Xin tư vấn về thủ tục hồ sơ khối lượng phát sinh

Các bạn cho hỏi thủ tục thanh toán khối lượng phát sinh trong các trường hợp sau thì cách giải quyết như này có đúng không
1. Với Công trình thiết kế 2 bước khi có KL công việc phát sinh do thay đổi thiết kế mới (không phải chỉnh sửa) thì
- Đơn vị tư vấn thiết kế đã làm bước thiết kế kỹ thuật lập hồ sơ bản vẽ phát sinh+dự toán trình CĐT.
- CĐT thẩm định, ra quyết định phê duyệt hồ sơ bản vẽ + dự toán TKKT
- Nhà thầu (không có hoặc có chức năng thiết kế BVTC) lập hồ sơ BVTC+dự toán trình CĐT
- CĐT thẩm định, ra quyết định phê duyệt hồ sơ bản vẽ + giá Gói thầu
- CĐT và Nhà thầu ký phụ lục hợp đồng bổ sung
- Nhà thầu thi công theo hồ sơ BVTC rồi làm hồ sơ thanh toán vốn phần khối lượng phát sinh đó
2. Với Công trình thiết kế 2 bước khi có KL công việc phát sinh do thay đổi thiết kế chỉnh sửa thì: không cần đơn vị tư vấn thiết kế lập TKKT nữa mà Nhà thầu lập BVTC +dự toán. Rồi trình CDDT thẩm định, sau đó tiến hành như các bược trên.
3. Với công trình thiết kế 1 bước khi có thiết kế bổ sung mới hoặc chỉnh sửa.
Nhà thầu (nếu có năng lực thiết kế BVTC sẽ tự lập thiết kế+dự toán)sau đó trình CĐT
Nhà thầu (không đủ năng lực thiết kế BVTC) sẽ thuê tư vấn thiết kế lập hoặc thuê ngay tư vấn thiết kế đã lập BVTC để lập rồi trình.

Những điều mình vữa nêu trên các bạn cho mình biết là có đúng không?
Thanks các bạn nhiều
 
Các bạn cho hỏi thủ tục thanh toán khối lượng phát sinh trong các trường hợp sau thì cách giải quyết như này có đúng không
1. Với Công trình thiết kế 2 bước khi có KL công việc phát sinh do thay đổi thiết kế mới (không phải chỉnh sửa) thì
- Đơn vị tư vấn thiết kế đã làm bước thiết kế kỹ thuật lập hồ sơ bản vẽ phát sinh+dự toán trình CĐT.
- CĐT thẩm định, ra quyết định phê duyệt hồ sơ bản vẽ + dự toán TKKT
- Nhà thầu (không có hoặc có chức năng thiết kế BVTC) lập hồ sơ BVTC+dự toán trình CĐT
- CĐT thẩm định, ra quyết định phê duyệt hồ sơ bản vẽ + giá Gói thầu
- CĐT và Nhà thầu ký phụ lục hợp đồng bổ sung
- Nhà thầu thi công theo hồ sơ BVTC rồi làm hồ sơ thanh toán vốn phần khối lượng phát sinh đó
2. Với Công trình thiết kế 2 bước khi có KL công việc phát sinh do thay đổi thiết kế chỉnh sửa thì: không cần đơn vị tư vấn thiết kế lập TKKT nữa mà Nhà thầu lập BVTC +dự toán. Rồi trình CDDT thẩm định, sau đó tiến hành như các bược trên.
3. Với công trình thiết kế 1 bước khi có thiết kế bổ sung mới hoặc chỉnh sửa.
Nhà thầu (nếu có năng lực thiết kế BVTC sẽ tự lập thiết kế+dự toán)sau đó trình CĐT
Nhà thầu (không đủ năng lực thiết kế BVTC) sẽ thuê tư vấn thiết kế lập hoặc thuê ngay tư vấn thiết kế đã lập BVTC để lập rồi trình.

