Xin hỏi Phương án thi công đập đất mùa mưa dông

ducky_dhkt

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
7/8/08
Bài viết
11
Điểm tích cực
0
Điểm thành tích
1
Tuổi
40
Tôi đang thi công 1 đập đất từ tháng đầu tháng 4, hiện nay ở khu vực tôi thi công xuất hiện mưa dông vào buổi chiều làm cho phần đất đắp bị ướt không đắp được phải chờ mất 3-4 mới thi công lại được. Gần đây tần suất mưa dông liên tục tăng nên thi công rất ngập ngừng. Anh em nào có kinh nghiệm xử lý vấn đề này.
 
Tôi đang thi công 1 đập đất từ tháng đầu tháng 4, hiện nay ở khu vực tôi thi công xuất hiện mưa dông vào buổi chiều làm cho phần đất đắp bị ướt không đắp được phải chờ mất 3-4 mới thi công lại được. Gần đây tần suất mưa dông liên tục tăng nên thi công rất ngập ngừng. Anh em nào có kinh nghiệm xử lý vấn đề này.
Thi công như vậy, cần phải nhanh gọn, bạn có thể dùng phương pháp đổ lấn ( tức là cho xe ô tô đổ lấn dần, máy ủi ủi ngay, và cố gắng tận dụng xe đi trên được đất đắp đập để tiết kiệm ca lu, và kết hợp cùng lu để làm sao phân lớp đắp được chặt trong thời gian nhanh nhất, tốn ít ca máy nhất.
Chú ý khi thi công đắp đập vào mùa mưa là phải nhanh và gọn gàng, công tác lu lèn cực kỳ quan trọng.
Xin anh em cho ý kiến...
 
Thi công công tác đất trong thời tiết mưa nhiều quả là rất khó khăn để đảm bảo tiến độ, chất lượng. Qua 1 số công trình, mình xin góp 1 số ý kiến thế này:
Nguyên tắc chung :
- Tiêu thoát nước tốt.
- Tranh thủ tối đa thời gian giữa 2 đợt mưa.
Để thi công được, cần :
- Nắm chắc diễn biến thời tiết để có điều hành phù hợp nhất. Biết 1 chút kiến thức về xem các biểu hiện của tự nhiên để dự đoán quy luật mưa, lượng mưa, thời điểm mưa.
- Xây dựng 1 kế hoạch phối hợp đồng bộ giữa tất cả các bộ phận ( nguồn đất, vận chuyển, lu lèn, máy bơm, lán trại tạm hiện trường....) để ứng phó với thời tiết: khi có mưa, khi hết mưa.
Triển khai cụ thể:
- Do thời gian đủ điều kiện thi công giữa 2 đợt mưa rất ngắn nên phải tranh thủ tối đa thời gian, tổ chức làm việc 3 ca, huy động tối đa nhân lực , phương tiện, máy móc để làm nhanh, làm gọn, dứt điểm. Không đổ đất dự trữ.
- Thi công xong 1 đợt, phải triển khai ngay các biện pháp bảo vệ tác động xấu của mưa đến lớp đất vừa đắp: đào rãnh, đắp bờ ngăn, cử người ứng trực tiêu thoát thường xuyên ngay trong cơn mưa, không để đất bị ngấm nhiều, ngâm lâu trong nước.
- Khi mưa xong, phải kiểm tra lại toàn bộ hiện trường, tình trạng lớp đất đã đắp, không cho máy móc thiết bị vào hiện trường nếu chưa đủ điều kiện. Trong thời gian đó, dự báo trước tính hình thời tiết để triển khai khai thác đất, vận chuyển đất về hiện trường. Chỉ đưa đất về nếu thi công được, và phải làm ngay không kể ngày đêm. Đắp từ nơi cao xuống nơi thấp, tạo độ dốc thoát nước lớn hơn mức bình thường.Đất đã san ra, phải lu sơ bộ ngay, tránh mưa đột ngột. Việc san gọt có thể tiến hành vào ca làm việc tiếp theo.
- Khi đất về hiện trường nhưng có mưa đột ngột thì để nguyên trên xe, không đổ. Tạnh mưa mới cho đổ. Đất đã đổ mà có mưa lớn đột ngột thì để nguyên đống không san ủi ra, nước chủ yếu ngấm vào phần chân đống đất nên phần trên đống vẫn có thể dùng để đắp được.
.....................các bác cho ý kiến tiếp.
 
tôi cũng đang gặp tình trạng tương tự

nên tính phương án che mưa nếu không có gió to. Vì cho khịp tiến độ kịp tiến độ. Máy móc không phải chờ lâu
 
Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Chỉ huy trưởng công trường
Kích để xem giới thiệu phần mềm thanh quyết toán
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD
Giới thiệu phần mềm Dự toán GXD dùng là thích, kích là sướng

Các bài viết mới

Back
Top