Xin ý kiến anh em

Theo tôi cứ chấm thầu bình thường, khối lượng tính thiếu này chẳng mất đi đâu cả, miễn trong quá trình triển khai thi công làm điều chỉnh phát sinh, trường hợp vượt tổng mức thì xin điều chỉnh tổng mức, khó thì khó thật nhưng cái gì đúng, cần thiết thì cũng phải làm, a sợ khó sợ khổ thì buông không tham gia đấu thầu nữa.
Dự phòng còn 2 tỷ quá nhỏ so với giá gói thầu 103 tỷ (tính ra có 2%) thì liệu cái tổng mức đầu tư được duyệt có là đường bao an toàn, hơn nữa dự án này chã nhẽ trong quá trình thi công không có phát sinh sử lý kỹ thuật khác có liên quan? Nói tóm lại là cứ đấu thầu, trong quá trình triển khai thi công xử lý phần khối lượng tính thiếu ấy.
 
Theo tôi cứ chấm thầu bình thường, khối lượng tính thiếu này chẳng mất đi đâu cả, miễn trong quá trình triển khai thi công làm điều chỉnh phát sinh, trường hợp vượt tổng mức thì xin điều chỉnh tổng mức, khó thì khó thật nhưng cái gì đúng, cần thiết thì cũng phải làm, a sợ khó sợ khổ thì buông không tham gia đấu thầu nữa.
Dự phòng còn 2 tỷ quá nhỏ so với giá gói thầu 103 tỷ (tính ra có 2%) thì liệu cái tổng mức đầu tư được duyệt có là đường bao an toàn, hơn nữa dự án này chã nhẽ trong quá trình thi công không có phát sinh sử lý kỹ thuật khác có liên quan? Nói tóm lại là cứ đấu thầu, trong quá trình triển khai thi công xử lý phần khối lượng tính thiếu ấy.
Em đã nêu ở đầu, do vượt TMĐT quá cao nên chỉ đưa dự phòng 2 tỷ. Phần thiết bị đang tạm tính, và chắc chắn về sau sẽ điều chỉnh TMĐT 1 lần nữa, nhưng không phải bây giờ.
Phần quan trọng là thương thảo hợp đồng và điều chỉnh dự toán làm sao cho phù hợp?
 
Em đã nêu ở đầu, do vượt TMĐT quá cao nên chỉ đưa dự phòng 2 tỷ. Phần thiết bị đang tạm tính, và chắc chắn về sau sẽ điều chỉnh TMĐT 1 lần nữa, nhưng không phải bây giờ.
Phần quan trọng là thương thảo hợp đồng và điều chỉnh dự toán làm sao cho phù hợp?
Theo tôi, vấn đề TMĐT cần phải xem xét trên góc độ tổng thể, không nên tùy hứng kiểu đến đâu hay đến đó.
Nếu đã xác định đằng nào cũng thiếu về TMĐT thì ngược lại, không phải lo lắng việc vượt dự toán. Còn nếu chỉ với 1 gói thầu này đã gây vượt TMĐT thì nên đánh giá toàn bộ chi phí để điều chỉnh, bổ sung hoặc tăng thêm dự phòng cho dự án.
Tôi chưa biết bên bạn quy định QLCP thế nào. Bên tôi, cứ TMĐT thì thuộc thẩm quyền HĐQT (Người quyết định đầu tư), dự toán do Tổng giám đốc (CĐT). Do vậy, HDDQT chỉ xem xét tổng thể chứ không lắt nhắt điều chỉnh từng cái 1
 
Chuyện thương thảo hợp đồng trong tầm tay của mình mà, vấn đề của bạn nó khá thuận lợi là hạng mục tính thiếu đã có đơn giá, do đó trong quá trình bổ sung thì mình làm thương thảo với nhà thầu thống nhất lấy đơn giá trúng thầu làm cơ sở ký phụ lục hợp đồng.
Mình nghĩ khối lượng tính thiếu này ở phần cọc, chắc chắn sẽ phải sớm xử lý trong quá trình thi công, theo như tính toán của bạn là thiếu 1,8 tỷ. Như vậy sau khí trúng thầu nhà thầu thi công ta tiến hành xử lý ngay phần khối lượng thiếu này, lúc này dự phòng vẫn còn 0,2 tỷ, như vậy không phải trình điều chỉnh tổng mức đầu tư. Sau đó trong quá trình thi công tiến hành điều chỉnh TMĐT hạng mục thiết bị và những xử lý nếu có trong quá trình thi công là hay nhất.
 
