Nghiệm thu và biên bản nghiệm thu theo Nghị định 15/2013/NĐ-CP

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.584
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Nghị định 15/2013/NĐ-CP ra đời thì rất nhiều quy định trước đây về biên bản nghiệm thu, giấy yêu cầu, đã bị bãi bỏ, thủ tục trên công trường bớt rườm rà, thi công (trên lý thuyết) sẽ nhanh hơn.

Chủ đề này mở ra để trao đổi về các vấn đề nghiệm thu và biên bản nghiệm thu.
Các bạn cùng tham gia nhé.
 

kcstung

Thành viên rất năng động
Tham gia
24/11/07
Bài viết
100
Điểm thành tích
28
Tuổi
40
Website
www.intad.vn
Theo mình thấy chỉ là ko qui định mẫu mà để cho các bên tự thỏa thuận thôi. Chứ đã nghiệm thu là phải có giấy yêu cầu, biên bản,... Bây giờ Chủ đầu tư còn tham gia nghiệm thu công việc. Chỉ nhiều hơn chứ ko ít đi đâu! :D
 

cmckhoi

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
23/2/10
Bài viết
10
Điểm thành tích
3
Nghiệm thu

Theo NĐ 15 này thì nếu ông CĐT ghi trong hợp đồng là thành phần tham gia nghiệm thu (CVXD, hạng mục, ...) là: CĐT, TVTK, TVGS, nhà thầu thì sao hả các bác. Như vậy có phải quay lại cái thời trước NĐ 209 không, cái thời mà em ôm bộ HS nghiệm thu chạy gần giáp vòng TP ấy.
 

hochoaivandot

Thành viên năng động
Tham gia
18/5/09
Bài viết
53
Điểm thành tích
8
Nghiệm thu

Nếu bước nghiệm thu thực hiện sau khi có kết quả thẩm định của cơ quan QLNN thì nảy sinh vấn đề mức độ khuyến cáo trong thẩm định như thế nào thì mới được nghiệm thu? Ông CĐT có nghề thì không sao, gặp ông tay mơ, ông ấy cứ vác hồ sơ chạy tới, chạy lui chỉnh sửa báo cáo thẩm định (thẩm tra) cho đẹp mới dám nghiệm thu thì toi mất, biết bao giờ mới xong.
.......
Chả hiểu sao lại quy định như thế này. Rất vô lý (tôi cá là cuối cùng Bộ sẽ sửa nội dung này).

Sản phẩm thiết kế nếu chưa qua khâu thẩm tra - thẩm định thì làm sao chắc chắn đảm bảo chất lượng để nghiệm thu.
Nếu đã nghiệm thu, Rồi mới thẩm tra - thẩm định. Khi đó phát hiện sai sót thì nhà thầu thiết kế nói rằng sản phẩm thiết kế đã được nghiệm thu, không chịu sửa thì làm sao ạ?

Cá nhân tôi thấy quy định nghiệm thu sau là hợp lý rồi.
 

phugiang2007

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
31/1/08
Bài viết
181
Điểm thành tích
63
Tuổi
44
Sản phẩm thiết kế nếu chưa qua khâu thẩm tra - thẩm định thì làm sao chắc chắn đảm bảo chất lượng để nghiệm thu.
Nếu đã nghiệm thu, Rồi mới thẩm tra - thẩm định. Khi đó phát hiện sai sót thì nhà thầu thiết kế nói rằng sản phẩm thiết kế đã được nghiệm thu, không chịu sửa thì làm sao ạ?