Những điều mình vữa nêu trên các bạn cho mình biết là có đúng không?
Thanks các bạn nhiều

Nếu công trình của bạn thuộc nhà cao tầng hay giá trị phát sinh lớn, khi có khối lượng công việc phát sinh thì:

  • Đơn vị thiết kế (chứ không phải tư vấn thiết kê) chỉnh sửa bản vẽ thiết kế, tính toán khối lượng phát sinh. Trường hợp CĐT đủ năng lực thẩm tra thì thuê tư vấn thiết kế thẩm tra lại 1 lần nữa.
  • Sau khi thẩm tra xong thì phát hành bản vẽ xuống cho nhà thầu. Nhà thầu kiểm tra xem bản vẽ tính toán lại khối lượng phát sinh và lập dự toán trình cho CĐT. Nếu 2 bên thỏa thuận OK thì nhà thầu tiếp tục làm phần phát sinh đó, nếu không OK thì CĐT cứ xem đó là 1 hạng mục khác và mời nhà thầu khác làm. (Tuy nhiên trường hợp này xảy ra ít, vì nhà thầu sẽ làm thôi, vì đơn giá áp dụng như đơn xác của các công việc khác)
Nếu công trình của bạn nhỏ hay giá trị phát sinh thấp, khi có khối lượng công việc phát sinh thì:

  • Sau khi CĐT và nhà thầu thỏa thuận, thì đơn vị thi công cứ thi công, sau này làm hồ sơ hoàn công giai đoạn sẽ chỉnh sửa phần khối lượng phát sinh đó vào bản vẽ.
  • Phụ lục khối lượng phát sinh này được CĐT, TVGS, và nhà thầu cùng xác nhận. Biên bản khối lượng phát sinh này, sẽ được bên thiết kế ký sau cũng được vì CĐT đã làm việc với bên thiết kế rồi.
 
Đấy vấn đề mình hỏi cũng như bạn đấy, đây cũng là phát sinh ko vượt TMĐT. Bên mình làm đúng như bạn nói mà bây giờ kiểm toán Nhà nước bảo không được đấy, nhưng hỏi văn bản nào bảo ko cho làm thế thì họ cũng ko đưa ra, mà lại hỏi lại mình làm theo hướng dẫn của văn bản nào, nếu ko có văn bản nào hướng dẫn thế thì có nghĩa là mình làm sai, sao lại qui tội vô lý thế ko biết.

Theo mình hiểu thì ko cấm có nghĩa là được làm, nhưng theo cái lý của nhà kiểm toán lại là cái gì cho phép mới được làm. Vẫn là cái lý chung của các cơ quan hành là chính.
Về vấn đề các bạn đang thắc mắc mình xin có một chút ý kiến như sau: các bạn phải phân biệt khối lượng do hồ sơ mời thầu tính thiếu và khối lượng phát sinh.
Khối lượng do hồ sơ mời thầu tính thiếu không phải là khối lượng phát sinh mà do người lập dự toán hoặc người lập hồ sơ dự thầu tính thiếu. Nếu xét về mặt nguyên tắc chung thì khối lượng này đúng ra không đc phép thanh toán vì tại ban đầu đấu thầu nhà thầu k kiểm tra kỹ thì phải chịu. tuy nhiên theo quy định hiện tại phần này vẫn đc thanh toán và phụ thuộc vào điều khoản hợp đồng.
Còn khối lượng phát sinh là khối lượng do thay đổi bổ sung thiết kế vì lý do thực tế thi công phát sinh. Khối lượng này phải được thẩm định lại theo quy định tại nghị định 12/2009 của chính phủ và trình chủ đầu tư duyệt (nếu không làm vượt tổng mức đầu tư), trình người quyết định đầu tư duyệt nếu làm vượt tổng mức đầu tư). KTNN yêu cầu như bạn nói là đúng chứ k pải tù mù.
 