Tôi chả hiểu đang lúc đấu thầu thì tại sao lại đi tranh luận về điều chỉnh TMĐT với điều chỉnh dự toán?
Tất cả việc cần làm của bên mời thầu là mở thầu, chấm thầu. Khi nào có vấn đề, (sau khi tính hết giá dự thầu,...) thì lúc đó mới đem ra xử lý mổ xẻ. Cháy nhà không lo chữa cháy, cứ lo xây nhà mới. Chịu, không thể hiểu.
Chú không hiểu là phải thôi!
Anh cá là mai họ vẫn đấu thầu bình thường (mà không khéo đấu rồi còn đâu?), chẳng có gì phải xoắn nhể:D
Mục đích đưa ra để anh em xem, và chém thôi nhể?:))
 
Chuyện thương thảo hợp đồng trong tầm tay của mình mà, vấn đề của bạn nó khá thuận lợi là hạng mục tính thiếu đã có đơn giá, do đó trong quá trình bổ sung thì mình làm thương thảo với nhà thầu thống nhất lấy đơn giá trúng thầu làm cơ sở ký phụ lục hợp đồng.
Khối lượng mời thầu thiếu thì làm gì đã có đơn giá mời thầu mà lấy làm cơ sở.
Chuyện thương thảo hợp đồng có thể tiến hành bình thường với giá trị gói thầu không bao gồm phần khối lượng tính thiếu (103 tỷ).
Sau đó, khi nhà thầu tiến hành chuẩn bị thi công phần cọc thì phải tiến hành điều chỉnh thiết kế bổ sung dự toán tính thiếu, và phải được thẩm tra và chủ đầu tư phê duyệt (sau còn làm quyết toán).(Nhiều trường hợp sau khi ký hợp đồng mới làm hồ sơ thiết kế điều chỉnh phát sinh tính thiếu là bình thường)
 
Khối lượng mời thầu thiếu thì làm gì đã có đơn giá mời thầu mà lấy làm cơ sở.
Chuyện thương thảo hợp đồng có thể tiến hành bình thường với giá trị gói thầu không bao gồm phần khối lượng tính thiếu (103 tỷ).
Sau đó, khi nhà thầu tiến hành chuẩn bị thi công phần cọc thì phải tiến hành điều chỉnh thiết kế bổ sung dự toán tính thiếu, và phải được thẩm tra và chủ đầu tư phê duyệt (sau còn làm quyết toán).(Nhiều trường hợp sau khi ký hợp đồng mới làm hồ sơ thiết kế điều chỉnh phát sinh tính thiếu là bình thường)
- Đúng là đơn giá mời thầu thì không bao giờ có, chỉ có đơn giá trúng thầu thôi.

- Thiết kế có vẽ loằng ngoằng mỗi cọc gồm 01 đoạn C1 và ít nhất 03 đoạn cọc C2 rồi nên không cần tiến hành điều chỉnh thiết kế nữa. Chỉ lập dự toán điều chỉnh, thẩm định và phê duyệt thôi.

- Nhưng phải ghi nhận ở trường hợp này là tay lập dự toán tắc trách. Nhưng đáng trách hơn cả là mấy ông thẩm tra, thẩm định.

- Còn một vấn đề nữa mà tôi cho rằng ông gì ấy hỏi, tôi tính nhẩm ra, giả sử có 421 đoạn cọc C2, loại cọc 300x300, đầu cọc bản mã rộng 10cm, bản mã nối rộng 20cm, thép hình dày 1,2cm thì làm gì đến 40 tấn thép bản mã cơ chứ?
 