Cá nhân tôi thấy quy định nghiệm thu sau là hợp lý rồi.
Mình đặt vấn đề như thế này nhé. mình với cậu ký hợp đồng với nhau là mình sẽ gãi lưng ba cái cho cậu và cậu sẽ trả tiền sau khi mình làm đúng thỏa thuận. sau đó cậu về vạch lưng cho vợ xem là thằng kia đã gãi để được phép lấy tiền nhà ra trả cho mình. Vợ xem xong bảo thằng kia gãi nhẹ quá nên không trả tiền thế là cậu không chịu xác nhận là mình đã gãi 03 cái (vô lý quá đi chứ). Việc xác nhận có gãi 03 cái hay không và gãi đúng ngứa hay không là việc của cậu chứ không thể vác lưng về cho vợ thẩm tra rồi mới xác nhận với tôi.
Trở lại việc ký nghiệm thu bản vẽ trước khi gửi đi thẩm tra cũng vậy. Trách nhiệm của CĐT và tư vấn thiết kế là căn cứ theo hợp đồng để nghiệm thu còn việc đạt chất lượng để được tổ chức quản lý đồng ý hay không và việc phải thực hiện cho đạt yêu cầu sẽ được thực hiện theo điều khoản khác của hợp đồng, việc này chả liên quan gì đến công việc của CĐT và cơ quan QLNN cả. Cho dù là có phải nghiệm thu lại hay không (Nội dung nghiệm thu hồ sơ thiết kế không bao gồm các nội dung thẩm tra của cơ quan QLNN) thì cũng chả có gì là khó cả và cũng hợp với logic vấn đề. như gãi lưng vậy
 

deathofwar

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
8/8/08
Bài viết
140
Điểm thành tích
28
Điều 31. Tổchức nghiệm thu công trình xây dựng

Điều 31. Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng
1. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng, bao gồm: Nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng; nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng để đưa vào sử dụng."

Thế thì bữa nay CĐT tham gia cả vào Nghiệm thu công việc nữa? Lúc này chắc ký mệt đây, đúng không các bác?
 

bqldagnnvbv

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
6/6/10
Bài viết
706
Điểm thành tích
93
Điều 31. Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng
1. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng, bao gồm: Nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng; nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng để đưa vào sử dụng."

Thế thì bữa nay CĐT tham gia cả vào Nghiệm thu công việc nữa? Lúc này chắc ký mệt đây, đúng không các bác?
Theo như mình nghĩ thì đó là áp dụng đối với những chủ đầu tư có đủ điều kiện năng lực về giám sát và tự giám sát công trình của mình. Còn không đủ năng lực thì vẫn thuê đơn vị TVGS như trước kia. Chủ đầu tư có trách nhiệm nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình, nghiệm thu kỹ thuật, nghiệm thu xây dựng để đưa vào sử dụng.
 

malsoni810

<b>A.dmin Thanh tra Diễn đàn</b>
Tham gia
23/7/07
Bài viết
1.511
Điểm thành tích
113
Tuổi
39
Website
www.giaxaydung.vn
Theo như mình nghĩ thì đó là áp dụng đối với những chủ đầu tư có đủ điều kiện năng lực về giám sát và tự giám sát công trình của mình. Còn không đủ năng lực thì vẫn thuê đơn vị TVGS như trước kia. Chủ đầu tư có trách nhiệm nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình, nghiệm thu kỹ thuật, nghiệm thu xây dựng để đưa vào sử dụng.

Tổ chức nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng; nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng để đưa vào sử dụng là trách nhiệm của chủ đầu tư phải làm.

Điều 24. Trách nhiệm của chủ đầu tư
9. Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng.

Điều 27. Trách nhiệm của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình
4. Nghiệm thu các công việc do nhà thầu thi công xây dựng thực hiện theo yêu cầu của hợp đồng xây dựng.

Điều 28. Trách nhiệm giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình
5. Tham gia nghiệm thu công trình xây dựng khi có yêu cầu của chủ đầu tư, nếu phát hiện hạng mục công trình, công trình xây dựng không đủ điều kiện nghiệm thu phải có ý kiến kịp thời bằng văn bản gửi chủ đầu tư

Nếu chủ đầu tư đủ năng lực thì tự giám sát thi công, không thì thuê tư vấn giám sát.
 

bqldagnnvbv

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
6/6/10
Bài viết
706
Điểm thành tích
93
Tổ chức nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng; nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng để đưa vào sử dụng là trách nhiệm của chủ đầu tư phải làm
Nếu chủ đầu tư đủ năng lực thì tự giám sát thi công, không thì thuê tư vấn giám sát.
Em cũng có nói sai đâu Chủ đầu tư có trách nhiệm nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình, nghiệm thu kỹ thuật, nghiệm thu xây dựng để đưa vào sử dụng. chủ đầu tư có đủ điều kiện năng lực về giám sát và tự giám sát công trình của mình. Còn không đủ năng lực thì vẫn thuê đơn vị TVGS như trước kia.
 