Nếu công trình của bạn thuộc nhà cao tầng hay giá trị phát sinh lớn, khi có khối lượng công việc phát sinh thì:

  • Đơn vị thiết kế (chứ không phải tư vấn thiết kê) chỉnh sửa bản vẽ thiết kế, tính toán khối lượng phát sinh. Trường hợp CĐT đủ năng lực thẩm tra thì thuê tư vấn thiết kế thẩm tra lại 1 lần nữa.
.
Đây là trường hợp rất hay gặp trong thực tế, tuy nhiên em vẫn muốn hỏi trong trường hợp Chủ đầu tư không đủ năng lực phải thuê tư vấn thẩm tra (đến đây phát sinh thêm giá trị của gói thầu thẩm tra), nếu trong quyết định phê duyệt dự án, kế hoạch đấu thầu đã lập không có chi phí cho gói thầu này thì Chủ đầu tư có được tự thanh toán chi phí thẩm tra phát sinh này từ Dự phòng không (nếu không vượt TMĐT)?

Em vẫn băn khoăn liệu trong trường hợp nào thì đối với khối lượng phát sinh thì việc lập thiết kế, dự toán trong trường hợp nào sẽ do:
+ Đơn vị thi công lập, Chủ đầu tư thẩm tra, phê duyệt.
+ Đơn vị TVTK lập (đơn vị thi công lúc này không được phép lập?), sau đó Chủ đầu tư tổ chức thẩm tra --> ra quyết định phê duyệt thiết kế dự toán ---> ký hợp Phụ lục hợp đồng sửa đổi, bổ sung.

(Lúc này liệu ta có cần ra Quyết định chỉ định thầu bổ sung nữa không ah...).
----------
Híc.. trong trường hợp này không biết có phải Điều chỉnh kế hoạch đấu thầu trình Người quyết định đầu tư phê duyệt không nữa (quả là hơi rắc rối).
 
Đây là trường hợp rất hay gặp trong thực tế, tuy nhiên em vẫn muốn hỏi trong trường hợp Chủ đầu tư không đủ năng lực phải thuê tư vấn thẩm tra (đến đây phát sinh thêm giá trị của gói thầu thẩm tra), nếu trong quyết định phê duyệt dự án, kế hoạch đấu thầu đã lập không có chi phí cho gói thầu này thì Chủ đầu tư có được tự thanh toán chi phí thẩm tra phát sinh này từ Dự phòng không (nếu không vượt TMĐT)?

Em vẫn băn khoăn liệu trong trường hợp nào thì đối với khối lượng phát sinh thì việc lập thiết kế, dự toán trong trường hợp nào sẽ do:
+ Đơn vị thi công lập, Chủ đầu tư thẩm tra, phê duyệt.
+ Đơn vị TVTK lập (đơn vị thi công lúc này không được phép lập?), sau đó Chủ đầu tư tổ chức thẩm tra --> ra quyết định phê duyệt thiết kế dự toán ---> ký hợp Phụ lục hợp đồng sửa đổi, bổ sung.

(Lúc này liệu ta có cần ra Quyết định chỉ định thầu bổ sung nữa không ah...).
----------
Híc.. trong trường hợp này không biết có phải Điều chỉnh kế hoạch đấu thầu trình Người quyết định đầu tư phê duyệt không nữa (quả là hơi rắc rối).

Vấn đề này cần xem xét Hợp đồng thẩm tra (theo thiết kế, dự toán cũ) đã thanh lý chưa. Theo tôi khả năng thanh lý là chưa vì dự án chưa hoàn thành mà đã thanh lý Hợp đồng (kể cả thiết kế lẫn thẩm tra) thì rủi ro rất cao và phát sinh nhiều thủ tục như bạn đã trình bày. Nếu chưa thanh lý thì Chủ đầu tư đề nghị Tư vấn thẩm tra thẩm tra bổ sung (ký Phụ lục Hợp đồng), không cần hình thành gói thầu mới. Vì không vượt tổng mức đầu tư nên Chủ đầu tư có quyền quyết định mà không cần phải trình Người quyết định đầu tư cho phép.

Trân trọng.
 
Back
Top