là Chủ đầu tư tự giám sát là hình thức thôi

Có chỗ Nhật ký giám sát còn đánh máy vi tính - mà luật không có câu nào nói Nhật ký phải viết tay đâu nhỉ
:cool: ÚI bác à!
Đã mất tiền thuê đơn vị TVGS thì phải yêu cầu viết nhật ký giám sát chứ! Ngoài ra cong phải báo cáo theo tuần, tháng ... hoặc đột xuất để em còn lấy số liệu báo cáo cấp trên nữa chứ!
:D Còn em tự giám sát thì đương nhiên em báo cáo cấp trên theo ngày rồi! Nên chỉ còn báo cáo theo tháng, quý ... đột xuất thôi chứ!
:D Mà đánh máy càng đẹp chứ sao hả bác? mà em còn phải lưu tài liệu trong máy tính nữa chứ!
:)) Chữ như gà bới viết tay nhật ký giám sát em xấu hổ lắm!
 
Last edited by a moderator:

zualuoi

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
17/5/11
Bài viết
87
Điểm thành tích
8
=D> Về vấn đề này tôi hoàn toàn nhất trí với đồng chí ks.thanhtan
Ngoài ra đơn vị lập nhật ký giám sát còn phải viết các báo cáo giám sát đầu tư, có thể là báo cáo hàng tháng, 3 tháng, 6 tháng ... đột xuất để báo cáo người quyết định đầu tư hay đoàn thanh tra kiểm tra.


:cool: ÚI bác à!
Đã mất tiền thuê đơn vị TVGS thì phải yêu cầu viết nhật ký giám sát chứ! Ngoài ra cong phải báo cáo theo tuần, tháng ... hoặc đột xuất để em còn lấy số liệu báo cáo cấp trên nữa chứ!
:D Còn em tự giám sát thì đương nhiên em báo cáo cấp trên theo ngày rồi! Nên chỉ còn báo cáo theo tháng, quý ... đột xuất thôi chứ!
:D Mà đánh máy càng đẹp chứ sao hả bác? mà em còn phải lưu tài liệu trong máy tính nữa chứ!
:)) Chữ như gà bới viết tay nhật ký giám sát em xấu hổ lắm!
Em xin có vài ý kiến
Chuyện viết nhật ký là rất quan trọng nhưng phần lớn chúng ta có thể là vô tình hay cố ý hạ thấp giá trị của nó, ở quá trình thi công thì chỉ đơn thuần là ghi chép nhưng sau này nó là cơ sở cho việc kiểm tra, kiểm định, kiểm toán...
Ở những dự án lớn có vốn đầu tư nước ngoài thì công tác nhật ký là một trong những yếu tố bắt buộc hàng đầu trong giám sát, nhà thầu và tư vấn có thể bị kỷ luật với việc lơi là công tác nhật ký.
Còn nhớ ngày mới ra trường, em được giao làm công tác này cho nhà thầu thi công, hằng ngày phải làm nhật ký, chụp ảnh hiện trường và cho cả ảnh vào nhật ký, đánh máy cũng được miễn là chữ ký thì phải tươi.
Lúc rãnh rỗi tâm sự với mấy anh tư vấn người Nhật các anh ấy nói, ở việt nam mình các vấn đề này chưa được coi trọng nhưng mà ở nhật nếu kỹ sư vi phạm có thể bị kỷ luật và tịch thu chứng chỉ hành nghề đấy.
Có tìm hiểu mới biết vì sao người ta văn minh thế. mình thì hơi sởi lởi.
 
