Xin trợ giúp Lập dự toán cho công tác ốp mái taly bằng đá lô ca (đá hộc).

vinhxtkt

Thành viên có triển vọng
Tham gia
15/12/08
Bài viết
6
Điểm tích cực
0
Điểm thành tích
1
Mình đang thiết kế ốp mái taly dương bằng đá hộc, mái taly mình thiết kế cao 7.5m sau đó cắt 01 cơ rộng 2m rồi tiếp lên 7.5m nữa, vậy tổng chiều cao mái taly là 15m.
Mình tìm tất cả các định mức có liên quan đến công tác ốp mái này nhưng chỉ thấy qui định sơ sơ như: Ốp đá hộc trên mặt bằng; Ốp đá hộc taly ..... Nhưng nghiên cứu kỹ ra thì không thấy có có qui định nào nói về chiều cao mái taly. Đối với trường hợp mái taly của mình thì thực tế đơn vị thi công sẽ phải vận chuyển lên cao rất khó khăn, và công tác ốp thậm chí phải dùng giàn giáo....
Các bạn có ai rành về việc này xin chỉ giáo mình với. Mình tìm tất cả trên các diễn đàn rồi mà chưa thấy ai gặp như mình.
- Nếu mình tính vận chuyển bộ thì trong Định mức chỉ có vận chuyển vác bộ, xe cút kít .. Áp dụng vào mình thấy chưa hợp lý vì thực tế không thể vác đi bộ được mà chỉ chuyền tay từ dưới lên trên.
- Còn nếu áp dụng phần định mức vận chuyển vật tư lên cao AL7000... thì theo phân tích định mức thì vận chuyển bằng vận thăng lồng (cũng không áp dụng được).
Bạn nào gặp trường hợp của mình xin giúp đỡ. Mình cảm ơn nhiều:-w
 
Mình đang thiết kế ốp mái taly dương bằng đá hộc, mái taly mình thiết kế cao 7.5m sau đó cắt 01 cơ rộng 2m rồi tiếp lên 7.5m nữa, vậy tổng chiều cao mái taly là 15m.
Mình tìm tất cả các định mức có liên quan đến công tác ốp mái này nhưng chỉ thấy qui định sơ sơ như: Ốp đá hộc trên mặt bằng; Ốp đá hộc taly ..... Nhưng nghiên cứu kỹ ra thì không thấy có có qui định nào nói về chiều cao mái taly. Đối với trường hợp mái taly của mình thì thực tế đơn vị thi công sẽ phải vận chuyển lên cao rất khó khăn, và công tác ốp thậm chí phải dùng giàn giáo....
Các bạn có ai rành về việc này xin chỉ giáo mình với. Mình tìm tất cả trên các diễn đàn rồi mà chưa thấy ai gặp như mình.
- Nếu mình tính vận chuyển bộ thì trong Định mức chỉ có vận chuyển vác bộ, xe cút kít .. Áp dụng vào mình thấy chưa hợp lý vì thực tế không thể vác đi bộ được mà chỉ chuyền tay từ dưới lên trên.
- Còn nếu áp dụng phần định mức vận chuyển vật tư lên cao AL7000... thì theo phân tích định mức thì vận chuyển bằng vận thăng lồng (cũng không áp dụng được).
Bạn nào gặp trường hợp của mình xin giúp đỡ. Mình cảm ơn nhiều:-w
Theo mình để đơn giản hóa giữa thực tế và dự toán ta nên áp dụng mã xây mặt bằng mái dốc AE.119
 
1. Bạn áp dụng mã hiệu Xây đá hộc mái dốc thẳng là hợp lý.
2. Về việc vận chuyển vật liệu lên cao, bạn căn cứ vào cự ly vận chuyển bộ thực tế kết hợp với văn bản hướng dẫn vận chuyển bộ của tỉnh bạn để tính toán. Việc tính toán này cũng không quá phức tạp và đương nhiên phải tính cho nhà thầu vì các công việc này khá khó để làm. Theo quy định của định mức, các công việc của công tác xây đá bao gồm chuẩn bị, lắp và tháo dỡ giàn giáo xây, trộn vữa, xây kể cả miết mạch, kẻ chỉ theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Vận chuyển vật liệu trong phạm vi 30m. Vật liệu làm dàn giáo đã tính trong định mức.