Chào cả nhà!
1. Khối lượng mời thầu thiếu thì làm gì đã có đơn giá mời thầu mà lấy làm cơ sở? Mình trích dẫn thông số của chủ topic để có cơ sở lý luận nhé: "Dự toán tính thiếu vì 3 đoạn cọc C2, dự toán tính cho 1 đoạn và số lượng cọc 421 cọc"
Như vậy tính ra trong HSMT sẽ có khối lượng này-hạng mục cọc C2, tuy nhiên như đã biết nó bị thiếu, điều này có nghĩa là chúng ta có đơn giá trúng thầu của hạng mục này-hạng mục cọc C2 để làm cơ sở bổ sung đối với phần khối lượng còn thiếu của 02 đoạn cọc còn lại.
2. (Nhiều trường hợp sau khi ký hợp đồng mới làm hồ sơ thiết kế điều chỉnh phát sinh tính thiếu là bình thường): cái này thống nhất với bạn.
 
- Đúng là đơn giá mời thầu thì không bao giờ có, chỉ có đơn giá trúng thầu thôi.

- Thiết kế có vẽ loằng ngoằng mỗi cọc gồm 01 đoạn C1 và ít nhất 03 đoạn cọc C2 rồi nên không cần tiến hành điều chỉnh thiết kế nữa. Chỉ lập dự toán điều chỉnh, thẩm định và phê duyệt thôi.

- Nhưng phải ghi nhận ở trường hợp này là tay lập dự toán tắc trách. Nhưng đáng trách hơn cả là mấy ông thẩm tra, thẩm định.

- Còn một vấn đề nữa mà tôi cho rằng ông gì ấy hỏi, tôi tính nhẩm ra, giả sử có 421 đoạn cọc C2, loại cọc 300x300, đầu cọc bản mã rộng 10cm, bản mã nối rộng 20cm, thép hình dày 1,2cm thì làm gì đến 40 tấn thép bản mã cơ chứ?
Xin nêu rõ, cọc 35x35, bãn mã: 200x310 dày 12mm số lượng 02, khối lượng 1 đoạn C2: 46.8 => thiếu 39.4 tấn.
 
1. Khối lượng mời thầu thiếu thì làm gì đã có đơn giá mời thầu mà lấy làm cơ sở? Mình trích dẫn thông số của chủ topic để có cơ sở lý luận nhé: "Dự toán tính thiếu vì 3 đoạn cọc C2, dự toán tính cho 1 đoạn và số lượng cọc 421 cọc"
Như vậy tính ra trong HSMT sẽ có khối lượng này-hạng mục cọc C2, tuy nhiên như đã biết nó bị thiếu, điều này có nghĩa là chúng ta có đơn giá trúng thầu của hạng mục này-hạng mục cọc C2 để làm cơ sở bổ sung đối với phần khối lượng còn thiếu của 02 đoạn cọc còn lại.
Chào anh Mạnh.

Tôi đồng ý với anh về cái cơ sở thương thảo đơn giá hợp đồng với khối lượng còn thiếu, dựa trên đơn giá trúng thầu.

Tuy nhiên, có lẽ cần bổ sung thêm, đó là bước sau có duyệt dự toán điều chỉnh, thì đơn giá đề nghị ký hợp đồng điều chỉnh bổ sung ấy phải thấp hơn đơn giá dự toán được duyệt của phần khối lượng thiếu.
 
Xin nêu rõ, cọc 35x35, bãn mã: 200x310 dày 12mm số lượng 02, khối lượng 1 đoạn C2: 46.8 => thiếu 39.4 tấn.
Xem nào. 0,2*0,31*4*0,012*7850*2*2*421, ừm. Ra số đó thật.

Chỉ có điều, nếu là thi công cọc bằng phương pháp ép thì các anh đã thiết kế lãng phí quá. Các anh có thể tiết kiệm được gần 1 tỷ ở mỗi công đoạn này, tiền đấy để cho Nhà nước mua lựu đạn ném nhau trên biển Đông.