Last edited by a moderator:

tuananhce03

<font color="red">Thành viên BQL Diễn đàn</font>
Tham gia
5/10/08
Bài viết
400
Điểm thành tích
43
Tôi cũng đã tham khảo ý kiến của một số chuyên gia và Kỹ Sư - đại ý thế này: Hiện nay các Kỹ sư Tư vấn giám sát công trình luôn phải lập nhật ký giám sát để theo dõi. Nhưng theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư số 27/2009/TT-BXD ngày 31/7/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình xây dựng thì nhật ký thi công xây dựng công trình dùng để mô tả tình hình công việc và ghi chép các thông tin trao đổi giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình và các bên có liên quan khác. Nhà thầu thi công xây dựng có nhiệm vụ lập sổ nhật ký thi công xây dựng công trình. Theo đó, nếu việc nhà thầu giám sát không lập nhật ký giám sát không thể coi là hành vi vi phạm quy định giám sát thi công xây dựng...Như vậy, cụ thể ngoài thực tế cho tôi hỏi 1 câu là có ACE nào trên diễn đàn đang làm công tác Tư vấn giám sát công trình xây dựng mà không viết nhật ký giám sát không?
Xin cảm ơn!
Có em đây anh ơi. Em làm bên chủ đầu tư. Khi thanh toán, hay quyết toán hợp đồng với đơn vị tư vấn giám sát, thì không cần nhật ký giám sát. Chỉ cần chủ đầu tư kiểm tra nhật ký thi công có chữ ký của Tư vấn giám sát hằng ngày thôi.
Lúc trước em làm bên thi công em cũng không thấy đơn vị Tư vấn giám sát viết nhật ký giám sát.
Vậy nếu nhật ký giám sát đó có thì gồm có chữ ký của những ai trong quyển nhật ký đó.
Mong anh ksthanhtan và các anh cho em đáp án.
 

tuananhce03

<font color="red">Thành viên BQL Diễn đàn</font>
Tham gia
5/10/08
Bài viết
400
Điểm thành tích
43
Nhưng theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư số 27/2009/TT-BXD ngày 31/7/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình xây dựngXin cảm ơn!
Nguyên văn Khoản 1 điều 15:
Nhật ký thi công xây dựng công trình dùng để mô tả tình hình công việc và ghi chép các thông tin trao đổi giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình và các bên có liên quan khác. Nhà thầu thi công xây dựng có nhiệm vụ lập sổ nhật ký thi công xây dựng công trình. Sổ này phải được đánh số trang, đóng dấu giáp lai của nhà thầu thi công xây dựng và có xác nhận của chủ đầu tư. Sổ nhật ký thi công công trình có thể được lập cho từng hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng. Việc ghi chép các thông tin trao đổi phải được thực hiện thường xuyên.
Theo thông tư này thì không có chi tiết nào quy định Tư vấn giám sát phải có nhật ký giám sát hết cả. Các anh cho ý kiến.
 
K

Khanh_imc

Guest
Theo tôi, chủ đầu tư bắt buộc phải lập nhật ký giám sát, mà Tư vấn giám sát là do chủ đầu tư thuê, nên đương nhiên tư vấn giám sát phải làm nhật ký giám sát thay cho chủ đầu tư (vì anh giám sát ngoài hiện trường, anh phải biết làm những gì, và đương nhiên chủ đầu tư cũng phải yêu cầu anh làm nhật ký giám sát,...). Nếu không có nhật ký giám sát chắc chắn khi thanh tra, kiểm tra, chủ đầu tư sẽ bị phạt. Các bạn hãy nghiên cứu kỹ Nghị định số 23/2009/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực xây dựng (điểm d, khoản 1, Điều 13)
 
Last edited by a moderator:

597335

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
6/5/09
Bài viết
446
Điểm thành tích
63
Tuổi
35
Website
giaxaydung.vn
Cái này Sở xây dựng Bình Định đã trả lời rất rõ rồi

Sở xây dựng Bình Định đã trả lời trên mạng, câu trả lời rất rõ tại địa chỉ http://sxd.binhdinh.gov.vn/faq.php?id=11 xin trích dẫn cho mọi người tham khảo
Câu hỏi:

1. Tại điểm d Khoản 1 Điều 21 của NĐ209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 thì tư vấn giám sát cũng phải có \\\\\\\"nhật ký giám sát của Chủ đầu tư hoặc biên bản kiểm tra theo quy định\\\\\\\". Nhưng thực tế trên công trường chì có một quyển Nhật ký thi công do nhà thầu lập theo quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 19 của NĐ209/2004/NĐ-CP và Điều 15 của TT27/2009/TT-BXD ngày 31/7/2009. Nhật ký này được chia làm hai phần: Phần dành cho nhà thầu, phần dành cho tư vấn, CĐT, rồi nhà thầu xây dựng và tư vấn cùng ghi chép các nội dung theo quy định. EM xin hỏi như vậy có đúng không ? 2. Việc lập biên bản nghiệm thu nội bộ có thể \\\\\\\"thể hiện bằng cam kết về sự phù hợp chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng thể hiện ngay trong phiếu yêu cầu chủ đầu tư nghiệm thu\\\\\\\" theo Điều 13 của TT27/2009/TT-BXD ngày 31/7/2009 được không ? Vì hiện nay các chủ đầu tư hầu như đều buột nhà thầu phải tách biệt biên bản nghiệm thu nội bộ và phiếu yêu cầu nghiệm thu. Em trân trọng cảm ơn qúy Sở.

Trả lời: 1. Theo điểm d Khoản 1, Điều 19 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP quy định Nhà thầu thi công phải lập và ghi Nhật ký thi công công trình theo quy định. Hình thức lập Nhật ký thi công được quy định tại Khoản 1, Điều 15 của Thông tư 27/2009/TT-BXD. Nội dung ghi chép trong Nhật ký thi công được quy định rõ tại Khoản 2, Điều 15 của Thông tư 27/2009/TT-BXD. Theo đó, Nhà thầu thi công cần phải ghi rõ diễn biến tình hình thi công trên công trường và các kiến nghị nếu có. Nếu các đơn vị liên quan có ý kiến chỉ đạo giải quyết các vấn đề phát sinh khác thì cũng phải ghi rõ trong Nhật ký thi công. Như vậy, việc phân chia Nhật ký thi công làm hai phần là không bắt buộc.
Theo điểm d Khoản 1 Điều 21 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP, Chủ đầu tư phải thực hiện kiểm tra và giám sát thường xuyên có hệ thống quá trình nhà thầu thi công xây dựng công trình triển khai các công việc tại hiện trường. Chủ đầu tư lập Nhật ký giám sát hoặc Biên bản kiểm tra theo quy định để ghi rõ các kết quả kiểm tra này. Như vậy, Chủ đầu tư có thể lập Nhật ký giám sát hoặc lập Biên bản kiểm tra tùy thuộc vào năng lực quản lý chất lượng công trình của mình.
2. Theo Điều 13 của Thông tư 27/2009/TT-BXD, Nhà thầu phải tự kiểm tra, khẳng định sự phù hợp về chất lượng của công việc xây dựng mình thực hiện. Tùy theo đặc điểm và quy mô từng công trình, sự khẳng định này có thể được thể hiện bằng Biên bản nghiệm thu nội bộ hoặc bằng nội dung cam kết ngay trong văn bản yêu cầu nghiệm thu gởi Chủ đầu tư. Như vậy, Biên bản nghiệm thu nội bộ và Phiếu yêu cầu Chủ đầu tư nghiệm thu là không bắt buộc phải riêng biệt.
Chúc bạn thành công trong công việc.
P.QLXD
 

cauchuhung2008

Thành viên có triển vọng
Tham gia
11/3/08
Bài viết
7
Điểm thành tích
1
Tuổi
37
chỗ Em đang làm, giám sát CĐT cũng viết nhật ký, một phần trong đó để sau này có cái mà đối chiếu với nhật ký nhà thầu TC, từ đó biết được những cái quan trọng có bị lệch nội dung không? ...
 

