Xin hỏi chọn thầu tư vấnthiết kế như thế nào cho đúng với Nghị định 15/2013/NĐ-CP ?

chilhal

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
6/10/08
Bài viết
39
Điểm tích cực
12
Điểm thành tích
8
Tuổi
47
Căn cứ theo Điều 12. Trình tự thực hiện và quản lý chất lượng khảo sát xây dựng, Điều 15. Trách nhiệm của nhà thầu thiết kế, Điều 17. Trình tự thực hiện và quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình của Nghị định thì phải phê duyệt nhiệm vụ thiết kế rùi mới chọn thầu thiết kế, lựa chọn xong nhà thầu thiết kế mới yêu cầu nhà thầu thiết kế lập nhiệm vụ khảo sát sau đó phê duyệt nhiệm vụ khảo sát rùi mới lựa chọn nhà thầu khảo sát như vậy nếu muốn lựa chọn chung nhà thầu khảo sát và thiết kế 1 lần thì phải như thế nào? Chủ đầu tư có thể tự lập nhiệm vụ khảo sát, nhiệm vụ thiết kế rùi phê duyệt luôn để tiến hành lựa chọn thầu chung được không?
 
Theo Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/07/2013 của Bộ Xây Dựng tại Điều 8 có quy định
Điều 8. Nhiệm vụ khảo sát xây dựng1. Nhiệm vụ khảo sát phải được lập phù hợp với quy mô công trình, loại hình khảo sát xây dựng và bước thiết kế. Chủ đầu tư có thể thuê tổ chức tư vấn, chuyên gia góp ý hoặc thẩm tra nhiệm vụ khảo sát xây dựng khi cần thiết.Nhiệm vụ khảo sát xây dựng do nhà thầu thiết kế xây dựng công trình lập là cơ sở lập hồ sơ mời thầu khảo sát xây dựng. Trong hồ sơ dự thầu khảo sát, nhà thầu khảo sát có trách nhiệm lập phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng theo quy định tại Điều 9 Thông tư này. Chủ đầu tư có thể thuê nhà thầu khảo sát lập nhiệm vụ khảo sát để phục vụ việc tìm kiếm địa điểm xây dựng, lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình và lập Dự án đầu tư xây dựng công trình.
Tuy nhiên tại Điều 13 lại không nói rõ Nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình lập là cơ sở lập hồ sơ mời thầu tư vấn thiết kế xây dựng ?
 
Xin hỏi thêm về lựa chọn nhà thầu:
Theo Nghị định 15/2013/NĐ-CP
Điều 8 Công khai thông tin về năng lực của các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng công trình:
1. Các tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin về năng lực hoạt động xây dựng của mình gửi bằng đường bưu điện hoặc trực tiếp tới cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng để đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử do cơ quan này quản lý.
2. Trong thời gian 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin về năng lực hoạt động xây dựng do các tổ chức, cá nhân cung cấp, cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng có trách nhiệm xem xét và quyết định đăng tải thông tin trên trang thông tin điện tử do mình quản lý.
3. Các thông tin về năng lực hoạt động xây dựng nêu tại Khoản 1 Điều này là cơ sở để lựa chọn tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động xây dựng sau:
a) Thẩm tra thiết kế xây dựng công trình;
b) Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng;
c) Giám sát chất lượng công trình xây dựng;
d) Kiểm định, giám định chất lượng công trình xây dựng;
đ) Khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng công trình cấp đặc biệt, cấp I và công trình cấp II được đầu tư xây dựng bằng vốn ngân sách nhà nước (đối với các nhà thầu chính).
Điều 47. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2013 và thay thế Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng, Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng, thay thế Khoản 4 Điều 13, Điều 18 và Điều 30 của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Các quy định trước đây của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương trái với Nghị định này đều bị bãi bỏ.
2. Quy định sử dụng thông tin về năng lực để lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng tại Khoản 3 Điều 8 của Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2013.
3. Các công trình đã thực hiện chứng nhận đủ điều kiện an toàn chịu lực, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực theo quy định tại Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng, Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng thì tiếp tục thực hiện cho đến khi hoàn thành công trình
Như vậy khi chọn nhà thầu thẩm tra, giám sát ... có bắt buộc đưa việc nhà thầu được đăng tải thông tin trên trang thông tin điện tử do cơ quan quản lý nhà nước vào HSMT làm tiêu chuẩn đánh giá không?
 
Có phải em hỏi quá thừa nên không có ai trả lời hết? Nếu có nơi nào trong diễn đàn nói về vấn đề này rồi thì chỉ giúp em với!
 
@chilhal : Có bạn ạ, Trong quá trình đấu thầu hoặc chỉ định thầu, Chủ đầu tư có quyền không XEM XÉT năng lực của đơn vị không đăng tải và minh bạch thông tin trên website của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng. Đây có thể coi là một tiêu chí đánh giá trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
 
Cám ơn bạn! Nhưng hiện tại vẫn chưa áp dụng được vì chưa có quy định cụ thể, website của cơ quan quản lý nhà nước cũng chưa có!
 
Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Chỉ huy trưởng công trường
Kích để xem giới thiệu phần mềm thanh quyết toán
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD
Giới thiệu phần mềm Dự toán GXD dùng là thích, kích là sướng

Các bài viết mới

Back
Top