Giờ phê duyệt lại thiết kế cũng chưa muộn đâu, trong cái rủi có cái may đấy anh Cuongden37 ạ.
 
Xem nào. 0,2*0,31*4*0,012*7850*2*2*421, ừm. Ra số đó thật.

Chỉ có điều, nếu là thi công cọc bằng phương pháp ép thì các anh đã thiết kế lãng phí quá. Các anh có thể tiết kiệm được gần 1 tỷ ở mỗi công đoạn này, tiền đấy để cho Nhà nước mua lựu đạn ném nhau trên biển Đông.

Giờ phê duyệt lại thiết kế cũng chưa muộn đâu, trong cái rủi có cái may đấy anh Cuongden37 ạ.
Đồng ý với Bác Gù, có vẻ như thiết kế quá lãng phí
Ngày xưa em nhớ công trình bên em dùng cọc 25x25 chỉ dùng thép nối 6 ly, cọc 30x30 thì 8 ly hoặc 6 ly vẫn ok
Nhưng mà bác Gù xem lại, hình như đồng chí Cuongden37 bảo là Dự toán quên thép chụp đầu cọc chứ có phải quên tính thép nối đâu.
Thép nối cọc thì có sẵn trong định mức mối nối rồi, vớic cọc 35x35 thì đm là 22,83 kg/ mối nối. Nếu nối 200 mối thì cũng chỉ 22,83*200 = 5,6 tấn. (100 triệu). Mà thường thiết kế bao giờ cũng dưới 22,83 kg/mối nối (tức chiết tính lại ĐM có khi dự toán còn giảm đi)
 
Xem nào. 0,2*0,31*4*0,012*7850*2*2*421, ừm. Ra số đó thật.

Chỉ có điều, nếu là thi công cọc bằng phương pháp ép thì các anh đã thiết kế lãng phí quá. Các anh có thể tiết kiệm được gần 1 tỷ ở mỗi công đoạn này, tiền đấy để cho Nhà nước mua lựu đạn ném nhau trên biển Đông.

Giờ phê duyệt lại thiết kế cũng chưa muộn đâu, trong cái rủi có cái may đấy anh Cuongden37 ạ.
Bác tính chưa chuẩn thì phải. Mỗi cọc gồm 1 cọc C1, 3 cọc C2 thì cũng chỉ có 3 mối nối cho 1 cọc thôi, mỗi mối nối như bác kia nói thì thiết kế có 2 bản táp nối. Nên dù có làm 421 cọc thì cũng chỉ có: 0,2*0,31*0,012*2*7850*3*421=14.753kg thôi. Mà thấy tăng thì về thay đổi thiết kế tăng chiều dài mỗi cọc lên để giảm mối nối xuống. Nhiều ông thiết kế (có liên quan đến ông nhà thầu, đấu thầu xanh - đỏ) cũng hay vẽ hươu vượn lắm, cứ thiết kế mỗi cọc ngắn cũn cỡn. Ví như có công trình em đã thẩm định thấy ông thiết kế cọc sâu 10m nhưng thiết kế phang thành 3 đoạn cọc (trong khi đó công trường rộng mênh mông, đường vào thuận lợi). Em hỏi thiết kế để làm gì? Và nhận được câu trả lời "thôi, anh khó trả lời lắm".
 