hoathong003

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
16/12/09
Bài viết
176
Điểm thành tích
28
Mình đặt vấn đề như thế này nhé. mình với cậu ký hợp đồng với nhau là mình sẽ gãi lưng ba cái cho cậu và cậu sẽ trả tiền sau khi mình làm đúng thỏa thuận. sau đó cậu về vạch lưng cho vợ xem là thằng kia đã gãi để được phép lấy tiền nhà ra trả cho mình. Vợ xem xong bảo thằng kia gãi nhẹ quá nên không trả tiền thế là cậu không chịu xác nhận là mình đã gãi 03 cái (vô lý quá đi chứ). Việc xác nhận có gãi 03 cái hay không và gãi đúng ngứa hay không là việc của cậu chứ không thể vác lưng về cho vợ thẩm tra rồi mới xác nhận với tôi.
Trở lại việc ký nghiệm thu bản vẽ trước khi gửi đi thẩm tra cũng vậy. Trách nhiệm của CĐT và tư vấn thiết kế là căn cứ theo hợp đồng để nghiệm thu còn việc đạt chất lượng để được tổ chức quản lý đồng ý hay không và việc phải thực hiện cho đạt yêu cầu sẽ được thực hiện theo điều khoản khác của hợp đồng, việc này chả liên quan gì đến công việc của CĐT và cơ quan QLNN cả. Cho dù là có phải nghiệm thu lại hay không (Nội dung nghiệm thu hồ sơ thiết kế không bao gồm các nội dung thẩm tra của cơ quan QLNN) thì cũng chả có gì là khó cả và cũng hợp với logic vấn đề. như gãi lưng vậy

Đồng ý với anh phugiang2007, việc này giống như khi thi công nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng, nhà thầu và chủ đầu tư phải ký biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng sau đó mới nộp hồ sơ đến các cơ quan nhận bàn giao, nếu bạn không có BBNTHT chắc chắn không ai nhận hồ sơ bạn. Sau đó đơn vị nhận bàn giao mới đi kiểm tra công trình xem công trình đạt yêu cầu chưa, nếu chưa được yêu cầu CĐT sửa chữa thì CĐT lại yêu cầu nhà thầu sửa, đúng luật nhà thầu đã được nghiệm thu sai CĐT chịu nhưng sẽ k có nhà thầu nào dám làm thế.
 

s0_dua

Thành viên mới
Tham gia
14/6/11
Bài viết
4
Điểm thành tích
3
Nghiệm thu gửi cơ quan quản lý nhà nước

Giờ làm biên bản nghiệm thu hoàn thành phải đưa thêm ông "Cơ quan quản lý". Lại chết nhà thầu.
 

phugiang2007

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
31/1/08
Bài viết
181
Điểm thành tích
63
Tuổi
44
Khi Nghị định số 15/CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/4/2013 thì bãi bỏ Nghị định số 209/CP và Nghị định số 49/CP thì cũng có nghĩa các biểu mẫu Nghiệm thu theo các Nghị định trước cũng sẽ bị bãi bỏ. Điều rõ ràng là sẽ có Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 15/CP mới này. Như vậy mình nghĩ ở việc: Khi cơ quan quản lý nhà nước là các Sở chuyên ngành thẩm tra thiết kế thì khi Nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng thì ngoài các đơn vị liên quan ký tá như Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát, đơn vị thi công, đơn vị Sử dụng, đơn vị Tư vấn thiết kế thì điểm mới chắc chắn phải có mặt của Sở chuyên ngành.
Mọi người cho ý kiến thêm nhỉ?:)
1. Về biên bản nghiệm thu.
Mẫu biên bản, cái này không quan trọng lắm pro ơi. Mẫu nào cũng được, vấn đề quan trọng là nội dung nghiệm thu còn thành phần ký biên bản nghiệm thu thì căn cứ theo quy định về trách nhiệm của các ông có trong chương IV, NĐ15 mà ký (không có cơ quan QLNN)
2. Công việc của cơ quan QLNN chủ yếu là kiểm tra công tác nghiệm thu (không ký vào biên bản nghiệm thu) và có văn bản kết luận về những nội dung nghiệm thu (Đ32, NĐ15);
 

