Theo quy định của ngành Điện thì các gói thầu chỉ định thầu sau khi có dự toán được duyệt sẽ duyệt giá gói thầu (duyệt luôn trong kế hoạch đấu thầu) sau đó để triển khai lựa chọn nhà thầu thì phải trình duyệt dự toán chỉ định thầu (chiết giảm giá gói thầu theo tỷ lệ phần trăm quy định của ngành) rồi mới lựa chọn nhà thầu (trình duyệt HSYC, đánh giá, trình duyệt kết qủa...). Như vậy phê duyệt dự toán chỉ định thầu có ý nghĩa như thế nào? Mình mới vào sau thừa hưởng các quy định nên chưa hiểu được chổ này?
Trân trọng
Đúng như bạn nói: Sau khi có dự toán được phê duyệt, CĐT cũng phê duyệt luôn các gói chỉ định thầu (kèm theo dự toán đã được duyệt). Theo đó, CĐT lựa chọn NT có khả năng đáp ứng gói thầu, và yêu cầu NT cũng phải làm dự toán (điểm này do "nhà đèn" quy định và yêu cầu NT làm mặc dù nó không đúng với quy định nhà nước cho lắm). Trong đó, NT sẽ phải làm lại giá dự toán của gói thầu đã đươc cấp của CĐT phê duyệt, trình lại CĐT để phê duyệt lần nữa (giữa NT-CĐT). Đồng thời, Ban QLDA (hoặc ban thầu) của CĐT sẽ có những bộ phận (phòng QLXD, phòng TCKT, phòng AT, Xưởng sửa chữa thí nghiệm...) rà soát lại giá dự toán của gói thầu đã được phê duyệt trước đó để "chiết tính tỷ lệ %", phân loại các vật tư của gói thầu: vật tư nào do A (CĐT) cấp, vật tư nào do B (NT) cấp...vv... rồi làm thành một giá chỉ định thầu theo quy định của ngành (thường là cắt giảm bớt đơn giá vật tư, thay đổi chủng loại hàng hóa, thậm chí có thể thêm, bớt định mức hao phí của một hay nhiều công tác trong gói thầu). Đây chính là giá dự toán của chỉ định thầu mà CĐT giao cho NT thực hiện. Sau khi NT làm xong dự toán của mình (để đáp ứng gói thầu) và trình CĐT, thì giá trị dự toán của NT sẽ được "thẩm định" trên giá trị dự toán giao thầu mà CĐT đã "cover" lại giá trị gói thầu đã được duyệt trước đó. Sau khi 2 giá trị dự toán này được cân bằng (tất nhiên là có giá trị thấp hơn hẳn giá gói thầu được duyệt lần đầu tiên), CĐT sẽ làm các việc khác để "chấm thầu" và ký HĐ với NT để thực hiện. Vậy, ta hiểu là: CĐT phê duyệt giá trị gói thầu (đầu tiên) theo cấp độ "nội bộ" của CĐT để tính hạch toán kinh tế. Nhưng khi làm chỉ định thầu, CĐT vẫn phê duyệt lại giá gói thầu mà NT đã thực hiện dựa trên giá trị gói thầu mà CĐT đã "tính toán" lại để giao thầu. Như vậy:
...
Ý nghĩa của giá gói thầu và dự toán chỉ định thầu trong lựa chọn nhà thầu theo hình thức chỉ định thầu?
Đã có giá gói thầu được duyệt rồi thì sao phải trình duyệt dự toán chỉ định thầu?
...
Ý nghĩa đã được diễn giải theo cá ý trên đây. Còn:
Có tài liệu pháp lý nào liên quan đến cái này mong cả nhà chỉ giáo. Xin cảm ơn
Xin thưa ngay là không có tài liệu pháp lý nào liên quan tới việc này ngoài cụm từ: "QUY ĐỊNH NGÀNH" (ở đây là ngành điện). Trong phạm vi có thể và được phép điều chình, thì các ngành đều được có quy định thực hiện riêng.
Ví dụ: DAĐT được sử dụng bằng nguồn vốn của ngành điện, các hạng mục công trình được phục vụ cho mục đích lợi ích riêng của ngành điện (đơn vị hạch toán kinh tế độc lập như: tập đoàn EVN, Công ty điện lực I, II hoặc III...vv), thì ngành điện sẽ được ban hành các quy chuẩn, quy định thực hiện riêng và (có thể) khác với quy chuẩn, quy định thực hiện của nhà nước (tùy từng thời điểm).
Như vậy, tài liệu pháp lý ở đây là những văn bản pháp lý được ban hành bởi chính ngành có dự án ĐT.
Vài ý kiến chia sẻ cùng bạn.