Bác tính chưa chuẩn thì phải. Mỗi cọc gồm 1 cọc C1, 3 cọc C2 thì cũng chỉ có 3 mối nối cho 1 cọc thôi, mỗi mối nối như bác kia nói thì thiết kế có 2 bản táp nối. Nên dù có làm 421 cọc thì cũng chỉ có: 0,2*0,31*0,012*2*7850*3*421=14.753kg thôi. Mà thấy tăng thì về thay đổi thiết kế tăng chiều dài mỗi cọc lên để giảm mối nối xuống. Nhiều ông thiết kế (có liên quan đến ông nhà thầu, đấu thầu xanh - đỏ) cũng hay vẽ hươu vượn lắm, cứ thiết kế mỗi cọc ngắn cũn cỡn. Ví như có công trình em đã thẩm định thấy ông thiết kế cọc sâu 10m nhưng thiết kế phang thành 3 đoạn cọc (trong khi đó công trường rộng mênh mông, đường vào thuận lợi). Em hỏi thiết kế để làm gì? Và nhận được câu trả lời "thôi, anh khó trả lời lắm".
Hình như bạn chưa rõ vấn đề thì phải, đây là thép chụp đầu cọc không phải mối nối. Mới có số 2 trong công thức của bạn đó chứ.
Mà bạn hình như chưa nắm rõ lắm về thiết kế và sức chịu tải công trình này sao bạn phán bừa tăng chiều dài cọc lên.
 
đã sai là phải sửa, không lôi thôi!
điều chỉnh lại dự toán và phê duyệt lại! khối lượng mời thầu thiếu thì sau này làm sao mà thanh toán được? cái gì cũng vậy:" sướng và nhanh nhất là đúng từ đầu!"
 
Hình như bạn chưa rõ vấn đề thì phải, đây là thép chụp đầu cọc không phải mối nối. Mới có số 2 trong công thức của bạn đó chứ.
Mà bạn hình như chưa nắm rõ lắm về thiết kế và sức chịu tải công trình này sao bạn phán bừa tăng chiều dài cọc lên.
1. "Hình như bạn chưa rõ vấn đề thì phải, đây là thép chụp đầu cọc không phải mối nối. Mới có số 2 trong công thức của bạn đó chứ". Mình nhầm về thép chụp đầu cọc thành thép mã mối nối cọc rồi.
2. "Mà bạn hình như chưa nắm rõ lắm về thiết kế và sức chịu tải công trình này sao bạn phán bừa tăng chiều dài cọc lên.". Bạn nói câu này chứng tỏ bạn chẳng hiểu mình nói cái gì và bạn cũng chẳng quan tâm lắm về việc thiết kế cho công trình của bạn, người ta thiết kế thế nào thì bạn đồng ý thiết kế như thế. Xin thưa với bạn là mình không bảo bạn tăng chiều dài cọc đóng/ép sâu xuống, mà mình bảo bạn nói với thiết kế nghiên cứu tăng chiều dài của 1 đoạn cọc lên. Vì tăng chiều dài của 1 đoạn cọc lên sẽ giảm mối nối xuống (như vậy là giảm chi phí cho công tác nối cọc; giảm chi phí thép chụp đầu cọc), tất nhiên là khi tăng chiều dài cọc thì có thể tăng tiết diện cốt thép cọc để không bị gãy khi cẩu lắp. Do đó là cần tính toán 2 phương án này xem phương án nào tiết kiệm hơn thì làm. Trong thiết kế móng cọc, chiều sâu đóng/ép cọc có ai đưa dữ liệu chiều dài 1 đoạn cọc vào để tính đâu. Nó chỉ được tính toán trong công tác vận chuyển, cẩu lắp để xác định xem có gẫy hãy không gẫy.
3. Còn cái ví dụ của mình "như có công trình em đã thẩm định thấy ông thiết kế cọc sâu 10m nhưng thiết kế phang thành 3 đoạn cọc (trong khi đó công trường rộng mênh mông, đường vào thuận lợi).".
Đó là vì khi mình tính toán lại cũng với toàn bộ thiết kế cốt thép của đoạn cọc 3m theo thiết kế nhưng tính cho đoạn cọc 5m thì nó vẫn đảm bảo mọi điều kiện an toàn. Còn chẳng qua người ta giảm chiều dài 1 đoạn cọc xuống để tăng số lượng nối cọc lên. Mà bạn có biết đơn giá nối cọc theo kiểu nhà nước nó cao hay nó thấp không? Nó khá là cao đó bạn ạ, nhưng người ta nhận thầu rồi giao lại cho người khác làm thì lại thấp thôi. Ăn nhau là nhiều khi ở chỗ đó.
 
Last edited by a moderator:
Back
Top