malsoni810

<b>A.dmin Thanh tra Diễn đàn</b>
Tham gia
23/7/07
Bài viết
1.511
Điểm thành tích
113
Tuổi
39
Website
www.giaxaydung.vn
Khi Nghị định số 15/CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/4/2013 thì bãi bỏ Nghị định số 209/CP và Nghị định số 49/CP thì cũng có nghĩa các biểu mẫu Nghiệm thu theo các Nghị định trước cũng sẽ bị bãi bỏ. Điều rõ ràng là sẽ có Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 15/CP mới này. Như vậy mình nghĩ ở việc: Khi cơ quan quản lý nhà nước là các Sở chuyên ngành thẩm tra thiết kế thì khi Nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng thì ngoài các đơn vị liên quan ký tá như Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát, đơn vị thi công, đơn vị Sử dụng, đơn vị Tư vấn thiết kế thì điểm mới chắc chắn phải có mặt của Sở chuyên ngành.
Mọi người cho ý kiến thêm nhỉ?:)

Ông này (cho sở quản lý chuyên ngành) không ký vào biên bản nghiệm thu nhưng mấy ông kia muốn được ký (được nghiệm thu) thì phải có sự đồng ý của ông này. Nghị định 15/2013/NĐ-CP đã giao cho sở quản lý chuyên ngành cái quyền thật sự lớn để quản lý chất lượng công trình và hy vọng rằng nó sẽ đúng với tinh thần của Nghị định chứ không phải là 1 khâu gây ách tắc và tiêu cực của dự án.
Ps : Chuyển qua sở làm đi Tân, bên ban hết thơm rồi:D
 

truongmynhung

Thành viên có triển vọng
Tham gia
29/4/09
Bài viết
5
Điểm thành tích
3
Tuổi
42
Nghị định 15/2013 thay thế cho Nghị định 209 thì các mẫu biên bản nghiệm thu khảo sát, thiết kế, thi công phải áp dụng theo biểu mẫu nào đây hỡi anh em
 
  • Like
Các tương tác: naat

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Nghị định 15/2013 thay thế cho Nghị định 209 thì các mẫu biên bản nghiệm thu khảo sát, thiết kế, thi công phải áp dụng theo biểu mẫu nào đây hỡi anh em
Bạn xem lại, chứ các mẫu BB nghiệm thu theo NĐ 209 được bãi bỏ từ năm 2008 theo Nghị định 49 rồi chứ có phải đến giờ mới bãi bỏ đâu:((
 

lvphong2008

Thành viên mới
Tham gia
23/4/10
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Tuổi
34
Các biểu mẫu hủy năm 2008 thì vẫn còn TCXDVN 371:2006. Nhưng giờ lại hủy bỏ TC 371:2006 luôn nên giờ không biết áp dụng cài nào ln.
Anh em nào biết thì tư vấn dùm. Cám ơn!
 

ducminhpham

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
17/11/08
Bài viết
164
Điểm thành tích
28
Ý của mình đang nói điểm mới Nghị định 15/CP phải có mặt của Sở chuyên ngành, có nghĩa là cơ quan quản lý nhà nước có văn bản kết luận về những nội dung nghiệm thu. Tại sao Sở chuyên ngành khi chịu trách nhiệm thẩm tra thiết kế rồi mà không xác nhận trực tiếp vào Biên bản nghiệm thu đưa vào sử dụng cho ngắn gọn mà phải sinh ra thêm 1 bước là có ý kiến kết luận bằng văn bản đến Chủ đầu tư.
Theo mình, Cơ quan QLNN: Bộ XD, Bộ Chuyên ngành, các sở có trách nhiệm kiểm tra để xét đủ điều kiện tiến hành nghiệm thu đưa công trình, hạng mục công trình vào sử dụng. Cái này có thể nói tương tự như khi công trình có Hội động Nghiệm thu Nhà nước vào kiểm tra (công trình mình vừa làm). Để có thể tiến hành nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng, bên mình phải xin mãi văn bản của Hội đồng NTNN.
Vì vậy, có thể nói từ khi NĐ 15 có hiệu lực, để được nghiệm thu đưa vào sử dụng thì phải qua kiểm tra của CQ QLNN xem xét điều kiện.
 