tuananhce03

<font color="red">Thành viên BQL Diễn đàn</font>
Tham gia
5/10/08
Bài viết
400
Điểm thành tích
43
Theo tôi, chủ đầu tư bắt buộc phải lập nhật ký giám sát, mà Tư vấn giám sát là do chủ đầu tư thuê, nên đương nhiên tư vấn giám sát phải làm nhật ký giám sát thay cho chủ đầu tư (vì anh giám sát ngoài hiện trường, anh phải biết làm những gì, và đương nhiên chủ đầu tư cũng phải yêu cầu anh làm nhật ký giám sát,...). Nếu không có nhật ký giám sát chắc chắn khi thanh tra, kiểm tra, chủ đầu tư sẽ bị phạt. Các bạn hãy nghiên cứu kỹ Nghị định số 23/2009/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực xây dựng (điểm d, khoản 1, Điều 13)
Như vậy trong quyển Nhật ký giám sát, ai là người viết nhật ký, ai là người xác nhận vào quyển nhật ký đó hằng ngày. Quyển nhật ký giám sát có đóng dấu giáp lai của Chủ đầu tư như quyển Nhật ký thi công của đơn vị thi công không?
Trân trọng cảm ơn.
 

tuananhce03

<font color="red">Thành viên BQL Diễn đàn</font>
Tham gia
5/10/08
Bài viết
400
Điểm thành tích
43
Ngày xưa anh làm công tác Tư vấn giám sát đã lập nhật ký giám sát, quyển nhật ký này tự soạn sao cho phù hợp. Sau đó đóng dấu giáp lai của Chủ đầu tư. Trong đó viết đầy đủ công việc thi công xây dựng hàng ngày, những sự thay đổi trong quá trình xây dựng, và Tư vấn giám sát tự ký vào, chủ yếu viết theo diễn biến các công việc hàng ngày trong Nhật ký thi công của nhà thầu thi công xây dựng. Và Thanh tra xây dựng đã kiểm tra Tư vấn giám sát về việc này. Các bạn xin cho ý kiến thêm!
Thực tế như anh nói thì các nội dung trong nhật ký giám sát cũng phải đều có trong nhật ký thi công của đơn vị thi công. Trong quyển nhật ký thi công thì đơn vị chủ đâu tư, đơn vị giám sát, đơn vị thi công cũng đều có thể ghi những kiến nghị thực tế trên công trường.
Quyển nhật ký thi công đơn vị tư vấn giám sát cũng phải ký xác nhận công việc hàng ngày. Vậy thì cái ông nhật ký giám sát cứ lấy nguyên nhật ký thi công bê vào trong quyển nhật ký giám sát. Trong khi anh nói thì quyển nhật ký giám sát chỉ có đơn vị giám sát tự ký vào mà không có xác nhận của chủ đầu tư, còn quyển nhật ký thi công thì có xác nhận đầy đủ chữ ký.
Vậy thì có cần thiết có quyển nhật ký giám sát không? Một hồ sơ văn bản nào mà chỉ có chữ ký của một bên thì giá trị pháp lý có chặt chẽ không?
 

tuananhce03

<font color="red">Thành viên BQL Diễn đàn</font>
Tham gia
5/10/08
Bài viết
400
Điểm thành tích
43
@ Nhật ký thi công thì phải đóng dấu giáp lai của chính nhà thầu thi công xây dựng, chứ không phải dấu giáp lai của Chủ đầu tư em ạ!
Cái này anh Tân xem lại nhe. Nhật ký thi công là của đơn vị thi công thì phải có dấu giáp lai của Chủ đầu tư chứ không phải của Nhà thầu thi công. Mục đích của dấu giáp lai là để đơn vị thi công không xé bỏ, và làm lại quyển nhật ký khác. Vậy thì dấu giáp lai của đơn vị thi công thì Nhà thầu thi công thay đổi quyển nhật ký lúc nào chả được.
Bên em là chủ đầu tư thì quyển nhật ký thi công của đơn vị thi công luôn là dấu giáp lai của đơn vị chủ đầu tư bên em.

Các thắc mắc này em đã đặt vấn đề với một bác giám sát 60 tuổi của bên em. Bác là kỹ sư công chánh đầu tiên của trường Phú Thọ (ĐH Bách Khoa).
Chân thành cảm ơn các anh.
 

Top