Như tỉnh tôi, độ dốc 30 độ đến 40 độ, cho phép định mức vận chuyển bộ nhân (x) với 4,5 lần. Độ dốc cao hơn hoặc địa hình hiểm trở thì cho phép nhân định mức vận chuyển bộ gấp 6,0 lần.
 
Mình đang thiết kế ốp mái taly dương bằng đá hộc, mái taly mình thiết kế cao 7.5m sau đó cắt 01 cơ rộng 2m rồi tiếp lên 7.5m nữa, vậy tổng chiều cao mái taly là 15m.
Mình tìm tất cả các định mức có liên quan đến công tác ốp mái này nhưng chỉ thấy qui định sơ sơ như: Ốp đá hộc trên mặt bằng; Ốp đá hộc taly ..... Nhưng nghiên cứu kỹ ra thì không thấy có có qui định nào nói về chiều cao mái taly. Đối với trường hợp mái taly của mình thì thực tế đơn vị thi công sẽ phải vận chuyển lên cao rất khó khăn, và công tác ốp thậm chí phải dùng giàn giáo....
Các bạn có ai rành về việc này xin chỉ giáo mình với. Mình tìm tất cả trên các diễn đàn rồi mà chưa thấy ai gặp như mình.
- Nếu mình tính vận chuyển bộ thì trong Định mức chỉ có vận chuyển vác bộ, xe cút kít .. Áp dụng vào mình thấy chưa hợp lý vì thực tế không thể vác đi bộ được mà chỉ chuyền tay từ dưới lên trên.
- Còn nếu áp dụng phần định mức vận chuyển vật tư lên cao AL7000... thì theo phân tích định mức thì vận chuyển bằng vận thăng lồng (cũng không áp dụng được).
Bạn nào gặp trường hợp của mình xin giúp đỡ. Mình cảm ơn nhiều:-w
Về việc chọn định mức công tác ốp thì mình không có ý kiến gì thêm.
Còn việc vận chuyển bộ thì mình nhớ không nhầm thì có định mức 442 năm 1971 thì phải?
 
Còn việc vận chuyển bộ thì mình nhớ không nhầm thì có định mức 442 năm 1971 thì phải?
Làm gì định mức nào ra đời lâu thế. Việc vận chuyển bộ, các tỉnh đều có hướng dẫn. Ví dụ như văn bản hiện hành của tỉnh tôi. Tại đây, bài viết số 17.
 
Last edited by a moderator:
Làm gì định mức nào ra đời lâu thế. Việc vận chuyển bộ, các tỉnh đều có hướng dẫn. Ví dụ như văn bản hiện hành của tỉnh tôi. Tại đây, bài viết số 17.
Có thể có tỉnh ra văn bản hướng dẫn chú ạ.
Có tỉnh thì không vẫn áp dụng cái định mức cũ mèm đó đấy thôi. (nhưng vận dụng là chính)
Ý anh nói là có thể áp dụng cái định mức đó để làm nếu không có văn bản hướng dẫn.
Với trường hợp trên theo anh nếu không có hướng dẫn thì có thể mở đường công vụ và áp dụng định mức 442 để lập dự toán.
Vấn đề làm cái gì cũng phải có cơ sở mà?
Hính như trong thư viện GXD cũng có cái định mức 442 thì phải?:D
 
Có thể có tỉnh ra văn bản hướng dẫn chú ạ.
Có tỉnh thì không vẫn áp dụng cái định mức cũ mèm đó đấy thôi. (nhưng vận dụng là chính)
Ý anh nói là có thể áp dụng cái định mức đó để làm nếu không có văn bản hướng dẫn.
Với trường hợp trên theo anh nếu không có hướng dẫn thì có thể mở đường công vụ và áp dụng định mức 442 để lập dự toán.
Vấn đề làm cái gì cũng phải có cơ sở mà?
Hính như trong thư viện GXD cũng có cái định mức 442 thì phải?:D

Định mức trên 4rum chắc không thiếu đâu anh.
Em có cái file này mà không biết đủ không? Em thấy chỉ có mấy trang.
 

File đính kèm

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Chỉ huy trưởng công trường
Kích để xem giới thiệu phần mềm thanh quyết toán
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD
Giới thiệu phần mềm Dự toán GXD dùng là thích, kích là sướng

Các bài viết mới

Back
Top