nothinkido

Thành viên có triển vọng
Tham gia
17/5/11
Bài viết
7
Điểm thành tích
3
Tuổi
34
Em có 1 câu hoi như thế này
Theo điều 31 nghị đinh 15
"1. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng, bao gồm: Nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng; nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng để đưa vào sử dụng. Trong trường hợp cần thiết, chủ đầu tư quy định về việc nghiệm thu đối với các giai đoạn chuyển bước thi công quan trọng của công trình.
2. Trong hợp đồng thi công xây dựng phải quy định rõ về các công việc cần nghiệm thu, bàn giao; căn cứ, điều kiện, quy trình, thời điểm, các tài liệu, biểu mẫu, biên bản và thành phần nhân sự tham gia khi nghiệm thu, bàn giao hạng mục công trình, công trình hoàn thành. Kết quả nghiệm thu, bàn giao phải được lập thành biên bản"
1. Như vậy các hợp đồng đã ký trước đó thì có phải bổ sung thành phụ lục hợp đồng để quy định các nội dung trên không mà theo em nghĩ nếu quy định cụ thể các nội dung trên thì phụ lục hợp đồng sẽ rất dày, kể sao cho hết.
2. Mà theo như trước đây CĐT không phải ký vào biên bản nghiệm thu công việc thì bây giờ có phải ký không, tổ chức nghiệm thu mà không ký à?
 

illusion8x

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
13/12/08
Bài viết
15
Điểm thành tích
3
Tuổi
39
Chào bạn, mình có ý kiến thế này:
1. Nghị định số 15/CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/4/2013, có nghĩa là chúng ta sẽ thực hiện các quy định từ ngày 15/4/2013 trở đi. Các hợp đồng thi công xây dựng đã ký trước đây vẫn thực hiện theo điều khoản đã ký kết giữa các bên theo mẫu hợp đồng của Thông tư số 09/2011/TT-BXD ngày 28/6/2011 về việc Hướng dẫn mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình. Phụ lục hợp đồng không ký trong trường hợp này.
2. Nghị định số 15/CP có hiệu lực thi hành thì bãi bỏ Nghị định số 209/CP và Nghị định số 49/CP thì cũng có nghĩa các biểu mẫu Nghiệm thu theo các Nghị định trước cũng sẽ bị bãi bỏ. Theo đó sẽ có Thông tư hướng dẫn cụ thể Nghị định số 15/CP và các Biểu mẫu nghiệm thu đi kèm. Bạn cứ yên tâm./.



Theo em thì thế này:
- các bác có công trình sắp thực hiện
- hoặc thuộc dạng đang thực hiên, thực hiện xong chuẩn bị trình hồ sơ hoàn công thì cái NĐ 15 này nó có hiệu lực
=> Công trình dân dụng, công nghiệp thì cứ lấy biên bản theo mẫu của 371-2006 nó chỉ quy định thay NĐ209 chứ không thay 371-2006, các công trình khác cứ lấy theo 209 hay theo 371 tùy.
=> Nếu cứ phải đợi thông tư hướng dẫn NĐ 15 1năm nữa mới có thì cũng phải đợi 1năm để nghiệm thu công việc XD, nghiệm thu giai đoạn hay thay biên bản theo thông tư mới để trình quyết toán à? mong các bác góp ý kiến
 

vna

Thành viên đang trên đà lên hạng cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
8/6/11
Bài viết
322
Điểm thành tích
63
Hiên nay thì cả NĐ 209 lẫn TC 371 đều đã hết hiệu lực. Nghĩa là cho tới thời điểm này Nhà nước không quy đinh mẫu biên bản nghiệm thu nữa, việc lấy theo mẫu nào, nội dung thế nào tùy thuộc vào thỏa thuận giữa các bên tham gia hợp đồng.
 

Top